intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu giúp cho người quan tâm có cơ sở ban đầu về việc xác định đúng đắn vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao tại Bình Thuận. Qua đó tác giả mong muốn đóng góp kết quả nghiên cứu của mình vào hiểu biết chung về những mong muốn, động cơ của du khách đối với việc tham gia sử dụng sản phẩm du lịch thể thao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ======================== NGÔ THỊ LỆ THU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA DU LỊCH THỂ THAO CỦA DU KHÁCH TẠI BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ======================== NGÔ THỊ LỆ THU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA DU LỊCH THỂ THAO CỦA DU KHÁCH TẠI BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BẢO TRUNG Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Ngô Thị Lệ Thu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................. 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 3 1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ. ................................................................................ 3 1.4.2 Nghiên cứu chính thức. ........................................................................ 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4 1.6 Kết cấu luận văn. ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 5 2.1 Tổng quan về Du lịch tại Bình Thuận ............................................................. 5 2.2 Tổng quan về Du lịch thể thao ........................................................................ 6 2.2.1 Giới thiệu về du lịch thể thao. .................................................................. 6 2.2.2 Lịch sử du lịch thể thao. ........................................................................... 6 2.2.3 Phân loại Du lịch thể thao ........................................................................ 7 2.3 Các khái niệm liên quan. .......................................................................... 10 2.3.1 Định nghĩa Du lịch thể thao.................................................................... 10
  5. 2.3.2 Ý định hành vi........................................................................................ 10 2.3.3 Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch.............................................. 11 2.3.4 Mô hình lý thuyết liên quan.................................................................... 12 2.3.5 Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi. ............................ 19 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất. .................................................................... 20 2.4.1 Cở sở đề xuất mô hình nghiên cứu. ........................................................ 20 2.4.2 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. ................................................... 21 Tóm tắt chương 2: ..................................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 23 3.1Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 23 3.2 Xây dựng thang đo ....................................................................................... 25 3.2.1 Xây dựng thang đo nháp ........................................................................ 25 3.2.2 Xây dựng thang đo sơ bộ........................................................................ 28 3.2.3 Xây dựng thang đo chính thức. .......................................................... 33 3.3 Nghiên cứu định lượng. ................................................................................ 34 3.3.1 Thiết kế mẫu .......................................................................................... 34 3.3.2 Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức. .............................................. 34 3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu........................................................................ 35 Tóm tắt chương 3: ..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 36 4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................... 36 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................. 38 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 40 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................... 43
  6. 4.4.1 Phân tích tương quan .............................................................................. 43 4.4.2 Phân tích hồi quy bội.............................................................................. 45 4.4.3 Kiểm định các giả thuyết. ....................................................................... 47 4.4.4 Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính. ...................................... 51 4.4.5 Kiểm định sự khác biệt các biến định tính .............................................. 54 Tóm tắt chương 4: ..................................................................................................... 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ..................... 60 5.1 Những kết luận chính ................................................................................... 60 5.2 Đề xuất ứng dụng kết quả vào thực tiễn du lịch thể thao tại Bình Thuận ....... 60 5.2.1 Học hỏi/giao tiếp (LN): .......................................................................... 63 5.2.2 Trải nghiệm chuyến đi (EX) ................................................................... 63 5.2.3 Lợi ích (B) ............................................................................................. 63 5.2.4 Môi trường tự nhiên (W) ........................................................................ 64 5.2.5 Giải trí/thoát ly thực tế (RN) .................................................................. 64 5.2.6 Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S) ............................................................... 64 5.2.7 Fan hâm mộ (F) ...................................................................................... 65 5.2.8 Tính mới (N). ......................................................................................... 65 5.2.9 Thách thức/khẳng định bản thân (CN) .................................................... 65 5.2.10 Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN) ................................................................. 66 5.3 Đóng góp của nghiên cứu. ............................................................................ 66 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance) BI Ý định hành vi (Behavior intention) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis HL TTQG Huấn luyện thể thao quốc gia KMO Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin PCM Mô hình kết nối tâm lý (Psychological continuum model) SPSS Phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social Sciences) TDTT Thể dục Thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh T-test Kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (Sample T-test)
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Trang Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. 8 Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. 12 Hình 2.3 Mô hình kết nối tâm lý 14 Hình 2.4: Mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao 16 Hình 2.5: Khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf 17 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 22 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot 50 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 51 Hình 4.3: Đồ thị Q-Q Plot của phần dư 52
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 Bảng tổng kết điểm chính các nghiên cứu 19 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm Nhân tố đẩy 25 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm nhân tố kéo 26 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp thang đo nháp trải nghiệm chuyến đi 27 Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ 29 Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học 35 Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 37 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA 40 Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson 43 Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy 44 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thuyết 49 Bảng 4.7: Kết quả phân tích sự khác biệt giữa nhóm tuổi 53 Bảng 4.8: Kết quả phân tích sự khác biệt về trình độ 54 Bảng 4.9: Kết quả phân tích sự khác biệt về giới tính. 54 Bảng 4.10: Kết quả phân tích sự khác biệt về thu nhập 55 Bảng 4.11: Kết quả phân tích sự khác biệt về nghề nghiệp 56 Bảng 4.12: Kết quả phân tích sự khác biệt về quốc tịch 57 Bảng 5.1: Giá trị trung bình các biến quan sát 60
  10. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang dần hội nhập khi là thành viên chính thức của khối ASEAN, tham gia AFTA, APEC và trở thành thành viên chính thức của WTO. Tốc độ GDP đầu người ngày càng tăng, nếu như GDP bình quân đầu người năm 1990 là 130 USD thì con số này tới năm 2008 đã tăng lên gấp 8 lần với 1047 USD/người và năm 2012 đạt 1.749 USD. Khi mà đời sống ngày càng tăng cao thì nhu cầu về một cuộc sống thoải mái, hiện đại cũng ngày một tăng. Ngoài việc chi tiêu thu nhập cho những nhu cầu thiết yếu, người dân còn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như giải trí, mua sắm, du lịch,… Du lịch thể thao là một hiện tượng phát triển và phổ biến, là sản phẩm du lịch; Tuy nhiên, nó không chỉ là điều diệu kỳ xuất hiện trong thế kỷ 20. Sự kết nối giữa thể thao và du lịch đã có từ thời cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu như Delpy (1980) và Gibson (1998) đã nhận ra rằng con người di chuyển để tham gia hay xem các môn thể thao đã có từ hàng thế kỷ trước. Ở Việt Nam, lĩnh vực này dường như còn mới mẻ, rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong xu hướng toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Do đó, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giành và giữ khách hàng. Vì vậy, bài toán đặt ra là làm thế nào để hiểu được cách tư duy và hành động của họ. Để tác động đến các yếu tố cái gì, khi nào và như thế nào của hành vi khách hàng, trước hết các chuyên gia tiếp thị phải hiểu được lý do tại sao? Một chuyên gia tiếp thị nói: “Trí não con người không hoạt động một cách thẳng tưng đơn giản. Không đời nào có chuyện trí não con người giống một cái máy vi tính với nhiều ngăn lưu trữ, mỗi ngăn lại có nhiều tệp tin được đánh dấu rõ ràng chứa các thương hiệu hay lô-gô hay gói sản phẩm dễ nhận diện, và những tệp tin
  11. 2 này có thể được truy cập dễ dàng bằng các quảng cáo hay chương trình thương mại lời lẽ hay ho. Thay vào đó, trí não là một mớ lộn xộn, xoắn xít của các nơron nhảy nhót, va chạm vào nhau và không ngừng tạo nên những khái niệm và ý nghĩ và các mối quan hệ mới bên trong não bộ của mỗi con người trên khắp thế giới”. Với sự phát triển mạnh về kinh tế ở khu vực Nam trung bộ, với vị thế địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Bình Thuận trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và thể thao. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao là cần thiết. Nó giúp cho các nhà làm du lịch và thể thao có thể hoạch định các chiến lược phát triển trong từng lĩnh vực. Do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận” làm luận văn tốt nghiệp. Tác giả chọn đề tài này vì một số lý do sau: - Đề tài nghiên cứu ý định hành vi tham gia du lịch thể thao của du khách chưa được thực hiện tại Việt Nam. - Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn phân tích các nhân tố ảnh ưởng đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách để từ đó đưa ra những đề xuất cho các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển phù hợp về sản phẩm du lịch này. Xuất phát từ yêu cầu khách quan nêu trên, việc nghiên cứu đề tài của luận văn có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn, đồng thời đây cũng là tài liệu cần thiết góp phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách nói riêng và khả năng phát triển sản phẩm du lịch thể thao tại Việt Nam trong thời gian tới nói chung. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu • Xác định các nhân tố tác động đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. • Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
  12. 3 • Đưa ra hàm ý chính sách cho nhà cung cấp các dịch vụ du lịch trong việc nắm bắt thị hiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu của du khách. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. + Thời gian: Từ tháng 07/2014 đến hết tháng 09/2014. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm làm rõ ý nghĩa, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết hành vi của du khách có ý định tham gia du lịch thể thao. Các mô hình đúc kết từ nghiên cứu trước đây kết hợp với phỏng vấn năm chuyên gia trong ngành du lịch và thể thao, phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng với mười người tham gia nhằm thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho quá trình nghiên cứu chính thức tiếp theo. 1.4.2 Nghiên cứu chính thức. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được gửi đến 250 khách hàng, tác giả tiến hành phân tích kết quả thu được là 232 phiếu, bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp; thông qua phương pháp phân tích hồi quy bội để đưa ra các biến ảnh hưởng trực tiếp tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. Đồng thời, phân tích sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học tới ý định này.
  13. 4 1.5 Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu giúp cho người quan tâm có cơ sở ban đầu về việc xác định đúng đắn vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao tại Bình Thuận. Qua đó tác giả mong muốn đóng góp kết quả nghiên cứu của mình vào hiểu biết chung về những mong muốn, động cơ của du khách đối với việc tham gia sử dụng sản phẩm du lịch thể thao. Đây cũng là một hoạt động kinh tế còn tương đối mới mẻ cho nên rất cần các nghiên cứu trong việc áp dụng thành công trong thực tế. Các nhân tố tìm thấy trong quá trình nghiên cứu có thể được vận dụng cho sản phẩm du lịch thể thao trong từng doanh nghiệp cụ thể sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Giúp các doanh nghiệp ý thức hơn về vai trò của sản phẩm du lịch thể thao nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của mình. Cụ thể: - Xác định những nhân tố liên quan đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. - Nhận dạng những vấn đề liên quan tới hoạt động du lịch thể thao nói riêng cũng như các hoạt động du lịch nói chung. - Đề xuất một số ý kiến phù hợp với việc mở rộng và phát triển sản phẩm du lịch thể thao. - Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu này cũng góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Từng doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể sử dụng kết quả nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo cho từng trường hợp cụ thể, tổ chức mô hình kinh doanh riêng của chính mình. 1.6 Kết cấu luận văn. Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả.
  14. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về du lịch tại Bình Thuận. Từ năm 2000 trở đi, tỉnh Bình Thuận xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu phát triển thành khu du lịch trọng điểm quốc gia hấp dẫn và có những chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển. Qua hơn chục năm, dẫu được coi là còn non trẻ so với một só địa phương nhưng du lịch Bình Thuận đã và đang tạo dựng được thương hiệu trở thành một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tỉnh Bình Thuận có bở biển dài 192km, có nhiều cù lao, gành đá gần bờ, Phía Tây là những ngọn núi cuối dãy Trường Sơn, có thung lũng sông La Ngà, vùng bảo tồn thiên nhiên biển Lạc – Núi Ông,…Bên cạnh đó, Bình Thuận có gió quanh năm, điều này lý giải sao Bình Thuận được chọn là nơi chơi các môn thể thao biển tốt nhất Việt Nam. Hiện nay, Bình Thuận đang hình thành và phát triển bảy loại hình du lịch chính gồm Du lịch xanh kết hợp với săn bắn, câu cá; Du lịch tham quan di tích lịch sử-văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc cổ người Chăm, Du lịch về nguồn …. Trong lĩnh vực du lịch, nếu sản phẩm du lịch gồm những điểm đến, những khu nghỉ mát, vui chơi, giải trí … là yêu cầu không thể thiếu thì loại hình du lịch sẽ là chiếc cầu nối kéo khách du lịch đến sử dụng sản phẩm. Loại hình càng phong phú thì khách đến càng đông và ngày lưu trú cũng dài hơn. Tỉnh Bình Thuận đang áp dụng chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án hình thành những tổ hợp du lịch – thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Đối với các hoạt động Du lịch thể thao, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Ông Ngô Minh Chính, đến năm 2015 du lịch Bình Thuận dự kiến đón khoảng 4,5 triệu du khách, trong đó 12% khách quốc tế. Ngoài sự phong phú về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, kiến trúc và lễ hội thì lợi thế trong du lịch biển đang được tỉnh ưu tiên đầu tư, phát triển. Trong đó, chú trọng khai thác thế mạnh của các môn thể thao biển như: dù lượn, lướt ván buồm, lướt ván diều,... Sự kiện lễ hội kinh khí cầu quốc tế được tổ chức vào tháng 9/2012 là
  15. 6 tiền đề cho sản phẩm du lịch dịch vụ bay kinh khí cầu, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch mới, độc đáo để tạo sức hút cho du lịch Bình Thuận. 2.2. Tổng quan về Du lịch thể thao 2.2.1 Giới thiệu về du lịch thể thao. Du lịch và thể thao là những yếu tố quan trọng của nền văn hóa hiện nay và nó còn có một ảnh hưởng cụ thể về hành vi của xã hội. Người sáng lập của Thế vận hội Olympic hiện đại, Pierre de Coubertin đã nói "Cạnh tranh tạo ra sự hòa hợp giữa các đối thủ và các tổ chức hay các quốc gia mà họ đại diện”. Ông tin rằng, thể thao đến với tất cả mọi người, mọi quốc gia là như nhau. Đặc biệt, vào những năm 1960, thể thao đã trở thành một hiện tượng quốc tế lớn với số lượng lớn giới truyền thông tham dự, mang tới những lợi ích về tài chính, cũng như lợi ích chính trị. Mặt khác, du lịch lại là ngành công nghiệp lớn nhất đang và rất phát triển mạnh mẽ của thế giới. Vì lý do này, sự kết hợp giữa hai lĩnh vực là rất hấp dẫn và có nhiều ảnh hưởng văn hóa đến nhau. Thể thao và du lịch cùng góp phần vào sự phát triển theo những cách khác nhau. Như Weed và Bull (2004), đã mô tả ngành du lịch có thể giúp phát triển các cơ sở thể dục thể thao địa phương hoặc mang tới cho cộng đồng cơ hội để tạo ra chúng. Du lịch cũng có thể được hưởng những lợi ích đem lại từ các hoạt động thể thao diễn ra trong các kỳ nghỉ. Vì vậy, rõ ràng sự hợp tác của hai lĩnh vực là rất hấp dẫn trong việc sử dụng lợi thế lẫn nhau. 2.2.2 Lịch sử du lịch thể thao. Du lịch thể thao là một hiện tượng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, nó không chỉ là điều diệu kỳ xuất hiện trong thế kỷ 20, sự kết nối giữa thể thao và du lịch đã có từ thời cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu như Delpy (1998) và Gibson (1998) đã nhận ra rằng con người di chuyển để tham gia hay xem các môn thể thao đã có từ hàng thế kỷ trước. Ngày nay, thể thao và du lịch là một trong những thành phần phát triển nhất thế giới sau giải trí.
  16. 7 2.2.3 Phân loại Du lịch thể thao Hình 2.1 đưa ra một hệ thống các loại hình của du lịch thể thao được phân loại trên nhiều dạng khác nhau của sự tham gia và phân biệt du lịch thể thao so với các dạng khác. Có hai loại hình của các kỳ nghỉ hoạt động thể thao. 1. Kỳ nghỉ hoạt động thể thao riêng lẻ: là nơi mà môn thể thao riêng biệt đó có mục đích quan trọng của ngày nghỉ. 2. Ngày nghỉ hoạt động thể thao đa môn: là nơi mà sự tham gia trong vài loại hình thể thao như là một phần quan trọng của quá trình du lịch (ví dụ như một kỳ nghỉ ở câu lạc bộ thể thao hay trại hè). Có hai loại hình của các hoạt động thể thao ngày nghỉ được xác định. 1. Tham gia ngẫu nhiên trong tổ chức thể thao, được cung cấp suốt kỳ nghỉ (thường trong các nhóm như thi đấu các trò chơi bãi biển). 2. Các hoạt động thể thao độc lập hay cá nhân trong kỳ nghỉ (ví dụ đi bộ hay đánh golf)
  17. 8 Các loại hình du lịch thể thao Thể thao thụ động Ngày thường/ công việc Thể thao chủ động Thể thao du lịch Tình cờ quan sát Thể thao thụ động Ngày nghỉ Am hiểu Được tổ chức Hoạt động thể thao trong Thể thao ngày nghỉ Độc lập chủ động Nhiều hoạt Ngày nghỉ dành động thể thao cho các hoạt động thể thao Một hoạt động thể thao Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. Nguồn: Standeven, J& Deknop, P, 1999 2.2.3.1 Du lịch thể thao chủ động Hầu hết tài liệu đều ám chỉ tới hai hình thức du lịch thể thao chính. Một trong hai hình thức đó là du lịch thể thao chủ động. Thị trường du lịch thể thao chủ động bao gồm những người muốn tìm kiếm những hoạt động thể thao mang tính cạnh tranh hoặc không cạnh tranh (Hinch and Higham, 2004)
  18. 9 Theo Weed and Bull (2004, p.22), có một vài xu thế chủ đạo trong lĩnh vực du lịch thể thao chủ động. • Mối quan tâm về cuộc sống khỏe mạnh; • Thị trường nghỉ lễ dựa trên hoạt động và chủ đề phát triển mạnh mẽ; • Nhu cầu nghỉ ngơi và kì nghỉ thứ hai tăng mạnh. Cùng với nhận thức rằng thời gian rảnh đang dần được xem như thời gian để làm một việc gì đó hơn là thời gian thư giãn. Điều này cũng có nghĩa là một cơ hội lớn để phát triển loại hình du lịch này. 2.2.3.2 Du lịch sự kiện thể thao Qua nhiều năm, việc tăng trưởng đáng kể ngành du lịch sự kiện thể thao được cho là do sự gia tăng nhu cầu và các hoạt động thương mại. Từ viễn cảnh của điểm đến, thì du lịch sự kiện thể thao là sự phát triển và tiếp thị của sự kiện thể thao để thu về lợi ích cộng đồng và kinh tế. Đối với đối tượng khách hàng thì mục đích là thăm quan hay tham gia vào một sự kiện thể thao. Từ viễn cảnh của nhà tổ chức sự kiện, khách du lịch có thể là một trong những thị trường mục tiêu để thu hút trong suốt quá trình sự kiện. Có thể cần thiết cho các nhà tổ chức du lịch sự kiện thể thao để định hướng các sự kiện như những sản phẩm du lịch. Để bán được sản phẩm, sự kiện phải lôi cuốn các đối tượng mục tiêu cụ thể, có chất lượng cao, giá cả phải chăng và trọn gói để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức một sự kiện lớn thường được xem là một cách lý tưởng để một thành phố tự đưa mình vào bản đố thế giới. Đặc biệt các sự kiện thể thao lớn như Olympic Games, World Cup được xem như cách hoàn hảo để tạo ra sản phẩm du lịch ở những thành phố hay quốc gia lớn.
  19. 10 2.3 Các khái niệm liên quan. 2.3.1 Định nghĩa Du lịch thể thao. Định nghĩa về Thể thao. Thể thao là toàn bộ hoạt động mang tính tranh đua hay không tranh đua mà có liên quan tới kĩ năng, chiến lược hay cơ hội mà con người tham gia với trình độ của họ, chỉ để giải trí và rèn luyện hoặc để tăng thành tích của họ tới trình độ xuất sắc được công chúng công nhận (Paul De Knop,1999). Định nghĩa Du lịch Du lịch là các hoạt động tạm thời của con người ngoài phạm vi gia đình và công việc, có liên quan tới các trải nghiệm không giống như những trải nghiệm của đời sống hàng ngày. Những trải nghiệm này có thể xảy ra trong một kì nghỉ hay trong một chuyến du lịch đi công tác (Paul De Knop, 1999). Định nghĩa Du lịch thể thao. Du lịch thể thao là toàn bộ các hoạt động chủ động hay thụ động có liên quan tới thể thao, tham gia một cách tình cờ hay có tổ chức với những lý do mang tính thương mại hay phi thương mại mà đòi hỏi người tham gia phải du lịch xa nhà và nơi làm việc (Paul De Knop, 1999). 2.3.2 Ý định hành vi Theo Fishbein và Ajzen (1975), một trong những yếu tố dự báo gần nhất của hành vi là ý định hành vi. Ý định mua được ảnh hưởng bởi mức độ mà cá nhân có thái độ tích cực đối với các hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, ý định tiêu dùng là một quá trình lựa chọn hay quyết định mua một sản phẩm hay thương hiệu được tạo ra thông qua một quá trình lựa chọn hành vi hay hành động, được tạo ra thông qua một quá trình lựa chọn hay quyết định tập trung vào niềm tin về những kết quả của hành động. Ý định mua cho thấy người tiêu dùng sẽ căn cứ theo kinh nghiệm, sở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2