Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B và đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________ NGUYỄN XUÂN THANH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SINH SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________ NGUYỄN XUÂN THANH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SINH SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤT THẮNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Học viên NGUYỄN XUÂN THANH
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU............................................................... 4 1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI ........................................................................ 4 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B ............................................................ 7 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................7 2.1.2. Các đường lây truyền ..........................................................................7 2.1.3. Viêm gan B cấp và mạn tính ...............................................................8 2.1.4. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B.........................................................9 2.1.5. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B .......................................................10
- 2.1.6. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm .....................................................11 2.1.7. Điều trị viêm gan B mạn ...................................................................12 2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ............................................................. 12 2.2.1. Thuyết hành vi dự định .....................................................................12 2.2.2. Thuyết niềm tin sức khỏe ..................................................................13 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ....................... 14 2.3.1. Nghiên cứu trong nước ......................................................................14 2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài .....................................................................17 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................... 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................22 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 22 3.2. KHUNG PHÂN TÍCH ........................................................................... 24 3.2.1. Thái độ ...............................................................................................25 3.2.2. Kiểm soát hành vi ..............................................................................27 3.2.3. Chuẩn chủ quan .................................................................................29 3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37 3.4.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................37 3.4.1.1. Kích thước mẫu nghiên cứu .........................................................37 3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................37 3.4.2. Thu thập dữ liệu.................................................................................37 3.4.2.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................37 3.4.2.2. Phương pháp khảo sát ..................................................................37
- 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................38 3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................... 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................40 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................. 40 4.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ...................................... 44 4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo trong Mô hình 1 ...........44 4.2.1.1. Thang đo thái độ ..........................................................................44 4.2.1.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................47 4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo trong Mô hình 2 ...........48 4.2.2.1. Thang đo thái độ ..........................................................................48 4.2.2.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................51 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ................................................... 52 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo trong Mô hình 1 ....................52 4.3.1.1. Thang đo thái độ ..........................................................................52 4.3.1.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................53 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo trong Mô hình 2 ....................54 4.3.2.1. Thang đo thái độ ..........................................................................54 4.3.2.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................55 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY ......................................................................... 57 4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................... 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................67 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 67 5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ................................................................ 68
- 5.2.1. Tăng cường tuyên truyền về bệnh viêm gan B và cách phòng ngừa bệnh viêm gan B ...............................................................................................68 5.2.2. Phổ biến kiến thức về bệnh viêm gan B ............................................68 5.2.3. Nghiên cứu hướng đến lộ trình tiêm ngừa bệnh viêm gan B bắt buộc 69 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...... 69 5.3.1. Hạn chế của đề tài .............................................................................69 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo thái độ về viêm gan B..................................................... 26 Bảng 3.2: Thang đo kiến thức về viêm gan B ................................................. 27 Bảng 3.3: Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................... 30 Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................... 34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định tính ................................................. 41 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến định lượng .............................................. 42 Bảng 4.3: Điểm số phản ánh thang đo thái độ và chuẩn chủ quan ................. 42 Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 1 ........................... 44 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 1 .......................... 47 Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1 ............ 48 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1 ............ 48 Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 2 ........................... 49 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 2 .......................... 51 Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2 .......... 51 Bảng 4.11: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2 .......... 52 Bảng 4.12: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 1 ........................... 52 Bảng 4.13: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1............. 53 Bảng 4.14: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 2 ........................... 54 Bảng 4.15: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2............. 56 Bảng 4.16: Thang đo thái độ, chuẩn chủ quan ................................................ 56 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy............................................................................. 62 Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................... 64
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cấu trúc Hepatitis B virus ............................................................... 10 Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behavior .................... 13 Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe ............................................................. 14 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 23 Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B 24
- TÓM TẮT Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B, nhưng hầu hết tập trung vào các đối tượng có nguy cơ như nhân viên hoặc sinh viên ngành y… mà không có nghiên cứu trên đối tượng dân thường nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức động ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định và ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B ở người dân trưởng thành sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy Binary Logistic đa biến, với 337 quan sát lấy mẫu thuận tiện, 157 nam (46.59%), 180 nữ (53.41%), độ tuổi trung bình là 32 tuổi, kết quả cho thấy: 111 người đã tiêm (32.94%); 164 người chưa tiêm vắc xin nhưng có ý định tiêm (48.66%); 62 người chưa tiêm và cũng không có ý định tiêm (18.40%). Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêm là: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối với việc phòng bệnh, những người đã có con, thu nhập bình quân, người thân có tiền sử viêm gan B. Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiêm: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối với việc phòng bệnh, Kiến thức, Tác động từ gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, người đã có con, thu nhập bình quân, và người thân có tiền sử viêm gan B. Việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức về phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B là cần thiết để duy trì và nâng cao thái độ và nhận thức. Tuy nhiên thực tế còn nhiều yếu tố khác có tác động nhưng chưa nghiên cứu như mức sẵn lòng chi trả, tác động của các chương trình can thiệp thúc đẩy tiêm vắc xin. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định thêm những yếu tố có tác động khác là cần thiết để đề xuất giải pháp toàn diện hơn.
- ABSTRACT Although there have been many studies related to vaccination against Hepatitis B, but most of them focus on at-risk subjects such as health workers or medical students ... and no research on normal people, then the objective of the research was to identify and measure the effective levels of factors which affect to the intention and decision to vaccinate against hepatitis B in adults living in Ho Chi Minh city. By using quantitative research methods, and the Binary Logistic regression model, included 337 observations, 157 participants were male (46.59%), 180 were female (53.41%), the average age of the study participants is 32 years old, the result is: 111 respondents were vaccinated (32.94%), 164 respondents had not been vaccinated but intend to vaccinate (48.66%), 62 respondents had not been vaccinated and had no intention of future vaccination (18.40%). Factors that influence the decision to vaccinate include: attitude toward disease, attitude to disease prevention, status of children (family with children), average income and family medical history (with hepatitis B). Factors that influence the intention to vaccinate include: attitude towards disease, attitude towards disease prevention, knowledge of hepatitis B, impacts from family, friends, health workers, status of children (family with children), average income and family medical history (with hepatitis B). Strengthening the propaganda and dissemination of knowledge about disease prevention of Hepatitis B is necessary to maintain and increaase attitudes and awareness. However, in reality, there are many other factors that may impact but have not been studied, such as the willingness to pay for vaccination, the impact of specific interventions in promoting vaccination. Therefore, further research is needed to identify additional factors that influence the intention and decision to vaccinate against hepatitis B. to propose a more comprehensive solution.
- 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do vi rút tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính. Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Trên thế giới có hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút này và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh viêm gan B. Khả năng để nhiễm vi rút viêm gan B trở thành mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh. Nhiễm virus viêm gan B ở trẻ dưới 6 tuổi rất dễ trở thành mạn tính: 80-90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính, 30-50% trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B trước 6 tuổi sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính. Nếu không được theo dõi và khám định kỳ, 1/4 số người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do ung thư gan hoặc suy gan. Đồng thời, 80% người mắc viêm gan B mạn trên thế giới sống tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford, 2016). Cũng theo WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan. Mới đây, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thì Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%); đáng chú ý là có đến 90% người bị viêm gan không biết được tình trạng bệnh. Ước tính dân số Việt Nam 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B. Còn theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B rất cao; cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B mạn. Ung thư gan là một trong các loại ung thư thường gặp và gây tử vong vong cao nhất Việt nam. Năm 2013, có khoảng 31.000 ca tử vong do ung thư gan tại Việt Nam. Tại Việt
- 2 nam, ung thư gan là ung thư thường gặp nhất ở nam giới và thường gặp thứ 3 ở nữ giới. Người mắc viêm gan B mạn tại Việt nam chủ yếu do lây truyền từ mẹ sang con. Theo WHO, viêm gan B là bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin an toàn và hiệu quả và vắc xin viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1982. Hiệu quả của vắc xin viêm gan B đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mạn tính của nó. Ở Việt Nam, tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được triển khai từ năm 2003. Nhận thấy tầm quan trọng của vắc xin phòng viêm gan B, nhiều nhà hoạch định chính sách lẫn các nhà nghiên cứu khoa đã nghiên cứu, đề xuất, triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng. Tiêu biểu như một số nhóm tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu để xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B như nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Akibu và cộng sự (2018), Liu và cộng sự (2018), Hang và cộng sự (2019). Mặc dù cũng đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về chủ đề này, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thường nhắm vào các nhóm đối tượng dễ mắc viêm gan B như bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên trường y, mẹ truyền sang con… Số lượng các nghiên cứu cho cộng đồng dân cư chung vẫn còn khá hạn chế. Theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam hiện đa phần sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh giá trị trung bình đơn biến để phân tích, ít có nghiên cứu xem xét đồng thời nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, kết quả tổng quan một số nghiên cứu có liên quan về chủ đề này cũng cho thấy, nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn khá hạn chế ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Chính vì những lý do trên, đề tài nghiên
- 3 cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh” là vừa cấp thiết, vừa mang tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ là một kênh tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách xem xét, trước khi đưa ra các chương trình can thiệp nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng dân cư. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B và đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. - Đo lường mức độ tác động của những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định và ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B là như thế nào. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu tăng khả năng tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành.
- 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành ở các quận huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Địa điểm được lựa chọn để tiến hành khảo sát là những nơi đông người, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát để đề nghị họ tham gia nghiên cứu, như: Công viên, khu vui chơi, siêu thị, trường học… - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2019. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những người đã trưởng thành, đảm bảo trên 18 tuổi và tham gia trên tinh thần tự nguyện. 1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, mặc dù ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này, tuy nhiên, đối tượng mà các nghiên cứu đó nhắm đến chủ yếu là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. Do đó, nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ bổ trợ thêm vào kho tàng các nghiên cứu thực nghiệm về viêm gan B ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định được những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng dân cư nói chung, đặc biệt là ở những người trưởng thành (nhóm đối tượng ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước). Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ khuyến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành. 1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này. Đối tượng nghiên cứu thường là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, phương pháp nghiên cứu phổ biến là thống kê mô tả, dựa trên việc thống kê kết quả trả lời bảng câu hỏi khảo sát đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về phòng viêm gan B, từ đó đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của những người tham gia nghiên cứu trong việc phòng viêm gan B. Còn trong bài nghiên cứu này, nhóm đối tượng nghiên cứu là ở những người trưởng
- 5 thành (nhóm ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước). Ngoài ra, bên cạnh sử dụng phương pháp thống kê mô tả như hầu hết các nghiên cứu trước, đề tài còn vận dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa biến để nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B (một phương pháp phòng ngừa hiệu quả viêm gan B), từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành. 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1 sẽ giới thiệu về vấn đề tập trung nghiên cứu, xác định cụ thể mục tiêu cần đạt được trong nghiên cứu, giới hạn lại đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời trình bày ý nghĩa mà kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ mang lại. Chương 2 sẽ tập trung làm rõ những lý thuyết, khái niệm liên quan đến viêm gan B, như: các đường lây truyền, cách phòng ngừa, các điều trị… Đồng thời, các lý thuyết được vận dụng để nghiên cứu về hành vi, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước liên quan đến đề tài cũng được trình bày chi tiết trong phần này. Chương 3 tập trung vào việc xây dựng khung phân tích để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số được đề xuất trong mô hình. Các vấn đề liên quan đến dữ liệu như cách thức chọn mẫu, quy mô mẫu… và phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương này. Chương 4 sẽ trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được, trong đó trọng tâm là chỉ ra những yếu tố có tác động đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của các yếu tố này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh, đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đây, trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những nhận định chi tiết về kết quả nghiên cứu trong trường hợp cụ thể này.
- 6 Chương 5 sẽ trình bày tóm tắt lại những vấn đề trọng tâm, kết quả chính mà nghiên cứu đã đạt được. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, đề tài sẽ đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành. Ngoài ra, chương này cũng sẽ trình bày những vấn đề còn hạn chế của nghiên cứu, từ đó đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương này sẽ trình bày về khái niệm bệnh viêm gan B, các đường lây truyền bệnh, phương pháp sàng lọc, phòng tránh và điều trị bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) và thuyết niềm tin sức khỏe (Health belief model) cũng được trình bày trong chương này, cùng với kết quả lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan chính là cơ sở cho đề tài tiếp cận, giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B 2.1.1. Khái niệm Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng do vi rút viêm gan B gây ra. Đó là loại viêm gan siêu vi nghiêm trọng nhất và là một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. Nhiễm viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan. Nhiễm viêm gan B có thể dẫn đến nhiễm lâu dài mạn tính trong đó virus liên tục tồn tại trong máu và chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm. Tình trạng này được gọi là nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), viêm gan B (còn gọi là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng viêm hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. 2.1.2. Các đường lây truyền Theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây theo 3 đường: Từ mẹ sang con khi sinh, qua đường máu, và qua quan hệ tình dục không bảo vệ. - Lây từ mẹ sang con: Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh. Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt nam và là nguyên nhân gây viêm
- 8 gan B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai không biết mình bị viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm. - Lây qua đường máu: Viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm vi rút. Ví dụ: Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương; dùng chung dao cạo hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu; tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế; truyền máu không an toàn. - Lây qua quan hệ tình dục: Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Mặc dù dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ truyền viêm gan B, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B vẫn là tiêm phòng. Viêm gan B không lây qua ăn uống chung. Hiện nay vẫn có một số hiểu nhầm về đường lây truyền viêm gan B. Nhiều người vẫn nghĩ rằng viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống giống như viêm gan A. Thực tế, vi rút viêm gan B không lây truyền qua: Ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa; làm việc chung cùng cơ quan, văn phòng; ôm, hôn; ho hoặc hắt hơi; bắt tay; muỗi đốt; cho con bú sữa mẹ. 2.1.3. Viêm gan B cấp và mạn tính Mắc viêm gan B cấp có thể dẫn tới 1 trong 3 tình huống: - Tiến triển thành viêm gan tối cấp và tử vong do suy gan. Gây tổn thương nhiều tế bào gan nặng nề, dẫn tới suy gan cấp hoặc thậm chí tử vong. Rất may là điều này chỉ xảy ra ở tỷ lệ nhỏ (1%). - Phục hồi sau khi nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ. Cơ thể loại bỏ vi rút viêm gan B sau vài tháng và (có triệu chứng hoặc không), tạo được miễn dịch bảo vệ suốt đời. Hiện nay không có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp mà chỉ có thuốc điều trị hỗ trợ. - Tiến triển thành viêm gan B mạn. Cơ thể không loại bỏ vi rút dẫn tới mắc viêm gan mạn suốt đời. Hiện nay đã có thuốc kháng vi rút điều trị hiệu quả viêm gan B mạn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần khám theo dõi và sàng lọc ung thư gan
- 9 định kỳ để phát hiện sớm tổn thương gan. Nếu không được điều trị và theo dõi đúng cách, khoảng ¼ người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan. 2.1.4. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B Đa số người mắc viêm gan B không có triệu chứng. Vì vậy, cần xét nghiệm sàng lọc những người có nguy cơ mắc để: • Chẩn đoán viêm gan B mạn để theo dõi và điều trị kịp thời • Kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ chưa để tiêm vắc xin dự phòng • Giảm thiểu việc tiêm phòng vắc xin không cần thiết. Những người đã mắc viêm gan B mạn hoặc đã có miễn dịch bảo vệ (do đã tiêm phòng hoặc do mắc viêm gan B trước đây) không cần tiêm vắc xin. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B bằng các xét nghiệm sau đây: HBsAg (còn gọi là kháng nguyên bề mặt): Xét nghiệm HBsAg là cách duy nhất để chẩn đoán viêm gan B mạn. Nếu HbsAg (+) kéo trên 6 tháng nghĩa là bệnh nhân đã mắc viêm gan B mạn. Do phần lớn bệnh nhân viêm gan B tại Việt nam mắc vi rút từ lúc sinh hoặc khi còn nhỏ, xét nghiệm HbsAg (+) thường có nghĩa là đã mắc viêm gan B mạn. Người có HbsAg (+) cần được tư vấn và khám định kỳ để giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh gan mạn và ung thư gan. Anti-HBs: Xét nghiệm anti-HBs là để kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ hay chưa. Anti-HBs tạo ra sau tiêm phòng hoặc do trước đây đã mắc vi rút viêm gan B và tự hồi phục. Các xét nghiệm viêm gan B khác: Total anti-HBc: Là xét nghiệm để kiểm tra xem bệnh nhân đã từng mắc vi rút trước đây chưa. Xét nghiệm này rất hữu ích trong việc sàng lọc khi truyền máu nhưng không phân biệt được người hiện đang mắc viêm gan B mạn với người đã hồi phục và có miễn dịch bảo vệ với viêm gan B.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 840 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn