Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang
lượt xem 4
download
Luận văn có hai mục tiêu là xác định mối quan hệ giữa bốn điều khoản trong hợp đồng tín dụng (tỷ lệ tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay, lãi suất vay)- RQ1 và quan hệ mật thiết giữa khách hàng với ngân hàng có ảnh hưởng tới các điều khoản HĐTD không?- RQ2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang
- I TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng (bao gồm số tiền vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên số tiền vay, kỳ hạn vay và lãi suất) và ảnh hưởng của quan hệ ngân hàng với khách hàng lên các điều khoản đó. Luận văn sử dụng dữ liệu 100 hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang với khách hàng là doanh nghiệp còn dư nợ tính đến thời điểm 30/10/2014. Kết quả chạy mô hình hai giai đoạn đã tìm ra được mối quan hệ (1) đồng biến giữa lãi suất vay và kỳ hạn vay, (2) mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo, (3) tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến, (4) giá trị khoản vay và lãi suất cho vay có mối quan hệ nghịch biến, (5) giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến một phần phụ thuộc vào kết quả thương lượng của cả bên cho vay lẫn bên vay trong hoạt động tín dụng, (6) Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến được chấp nhận một phần. Điều đó cho thấy các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có mối quan hệ vừa bổ sung vừa thay thế nhau. Luận văn chưa tìm thấy mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng đến các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Qua kết quả nghiên cứu đã xác thực thêm bằng chứng cho thấy các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có mối quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy hiểu được các mối quan hệ này sẽ giúp cho ngân hàng và khách hàng đạt kết quả tốt nhất trong thương thảo hợp đồng.
- II LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tiền Giang, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Người thực hiện Lê Văn Diễn
- III LỜI CẢM ƠN Trước tiên, xin vô cùng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Phú Quốc đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Thầy đã khơi gợi cho tôi ý tưởng nghiên cứu và khuyến khích tôi thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài có những lúc gặp bế tắt, muốn bỏ cuộc, nhưng Thầy đã động viên, giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành. Những điều Thầy hướng dẫn không chỉ có giá trị trong học tập, nghiên cứu mà còn là kiến thức quý báu giúp tôi vận dụng tốt trong công việc và cuộc sống của mình. Trong thời gian được Thầy hướng dẫn, Thầy đã truyền cho tôi nghị lực, niềm tin mà tôi thấy nó hết sức có giá trị cho bản thân mình, như câu nói của William Arthur Ward “Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai”. Lần nữa, xin gửi đến Thầy lời tri ân sâu sắc nhất và vô cùng biết ơn những công lao giúp đỡ của Thầy dành cho tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến Anh Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng, nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang đã giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Chân thành cảm ơn đến tập thể Phòng Khách Hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang, đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu một các chính xác và tốt nhất. Cuối cùng xin vô cùng biết ơn đến gia đình tôi, đã hết lòng yêu thương, chăm sóc, động viên để tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
- IV MỤC LỤC TÓM TẮT .............................................................................................................. I LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... II LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... III MỤC LỤC ........................................................................................................... IV DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... IX DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. X CHƯƠNG I ............................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 1.2 LÝ DO CHỌN TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 1.4 MỤC TIÊU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................ 4 1.5 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 6 1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu: ..................................................................................... 6 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................... 7 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 8 ĐIỂM QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT .......................................................................................... 8 2.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 8 2.2 ĐIỂM QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................ 8 2.2.1 Mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng ........................................ 8
- V 2.2.1.1 Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và kỳ hạn vay ................................. 11 2.2.1.2 Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và tài sản đảm bảo.......................... 13 2.2.1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và giá trị khoản vay ........................ 14 2.2.1.4 Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay ................................. 15 2.2.1.5 Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay ........................ 17 2.2.1.6 Mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay ............................... 18 2.2.2 Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và điều khoản hợp đồng tín dụng ................................................................................................................... 20 2.2.2.1 Mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo . 22 2.2.2.2 Mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và kỳ hạn vay ................ 22 2.2.2.3 Mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và giá trị khoản vay ....... 22 2.2.2.4 Mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và lãi suất cho vay ......... 22 2.3 PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................ 23 2.3.1 Quan hệ giữa các điều khoản hợp đồng ..................................................... 25 2.3.1.1 Quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn cho vay (H1) ...................................... 25 2.3.1.2 Quan hệ giữa lãi suất và tỷ lệ tài sản đảm bảo (H2) .............................. 25 2.3.1.3 Quan hệ giữa tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay (H3) ........................ 26 2.3.1.4 Quan hệ giữa giá trị khoản vay và lãi suất cho vay (H4)....................... 26 2.3.1.5 Quan hệ giữa giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo (H5) ............... 26 2.3.1.6 Quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay (H6) .............................. 27 2.3.2 Quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng với các điều khoản hợp đồng tín dụng ................................................................................................................... 27 2.3.2.1 Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo . 28 2.3.2.2 Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và kỳ hạn cho vay .......... 28 2.3.2.3 Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và giá trị khoản vay ....... 29 2.3.2.4 Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và lãi suất cho vay ......... 29 2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 30 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 32
- VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ............................................... 32 3.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 32 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 32 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 32 3.2.2 Phương pháp ước lượng ................................................................................ 35 3.3 GIẢI THÍCH VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN .................................................... 36 3.3.1 Các biến phụ thuộc .................................................................................... 36 3.3.2 Các biến độc lập ........................................................................................ 38 3.3.2.1 Quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng ............................................. 38 3.3.2.2 Các biến đo lường tính chất khách hàng .............................................. 38 3.4 SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH ................................................... 40 3.4.1 Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 41 3.4.2 Cơ sở dữ liệu ............................................................................................. 44 3.5 TÓM TẮT ....................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 46 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 46 4.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 46 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................ 46 4.2.1 Thống kê mô tả.......................................................................................... 46 4.2.2 Phân tích tương quan ................................................................................. 47 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 48 4.3.1 Kết quả kiểm định giả thuyết liên quan tới câu hỏi thứ nhất (RQ1) ............ 50 4.3.1.1 Kết quả kiểm định giả thuyết H1: Lãi suất vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến (Lãi suất vay và kỳ hạn vay thay thế nhau). ....................... 50
- VII 4.3.1.2 Kết quả kiểm định giả thuyết H2: Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến (Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo bổ sung cho nhau). ............................................................................................................. 50 4.3.1.3 Kết quả kiểm định giả thuyết H3: Tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay là đồng biến (Tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay thay thế nhau). ...................... 51 4.3.1.4 Kết quả kiểm định giả thuyết H4: Giá trị khoản vay và lãi suất vay có mối quan hệ nghịch biến.(Giá trị khoản vay và lãi suất bổ sung cho nhau) ..... 52 4.3.1.5 Kết quả kiểm định giả thuyết H5: Giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến (Giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo thay thế nhau). ........................................................................................................ 52 4.3.1.6 Kết quả kiểm định giả thuyết H6: Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến (Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay bổ sung cho nhau). .. 53 4.3.1.7 Tóm tắt kiểm định giả thuyết cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất (RQ1). 54 4.3.2 Kết quả kiểm định giả thuyết liên quan tới câu hỏi thứ hai (RQ2) .............. 55 4.3.2.1 Kết quả kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo .......................................................................... 55 4.3.2.2 Kết quả kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và kỳ hạn cho vay ................................................................................... 55 4.3.2.3 Kết quả kiểm định giả thuyết quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và giá trị khoản vay ............................................................................................. 55 4.3.2.4 Kết quả kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và lãi suất cho vay .................................................................................. 56 4.4 KẾT QUẢ HỒI QUY CÁC BIẾN KIỂM SOÁT ............................................. 57 4.4.1 Liquid ........................................................................................................ 57 4.4.2 Debta......................................................................................................... 57 4.4.3 Fsize .......................................................................................................... 58 4.4.4 Turno......................................................................................................... 58 4.5. KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN CỦA MÔ HÌNH ....................................... 58 4.6. TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................... 59 CHƯƠNG 5 ......................................................................................................... 60
- VIII KẾT LUẬN .......................................................................................................... 60 5.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 60 5.2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 60 5.3 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................. 63 5.4 HẠN CHẾ ....................................................................................................... 65 5.5 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ............................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 72 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 74 PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 76
- IX DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt tắt RQ Research Question Câu hỏi nghiên cứa H Hypothyses Giả thuyết VNĐ Đồng Việt Nam OLS Ordinary Least Squares Ước lượng bình phương nhỏ nhất TMCP Thương mại Cổ phần USD United States dolar Đồng Đôla Mỹ TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng GHTD Giới hạn tín dụng HĐTD Hợp đồng tín dụng Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần VCB for Foreign Trade of Vietnam Ngoại thương Việt Nam VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai.
- X DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng 11 Bảng 2.2 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối 11 quan hệ giữa lãi suất cho vay và kỳ hạn vay. Bảng 2.3 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối 13 quan hệ giữa lãi suất cho vay và tài sản đảm bảo. Bảng 2.4 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối 14 quan hệ giữa giá trị khoản vay và lãi suất cho vay. Bảng 2.5 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối 15 quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay. Bảng 2.6 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối 17 quan hệ giữa giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo. Bảng 2.7 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối 19 quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay Bảng 2.8 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu về mối quan hệ 21 giữa ngân hàng với khách hàng và các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Bảng 2.9 Tổng hợp các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 23 Bảng 3.1 Tổng hợp kỳ vọng dấu của các biến kiểm soát 39 Bảng 3.2 Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập 41 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến 46 Bảng 4.2 Kết quả tương quan giữa các biến trong mô hình 47 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả chạy giai đoạn 2 của mô hình 49 Bảng 4.4. Tóm tắt kiểm định giả thuyết cho câu hỏi nghiên cứu thứ 54 nhất
- 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng (bao gồm số tiền vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên số tiền vay, kỳ hạn vay và lãi suất) và tác động của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng lên các điều khoản đó thông qua mô hình hệ phương trình đồng thời (Simultaneous Equation Model) dựa theo Dennis, Nandy, and Sharpe (2000). Phần tiếp theo của chương này, phần 1.1, sẽ giới thiệu những điều khoản chính trong hợp đồng (bao gồm lãi suất vay, kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo, các giao ước và giá trị khoản vay). Lý do chọn đề tài nghiên cứu sẽ được trình bày trong phần 1.2. Phần 1.3 sẽ giới thiệu câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu chính của luận văn cùng những giả thuyết đặt ra để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần 1.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài sẽ trình bày ở phần 1.5. Cuối cùng, kết cấu chính của luận văn được thể hiện ở phần 1.6. 1.1 GIỚI THIỆU Trong cơ cấu nguồn thu nhập của hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu.1 Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.2 Để hạn chế những rủi ro này, ngân hàng thường chú trọng công tác thẩm định tín dụng. Thẩm định tín dụng là khâu hết sức quan trọng trong quy trình tín cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, nó sẽ giúp ngân hàng đánh giá được toàn diện về khách hàng như: năng lực pháp lý, tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh; hiệu quả của dự án v.v..., từ đó ngân hàng xác định được khả năng và ý muốn trả nợ của khách hàng để quyết định có cho vay hay không và cho vay như thế nào. Nếu ngân hàng quyết 1 http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/loi-nhuan-ngan-hang-quy-3-trong-doi-vao-dau- 2014101007525476712.chn. 2 http://finance.tvsi.com.vn/News/2013517/243826/rui-ro-tin-dung-van-la-moi-lo-hang-dau.aspx
- 2 định cho vay thì sẽ ký hợp đồng tín dụng với khách hàng để phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên. Hợp đồng tín dụng hay còn gọi là hợp đồng cho vay,3 trong đó ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi4. Những nội dung quan trọng được cấu trúc dưới dạng các điều khoản hợp đồng tín dụng. Trong học thuật Gottesman (2006); Strahan (1999) các điều khoản hợp đồng tín dụng được chia ra thành hai nhóm là nhóm điều khoản giá (Price Terms) và nhóm điều khoản phi giá (Non-Price Terms). Các điều khoản giá bao gồm lãi suất vay và các khoản phí; Các điều khoản phi giá bao gồm đảm bảo tín dụng, kỳ hạn vay, các giao ước và giá trị món vay. Lãi suất vay chính là giá cả mà người vay trả cho ngân hàng cho việc sử dụng tiền vay Gottesman (2006). Đảm bảo tín dụng chủ yếu là tài sản mà khách hàng dùng hậu thuẫn cho cam kết trả nợ, nếu họ không trả nợ theo thoả thuận thì ngân hàng có thể phát mãi để thu hồi nợ.5 Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. Kỳ hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay (Graham, Li, and Qiu; 2008). Các giao ước trong hợp đồng vay là những ràng buộc nhằm hạn chế những hoạt động của người đi vay để bảo đảm an toàn vốn vay, bao gồm giao ước tài chính và giao ước chung. Giao ước tài chính yêu cầu người đi vay phải duy trì số dư tài khoản hoặc duy trì mức chuyển doanh thu vào tài khoản mở tại ngân hàng theo tỷ lệ yêu cầu (Graham và ctg ;2008). Các giao ước chung hạn chế người đi vay bằng những hành động cụ thể, ví 3 Tín dụng bao gồm cho vay và nhiều hoạt động khác như bảo lãnh, cho thuê… nhưng trong đó cho vay là hoạt động phổ biến nhất vì vậy tín dụng với cho vay thường được sử dụng thay thế nhau. Trong luận văn này cũng được sử dụng tương tự nhau theo tập quán đó. 4 “Qui chế cho vay của các Tổ chức tín dụng đối với khách hàng” được ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5 Đảm bảo tín dụng như nói trên còn được gọi là thế chấp hoặc cầm cố. Ngoài ra còn có hình thức khác là bảo lãnh của bên thứ ba, nhưng do giới hạn về dữ liệu, phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ xét đảm bảo tín dụng bằng tài sản nói trên.
- 3 dụ như hạn chế mức chia cổ tức hoặc hạn chế sử dụng tài sản của họ làm tài sản đảm bảo cho một người đi vay khác (Bessis, 2002). Giá trị khoản vay là số tiền tối đa mà ngân hàng cho khách hàng vay và số tiền này sẽ bị cắt giảm để giảm thiểu rủi ro đối với những khách hàng vay có rủi ro cao. Trong số các điều khoản hợp đồng tín dụng kể trên có những điều khoản phụ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng nhưng cũng có những điều khoản phụ thuộc vào chính sách sử dụng vốn của khách hàng (Lensink & Pham, 2006). Ví dụ như chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ đưa ra khoản vay kỳ hạn nào tương ứng với lãi suất bao nhiêu, hay với đối tượng nào sẽ có mức tỷ lệ tài sản đảm bảo cho khoản vay tương ứng. Nhưng kỳ hạn vay và giá trị khoản vay lại phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng. Tùy vào nhu cầu của mình, khách hàng sẽ đề nghị với ngân hàng kỳ hạn và khoản vay mà họ cần. Trên cơ sở đó, ngân hàng thẩm định xem có cho vay được hay không. Nếu được, ngân hàng và khách hàng tiến hành thương lượng mức lãi suất và kỳ hạn vay phù hợp. Về mặt lý thuyết, các điều khoản hợp đồng tín dụng có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, phụ thuộc vào quan hệ của ngân hàng và khách hàng, tính chất ngân hàng, tính chất khách hàng, và điều kiện môi trường kinh tế. Đó chính là các nhân tố ảnh hưởng tới các điều khoản hợp đồng tín dụng mà luận văn sẽ nghiên cứu. 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Việc chọn đề tài này để nghiên cứu xuất phát từ hai lý do: (1) Ở Việt Nam các điều khoản hợp đồng tín dụng được xác định tuỳ tiện hay phụ thuộc vào các nhân tố nói trên (Phần 1.1) và (2) bổ sung vào khe hở nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã có. Như phần trình bày ở trên, về mặt lý thuyết, các điều khoản của hợp đồng tín dụng phụ thuộc nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như quan hệ của ngân hàng và khách hàng, tính chất ngân hàng, tính chất khách hàng, và điều kiện môi trường kinh tế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ở Việt Nam hiện nay ngân hàng giống như tiệm cầm đồ, chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo sau đó cho vay theo nhu
- 4 cầu khách hàng cho nên các điều khoản trong hợp đồng rất tuỳ tiện và không liên quan nhau.6 Nhiều nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới những điều khoản trong hợp đồng tín dụng có kết quả không thống nhất. Có nghiên cứu cho thấy các điều khoản hợp đồng có tính bổ trợ nhau còn các nghiên cứu khác cho thấy chúng có quan hệ thay thế nhau. Như vậy, ở Việt Nam các điều khoản trong hợp đồng tín dụng thay thế hay bổ trợ cho nhau vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải rõ ràng.7 Ngoài ra nhân tố quan hệ giữa khách và ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến các điều khoản hợp đồng tín dụng cũng chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Từ các lý do đã nêu, thiết nghĩ đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang” cần được nghiên cứu. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Từ sự hoài nghi về tính tuỳ tiện trong việc xác định các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và chưa có sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu đã có, cũng như chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của quan hệ ngân hàng và khách hàng lên các điều khoản của hợp đồng tín dụng, như nói trên, làm nảy sinh hai câu hỏi nghiên cứu (Research Question - RQ) sau: RQ1: Các điều khoản hợp đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo bổ sung hay thay thế nhau? RQ2: Khách hàng có quan hệ lâu dài và gắn bó với ngân hàng có được hưởng các điều khoản hợp đồng tín dụng ưu đãi không? 1.4 MỤC TIÊU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6 http://www.tinmoi.vn/ngan-hang-tro-thanh-tiem-cam-do-cao-cap-011066998.html http://www.tinmoi.vn/ngan-hang-cho-vay-giong-tiem-cam-do-01962612.html http://sanmuabandoanhnghiep.vn/article/cho-vay-the-chap-ngan-hang-thanh-tiem-cam-do-32.html 7 Ở VN theo hiểu biết tốt nhất của tác giả chỉ có một nghiên cứu về vấn đề này của Trà và Lensink (2006) được thực hiện đối với các khoản vay tại ACB trên cơ sở chỉ có ba điều khoản hợp đồng tín dụng và kết quả cũng chưa thống nhất.
- 5 Luận văn có hai mục tiêu là (1) xác định mối quan hệ giữa bốn điều khoản trong hợp đồng tín dụng (tỷ lệ tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay, lãi suất vay)- RQ1 và (2) quan hệ mật thiết giữa khách hàng với ngân hàng có ảnh hưởng tới các điều khoản HĐTD không?- RQ2. Để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các giả thuyết như sau:8 Các giả thuyết liên quan đến RQ1 Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, có sáu giả thuyết sau: H1: Lãi suất vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến. (Lãi suất vay và kỳ hạn vay thay thế nhau). H2: Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến. (Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo bổ sung cho nhau). H3: Tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến. (Tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay thay thế nhau). H4: Giá trị khoản vay và lãi suất vay có mối quan hệ nghịch biến.(Giá trị khoản vay và lãi suất bổ sung cho nhau). H5: Giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến.(Giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo thay thế nhau). H6: Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến.(Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay bổ sung cho nhau). Các giả thuyết liên quan đến RQ2: Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, có một giả giả thuyết chính và tám giả thuyết phụ sau: H7: Các khách hàng có quan hệ mật thiết với ngân hàng sẽ được áp dụng các điều khoản tín dụng ưu đãi hơn. H7a1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì tỷ lệ tài sản đảm bảo càng thấp. 8 Phần phát triển giả thuyết sẽ được trình bày chi tiết trong mục 2.4.2 của chương 2.
- 6 H7a2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì tỷ lệ tài sản đảm bảo càng cao. H7b1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì kỳ hạn vay càng dài. H7b2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì kỳ hạn vay càng dài. H7c1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì giá trị khoản vay càng cao. H7c2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì giá trị khoản vay càng cao. H7d1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì lãi suất vay càng thấp. H7d2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì lãi suất vay càng cao. 1.5 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phần này sẽ giới thiệu về dữ liệu và phương pháp nghiên cứ được sử dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. 1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu gồm 100 quan sát, mỗi quan sát là một hợp đồng tín dụng mà doanh nghiệp ký kết với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang từ 1/1/2014 đến 30/10/2014. Thời điểm thu thập là 30/10/2014. Thông tin chi tiết trên mỗi hợp đồng tín dụng được thu thập từ (1) báo cáo của Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam (CIC), (2) hồ sơ vay của doanh nghiệp, và (3) báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Tiền Giang. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu Để kiểm tra các giả thuyết nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu luận văn sử dụng mô hình hệ phương trình đồng thời, theo Dennis et al. (2000). Mô hình này được ước lượng thông qua hai giai đoạn theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Two Stage Ordinary Least Square- 2Stage OLS). Giai đoạn thứ nhất các phương
- 7 trình xác định các điều khoản hợp đồng tín dụng dạng rút gọn (không chứa các điều khoản hợp đồng tín dụng khác) được ước lượng và sau đó giá trị dự báo của mỗi hợp đồng (Fitted Value) được xác định. Giai đoạn hai, các giá trị dự báo của các điều khoản hợp đồng được thế vào các điều khoản hợp đồng đóng vai trò biến độc lập để ước lượng các điều khoản hợp đồng còn lai. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Các phần chính của luận văn được xây dựng gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về luận văn. Chương 2 trình bày điểm qua những công trình nghiên cứu trước có liên quan và phát triển giả thuyết nghiên cứu cho luận văn. Chương 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Chương 4 chạy mô hình và phân tích kết quả nghiên cứu, so sánh nó với những nghiên cứu trước và đối chiếu với tình hình thực tế tại nơi công tác. Chương 5 trình bày những kết luận rút ra từ nghiên cứu, những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 8 CHƯƠNG 2 ĐIỂM QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 2.1 GIỚI THIỆU Chương 1 đã giới thiệu tổng quan các vấn đề sẽ được đề cập trong luận văn này và đưa ra câu hỏi nghiên cứu liên quan đến lý do chọn đề tài. Chương này, mục 2.2, điểm qua các công trình ghiên cứu trước đây có liên quan đến mối quan hệ lẫn nhau giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và ảnh hưởng của quan hệ ngân hàng và khách hàng lên các điều khoản đó. Phần phát triển giả thuyết nghiên cứu được trình bày ở mục 2.3 và cuối cùng là tóm tắt chương ở mục 2.4. 2.2 ĐIỂM QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Phần này sẽ khái lược các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng (mục 2.2.1) và ảnh hưởng quan hệ của ngân hàng và khách hàng lên các điều khoản trong hợp đồng tín dụng (mục 2.2.2). 2.2.1 Mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, thoả mãn mục đích cũng như hài hoà đặc điểm của ngân hàng và khách hàng. Vì vậy ở mỗi hợp đồng khác nhau thì nội dung các điều khoản có thể khác nhau. Bên cạnh đó, các điều khoản này có thể có một số vay trò như giúp chuyển tải thông tin của người đi vay ra thị trường (Bester, 1985), giúp ngân hàng quản lý người vay (Diamond, 1984) và giúp người đi vay bộc lộ thông tin bản thân họ thông qua việc lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng (Bester, 1985), ví dụ như đánh đổi giữa các điều khoản vay để có được lợi ích tối ưu (Melnik & Plaut, 1986). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chưa thống nhất với nhau. Năm 1985, Bester đã nghiên cứu về sự đánh đổi giữa lãi suất vay và tài sản đảm bảo, khách hàng chủ động cung cấp thêm tài sản đảm bảo để được
- 9 hưởng lãi suất vay thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra được cách mà người cho vay và người đi vay thương lượng để đạt được hai điều khoản này. Năm 1986, Melnik và Plaut lại cho rằng các điều khoản trong hợp đồng vay được thiết kế chung với nhau và không thể thương lượng một cách riêng biệt. Về sau, có những tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng vay bằng phương trình đơn biến (Guedes & Opler, 1996); (Leeth & Scott, 1989); (Petersen & Rajan, 1994). Tuy nhiên, cách nghiên cứu này sẽ gặp vấn đề, vì những điều khoản còn lại cũng cần được xác định đồng thời (Dennis et al., 2000). Và để giải quyết vấn đề này, Dennis và ctg (2000) đã thực hiện ước lượng bằng mô hình hồi quy hai giai đoạn. Tác giả ước lượng mối quan hệ giữa lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo bằng hệ phương trình đồng thời, sau đó mang kết quả này so sánh với những nghiên cứu trước sử dụng mô hình hồi quy đơn biến. Tác giả này phát hiện ra kết quả sẽ bị sai lệch nếu chỉ sử dụng phương pháp đơn biến mà không sử dụng phương pháp ước lượng bằng hệ phương trình đồng thời. Mô hình hệ phương trình đồng thời sau này được sử dụng khá rộng rãi, ví dụ như trong các nghiên cứu của Bharath, Dahiya, Saunders, and Srinivasan (2011); Brav, Michaely, Roberts, and Zarutskie (2009); Brick and Palia (2007); Lensink and Pham (2006). Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu nào xác định mối quan hệ đồng thời giữa cả bốn điều khoản lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay ở Việt Nam. Hiện chỉ có nghiên cứu của Lensink and Pham (2006) tìm hiểu về mối quan hệ giữa ba điều khoản trong hợp đồng vay, đó là lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo bằng phương pháp xây dựng hệ phương trình đồng thời. Nghiên cứu này chỉ xem xét yếu tố giá trị khoản vay như một biến độc lập tác động đến ba điều khoản lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo chứ chưa xem xét được sự tác động trở lại của ba điều khoản đến giá trị khoản vay. Nghiên cứu của Lensink and Pham (2006) cũng như những nghiên cứu trước có liên quan chỉ sử dụng biến tài sản đảm bảo là biến giả, tức là chỉ xem xét khoản vay có
- 10 tài sản đảm bảo hay không chứ không xác định được tài sản đảm bảo là bao nhiêu. Về mặt nào đó có thể nói đây là một hạn chế của những nghiên cứu trước. Vì không phải lúc nào và không phải với khách hàng nào, khoản vay nào thì ngân hàng cũng đòi hỏi tỷ lệ tài sản đảm bảo như nhau. Một khoản vay có tỷ lệ tài sản đảm bảo 30% sẽ rất khác với khoản vay đòi hỏi tỷ lệ tài sản đảm bảo là 90% - 100% hay cao hơn nữa. Mặc dù vậy, có thể nói rằng những nghiên cứu kể trên cho thấy mối quan hệ giữa bốn điều khoản chính trong hợp đồng tín dụng (lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay) hoàn toàn có thể được xác định bằng phương pháp xây dựng hệ phương trình đồng thời. Như đã đề cập ở phần trên, ngân hàng ở Việt Nam chưa chú trọng đến điều khoản các giao ước, vì thế các giao ước này không thấy thể hiện rõ trên hợp đồng. Do đó, tác giả không thể thu thập được dữ liệu về biến này. Nghiên cứu sẽ còn lại bốn biến: lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến tài sản đảm bảo là biến liên tục chứ không phải là biến giả như các nghiên cứu kể trên. Dựa vào những nghiên cứu trước, trong đó chủ yếu là nghiên cứu của Dennis and Mullineaux (2000), Lensink and Pham (2006), để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm tra. Các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng nhìn chung dựa trên hai lý thuyết chính, đó là thuyết thay thế (Trade-off) và thuyết bổ trợ (Sorting by observed risk). Thuyết thay thế đề cập đến việc người đi vay chấp nhận một điều khoản bất lợi để đổi lấy một điều khoản có lợi hơn cho họ. Ngược lại, thuyết bổ trợ lại yêu cầu đồng thời hai điều khoản bất lợi đối với người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao (Dennis & Mullineaux, 2000). Bảng 2.1 tổng hợp mối quan hệ giữa mỗi điều khoản trong hợp đồng với các điều khoản còn lại theo quan điểm của hai lý thuyết: thuyết thay thế - Trade-off (T-O) và thuyết bổ trợ - Sorting by observed risk (S-O-R).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn