intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu sẽ đóng góp không chỉ cho những đề tài nghiên cứu tương tự sau này về truyền dẫn lãi suất mà còn định hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn không hoàn toàn của lãi suất bán lẻ. Ngoài ra, đề tài cũng gợi ý một vài khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ NGUYỆT HẰNG NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ NGUYỆT HẰNG NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƢƠNG THỊ HỒNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trương Thị Hồng. Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trung thực từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy khác nhau. Luận văn không sao chép công trình của các tác giả khác. TP. HCM, ngày tháng năm 201 Tác giả Đoàn Thị Nguyệt Hằng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ ...............1 1.1 Sự cần thiết của đề tài............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4 1.6 Kết cấu của đề tài ..................................................................................................4 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ..............................................................5 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..........................................................6 2.1 Tổng quan về lãi suất và chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam6 2.1.1 Cơ sở lý thuyết về lãi suất và các loại lãi suất cơ bản........................................6 2.1.2 Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam .............................................................................................................................7 2.2 Tổng quan về truyền dẫn lãi suất ..........................................................................9 2.2.1 Truyền dẫn lãi suất .............................................................................................9 2.2.2 Tính cứng nhắc trong cơ chế điều chỉnh lãi suất .............................................10 2.2.3 Mối quan hệ truyền dẫn trong dài hạn giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay...................................................................................................13 2.3 Điểm gãy cấu trúc ...............................................................................................14 2.4 Lược khảo một số nghiên cứu trước về truyền dẫn lãi suất ................................16
  5. 2.4.1 Một số nghiên cứu nước ngoài .........................................................................16 2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước .........................................................................20 2.5 Đóng góp mới của đề tài .....................................................................................25 Kết luận chương 2 .....................................................................................................26 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN VÀ LÃI SUẤT TIỀN GỬI, LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 .............................................................................27 3.1 Thực trạng điều hành lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 ...............................................................................................27 3.2 Thực trạng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 ..............................................................................29 3.3 Diễn biến lãi suất tái cấp vốn trong mối tương quan với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 .......32 Kết luận chương 3 .....................................................................................................35 Chƣơng 4: NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .....................................................................36 4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................36 4.1.1 Truyền dẫn trong dài hạn .................................................................................36 4.1.2 Truyền dẫn trong ngắn hạn ..............................................................................40 4.1.3 Tốc độ điều chỉnh bất cân xứng .......................................................................41 4.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................42 4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu ....................................................................................43 4.4 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................44 4.4.1 Phân tích thống kê mô tả .................................................................................44 4.4.2 Xác định điểm gãy cấu trúc ..............................................................................46 4.4.3 Kiểm định tính dừng ........................................................................................48 4.4.4 Lựa chọn độ trễ tối ưu ......................................................................................54 4.4.4.1 Đối với lãi suất tiền gửi .................................................................................54
  6. 4.4.4.2 Đối với lãi suất cho vay.................................................................................56 4.4.5 Kiểm định đồng liên kết ...................................................................................58 4.4.6 Kết quả cân bằng dài hạn .................................................................................59 4.4.7 Kết quả truyền dẫn lãi suất tức thời .................................................................60 4.4.8 Kiểm định sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ......................................62 4.4.9 Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư ...................................................63 Kết luận chương 4 .....................................................................................................65 Chƣơng 5: KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM ..............................................................................................................66 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................................66 5.1.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .....................................................................66 5.1.2 Giải thích kết quả nghiên cứu thực nghiệm .....................................................67 5.2 Định hướng chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới .......................................................................................................................68 5.3 Một số khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam .....................69 5.4 Một số hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .........................70 5.4.1 Một số hạn chế của đề tài .................................................................................70 5.4.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................71 Kết luận chương 5 .....................................................................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 PHỤ LỤC .................................................................................................................80
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ Tiếng Việt Tên đầy đủ Tiếng Anh Phần Tiếng Việt NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại VND Việt Nam Đồng Phần Tiếng Anh Kiểm định Dickey – Fuller mở ADF Augmented Dickey - Fuller rộng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Vietnam Bank for Agriculture Agribank triển Nông thôn Việt Nam and Rural Development AIC Tiêu chuẩn thông tin Akaike Akaike information criterion ARDL Mô hình phân phối trễ tự hồi quy Autoregressive Distributed Lag Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bank for Investment and BIDV Việt Nam Development of Vietnam Cumulative Sum of Recursive CUSUM Tổng tích lũy của phần dư Residuals DR Lãi suất tiền gửi Deposit rate Mô hình cân bằng tổng thể động Dynamic Stochastic General DSGE ngẫu nhiên Equilibrium ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số Error Correction Model IFS Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế International Financial Statistics Kiểm định Kwiatkowski-Philips- Kwiatkowski-Philips-Schmidt- KPSS Schmidt-Shin Shin LR Lãi suất cho vay Lending rate MAL Độ trễ điều chỉnh bình quân Mean Adjustment Lag Mô hình phân phối trễ tự hồi quy Nonlinear Autoregressive NARDL phi tuyến Distributed Lag
  8. PP Kiểm định Phillips - Perron Phillips - Perron PR Lãi suất chính sách Monetary Policy Rate SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam State Bank of Vietnam Mô hình hồi quy có vẻ không liên Seemingly Unrelated SUR quan Regressions Mô hình tự hồi quy vec tơ cấu Structural Vector SVAR trúc Autoregression VAR Mô hình vectơ tự hồi quy Vector Autoregression VECM Mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model Ngân hàng Thương mại Cổ phần Joint Stock Commercial Bank Vietcombank Ngoại thương Việt Nam for Foreign Trade of Vietnam Vietnam Joint Stock Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietinbank Commercial Bank for Industry Công thương Việt Nam and Trade WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây 22 Bảng 4.1 Mô tả biến và nguồn dữ liệu 43 Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả của các chuỗi dữ liệu ban đầu 44 Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các chuỗi lãi suất 46 Kết quả phát hiện điểm gãy cấu trúc theo kiểm định Quandt- Bảng 4.4 47 Andrews (1993) và kiểm định Bai-Perron (1998, 2003a) Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tính dừng theo phương pháp ADF 50 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tính dừng theo phương pháp PP 51 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tính dừng theo phương pháp KPSS 52 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tính dừng (có xét đến điểm gãy cấu trúc) 53 Bảng 4.9 Ước lượng mô hình ARDL (Biến phụ thuộc: lãi suất tiền gửi) 54 Bảng 4.10 Ước lượng mô hình ARDL (Biến phụ thuộc: lãi suất cho vay) 56 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định đường bao (Bound Test) 58 Bảng 4.12 Kết quả truyền dẫn lãi suất trong dài hạn 59 Bảng 4.13 Kết quả truyền dẫn lãi suất tức thời và tốc độ điều chỉnh 61 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất 62 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định chẩn đoán 63
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên bảng Trang Diễn biến lãi suất tái cấp vốn trong mối tương quan với lãi suất Hình 3.1 tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 33 2005 – 2014 Hình 4.1 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu (Biến phụ thuộc: lãi suất tiền gửi) 56 Hình 4.2 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu (Biến phụ thuộc: lãi suất cho vay) 58 Hình 4.3 Biểu đồ tổng tích lũy phần dư 64
  11. 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ 1.1 Sự cần thiết của đề tài Chính sách tiền tệ là chính sách vĩ mô quan trọng trong điều hành kinh tế của bất kỳ quốc gia nào với những mục tiêu như duy trì giá cả ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và ổn định thị trường tài chính… Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau. Theo Mishkin (1996), có ba kênh truyền dẫn cơ bản của chính sách tiền tệ là kênh lãi suất, kênh giá tài sản và kênh tín dụng. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế khác thống nhất chia làm năm kênh truyền dẫn là kênh lãi suất, kênh giá tài sản, kênh tín dụng, kênh kỳ vọng và kênh tỷ giá hối đoái. Trong đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kênh lãi suất thường là kênh truyền dẫn quan trọng nhất. Khi Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ có thẩm quyền điều chỉnh lãi suất chính sách, lúc đó lãi suất thị trường sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, các ngân hàng thương mại có thể chuyển chi phí gia tăng do thay đổi lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ (Wang và Lee, 2009; Wang và Nguyen, 2010). Do đó, hiểu được mức độ và tốc độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ rất quan trọng, giúp Chính phủ lựa chọn thời điểm và mức độ điều chỉnh lãi suất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ. Cụ thể, một quốc gia có tốc độ truyền dẫn lãi suất nhanh và hoàn toàn thì việc sử dụng công cụ lãi suất để tác động vào nền kinh tế có tác dụng nhanh chóng trong ngắn hạn. Ngược lại, một quốc gia có tốc độ truyền dẫn lãi suất chậm chạp và không hoàn toàn thì việc sử dụng công cụ lãi suất để tác động vào nền kinh tế không mang lại hiệu quả cao trong ngắn hạn. Đến hiện tại, có nhiều nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau cho rằng truyền dẫn lãi suất là không hoàn toàn và tốc độ truyền dẫn khác nhau tùy từng loại sản phẩm tài chính (Mojon, 2000; Marco A. Espinosa và Alessandro Rebucci, 2003; Chong và cộng sự, 2006; Ming-Hua Liu và cộng sự, 2008…). Liệu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh về vị trí cân bằng dài hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Tốc độ điều chỉnh lãi suất về mức cân bằng dài hạn có đối xứng hay không? Liệu điểm gãy cấu trúc có ảnh
  12. 2 hưởng đến mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 hay không? Đây cũng là lý do tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” trong giai đoạn 2005 – 2014. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài xem xét sự truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể: xem xét mức độ truyền dẫn của lãi suất trong dài hạn, ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất; xem xét có hay không sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất; đồng thời, xem xét điểm gãy cấu trúc có ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn lãi suất trong dài hạn, ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh lãi suất về mức cân bằng trong giai đoạn 2005 – 2014 hay không, để từ đó đề xuất một số khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam. Với mục tiêu này, tác giả lần lượt giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn; Thứ hai, tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất và có hay không sự bất cân xứng trong quá trình truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam; Thứ ba, ảnh hưởng của điểm gãy cấu trúc đến mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất trong dài hạn và ngắn hạn; Thứ tƣ, đề xuất một số khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất, mức độ truyền dẫn lãi suất từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn giai đoạn
  13. 3 2005 – 2014 có hoàn toàn hay không? Mức độ truyền dẫn có khác nhau giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay hay không? Thứ hai, tốc độ điều chỉnh lãi suất về vị trí cân bằng dài hạn nhanh hay chậm? Tốc độ điều chỉnh về vị trí cân bằng khi lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay trên hay dưới mức cân bằng có giống nhau hay không? Thứ ba, mức độ truyền dẫn lãi suất trong dài hạn, ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh lãi suất về mức cân bằng có thay đổi trong giai đoạn 2005 – 2014 hay không? Nếu có, điểm gãy cấu trúc có ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh hay không? Thứ tƣ, những gợi ý chính sách nào có thể được rút ra từ nghiên cứu này? 1.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn Sự bất cân xứng trong tốc độ điều chỉnh lãi suất về mức cân bằng ở Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu Kỳ nghiên cứu: Số liệu được lấy theo tháng từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2014 dựa trên số liệu công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và IFS. Cụ thể như sau: Các số liệu về lãi suất tái cấp vốn được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố Các số liệu về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay từ nguồn IFS. Trong đó, lãi suất tiền gửi được đại diện bằng lãi suất gửi kỳ hạn 3 tháng trung bình của bốn ngân hàng thương mại lớn có cổ phần chi phối của Nhà nước (bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) và lãi suất cho vay được đại diện bằng lãi suất cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng trung bình của bốn ngân hàng thương mại lớn có cổ phần chi phối của Nhà nước (bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank). Không gian nghiên cứu: Việt Nam
  14. 4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, tổng hợp và phân tích số liệu lấy từ nhiều nguồn tin cậy như: Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế (IFS) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp định lượng tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014. Các bước kiểm định, ước lượng mô hình sử dụng phần mềm Eviews 9. 1.6 Kết cấu của đề tài Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài được kết cấu như sau: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài luận văn cao học kinh tế. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quát về tính cần thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả nêu tổng quan về lãi suất và chính sách lãi suất, đưa ra nền tảng lý thuyết về truyền dẫn lãi suất, tính cứng nhắc trong cơ chế điều chỉnh lãi suất, điểm gãy cấu trúc và lược khảo các nghiên cứu trước ở nước ngoài cũng như trong nước có liên quan Chƣơng 3: Thực trạng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014. Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng lãi suất tái cấp vốn của NHNN; lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam và diễn biến lãi suất tái cấp vốn trong mối tương quan với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014 Chƣơng 4: Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; thu thập, xử lý dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài
  15. 5 Chƣơng 5: Khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam. Trong chương này, tác giả tóm tắt các kết quả chính của đề tài, giải thích kết quả đạt được, nêu định hướng chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong thời gian tới và từ đó đề xuất một vài khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất, đồng thời, nêu ra một vài hạn chế của đề tài nghiên cứu. 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu sẽ đóng góp không chỉ cho những đề tài nghiên cứu tương tự sau này về truyền dẫn lãi suất mà còn định hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn không hoàn toàn của lãi suất bán lẻ. Ngoài ra, đề tài cũng gợi ý một vài khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam.
  16. 6 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về lãi suất và chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 2.1.1 Cơ sở lý thuyết về lãi suất và các loại lãi suất cơ bản  Cơ sở lý thuyết về lãi suất Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lãi suất được xem là một biến số quan trọng có ảnh hưởng và quan hệ mật thiết đến từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Có nhiều cách định nghĩa khái niệm lãi suất ở các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như: Theo quan điểm của K. Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản - chủ ngân hàng chiếm đoạt”. Tuy nhiên, phạm vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại (J.M. Keynes), lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là kết quả của hoạt động tiền tệ. Theo World Bank, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng - giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất. Tóm lại, lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn việc chi tiêu. Hay nói cách khác, lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng số tiền đó trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước.
  17. 7  Các loại lãi suất cơ bản Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại lãi suất tùy theo mục đích, tiêu chí phân loại khác nhau. Một vài loại lãi suất thông dụng được trình bày dưới đây: Lãi suất tái cấp vốn áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấu lại các khoản cho vay chưa đến hạn của các ngân hàng thương mại. Lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước. Mức độ chi phối phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng Nhà nước của các tổ chức tín dụng. Lãi suất tiền gửi là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều loại khác nhau tùy theo cách phân loại về thời hạn, loại tiền tệ, mục đích… Lãi suất cho vay là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng để được sử dụng vốn vay trong thời gian nhất định. Lãi suất cho vay cũng được phân thành nhiều loại tùy theo loại tiền tệ, thời hạn, phương thức thanh toán, mục đích tiền vay… 2.1.2 Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam  Chính sách lãi suất Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng, chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến bốn mục tiêu lớn của nền kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, chính sách tiền tệ quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm)
  18. 8 phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tùy thuộc vào mục tiêu từng thời kỳ của chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bổ hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.  Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lãi suất là một trong những công cụ thăng chốt khi thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN sẽ căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế để quy định một số chỉ tiêu lãi suất áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Thông thường, NHNN quy định ba loại lãi suất cơ bản là lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất cơ bản: do NHNN xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Qua lãi suất cơ bản, NHNN tác động vào thị trường tiền tệ, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ. Lãi suất cơ bản được sử dụng một cách linh hoạt tùy vào từng thời điểm như hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng cách tăng lãi suất tiền vay và tăng lãi suất tiền gửi. Việc tăng lãi suất tiền vay nhằm khống chế tình trạng đồng vốn vay được sử dụng tự do trên thị trường và việc tăng lãi suất tiền gửi để thu hút một lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông. Hai biện pháp này sẽ hỗ trợ cho nhau giúp NHNN chủ động điều khiển thị trường tiền tệ, do đó, góp phần kiềm chế được tình trạng lạm phát, điều tiết hợp lý nền kinh tế vĩ mô, hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại hiệu quả. Lãi suất tái chiết khấu: Khi nền kinh tế phát triển, NHNN chuyển sang điều hành lãi suất một cách gián tiếp, đó là lãi suất tái chiết khấu của NHNN. Lãi suất tái chiết khấu có tác dụng hướng dẫn lãi suất thị trường một cách gián tiếp, tức là tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Lãi suất tái chiết khấu chủ yếu tác động đến cung tiền tệ bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ. Một sự giảm xuống cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiền tệ
  19. 9 và thu hẹp cung ứng tiền tệ. Ngược lại, một sự tăng lên trong cho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền tệ. Lãi suất tái cấp vốn: Khi tái cấp vốn cho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng, đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và tăng khả năng thanh toán cho họ. NHNN điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn phù hợp với mục tiêu thắt chặt hay mở rộng của chính sách tiền tệ, từ đó, làm tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông. Ngoài ra, NHNN cũng sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM. 2.2 Tổng quan về truyền dẫn lãi suất 2.2.1 Truyền dẫn lãi suất “Interest rate pass-through” (truyền dẫn lãi suất) đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải chính sách tiền tệ và cũng là vấn đề xuất hiện khá nhiều trong các bài nghiên cứu trên thế giới về kênh lãi suất trong thời gian qua. Khi đề cập đến “truyền dẫn lãi suất”, người ta muốn nhấn mạnh đến sự tác động của lãi suất chính sách, lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ của ngân hàng (Kazaziova, 2010). Mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách nhìn và định nghĩa về truyền dẫn lãi suất khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, các định nghĩa đó đều có bản chất giống nhau. Theo Qayyum và Khawaya (2005), Ozdemir (2009), quá trình truyền dẫn lãi suất là quá trình trong đó lãi suất bán lẻ (lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi) của các ngân hàng điều chỉnh trước sự điều chỉnh của lãi suất chính sách hay lãi suất thị trường tiền tệ, quá trình này gồm hai yếu tố đặc trưng là mức độ và tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ Theo Rahman (2009), truyền dẫn lãi suất được xem là mức độ và tốc độ thay đổi của lãi suất bán lẻ khi lãi suất chính sách được điều chỉnh. Truyền dẫn lãi suất có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một đo lường sự thay đổi của lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ trong ngắn hạn, dài hạn và giai đoạn hai đo lường sự thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngân hàng
  20. 10 Theo Wang và Lee (2009), Wang và Nguyen (2010), quá trình truyền dẫn lãi suất là quá trình khi ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ (chẳng hạn như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), khi đó lãi suất thị trường (chẳng hạn như lãi suất liên ngân hàng) sẽ bị ảnh hưởng. Theo đó, ngân hàng thương mại sẽ chuyển chi phí gia tăng do thay đổi lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ (chẳng hạn như lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) Karagiannis và cộng sự (2010) cũng định nghĩa tương tự về truyền dẫn lãi suất như các nhóm tác giả khác Tóm lại, truyền dẫn lãi suất là quá trình mà sự điều chỉnh của lãi suất chính sách ảnh hưởng vào lãi suất thị trường hay lãi suất bán lẻ. Trong đó, “truyền dẫn hoàn toàn” hàm ý rằng khi lãi suất chính sách tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu phần trăm thì lãi suất bán lẻ cũng tăng lên (hay giảm đi) bấy nhiêu phần trăm. Tương tự, “truyền dẫn không hoàn toàn” hàm ý rằng lãi suất bán lẻ điều chỉnh một lượng ít hơn so với sự điều chỉnh của lãi suất chính sách. Tuy nhiên, vẫn có khả năng xảy ra trường hợp đặc biệt là lãi suất bán lẻ thay đổi một lượng lớn hơn so với thay đổi của lãi suất chính sách (Wang và Lee, 2009). Tương tự, truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam là quá trình mà sự điều chỉnh của lãi suất tái cấp vốn ảnh hưởng vào lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.2.2 Tính cứng nhắc trong cơ chế điều chỉnh lãi suất Nghiên cứu về tính cứng nhắc trong cơ chế điều chỉnh của lãi suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) được nhiều tác giả thực hiện như: Hannan và Berger (1991), Chong và cộng sự (2005), Claudia Kwapil và Johann Scharler (2010)… Theo Wang, K. M. (2010), tính cứng nhắc trong cơ chế truyền dẫn lãi suất có nghĩa là sự thay đổi trong lãi suất chính sách không truyền dẫn hoàn toàn vào lãi suất bán lẻ. Có nhiều yếu tố giải thích cho sự cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh lãi suất được đưa ra trong nhiều nghiên cứu như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2