intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những rào cản trong tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm non của trẻ em các gia đình lao động di cư tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm xác định những nguyên nhân gây ra khó khăn trong tiếp cận chương trình CSGDMN cho trẻ em các gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu những khó khăn này và thông qua đó nâng cao khả năng tiếp cận CSGDMN cho các trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những rào cản trong tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm non của trẻ em các gia đình lao động di cư tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THỊ SINH NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC MẦM NON CỦA TRẺ EM CÁC GIA ĐÌNH LAO ĐỘNG DI CƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DWIGHT H. PERKIN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường đại học Kinh tế TpHCM hay của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05/05/2014 Người viết cam đoan. Nguyễn Thị Sinh
  3. -ii- TÓM TẮT Chăm sóc và giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những chăm sóc và kích thích đầu đời có khả năng đem lại những đổi thay to lớn cho một cuộc đời. Tuy vậy, chất lượng chăm sóc và giáo dục mầm non tại các đô thị trong những năm qua gặp rất nhiều trục trặc, đặc biệt tại các cơ sở mầm non ngoài công lập, gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là sinh mạng trẻ. Tư nhân hóa giáo dục mầm non diễn ra ở một số quốc gia vì nhiều lý do. Trước hết vì chi phí đầu tư cho giáo dục ở cấp bậc này rất tốn kém và các nước trong quá trình phát triển thường không cấp đủ kinh phí để tài trợ, cần phải sử dụng nguồn lực tư nhân. Sau đó là vì các nhà kinh tế và quản lý cho thấy rằng, việc cho phép khối tư nhân tham gia sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh và quan hệ cung cầu sẽ giúp gia tăng lượng trẻ tiếp cận cũng như gia tăng chất lượng. Báo cáo về Giám sát toán cầu về giáo dục mầm non của Liên Hợp Quốc 2007 cho thấy tại rất nhiều các quốc gia phát triển, khối tư nhân đang cung cấp một chương trình có chất lượng tốt hơn so với khối nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình đạt được sự hợp lý về quản lý giám sát của nhà nước để gia tăng không ngừng chất lượng chăm sóc và giáo dục, đồng thời với duy trì động cơ lợi nhuận của khối tư nhân, thì hàng loạt những trục trặc xảy ra cần hoàn thiện: Đó là chênh lệch chất lượng rất lớn giữa các cơ sở khác nhau, là sự thiếu hụt cung ở những phân khúc có lợi nhuận kém hấp dẫn nhất, là sự là sự phân biệt trẻ thông qua hàng rào chi phí hay chuẩn đầu vào,… Bối cảnh chăm sóc và giáo dục mầm non của Tp Hồ Chí Minh hiện đang nằm trong tình trạng nảy sinh và phải giải quyết những trục trặc đó. Nhờ hiệu quả của chương trình xã hội hóa giáo dục mầm non với sự tham gia đông đảo của khối tư nhân, hệ thống chăm sóc và giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Thủ Đức nói riêng trong những năm qua đã gia tăng rất nhanh về số lượng trường lớp và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu gửi trẻ, tuy vậy, việc cung cấp chăm sóc và giáo dục cho trẻ độ tuổi 0 – 1 còn thiếu hụt. Mặt khác, việc giám sát và quản lý chưa tốt đã dẫn đến chất lượng không đồng đều giữa các cơ sở và đặc biệt rất đáng lo ở các cơ sở tư nhân giá rẻ. Những nhóm yếu thế thường bị bỏ sót trong quá trình hoàn thiện, và người nhập cư tại quận Thủ Đức cũng đang hoàn toàn bất lợi với việc tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm
  4. -iii- non chất lượng tốt cho con em họ. Họ thường có hiểu biết hạn chế về chăm sóc và giáo dục trẻ, thời gian làm việc nhiều hơn nhưng thu nhập thấp hơn người địa phương, vì vậy đa số họ phải gửi trẻ tại những cơ sở tư nhân có chi phí thấp nhưng thời gian trông trẻ linh hoạt và thuận tiện đưa đón nhưng chất lượng thì không đảm bảo. Trẻ em các gia đình nhập cư đã không có những cải thiện đáng kể về thể chất, trí tuệ và hành vi cử xử trong thời gian theo học. Và mặc dù nhận thức tốt về lợi ích của giáo dục mầm non và bày tỏ sự tin cậy đối với chất lượng chăm sóc mầm non của hệ thống công lập, phần lớn các hộ đều không thể cho con học công lập không đăng ký được tạm trú dài hạn và vì thời gian trông trẻ không phù hợp với thời gian họ phải làm việc để kiếm sống. Sự trục trặc này, vừa nằm ở sự yếu thế của người nhập cư, vừa ở sự buông lỏng giám sát của cơ quan quản lý giáo dục. Để giúp trẻ của gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức tiếp cận tốt hơn với chăm sóc và giáo dục mầm non chất lượng tốt, cần xem xét những chính sách vừa khắc phục những tồn tại chung của ngành mầm non vừa tăng cơ hội tiếp cận cho trẻ gia đình nhập cư. Việc phải chọn lựa một cơ sở mầm non giá rẻ và thuận tiện sẽ đỡ rủi ro cho trẻ hơn nếu cơ sở này được cơ quan quản lý giáo dục giám sát nghiêm túc và công khai đánh giá chất lượng để các gia đình chọn lựa. Những hiểu biết hạn chế về chăm sóc và giáo dục mầm non của cha mẹ trẻ sẽ được hỗ trợ bằng những tuyên truyền thông qua ban văn hóa, ban công tác xã hội của địa phương hay công đoàn của doanh nghiệp. Hay việc có thời gian nghỉ hộ sản dài hơn, duy trì thu nhập và an tâm về vị trí công việc trong thời gian nghỉ hộ sản sẽ vừa giúp các gia đình chăm sóc con trong những năm tháng đầu đời vừa giúp giải tỏa áp lực cung ứng đơn vị chăm sóc trẻ nhũ nhi.
  5. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i TÓM TẮT ............................................................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.................................................................................... viii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh .......................................................................................................................... 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 5 2.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................................ 5 2.1.1 Những ảnh hưởng của CSGDMN đối với sự phát triển của trẻ................................ 5 2.1.2 Cơ sở về sự cần thiết nhà nước phải quan tâm đến CSGDMN ................................. 6 2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................................ 7 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 8 2.2.1 Các khái niệm .............................................................................................................. 8 2.2.2 Xác định các yếu tố đo lường .................................................................................... 10 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 11 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 13 3.1 Đặc điểm mẫu thu về ................................................................................................... 13 3.2 Mức độ cung ứng các cơ sở CSGDMN của quận Thủ Đức. .................................... 14 3.3 Sự phù hợp của cơ sở giáo dục trẻ nhỏ so với nhu cầu của gia đình....................... 17 3.4 Yếu tố chất lượng của cơ sở MN................................................................................. 19 3.5 Tình trạng thu nhập, chi phí học MN và khả năng chi trả của các hộ gia đình. ... 22 3.6 Niềm tin và nhận thức của cha mẹ trẻ đối với việc cho trẻ học MN ....................... 25 3.7 Tình trạng cư ngụ của gia đình. ................................................................................. 27 3.8 Kết luận ......................................................................................................................... 29 CHƯƠNG 4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ......................... 30 4.1 Kinh nghiệm quốc tế .................................................................................................... 30 4.2 Gợi ý chính sách ........................................................................................................... 33
  6. -v- 4.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 37 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 40
  7. -vi- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSGDMN : Chăm sóc giáo dục mầm non MN : Mầm non TpHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  8. -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1 Thống kê mẫu theo giới tính trẻ và vai trò của người được phỏng vấn. ............. 13 Bảng 3. 2 Cơ cấu công việc của cha mẹ trẻ ......................................................................... 14 Bảng 3. 3 Đánh giá mức độ sẵn có các cơ sở MN và cự ly đi lại. ....................................... 16 Bảng 3. 4 Sự hài lòng tổng quan đối với cơ sở giữ trẻ hiện tại. .......................................... 19 Bảng 3. 5 Đánh giá người trông trẻ ..................................................................................... 22 Bảng 3. 6 Học phí hiện tại của trẻ........................................................................................ 24 Bảng 3. 7 Quan điểm của gia đình về độ tuổi nên bắt đầu học mầm non. ........................... 26 Bảng 3. 8 Quan điểm của gia đình về loại hình sở hữu. ...................................................... 26 Bảng 3. 9 Mong muốn của hộ gia đình về chính sách mầm non cho trẻ. ............................ 27
  9. -viii- DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3. 1 Tỷ lệ tăng số lớp MN ........................................................................................... 15 Hình 3. 2 Tỷ lệ lớp MN phân theo loại hình sở hữu ............................................................ 15 Hình 3. 3 Lý do lựa chọn nơi gửi trẻ của các gia đình......................................................... 17 Hình 3. 4 Đánh giá sự phù hợp của cơ sở MN với nhu cầu gia đình ................................... 18 Hình 3. 5 Đánh giá tổng quan sự phát triển của trẻ tại cơ sở mầm non đang theo học. ...... 21 Hình 3. 6 Cơ cấu thu nhập của mẫu ..................................................................................... 23 Hình 3. 7 Tình trạng đăng ký tạm trú của hộ ....................................................................... 28
  10. -1- CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) là trung tâm kinh tế lớn, nơi tập trung rất nhiều người nhập cư từ khắp nơi đổ về để học tập, tìm kiếm việc làm cũng như sử dụng các tiện ích xã hội. Trong những năm trở lại đây, người nhập cư vào thành phố luôn chiếm khoảng 30% dân số toàn thành phố, tập trung nhiều tại các quận ngoại thành1. Họ tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của thành phố, đóng góp vào sự phát triển chung đồng thời cũng nảy sinh những nhu cầu cần được đáp ứng, trong đó có nhu cầu cho con cái được đi học, mà đầu tiên và quan trọng là giáo dục mầm non. Nhu cầu gửi trẻ của các gia đình nhập cư tại các quận ngoại thành là rất lớn. Người nhập cư đến TpHCM vì lý do kinh tế ngày càng tăng mạnh và có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ trẻ (Lê Văn Thành, 2006), điều này sẽ đi kèm hệ quả là một số lượng lớn trẻ nhỏ sống cùng cha mẹ chúng. Đa phần họ có học vấn thấp, tham gia những công việc la-o động giản đơn và cư ngụ ở các khu vực ngoại ô thành phố (Ngô Thị Kim Dung, 2011). Điều này hình thành nên nhu cầu gửi trẻ rất lớn cho người nhập cư tại các quận vùng ven. Hệ thống chăm sóc và giáo dục mầm non (CSGDMN) của thành phố trong những năm vừa qua bùng nổ về số lượng, đặc biệt là các đơn vị ngoài công lập tại các quận ngoại thành. Thống kê tại TpHCM cho thấy từ 2005 đến 2012, số lượng lớp nhà trẻ tăng gấp gần 2 lần, và số lượng lớp học mẫu giáo tăng gần 1.7 lần, trong đó đáng lưu ý là tốc độ tăng của các trường ngoài công lập tăng gấp hơn 2 lần trong khi trường công lập chỉ tăng lên chưa đến 50%2. Tốc độ tăng mạnh mẽ nhất thuộc về các quận ngoại thành Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, cũng là nơi tập trung các khu chế xuất, khu công nghiệp và lượng người nhập cư lớn. Tuy vậy, rất nhiều các gia đình nhập cư gặp khó khăn khi muốn gửi con do thiếu các cơ sở CSGDMN phù hợp và chất lượng chăm sóc và giáo dục của rất nhiều cơ sở mầm 1 Theo số liệu từ Cuộc điều tra dân số giữa kỳ 2004, Tp HCM, đây là các quận có tỷ lệ người thường trú chỉ khoảng 50% dân số quận. 2 Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê TpHCM 2012.
  11. -2- non (MN) là không bảo đảm. Tình trạng thiếu hụt nhà trẻ nghiêm trọng do hầu hết các cơ sở mầm non không nhận giữ trẻ ở độ tuổi quá nhỏ. Hệ thống mầm non ngoài công lập phát sinh số lượng lớn các cơ sở giữ trẻ tự phát, các cơ sở MN không đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hàng loạt vụ việc về bạo hành trẻ MN xảy ra tại các cơ sở tư nhân gây nên tâm lý e ngại chất lượng chăm sóc trẻ trên toàn quốc. Thành phố đã cởi mở hơn rất nhiều để tạo cơ hội cho con em của người nhập cư được học các cơ sở MN công lập nhưng vẫn chưa đáp ứng được vì nhu cầu quá lớn. Trong những năm gần đây, trẻ không phân biệt là con em người nhập cư hay thường trú đều được quyền tiếp cận CSGDMN công lập. Tuy vậy, nút thắt này vẫn chỉ được mở ra nửa chừng vì quy chế ưu tiên tiếp cận CSGDMN công lập cho đối thường trú diện KT1 và KT2 trước rồi mới đến diện tạm trú KT3 và KT4. Với lợi thế được đầu tư từ ngân sách và được quản lý bởi cơ quan nhà nước, các cơ sở MN công lập luôn được đánh giá tốt hơn các cơ sở MN ngoài công lập khi xét cùng một mức chi phí, là lựa chọn tốt cho hầu hết các gia đình thu nhập trung bình và thấp. Vì vậy, luôn xảy ra tình trạng quá tải tại các cơ sở CSGDMN công lập, đẩy nhóm trẻ ít ưu tiên hơn sang các lựa chọn đơn vị ngoài công lập. Quận Thủ Đức là địa phương mang những đặc trưng có thể phản ánh những khó khăn trong tiếp cận CSGDMN của người lao động nhập cư. Vốn là một quận ngoại thành, những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự hình thành những khu công nghiệp và khu chế xuất như Khu công nghiệp Bình Chiểu 1, Khu công nghiệp Bình Chiểu 2 và Khu chế xuất Linh Trung đã thu hút một lượng người nhập cư rất lớn. Theo Niên giám thống kê quận Thủ Đức vào ngày 31/12/2013, quận Thủ Đức có lượng người nhập cư chiếm đến 50% dân số quận. Hệ thống cơ sở mầm non tại quận cũng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khối tư nhân. Từ 2009 đến 2012, số lượng cơ sở mầm non của quận đã tăng thêm 91%, cao nhất trong tất cả các quận của thành phố (Niên giám thống kê TpHCM, 2012). Tuy vậy, chất lượng chăm sóc và giáo dục mầm non của quận cũng gặp rất nhiều trục trặc. Rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ nghiêm trọng đã xảy ra tại các cơ sở mầm non của quận và được phản ánh bởi cơ quan báo chí trên toàn quốc. Như vậy, với bất lợi thế của người lao động nhập cư cùng với sự phát triển của hệ thống CSGDMN còn nhiều trục trặc về cả sự phù hợp và chất lượng, các gia đình lao động
  12. -3- nhập cư thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thủ Đức nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận CSGDMN cho em họ. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho 2 câu hỏi: Một: Trẻ em các gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức đang gặp những rào cản nào trong tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm non? Hai: Cơ quan quản lý nên làm gì để giảm thiểu các rào cản trong tiếp cận CSGDMN cho trẻ em trong các gia đình này? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tác giả xác định nhóm các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc tiếp cận CSGDMN của các gia đình nhập cư thông qua: i) các nghiên cứu đi trước để xác định nhóm yếu tố cơ bản, và ii) nghiên cứu tác động của nhóm yếu tố cơ bản này trong thực tế bằng việc thu thập thông tin và phỏng vấn đối tượng; từ đó, tác giả xác định được những yếu tố nào là rào cản trong tiếp cận CSGDMN cho trẻ em các gia đình lao động nhập cư. Để trả lời câu hỏi thứ hai, tác giả căn cứ vào phần trả lời của câu hỏi thứ nhất, kết hợp đối chiếu, học hỏi kinh nghiệm khuyến khích CSGDMN từ các quốc gia khác để đưa ra gợi ý chính sách nhằm giảm khó khăn trong tiếp cận CSGDMN cho nhóm đối tượng này. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định những nguyên nhân gây ra khó khăn trong tiếp cận chương trình CSGDMN cho trẻ em các gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu những khó khăn này và thông qua đó nâng cao khả năng tiếp cận CSGDMN cho các trẻ. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại quận Thủ Đức. Lý do chọn là vì Thủ Đức là một trong những quận có tỷ lệ người nhập cư lớn và có nhu cầu tham gia
  13. -4- chương trình CSGDMN lớn (thể hiện qua số lượng gia tăng các cơ sở CSGDMN trong thời gian qua). Điều này làm cho quận Thủ Đức có thể là một bài học cho cho TpHCM trong giải quyết vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu: Là những gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức, có con nhỏ từ 0 đến dưới 6 tuổi, có thời gian đến và cư ngụ liên tục tại TpHCM trên 1 năm, chưa có hộ khẩu và chưa có nhà riêng để ở.
  14. -5- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Những ảnh hưởng của CSGDMN đối với sự phát triển của trẻ Lợi ích của CSGDMN đối với trẻ được rất nhiều các chuyên gia và nghiên cứu quốc tế khẳng định. Trẻ được giáo dục từ tuổi nhỏ sẽ tác động đến tinh thần và thể chất của trẻ như sức khỏe, học tập và hành vi cư xử trong dài hạn. Các chăm sóc và giáo dục càng có chất lượng thì lợi ích mà trẻ thu được trong cuộc đời càng lớn. Trẻ có tham gia chương trình CSGDMN sẽ thu được lợi ích so với trẻ không tham gia và những lợi ích của chương trình CSGDMN là lớn so đối với các trẻ em dễ bị tổn thương và bị thiệt thòi. Báo cáo giám sát toàn cầu về CSGDMN của UNESCOs năm 2007 cho thấy: Các nghiên cứu tại nhiều quốc gia đã chứng minh việc tham gia vào chương trình CSGDMN giúp cải thiện kết quả học tập của trẻ ở bậc tiểu học, đồng thời duy trì việc theo học tốt hơn ở các cấp so với trẻ không tham gia; tác động của chăm sóc CSGDMN mạnh hơn đối với các trẻ em thuộc gia đình nghèo; lợi ích mà CSGDMN thu được tỉ lệ thuận với thời gian trẻ tham gia học; và các can thiệp ở bậc CSGDMN đem lại lợi ích cao hơn can thiệp giáo dục ở các bậc học khác. Điều này cũng được khẳng định tại Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 của Ngân hàng thế giới: “Những năm đầu đời là đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng nền tảng nhận thức và hành vi… Những năm đầu đời cũng là những thời điểm nhạy cảm khi mà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bắt đầu tụt lại sau mãi mãi và đó cũng là thời điểm mà tập trung đầu tư sẽ mang lại lợi ích cao nhất”. Tuy vậy, việc tham gia là chưa đủ vì chất lượng của chương trình CSGDMN có tác động quan trọng đến kết quả lợi ích thu được. Theo nghiên cứu của tác giả Schweinhart, L. J. và cộng sự năm 2005 thực hiện ở Michigan, Mỹ, khảo sát so sánh giữa những người trưởng thành từng tham gia giáo dục MN chất lượng cao HighScope và nhóm người không tham gia cho thấy nhóm có tham gia có chỉ số IQ cao hơn, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cao hơn và mức lương cao hơn ở cùng một số độ tuổi. Nghiên cứu này cũng đo lường mức đầu tư cho CSGDMN chất lượng cao so với mức lợi ích thu lại và cho kết quả là 17.1/1 giữa lợi ích và chi phí.
  15. -6- Như vậy, trẻ sẽ thu được lợi ích từ việc tham gia chương trình CSGDMN và chất lượng của CSGDMN càng cao thì lợi ích trẻ thu được càng lớn. 2.1.2 Cơ sở về sự cần thiết nhà nước phải quan tâm đến CSGDMN Giáo dục là loại hàng hóa có ngoại tác lớn vì vậy cần được quản lý, giám sát để phát huy tính tích cực. Về góc độ kinh tế học, giáo dục là loại hàng hóa tư vì có cả tính tranh giành và tính loại trừ3. Tuy vậy người ta thường xem nó như một hàng hóa công vì ngoại tác tích cực của giáo dục đối với xã hội là rất lớn (Jane, 2010). Giáo dục có thể được cung cấp bởi nhà nước hoặc đơn vị tư nhân, tuy vậy, mục tiêu của hoạt động thương mại tư nhân là hướng đến tối đa lợi nhuận của họ, vì vậy nếu được tự do hoàn hoàn thì không thể đảm bảo chất lượng giáo dục mà họ cung ứng. Mặt khác nhà nước trong phạm vi nguồn lực của mình, cũng thường không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội về giáo dục (Cowen, 2007, trích trong Jane, 2010), nên vẫn cần sự tham gia cung cấp từ phía tư nhân. Sự can thiệp, quản lý của cơ quan nhà nước là nhằm phát huy tốt các ngoại tác tích cực, thông qua các hình thức cung cấp hoàn toàn, trợ cấp hoặc đặt ra các tiêu chuẩn, yêu cầu để quản lý chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, việc nhà nước can thiệp đến tiếp cận CSGDMN cho trẻ còn giúp cải thiện sự bất bình đẳng. Nhiều trẻ sinh ra trong các gia đình có những bất lợi khiến trẻ bị hạn chế tiếp cận giáo dục, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tương lai trẻ (như các nghiên cứu đã đề cập trên). Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục ban đầu có thể là cơ sở cho những bất bình đẳng kéo dài suốt cuộc đời trẻ, và thậm chí là các thế hệ trong gia đình trẻ về sau. Chính vì vậy, những can thiệp của nhà nước nhằm tăng bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của trẻ chẳng những giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng giữa các trẻ có hoàn cảnh khác nhau trong hiện tại, mà còn tác động giảm bất bình đẳng trong tương lai. 3 Tính tranh giành của giáo dục có thể thấy như việc một lớp học quá đông thì chất lượng cung cấp cho từng người tham gia sẽ bị suy giảm; và tính loại trừ của giáo dục có thể thấy ở việc là người ta hoàn toàn có thể tạo ra những rào cản để ngăn chặn sự tham gia học tập của các đối tượng bằng việc thu phí hay kiểm tra sự có mặt trên lớp.
  16. -7- “Sự can thiệp trong những năm đầu có thể bù đắp cho tình trạng dễ bị tổn thương và thiệt thòi, bất kể các yếu tố cơ bản như nghèo khổ, giới, chủng tộc/dân tộc, đẳng cấp hoặc tôn giáo” (UNESCO, Báo cáo giám sát toàn cầu về Giáo dục cho mọi người, 2007, tr. 113) Quan tâm đến tiếp cận CSGDMN cho trẻ còn được nhìn nhận như là hành động của chính phủ nhằm thực hiện công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990. 2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước Nghiên cứu tiếp cận MN được thực hiện tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới và các chuyên gia đã xác định rất nhiều những yếu tố có thể giới hạn khả năng tham gia về số lượng và chất lượng chương trình CSGDMN của trẻ. Rào cản đầu tiên là giới hạn về cung theo khu vực. Đó là việc đơn vị cung cấp không cung cấp đủ số lượng trường lớp, giáo viên hay cung cấp với chất lượng không được bảo đảm, gây khó khăn cho tiếp cận của mỗi vùng miền. Nghiên cứu của Jennifer Baxter và Kelly Hand (2013) cho thấy các gia đình ở khu vực hẻo lánh nơi có số lượng trường lớp ít hơn thì tỷ lệ trẻ tham gia học MN cũng thấp hơn so với khu vực đông dân cư có số lượng trường lớp nhiều hơn. Báo cáo của UNICEF (2010) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ học MN của trẻ em ở thành thị (75%) cao hơn rất nhiều so với ở nông thôn (51%). Những yếu tố thuộc về nhân khẩu học cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiếp cận. Trình độ giáo dục của mẹ càng cao thì tỷ lệ trẻ tham gia học MN càng cao (W. Steven Barnett và Donald J. Yarosz, 2010). Nghiên cứu của Jennifer Baxter và Kelly Hand (2013) chỉ ra rằng các gia đình có nền tảng kinh tế - xã hội bất lợi (như trình độ học vấn của cha mẹ thấp, bất đồng ngôn ngữ, cha mẹ trẻ nghiện ngập hay sức khỏe kém,….) thì tỷ lệ trẻ tham gia học MN cũng ít hơn; và niềm tin của cha mẹ trẻ đối với việc chăm sóc trẻ (như là cha mẹ là những người chăm sóc trẻ tốt hơn) cũng có ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp cận CSGDMN cho trẻ.
  17. -8- Một yếu tố khác đặc biệt quan trọng là vấn đề tình trạng việc làm, thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu chi trong gia đình. Chi phí cho CSGDMN hầu hết là do hộ gia đình chi trả, và sự chi tiêu này liên quan chặt chẽ đến mức thu nhập của hộ gia đình (Knowles, 2005). Các gia đình có mẹ tham gia công việc ngoài gia đình gia tăng cùng xu hướng với sự gia tăng ghi danh học MN của trẻ; tỷ lệ trẻ tham gia học MN ở các gia đình thu nhập thấp là thấp hơn gia đình có thu nhập cao; và các gia đình có thu nhập ít ỏi sẽ đối mặt với khó khăn lớn khi muốn tiếp cận CSGDMN (W. Steven Barnett và Donald J. Yarosz, 2010). Nghiên cứu của hai tác giả Jennifer Baxter và Kelly Hand (2013) cũng cho thấy chi phí của việc học MN, tình trạng công việc của cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng tham dự CSGDMN của trẻ. Báo cáo của Unesco (2004) cho biết tại Việt Nam có 87% trẻ em dưới 3 tuổi được chăm sóc tại gia đình, và những gia đình nghèo thì không có chọn lựa nào khác. Báo cáo của Unicef (2010) cho thấy tỷ lệ học MN của trẻ em con nhà khá giả (80%) cao hơn rất nhiều so với trẻ con nhà nghèo nhất (36%). Tình trạng cư ngụ của gia đình và các chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng ảnh hưởng đến sự tiếp cận. Nghiên cứu của W. Steven Barnett và Donald J. Yarosz (2010) cho thấy chính sách về CSGDMN mỗi khu vực khác nhau và cũng làm tỷ lệ trẻ tham gia học MN khác nhau. Nghiên cứu của Jennifer Baxter và Kelly Hand (2013) cho biết các gia đình không phải là người bản xứ thì có khuynh hướng có tỷ lệ trẻ em tham gia chương trình giáo dục trẻ nhỏ ít hơn. Như vậy, các nghiên cứu đi trước cho thấy việc tiếp cận CSGDMN của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này có thể nằm ở cơ chế khuyến khích của chính phủ, đặc điểm của địa phương, đặc điểm nhân khẩu của các gia đình, các vấn đề về thu nhập - chi phí, yếu tố niềm tin, nhận thức của cha mẹ và tình trạng cư trú của gia đình. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Các khái niệm Phần này, trong sự hiểu biết của mình, tác giả cố gắng xây dựng định nghĩa về các từ khóa then chốt của nghiên cứu để làm rõ những khía cạnh, nội hàm của các khái niệm mà bài viết này thực hiện để mô tả.
  18. -9- Định nghĩa về tiếp cận Tiếp cận giáo dục là một khái niệm đa chiều và bao hàm nhiều yếu tố. Theo Manuel Souto Otero và Andrew McCoshan (2005), tiếp cận trong giáo dục được định nghĩa như là sự tham gia vào mỗi giai đoạn học tập trong đời, trong đó sự tham gia có nghĩa là mỗi cá nhân có cơ hội để trải nghiệm việc học tập hay cơ hội đào tạo. Hay theo Jennifer Baxter và Kelly Hand (2010), tiếp cận là tạo cơ hội cho trẻ tham dự chương trình giáo dục, là cung cấp đủ thời lượng chương trình để trẻ có thể học, cho phép trẻ trải nghiệm chương trình và các lợi ích thiết yếu của chương trình một cách đầy đủ. Làm rõ hơn định nghĩa về tiếp cận CSGDMN, Frances Press và Alan Hayes (2013) cho rằng: “Tiếp cận CSGDMN bị ảnh hưởng bởi mối tương quan của một loạt các yếu tố: sự sẵn có, sự phù hợp, chất lượng và chi phí. Đầu tiên quan trọng là có một “nơi” sẵn sàng; (nơi này) phù hợp với nhu cầu của gia đình về vị trí, về thời gian trông trẻ, về dịch vụ mà nó cung cấp; đạt được yêu cầu tối thiểu về chất lượng; và nằm trong khả năng chi trả.” 4 Trong nghiên cứu này, để phù hợp với nhóm đối tượng là các gia đình nhập cư và bối cảnh TpHCM, tác giả xây dựng khái niệm tiếp cận MN là sự tham gia của trẻ vào chương trình CSGDMN do nhà nước hoặc tư nhân cung cấp, nơi này phải phù hợp với nhu cầu của gia đình về vị trí, thời gian trông trẻ và dịch vụ mà nó cung cấp; đạt được yêu cầu về chất lượng CSGDMN thành phố; và nằm trong khả năng chi trả của gia đình. Định nghĩa CSGDMN Để phù hợp với quy định hiện hành và hiểu biết phổ biến của người dân, trong nghiên cứu này, CSGDMN là hình thức chăm sóc và giáo dục cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Trong đó độ tuổi 0 đến 3 tuổi là độ tuổi nhà trẻ và từ 3 đến 6 là độ tuổi mẫu giáo. Cơ sở MN là đơn vị thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tuổi cho cả độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. 4 Nguyên văn: “Access to ECE is effected by the interrslationship of a number of factors: availability, suitability, quality and cost. First and formost, a place must be available; it’s must suit to the family’needs in term of location, hours available, and the service provided; it must meet met at least a minimum standard of quality; and it must be affordable”.
  19. -10- Cơ sở MN công lập là cơ sở MN được quản lý và điều hành bởi tổ chức của nhà nước; và cơ sở MN ngoài công lập là cơ sở MN không được quản lý và điều hành bởi tổ chức của nhà nước. Định nghĩa gia đình lao động nhập cư Gia đình lao động nhập cư: trong nghiên cứu này, gia đình lao động nhập cư được xác định là những nhóm từ 2 người trở lên có quan hệ gia đình cùng ở chung một nhà, từ tỉnh hay thành phố khác đến TpHCM với mục đích làm việc để kiếm sống. 2.2.2 Xác định các yếu tố đo lường Các yếu tố đo lường khả năng tiếp cận giáo dục phải phản ánh các khía cạnh mà định nghĩa “tiếp cận” bao hàm. Điều này được đo lường bằng số lượng trẻ ghi danh học hoặc tham dự học MN, cũng như việc hợp nhất bản chất đa chiều của “tiếp cận” vào việc đo lường. Tuy vậy, nghiên cứu này đi vào một nhóm đặc thù là trẻ em trong các gia đình nhập cư tại TpHCM, và mong muốn tìm kiếm những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cha mẹ của trẻ quyết định cho trẻ tham gia CSGDMN. Vì vậy, các yếu tố được xây dựng sẽ nhằm phản ánh tính đa chiều của tiếp cận CSGDMN ở các nhóm yếu tố có thể tác động đến quyết định gửi trẻ thay vì nhắm đến số lượng thống kê tham dự. Ngoài các khía cạnh của định nghĩa về tiếp cận, tác giả cũng đưa vào thêm 2 yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp cận mà các nghiên cứu trước đã cho thấy là: niềm tin gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ và tình trạng cư ngụ của gia đình. Như vậy, nhóm yếu tố cần đo lường để phản ánh các khó khăn của gia đình nhập cư khi cho trẻ tiếp cận CSGDMN gồm có:  Mức độ cung cấp CSGDMN của quận Thủ Đức.  Sự phù hợp của cơ sở CSGDMN so với nhu cầu của gia đình.  Chất lượng cung cấp của CSGDMN.  Tình trạng thu nhập và chi tiêu cho CSGDMN của hộ gia đình.  Niềm tin, quan điểm của gia đình đối với CSGDMN.  Ảnh hưởng của tình trạng cư ngụ của gia đình đến tiếp cận CSGDMN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0