intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

27
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn HTX nông nghiệp. Đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của các HTX nông nghiệp. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- DƯƠNG VĂN HUY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- DƯƠNG VĂN HUY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRẦN VĂN ĐIỀN Thái Nguyên - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Dương Văn Huy
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên, chỉ bảo ân cần của các cá nhân, tập thể, cơ quan nơi tôi công tác và các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Điền đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp này. Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thứ ba, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Ba Bể; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ba Bể; Giám đốc các HTX,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể để tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và bày tỏ lòng biết ơn đến người thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt vật chất, chia sẻ những khó khăn và động viên tinh thần trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Dương Văn Huy
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................... 4 4.1. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................... 4 4.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................... 4 4.3. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ........................................ 5 1.2. Tình hình phát triển HTX trên thế giới và tại Việt Nam .........................13 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.........................................................................29 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ........................................................... 29 2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội ................................................ 33 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................36 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................36 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ........................................... 36 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 38 2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................... 38 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 40 3.1. Tình hình phát triển HTX trên địa bàn huyện Ba Bể giai đoạn 2017–2019 ..40 3.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019..44 3.2.1. Thông tin chung về các HTX được điều tra .................................... 44 3.2.2. Tình hình vốn góp ban đầu của các HTX ....................................... 45 3.2.3. Thực trạng phát triển các HTX nông nghiệp .................................. 46 3.3. Một số đánh giá chung về phát triển HTX nông nghiệp huyện Ba Bể ..59 3.3.1. Đánh giá về một số thành tựu nổi bật ............................................. 59
  6. 3.3.2. Đánh giá về tổ chức quản lý ........................................................... 61 3.3.3. Đánh giá về hiệu quả hoạt động trong phát triển kinh tế - xã hội . 62 3.3.4. Một số hạn chế trong phát triển HTX nông nghiệp huyện Ba Bể ... 63 3.3.5. Những nguyên nhân của hạn chế .................................................... 66 3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ và thách thức (SWOT) trong phát triển HTX nông nghiệp huyện Ba Bể ........................67 3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển HTX nông nghiệp huyện Ba Bể....68 3.5.1. Mục tiêu ........................................................................................... 68 3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể ................................................................................. 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 77 1. Kết luận. ................................................................................................................77 2. Kiến nghị ...............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 83
  7. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH N GHĨA BKS Ban kiểm soát BGĐ Ban giám đốc DN Doanh nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị HTX Hợp tác xã Tổ chức lao động quốc tế (International ILO Labour Organization) KT - XH Kinh tế - Xã hội NQ Nghị quyết NUCI Hợp tác xã quốc gia Ấn Độ UBND Ủy ban nhân dân
  8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3. 1 Số lượng HTX trên địa bàn huyện Ba Bể giai đoạn 2017 – 2019 ...... 42 Bảng 3. 2. Phân loại HTX theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2017-2019 .......... 43 Bảng 3. 3. Số lượng HTX nông nghiệp huyện Ba Bể giai đoạn 2017–2019 ...... 47 Bảng 3. 4. Tổng số thành viên của các HTX nông nghiệp huyện Ba Bể............ 50 Bảng 3. 5. Thống kê trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ quản lý HTX ........... 52 Bảng 3. 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019 ................................................................................. 54 Bảng 3. 7. Tổng hợp thu nhập bình quân của các Hợp tác xã ............................ 56
  9. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ................................................................ 29 Hình 3. 1. Tỷ lệ các loại hình HTX ở huyện Ba Bể năm 2017-2019 ..................... 42 Hình 3. 2. Vốn góp của các HTX khi mới thành lập .......................................... 45 Hình 3. 3. Cơ cấu tổ chức của các HTX nông nghiệp huyện Ba Bể................... 48 Hình 3. 4. So sánh giá trị tài sản của các HTX từ năm thành lập và năm 2019 ........ 58
  10. iv TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Dương Văn Huy 2. Tên luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên 5. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 5.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn HTX nông nghiệp, đánh giá thực trạng về tổ chức, hoạt động và đề xuất các giải pháp phát triển hiệu quả HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 5.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ dữ liệu liên quan đến 12 HTX nông nghiệp ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Ba Bể, tập trung nghiên cứu sâu 12 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. + Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2020 đến 09/2020. 6. Các phương pháp sử dụng - Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu; điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và thành viên HTX. - Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu và công cụ Excel để xử lý số liệu. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích SWOT để phân tích số liệu nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. 7. Tóm tắt kết quả chính của đề tài Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Ba Bể giai đoạn 2017- 2019: Đã có sự thay đổi và chuyển biến theo hướng tích cực về phát triển HTX trên
  11. v địa bàn huyện Ba Bể không chỉ về số lượng, mà cả về chất lượng. Nếu như năm 2017 toàn huyện chỉ có 4 HTX nông nghiệp, thì đến năm 2019 số HTX nông nghiệp đã tăng lên 12 HTX: Bên cạnh đó, quy mô HTX, vốn đầu tư sản xuất, số thành viên HTX, lợi nhuận HTX, thu nhập của các thành viên HTX cũng tăng lên đáng kể, nhưng vẫn thấp hơn so với các HTX trong lĩnh vực kinh tế khác. Để tăng lợi nhuận của HTX và tăng thu nhập của thành viên HTX thì cần chú ý tăng cường vốn đầu tư sản xuất cũng như tăng thêm số thành viên HTX. Đây là điểm rất cần chú ý để có thể phát triển mở rộng, kết nạp thêm thành viên HTX và phát triển HTX. Tồn tại, khó khăn và thách thức trong phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Ba Bể: Quá trình phát triển HTX nông nghiệp tại huyện Ba Bể đang còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Các HTX hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu; Thiếu vốn để mở rộng đầu tư sản xuất, còn non trẻ về kinh nghiệm quản lý, thương trường. Lợi nhuận HTX và thu nhập của các thành viên HTX nông nghiệp vẫn còn thấp. Mặt khác, một số HTX còn chưa có trụ sở riêng, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý HTX có trình độ; Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của Chính phủ và của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế,… Giải pháp phát triển hiệu quả HTX nông nghiệp huyện Ba Bể: Để phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Ba Bể cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp khác nhau như: (1) Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác cán bộ; (2) Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp; (3) Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển; (4) Giải pháp về quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông nghiệp; (5) Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã. Trên cơ sở các nhóm giải pháp mà đề tài đề xuất, tác giả hy vọng rằng cấp ủy, chính quyền huyện Ba Bể có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo, điều hành, quản lý và phát triển HTX nông nghiệp ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đến nay HTX vẫn tỏ ra là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và quan trọng hơn nữa, thông qua HTX, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức mạnh để đối phó với khó khăn và tránh các nguy cơ thua lỗ cao. Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam, phong trào HTX đã trải qua nhiều bước thăng trầm gắn với những thay đổi chung trong cơ chế quản lý kinh tế của đất nước. Đến nay, các HTX kiểu mới ra đời thay thế cho mô hình hợp tác xã kiểu cũ (chuyển đổi, thành lập mới theo Luật hợp tác xã năm 1996 và Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003, nay là Luật HTX 2012), đặt nền móng căn bản cho sự phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Sau khi thực hiện theo Luật hợp tác xã 2012, kết quả là đã xuất hiện một số hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt cho kinh tế hộ gia đình thành viên, đã làm rõ và giải quyết được nhiều tồn tại trong các hợp tác xã. Với xu thế phát triển HTX của cả nước, trong những năm qua huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung phát triển nhiều HTX nông nghiệp nhằm liên kết các hộ dân sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ nông sản nhằm tạo sự phát triển bền vững kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện. Thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về xây dựng HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu chung: “Khuyến khích phát triển HTX kiểu mới trên mọi lĩnh vực, tăng tính chủ động để HTX thực sự là cầu nối giữa người sản xuất và các doanh nghiệp, nhà khoa học nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế nông thôn găn với xây dựng nông thôn mới ”, hàng
  13. 2 năm UBND huyện Ba Bể đã xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu cụ thể mỗi năm, mỗi xã thành lập mới 01 HTX hoạt động có hiệu quả, giúp nâng cao thu nhập cho các thành viên và nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tính đến nay, trên địa bàn huyện Ba Bể có 12 HTX nông nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật HTX năm 2012 với tổng vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn huyện (UBND huyện Ba Bể, 2019). Ngoài ra, còn nhiều tổ hợp tác, các nhóm sở thích,… đã và đang từng bước khai thác được thế mạnh của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước thu hút được nhiều hộ dân tham gia, nhiều HTX đã có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm, cung cấp giống và vật tư nông nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể vẫn còn tồn tại những yếu kém nhất định, chưa phát huy được vai trò và vị trí của kinh tế tập thể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhiều HTX tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX; các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối trong HTX còn biểu hiện xa rời bản chất và các giá trị của HTX. Bên cạnh đó, các HTX thành lập mới đã đi vào hoạt động nhưng chưa đem lại hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lúng túng trong công tác tổ chức quản lý điều hành, thậm chí trì trệ không phát triển, không có hoạt động cụ thể, một số HTX còn tồn tại mang tính hình thức. Do đó, đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp củng cố và xây dựng các loại hình HTX nông nghiệp gắn với phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
  14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn HTX nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của các HTX nông nghiệp. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ dữ liệu liên quan đến các HTX nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra, luận văn còn tiếp cận, thu thập dữ liệu của các đối tượng khác trong quá trình nghiên cứu như sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Ba Bể trong phát triển các mô hình kinh tế tập thể, HTX. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Ba Bể, tập trung nghiên cứu sâu 12 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 09 năm 2020. Số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp trong giai đoạn 2017 – 2019. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019. Đánh giá hiệu quả hoạt động và đề xuất các giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện trong khuôn khổ và phạm vi của đề tài.
  15. 4 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể, trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực nhằm giải quyết những tồn đọng, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phát triển hiệu quả các HTX nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Tìm ra những giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công tác tổ chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Đưa ra những nhận định chủ quan và những đề xuất về cơ chế, chính sách nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của các hộ dân, phát huy lợi thế, tiềm năng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Ba Bể trên thị trường trong nước và quốc tế. 4.3. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, đóng góp ý tưởng vào việc hoạch định chính sách cho các cấp, các ngành về việc làm thế nào để phát triển hiệu quả các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý HTX nông nghiệp trong và ngoài huyện tham khảo để xây dựng và thực hiện những giải pháp phát triển hiệu quả HTX nông nghiệp của mình trong thời gian tới.
  16. 5 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận phát triển Hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm kinh tế hợp tác Hợp tác là sự kết hợp sức lực của những người hoặc những đơn vị, tổ chức để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi người, mỗi đơn vị, tổ chức hoạt động độc lập sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được, hoặc thực hiện được nhưng hiệu quả kém hơn so với hợp tác (BCH Trung ương Đảng, 2013). Hợp tác là hình thức tất yếu trong hoạt động kinh tế, lao động sản xuất của con người. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của hoạt động kinh tế và lao động sản xuất nói riêng của con người. Do đó, sự phát triển của hợp tác gắn liền và quy định bởi tiến trình phát triển kinh tế xã hội của loài người. Trong lao động sản xuất, hợp tác có tác dụng kích thích, thúc đẩy phát triển kinh tế. Kinh tế hợp tác là một hình thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, tổng hợp sức mạnh của từng thành viên. Với ưu thế và sức mạnh của tập thể nhằm giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế một cách tốt hơn, nhằm hoạt động có hiệu quả và đem lại lợi ích cao hơn cho mỗi thành viên tham gia hợp tác (BCH Trung ương Đảng, 2013). Kinh tế hợp tác là một hình thức kinh tế mà nhờ đó các đơn vị kinh tế tự chủ (kinh tế hộ gia đình) có điều kiện phát triển. Kinh tế hợp tác của người lao động là việc cùng chung sức, chung vốn để tiến hành một công việc, một lĩnh vực hoạt động sản xuất dịch vụ nào đó theo kế hoạch nhằm mục đích chung và mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia hợp tác.
  17. 6 Kinh tế hợp tác tồn tại dưới hai hình thức là tổ hợp tác và HTX (BCH Trung ương Đảng, 2013): + Kinh tế hợp tác giản đơn (tổ hợp tác): như tổ, hội nghề nghiệp; tổ, nhóm hợp tác; tổ kinh tế hợp tác thường gọi tắt là "tổ hợp tác". + Hợp tác xã là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. Là một tổ chức kinh tế do những người lao động, các đơn vị kinh tế tự chủ có nhu cầu tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập theo quy định của pháp luật, nhằm giúp đỡ nhau cùng phát triển. Kinh tế hợp tác mà đỉnh cao là hợp tác xã đang là hình thức kinh tế hợp tác phổ biến ở các nước trên thế giới, đóng vai trò là bàn đỡ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp... thúc đẩy thương mại dịch vụ, trao đổi hàng hoá, góp phần làm cho kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt ở khu vực nông thôn (BCH Trung ương Đảng, 2013). 1.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp Ở nhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Có nhiều cách định nghĩa về hợp tác xã: Tại đại hội Liên minh hợp tác xã Quốc tế (ICA) lần thứ 31 họp tại Manchester (Anh) ngày 19 - 23/09/1995, Hội đồng quản trị Liên minh HTX quốc tế đã thống nhất các tuyên bố, các nguyên tắc hợp tác chung về xây dựng HTX trong tình hình phát triển thực tiễn. Trong đó, định nghĩa: “Hợp tác xã là những hiệp hội tự chủ của người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một tổ chức do chính các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ” (ICA, 2005). Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) định nghĩa hợp tác xã là sự liên kết những người đang gặp phải những khó khăn kinh
  18. 7 tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản của hộ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung (Henry, 2012). Tại Việt Nam, theo luật HTX sửa đổi năm 2012, HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2012). Trên cơ sở khái niệm hợp tác xã được Luật Hợp tác xã 2012 quy định, ta có thể hiểu về khái niệm hợp tác xã nông nghiệp như sau: HTX nông nghiệp trước hết là một tổ chức kinh tế được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng gắn với hộ nông dân. HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nông dân, hộ gia đình nông dân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.1.3. Phát triển Hợp tác xã
  19. 8 Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội . Như vậy, phát triển kinh tế không chỉ bao gồm nội dung tăng trưởng kinh tế, mà còn có nghĩa là cùng với sự tăng trưởng sẽ xuất hiện sự thay đổi của mọi kết cấu. Từ khái niệm phát triển kinh tế, ta có thể hiểu phát triển HTX được thể hiện trên 3 phương diện số lượng, chất lượng và cơ cấu, đó là: i) Sự gia tăng về số lượng HTX, gia tăng số lượng thành viên HTX; ii) Tăng số lượng các HTX hoạt động hiệu quả, được tổ chức quản lý tốt; iii) Cơ cấu (%) loại hình HTX theo lĩnh vực hoạt động, theo địa bàn, theo mức độ chuyên môn hóa cung cấp dịch vụ của HTX (HTX chuyên ngành/ HTX đa ngành). Tuy nhiên, sự phát triển HTX không phải lúc nào cũng phát triển đồng thời cả 3 phương diện này mà sự phát triển có thể được ghi nhận khi có sự thay đổi của một trong 3 phương diện trên (Hoàng Vũ Quang, 2015). 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hợp tác xã 1.1.2.1. Đặc điểm của hợp tác xã Hợp tác xã trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của người dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Thành viên gia nhập hợp tác xã vì họ cần được hợp tác xã phục vụ, cần hợp tác xã trợ giúp những việc mà họ không thể tự làm hoặc làm một mình không có hiệu quả, khắc phục được những nhược điểm và hạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ. Trên cơ sở đó, HTX có các đặc điểm cơ bản sau: - Việc thành lập HTX dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung, các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
  20. 9 động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên. - Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của HTX chỉ là công cụ nhằm làm tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, thành viên tham gia HTX. - HTX là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác có tính xã hội sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường, phục vụ nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên, không phải vì lợi nhuận riêng của cá nhân hay tổ chức nào đó. - Đối tượng tham gia HTX bao gồm tất cả những người nông dân, hộ nông dân và pháp nhân, khi tham gia HTX, các thành viên bắt buộc phải góp vốn, còn việc góp sức là tuỳ thuộc vào từng loại hình hợp tác xã, vào yêu cầu của HTX và nguyện vọng của các thành viên, không bắt buộc thành viên phải góp sức. - HTX có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giới hạn vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX tại thời điểm tuyên bố phá sản. Các thành viên của HTX cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình. 1.1.2.2. Vai trò của hợp tác xã a) Vai trò của HTX đối với thành viên Theo Chu Quang tiến (2012), vai trò của HTX đối với thành viên được xem xét trên hai khía cạnh về kinh tế và xã hội. Vai trò đối với thành viên về kinh tế: Đây được xem là vai trò cơ bản và quan trọng nhất, điều này xuất phát từ các chức năng, nhiệm vụ của HTX là nhằm giúp thành viên phát triển kinh tế, sau đó mới đến các chức năng khác. Theo đó, tất cả hoạt động của HTX có mục đích trợ giúp thành viên phát triển kinh tế có thể được xem là vai trò kinh tế của HTX đối với thành viên. Cụ thể gồm: i) Vai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0