intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giảm nghèo tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo, những kết quả đã đạt được của chương trình giảm nghèo huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đánh giá về thu nhập hộ gia đình khi được hỗ trợ của chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giảm nghèo tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ YẾN GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ YẾN GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 8620115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Văn Sơn THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, trước Nhà trường và phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này. Tác giả luận văn Dương Thị Yến
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, tôi đã hoàn thành xong đề tài luận văn cao học của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo cùng toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện, thiết kế nghiên cứu, phân tích số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Lục Yên; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên; Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên; các xã nghiên cứu,… đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Học viên Dương Thị Yến
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP.................................................................. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................ ix MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢM NGHÈO ................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo ............................................................. 4 1.1.1. Hệ thống văn bản quy định liên quan về giảm nghèo bền vững ....... 4 1.1.2. Khái niệm thuật ngữ .......................................................................... 5 1.1.3. Quan niệm của Việt Nam về đói, nghèo ......................................... 15 1.1.4. Chương trình giảm nghèo ở Việt Nam............................................ 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 18 1.2.1. Các Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam......................... 18 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về công tác giảm nghèo ............ 19 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ........................ 23 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28 2.1. Đặc điểm địa về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lục Yên ............................................................................................................ 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................. 30
  6. iv 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 32 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 32 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn .............................. 35 2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả đã đạt được của chương trình giảm nghèo qua các năm 2016, 2017 và 2018 ....................................... 35 2.4.2. Nhóm thông tin liên quan đến hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình ............................................................................................................ 36 2.4.3. Đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên ......................................................................... 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN LỤC YÊN ................................................ 37 3.1. Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ....... 37 3.1.1. Công tác chỉ đạo triển khai, hướng dẫn khảo sát của Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Lục Yên ............................................................ 37 3.1.2. Kết quả giảm nghèo tại huyện Lục Yên .......................................... 40 3.2. Thu nhập hộ gia đình và đánh giá chương trình giảm nghèo tại địa phương . 44 3.2.1. Thu nhập hộ gia đình huyện Lục Yên ............................................. 44 3.2.2.Đánh giá chương trình giảm nghèo tại địa phương ......................... 51 3.3. Hạn chế, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo ở huyện Lục Yên ................................................................................ 58 3.3.1. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ................................................. 58 3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình huyện Lục Yên ............................................................................................................ 62 3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội huyện miền núi Lục Yên, tỉnh Yên Bái............................................................................ 64 3.4.1. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền và truyền thông ............ 64
  7. v 3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế huy động vốn và tín dụng cho hộ nghèo ......................................................................................................... 65 3.4.3. Nhóm giải pháp về mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện lồng ghép ........................................................................................................... 65 3.4.4. Nhóm giải pháp về cơ chế thực hiện ............................................... 66 3.4.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chương trình .......... 68 3.4.6. Nhóm giải pháp về điều hành, quản lý chương trình nhằm đảm bảo chương trình giảm nghèo được bền vững ....................................... 68 3.4.7. Nhóm giải pháp về chính sách y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình ............................................................................................................ 69 3.4.8. Nhóm giải pháp về giáo dục và dạy nghề cho người nghèo ........... 70 3.4.9. Nhóm giải pháp về hỗ trợ về nhà ở và đất sản xuất cho người nghèo ......................................................................................................... 73 3.4.10. Nhóm giải pháp về hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý ............................................................................................. 73 3.4.11. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thực hiện các chương trình giảm nghèo .......................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 80 PHỤ LỤC ......................................................................................................
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCĐ Ban Chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế BVTV Bảo vệ thực vật CSXH Chính sách xã hội CT Chương trình HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch MTQG Mục tiêu quốc gia MTV Một thành viên NĐ Nghị định NQ Nghị quyết OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế PTNT Phát triển nông thôn QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng Chính phủ QH Quốc hội TB&XH Thương binh và Xã hội THCS Trung học cơ sở TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Lục Yên qua 3 năm ... 29 Bảng 2.2. Hộ gia đình được điều tra phân theo đơn vị hành chính .... 33 Bảng 3.1. Số hộ nghèo và cận nghèo huyện Lục Yên các năm 2016- 2018 ..................................................................................... 40 Bảng 3.2. Số hộ cận nghèo và nghèo tại các xã nghiên cứu ............... 42 Bảng 3.3. Hộ điều tra phân theo dân tộc và nghề nghiệp ................... 45 Bảng 3.4. Tuổi, học vấn, nhân khẩu và lao động của hộ điều tra ....... 46 Bảng 3.5. Thu nhập của hộ gia đình phân theo dân tộc ...................... 46 Bảng 3.6. Thu nhập của hộ gia đình phân theo nghề nghiệp .............. 47 Bảng 3.7. Thu nhập bình quân nhân khẩu và lao động ....................... 48
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình 3.1. So sánh tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo các năm 2016-2018 41 Hình 3.2. Tỷ lệ % hộ cận nghèo và nghèo tại 8 xã nghiên cứu qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 ................................................... 43 Hình 3.3. So sánh trung bình chung hộ cận nghèo và nghèo tại 8 xã nghiên cứu qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 ...................... 44 Hình 3.4. So sánh thu nhập của hộ trong 3 năm 2015, 2016 và 2017................................................................................... 48 Hình 3.5. Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn giảm nghèo ........................................................................ 53 Hình 3.6. Mức hỗ trợ của chương trình ............................................ 54 Hình 3.7. Cách thức triển khai chương trình tại địa phương ............ 54 Hình 3.8. Chương trình hỗ trợ có phù hợp với địa phương .............. 55 Hình 3.9. Tác động của chương trình hỗ trợ đến đời sống người dân ..................................................................................... 55 Hình 3.10. Hiệu quả chương trình giảm nghèo .................................. 56 Hình 3.11. Đánh giá về thay đổi cuộc sống ........................................ 57 Hình 3.12. Nguyên nhân chính làm cho đời sống được cải thiện....... 57 Hình 3.13. Đánh giá của hộ thụ hưởng về tác động của Chương trình giảm nghèo ........................................................................ 58 Hộp 3.1: Phát biểu của Chủ tịch UBND huyện Lục Yên ................ 50 Hộp 3.2. Điển hình thoát nghèo và giàu ở xã Lâm Thượng ............ 59 Hộp 3.3. Thoát nghèo của một hộ ở xã An Phú .............................. 59
  11. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục tiêu nghiên cứu - Cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo - Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo, những kết quả đã đạt được của chương trình giảm nghèo huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá về thu nhập hộ gia đình khi được hỗ trợ của chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo; - Phân tích hạn chế, yếu kém về giảm nghèo của huyện; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo của huyện miền núi Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập thông tin: gồm Thu thập số liệu thứ cấp và Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, nghị quyết của tỉnh Yên Bái, của huyện Lục Yên,... Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp chính sau đây: + Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình thuộc diện cận nghèo và nghèo + Phương pháp nghiên cứu trường hợp +Phương pháp quan sát trực tiếp * Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: gồm 04 phương pháp + Phương pháp phân tích Excel + Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
  12. x + Phương pháp thống kê mô tả + Phương pháp so sánh 3. Kết quả nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, Thông qua nghiên cứu và phân tích hệ thống các văn bản quy định, điều hành liên quan đến công tác giảm nghèo, Công tác chỉ đạo triển khai, hướng dẫn của các cấp, các ngành và đánh giá kết quả kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Căn cứ vào số liệu điều tra đánh giá thu nhập hộ gia đình như thu nhập hộ gia đình theo dân tộc; thu nhập hộ gia đình phân theo nghề nghiệp; thu nhập bình quan nhân khẩu.Từ đó đánh giá chương trình giảm nghèo tại địa phương về các mặt như tính khả thi; Tính phù hợp; tính hiệu quả Qua đánh giá phân tích kết quả đã đạt được còn đưa ra và phân tích các mặt hạn chế, yếu kém và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo ở huyện Lục Yên. Từ đó đưa nhằm ra các giải pháp phù hợp hơn trong công tác giảm nghèo tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn tiếp theo. 4. Kết luận Nếu như năm 2015 cả hai nhóm hộ cận nghèo và nghèo toàn huyện Lục Yên là 12.345 hộ, chiếm 45,26% tổng số hộ toàn huyện;đến năm 2016, con số này là 10.953 hộ, chiếm 39,07% tổng số hộ toàn huyện; và đến năm 2017, cả hai nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo toàn huyện là 9.552 hộ, chiếm 33,44% tổng số hộ toàn huyện. Cùng với xu hướng giảm nghèo chung của toàn huyện Lục Yên, tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo tại 8 xã nghiên cứu cũng có xu hướng ngày càng giảm. Theo đó, nếu như năm 2015 tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo này là 45,77%; đến năm 2017 là tỷ lệ này là 35,02%, tức là đã giảm tới 10,75% so với năm 2015. Đến năm 2016 này, tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo tại 8 xã nghiên cứu là 31,92%, tức là giảm 3,09% so với năm 2017, là con số giảm nghèo ấn tượng đối với một địa phương miền núi. Tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo
  13. xi giảm là minh chứng rất rõ rệt về hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đang được triển khai thực hiện tại địa phương. Tuy nhiên trong quá trình triển khai chương trình giảm nghèo tại địa phương vẫn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo đang trở nên hiện hữu; một số xã cán bộ vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện điều tra, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo; một số thôn bản nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu của cuộc điều tra, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo do đó kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa chính xác dẫn đến chưa phản ánh đúng thực tế tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương. Mặt khác, một bộ phận người dân, nhất là người nghèo có tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào bao cấp của Nhà nước, không muốn vươn lên thoát nghèo, thậm chí muốn xin vào hộ nghèo để được hưởng chính sách, cùng với đó là trình độ quản lý vốn vay thấp, nên trách nhiệm sử dụng vốn vay chưa thực sự có hiệu quả, một bộ phận hộ vay chưa chấp hành đúng các quy định trong việc sử dụng vốn vay, nên khi đến hạn không trả được nợ, dẫn đến nợ quá hạn phát sinh, lãi tồn đọng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng,... Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội đối với địa bàn huyện miền núi Lục Yên cần thực hiện đồng bộ một loạt hệ thống giải pháp: từ nhóm giải pháp về công tác truyền thông giảm nghèo; nhóm giải pháp về cơ chế huy động vốn và tín dụng cho hộ nghèo; nhóm giải pháp về mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện lồng ghép; nhóm giải pháp về cơ chế thực hiện; nhóm giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chương trình; nhóm giải pháp về điều hành, quản lý chương trình nhằm đảm bảo chương trình giảm nghèo được bền vững; nhóm giải pháp về chính sách y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; nhóm giải pháp về giáo dục và dạy nghề cho ngườinghèo; nhóm giải pháp về hỗ trợ về nhà ở và đất sản xuất cho người nghèo; nhóm giải pháp về hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ
  14. xii giúp pháplý đến nhóm giải pháp nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thực hiện các chương trình giảm nghèo.
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm nghèo đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và các địa phương thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ 2,3% đến 2,5%.Mặc dù đã đạt nhiều thành quả, nhưng các chương trình giảm nghèo thời gian qua vẫn còn nặng tính bao cấp, thiếu kết nối. Trong bối cảnh mới, tốc độ giảm nghèo đang chững lại, nhiều hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao. Cùng với những tác động đa chiều của khủng hoảng kinh tế, xóa đói giảm nghèo đứng trước không ít thách thức đặc biệt là các dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới phía Tây Bắc. Tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá cao. Đời sống đại bộ phận cư dân nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra nhanh chóng. Cơ chế thị trường có những tác động không nhỏ tới sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đời sống nhân dân miền núi, đặc biệt là miền núi vùng cao đang còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cả nước đền nay có 62 huyện nghèo, với2.275 xã đặc biệt khókhăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvào diện đầu tư của Chương trình 135 năm giai đoạn 2016-2020. Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc với 30 dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 54,3% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh Yên Bái có 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 81 xã đặc biệt khó khăn/652 thôn bản; 68 xã KV II/184 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư chương trình giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Lục Yên là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Yên Bái. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã và 1 thị trấnvới 18 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn, trong đó hộ dân tộc thiểu số chiếm 80%. Toàn huyện hiện có
  16. 2 28,562 hộ, số hộ nghèo năm 2018 là: 5.341 hộ, chiếm tỷ lệ 18,7%; số hộ cận nghèo là 4,211 hộ, chiếm tỷ lệ 14,74%. Huyện có 15 xã vùng đặc biệt khó khăn, 08 xã còn lại đều có thôn bản đặc biệt khó khăn. Tổng số xã được công nhận xã nông thôn mới chỉ có 01 xã. Dân số cả huyện Lục Yên tính đến năm 2017là trên 10 vạn người, tốc độ tăng dân số bình quân là năm là 0,64%. Ở các vùng đặc biệt khó khăn này cơ sở vật chất và điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự đổi mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện để xoá đói giảm nghèo ở đây còn hạn chế. Vậy để đánh chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn vừa qua đã được triển khai như thế nào? Kết quả giảm nghèo ra sao? Tác động như thế nào đến đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện? Cần làm gì và làm như thế nào để tiếp tục thực hiện chương trình đó trên địa bàn huyện Lục Yên cũng như các nơi khác trong toàn tỉnh Yên Bái? Vì vậy việc thực hiện đề tài:“Giảm nghèotại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”là rất cần thiết, góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo - Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo, những kết quả đã đạt được của chương trình giảm nghèo huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá về thu nhập hộ gia đình khi được hỗ trợ của chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện -Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo; - Phân tích hạn chế, yếu kémvề giảm nghèo của huyện; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácgiảm nghèo của huyện miền núi Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cập nhật và khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giảm nghèo, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương miền núi và gắn chặt với đó là thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững trong tình hình hiện nay.
  17. 3 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tácgiảm nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn huyện miền núi Lục Yên, tỉnh Yên Bái.Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài luận văn đề xuất sẽ được chính quyền địa phương huyện Lục Yên và các địa phương khác có điều kiện tương tự có thể tham khảo, vận dụng, áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo để phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo bền, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những liên quan đến giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Đối tượng điều tra khảo sát là hộ gia đình trong diện cận nghèo và nghèo trên địa bàn toàn huyện Lục Yên và các xã được lựa chọn để nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Số liệu thứ cấp thu thập trên địa bàn toàn huyện Lục Yên. Số liệu sơ cấp thu thập tại 8 xã đại diện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập liên tục trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, là những năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018, thu nhập của hộ gia đình được thu thập trong 3 năm 2016, 2017 và 2018. Giới hạn về nội dung: Trong nội hàm rộng của giảm nghèo, đề tài luận văn chỉ tập trung tìm hiểu kết quả đạt được trong giảm nghèo tại huyện Lục Yên và các xã được lựa chọn, bao gồm số hộ và tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ nghèo. Thu nhập của nhóm đối tượng hộ cận nghèo và nghèo này cũng là nội dung cần được khảo sát cùng với các ý kiến đánh giá của người dân về chương trình giảm nghèo đang được triển khai thực hiện tại địa phương.
  18. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo 1.1.1. Hệ thống văn bản quy định liên quan về giảm nghèo bền vững Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái dựa trên các văn bản pháp lý chủ yếu sau đây: - Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020. - Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015- 2020. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm (theo tiêu chí mới) 3,5%. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020;ngoài các chính sách của Trung ương, trong 3 năm qua tỉnh Yên Bái đã ban hành 19 văn bản gồm: 01 Nghị quyết của đảng bộ tỉnh; 12 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; 06 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnhđể thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Nghị quyết số 46/2017/NQ-HĐND của Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tỉnh Yên Bái.
  19. 5 - Nghị quyết số 03/2018/NĐ-HĐND của Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái về quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái ban hành Quy định một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020. - Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. - Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 18/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Nghị quyết số 46/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015- 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. - Kế hoạch số 2108/KH-UBND ngày 29/9/2017 của Chủ tịch UBND huyện Lục Yên về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Lục Yên. 1.1.2. Khái niệm thuật ngữ 1.1.2.1. Nghèo
  20. 6 Quan niệm của các tổ chức và chuyên gia quốc tế về đói, nghèo Tổ chức UNDP đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau (trích theo Trần Lệ Thị Bích Hồng, 2018): - Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ. - Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. - Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác. Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (định lượng) được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thỏa mãn thì họ chính là những người nghèo đói. Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. - Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu. Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói. - Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được. Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2