Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Luận văn này hướng tới mục đích nhằm phân tích những yếu tố thuận lợi, hạn chế, khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu. Đưa ra hướng giải quyết nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. KIỀU THỊ THU HƯƠNG THÁI NGUYÊN, 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Huế
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Để có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn phòng của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Kiều Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên trong đề tài còn nhiều thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Huế
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn ................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Một số lý thuyết về sản xuất và sản xuất rau an toàn ............................. 5 1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn ......................................... 14 1.1.3. Hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ............................................................................................................. 16 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.................. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23 1.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn ở một số địa phương hiện nay ............. 23 Bắc Ninh .......................................................................................................... 23 1.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn một số nước trên thế giới .................... 25 1.3. Những hạn chế của sản xuất RAT ở nước ta hiện nay............................. 28
- iv CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình ................................. 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 33 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36 2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 36 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 36 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 37 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 38 2.4.1. Chỉ tiêu định tính ................................................................................... 38 2.4.2.Chỉ tiêu định lượng ................................................................................ 38 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 40 3.1. Thực trạng sản xuất rau và RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ............... 40 3.1.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình .......................... 40 3.1.2. Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ....................... 42 3.1.3.Thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ......................... 44 3.1.4. Thực trạng sản xuất RAT của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu .. 49 3.1.5. Thực trạng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn huyện......................... 60 3.1.6. Nhu cầu sử dụng rau an toàn hiện nay của người dân trên địa bàn ...... 62 3.2. Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất rau an toàn tại huyện Phú Bình .................................................................................. 65 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 70 3.3.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ............................. 70 3.3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ........ 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
- v 1. Kết luận ....................................................................................................... 75 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong rau tươi theo thông tư 50/2016/TT-BYT .............................................................................................. 8 Bảng 1.2: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi ........ 12 Bảng 1.3: Ngưỡng giới hạn các vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi ............. 13 Bảng 3.1: Sản xuất rau tại huyện Phú Bình giai đoạn 2017 – 2019 ............... 40 Bảng 3.2: Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................... 41 Bảng 3.3: Tình hình sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình từ 2017-2019 ................................................................................................... 43 Bảng 3.4: Tình hình tiêu thụ RAT một số xã trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2019 ......................................................................................................... 45 Bảng 3.5: Giá một số loại RAT so với rau thông thường rên địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 47 Bảng 3.6. Mức tiêu thụ RAT trên địa bàn các xã nghiên cứu năm 2019........ 48 Bảng 3.7. Một số thông tin về hộ sản xuất RAT trên địa bàn......................... 49 Bảng 3.8: Mức độ sử dụng phân bón của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 52 Bảng 3.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV các hộ dân trên địa bàn ............... 54 Bảng 3.10. Điều kiện về cơ sở hạ tầng sản xuất của các hộ dân trên địa bàn 56 Bảng 3.11.Mức chi phí sản xuất giữa một số loại RAT và RTT .................... 57 trên 1 ha diện tích ............................................................................................ 57 Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất giữa rau an toàn và rau truyền thống trên đơn vị 1 ha................................................................................................................... 58 Bảng 3.13.Mức tiêu thụ một ngày tại cửa hàng bán lẻ RAT trên địa bàn ...... 60 Bảng 3.14: Mức tiêu thụ rau tại cửa hàng bán lẻ RAT của các nhóm đối tượng ......................................................................................................... 61 Bảng 3.15: Mức tiêu thụ rau trung bình và tỷ lệ mua rau tại các địa điểm của người dân trên địa bàn ..................................................................................... 63 Bảng 3.16: Lý do người tiêu dùng không mua và sử dụng rau an toàn .......... 64
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt BVTV : Bảo vệ thực vật RAT : Rau an toàn ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã NN : Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn RTT : Rau truyền thống VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm UBND : Uỷ ban nhân dân CBKN : Cán bộ khuyến nông
- viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên đề tài luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Ngành: Kinh tế nông nghiệp Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện thông qua khảo sát, đánh giá sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích những yếu tố thuận lợi, hạn chế, khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu, để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Với 2 công cụ chính là phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và phân tích SWOT để thu thập số liệu theo các nội dung nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Diện tích sản xuất RAT còn thấp, vùng sản xuất RAT tập trung chủ yếu ở một một số xã như Dương Thành, Bảo Lý, Nhã Lộng, Tân Đức,... tuy nhiên diện tích không lớn. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, số lượng doanh nghiệp, đơn vị đầu tư và thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm RAT còn hạn chế, các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến còn thủ công, thiếu đồng bộ, nhất là khâu bảo quản nông sản. Trong sản xuất rau an toàn hiện nay đang gặp một số khó khăn, hạn chế: Điều kiện về thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, gây khó khăn trong gieo trồng và sản xuất rau. Mặt khác giá vật tư đầu vào cho sản xuất không ổn định, luôn trong xu hướng tăng dần trong khi đầu ra của sản phẩm rau bấp bênh, không ổn định. Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động nông thôn trẻ, khỏe do chuyển đi làm ăn xa và chuyển sang làm ngành nghề dịch vụ
- ix khác có thu nhập cao hơn. Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, lây lan trên diện rộng gây khó khăn đối với việc lưu thông hàng hóa và thị trường một số loại hàng nông sản, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của HTX, người dân sản xuất RAT nói riêng và người dân sản xuất nông nghiệp nói chung. Để đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu như: Xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tiêu thụ RAT. Trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc trợ giúp và khuyến khích ngành RAT phát triển thông qua các chủ trương và các chính sách cụ thể. Chính quyền huyện Phú Bình sớm thống nhất quy trình sản xuất RAT trên địa bàn huyện, quy hoạch vùng sản xuất RAT tập trung mới, lựa chọn những chủng loại rau canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từ đó xây dựng những vùng sản xuất RAT điển hình. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT, tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất RAT tập trung chuyên canh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trong điều kiện hội nhập, đây là nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành RAT. Đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, tiếp tục xây dựng hoàn thiện tổ chức mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ RAT nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành hàng RAT.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chính, với trên 80% dân số là làm nông nghiệp, trong những năm qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thiết thực để phát triển ngành nông nghiệp. Ngày nay, cuộc sống của con người gắn liền với rất nhiều sản phẩm từ nông nghiệp. Trong đó, các sản phẩm như thịt, cá, trứng sữa, rau củ quả là những sản phẩm vô cùng thiết yếu mà con người sử dụng mỗi ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Bởi vậy yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Một trong những sản phẩm thiết yếu đang được người tiêu dùng quan tâm về chất lượng đó là sản phẩm rau xanh. Rau xanh cung cấp cho con người rất nhiều loại vitamin có lợi đối với cơ thể con người, cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng; chất sắt giúp chống thiếu máu, thiếu sắt, cơ thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt. Bởi vậy, nhu cầu sử dụng rau xanh an toàn của người tiêu dùng đòi hỏi yêu cầu ngày một cao hơn cả về hình thức lẫn chất lượng. Hiện nay, các mặt hàng từ rau, củ quả được bày bán tràn lan trên thị trường với nhiều mẫu mã, chủng loại, tuy nhiên việc đánh giá chất lượng sản phẩm đó có an toàn đối với sức khỏe con người, có đạt tiêu chuẩn về VSATTP hay không vẫn là vấn đề rất khó đánh giá đối với người tiêu dùng.
- 2 Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần nhân rộng các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn ngày một phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng, cung cấp sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP đối với người tiêu dùng. Phú Bình là một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên, người dân trên địa bàn sinh sống chủ yếu là làm nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng rau sạch an toàn cũng như lợi ích kinh tế từ việc trồng rau sạch mang lại. Những năm gần đây, huyện Phú Bình đã tập trung khuyến khích thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở phát huy thế mạnh mỗi vùng, quan tâm định hướng tổ chức sản xuất, đặc biệt là xây dựng mô hình trồng rau củ quả VietGap. Sự hình thành và hoạt động hiệu quả của các hợp tác xã này đang trở thành điểm tựa giúp người nông dân trên địa bàn huyện phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh những kết quả đạt được, người trồng rau an toàn trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan trong việc sản xuất như điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm… Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” để tìm ra giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện thông qua điều tra tình hình sản xuất rau của 90 hộ dân trồng rau trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích những yếu tố thuận lợi, hạn chế, khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu. - Đưa ra hướng giải quyết nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình sản xuất RAT hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình về diện tích, năng suất, sản lượng. - Những yếu tố thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập các năm 2016, 2017, 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2019. - Về không gian: Thu thập số liệu trên toàn bộ huyện Phú Bình. Số liệu sơ cấp thu thập theo phương pháp điều tra chọn mẫu. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu sản xuất, thị trường tiêu thụ rau an toàn so sánh với rau thông thường 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Từ việc nghiên cứu đề tài, thu thập được các số liệu khoa học, từ đó đánh giá được cụ thể hiệu quả kinh tế từ các mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn huyện. - Qua việc nghiên cứu thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình, tôi đánh giá được cụ thể hiệu quả kinh tế từ các mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn huyện. - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về RAT, kết quả nghiên cứu từ đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu nghiên cứu về RAT, là căn cứ cơ sở giúp chính quyền huyện Phú Bình đề ra những chiến lược phát triển sản xuất kinh tế mới trong tương lai. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- 4 - Đánh giá khách quan các tác nhân tham gia vào sản xuất RAT, phân tích lợi ích tài chính đối với các tác nhân. - Giúp nhà sản xuất, doanh nghiệp, các cá nhân trong sản xuất RAT tăng khả năng cải thiện mục tiêu cung cấp cho thị trường, người tiêu dùng các sản phẩm RAT. - Khép kín quy trình sản xuất RAT nhằm nâng cao chất lượng rau sạch cũng như chất lượng của các mặt hàng nông sản trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các thị trường trong nước và quốc tế. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ cơ sở, giúp cho các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả từ việc sản xuất RAT, từ đó đưa ra một số giải pháp để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu còn tồn tại nhằm phát triển sản xuất rau an toàn tại địa phương. Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ được ngành nông nghiệp địa phương huyện Phú Bình tham khảo, vận dụng và áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo, quản lý sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp địa phương.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số lý thuyết về sản xuất và sản xuất rau an toàn 1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất Sản xuất: là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nó là quá trình tạo ra dòng của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đầu vào của sản xuất bao gồm nhiều yếu tố tác động lẫn nhau như sau: Lao động, vốn, đất đai, máy móc và các tổ chức quản lý,… Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Yếu tố đầu vào và đầu ra thể hiện quan hệ qua hàm sản xuất: Q = F(X1, X2… Xn) Trong đó: Q là sản lượng sản xuất ra X ( i=1,n) là yếu tố đầu vào - Kênh phân phối sản phẩm: Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Các loại kênh phân phối: + Kênh tiêu thụ trực tiếp: Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách người sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, không qua trung gian.
- 6 + Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là kênh người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng qua một hay một số trung gian, như người thu gom, người bán buôn, bán lẻ. Tùy theo mức độ của một hay nhiều trung gian mà ta có các kênh tiêu thụ: kênh 1, kênh 2, kênh 3 và kênh 4. 1.1.1.2.Khái niệm về rau an toàn Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định. Theo Bộ NN&PTNT: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả những loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn”. Rau an toàn là rau khi sản xuất vẫn sử dụng phân hóa học và các chất BVTV, song có giới hạn. Chất lượng rau sản xuất ra có các tiêu chuẩn về: dư lượng thuốc BVTV; gốc nitrat và các yếu tố độc hại gây bệnh khác trong rau nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. - Rau an toàn là rau không có đất, cát, rác hoặc các chất bám vào thân, lá, cành của rau. - Rau an toàn là rau được thu hái, sử dụng đúng lúc rau có khả năng cho năng suất, chất lượng cao nhất của từng đợt và từng lứa thu hái. - Rau an toàn là rau tươi không chứa các tạp chất khác, có bao bì vệ sinh sạch, bảo đảm đến người sử dụng ăn ngon, tươi và an toàn. - Rau an toàn không chứa các dư lượng độc hại vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế không bị nhiễm các hóa chất, thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh khác.
- 7 Tóm lại: rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không chứa dư lượng thuốc sâu quá mức cho phép. - Không chứa lượng Nitrat quá mức cho phép. - Không chứa các vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, gia cầm (kể cả ăn sống và nấu chín ngay khi ăn và cả một thời gian sau khi ăn). - Không tồn dư một số kim loại nặng như: thủy ngân (Hg), chì (Pb),… quá ngưỡng cho phép. Tiêu chuẩn rau an toàn Hiện nay, các mặt hàng nông sản trên thế giới và tại Việt Nam đều được định hướng canh tác theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và chất lượng. Đây sẽ là những tiêu chuẩn điển hình, giúp nâng cao chất lượng nông sản cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt giúp tăng tính an toàn cho nông sản. Có hai tiêu chuẩn cho rau an toàn và rau sạch đó là: *VietGAP: (Vietnamese Good Agricultural Practices) Có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Tiêu chuẩn VietGAP được tóm gọn trong bốn nhóm nội dung cơ bản gồm: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản phẩm, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy xuất nguồn gốc. *Global GAP: Global GAP (Global Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Tiêu chuẩn Global GAP với hơn 100 tiêu chí kiểm
- 8 soát gần như toàn bộ các yếu tố trong canh tác hóa học như làm sạch nguồn đất, nguồn nước; lựa chọn con/cây giống mạnh khỏe ít bệnh tật; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép, ưu tiên chọn các loại thuốc có nguồn gốc an toàn cho người sử dụng. Tiêu chuẩn Global GAP cũng yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Người sản xuất phải tạo nhật ký canh tác đầy đủ (ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản) để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc. Bảng 1.1: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong rau tươi theo thông tư 50/2016/TT-BYT Mức giới hạn Mức giới hạn Tên thuốc Tên thuốc (mg/kg) (mg/kg) Aldrin* & Dieldrin* 0,1 Methyl parathion 0,2 Carbaryl 5,0 Monocrothophos ** 0,2 Diazinon 0,5 - 0,7 Phosalon 1,0 Dichlorvos ** 0,5 Phosphamidon 0,2 Dimenthroat 0,5 - 1,0 Trichlorphon 0,5 Endosulfan ** 2,0 Pirimiphos - Methyl 2,0 Endrin 0,02 Carbosulfan ** 0,5 Fenitrothion 0,5 Cartap 0,2 Heptachlor * 0,05 Methamidophos ** 1,0 Lindan * 0,5 Cypermethrin 1-2 Malathion 8,0 Permethrin 5,0 Methidathion 0,2 (Nguồn: Thông tư 50/2016/-BYT) Chú thích: *: Thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam ** : Thuốc cấm sử dụng trên rau ở Việt Nam
- 9 Theo thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành danh mục Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong đó: Thuốc trừ sâu 861 hoạt chất với 1821 tên thương phẩm; Thuốc trừ bệnh: 587 hoạt chất với 1282 tên thương phẩm; Thuốc trừ có: 241 hoạt chất với 702 tên thương phẩm; Thuốc trừ chuột 8 hoạt chất với 26 tên thương phẩm; Thuốc điều hòa sinh trưởng: 54 hoạt chất với 157 tên thương phẩm; Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm; Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 151 tên thương phẩm. *Tiêu chuẩn vùng sản xuất rau an toàn - Vùng sản xuất rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chính thôn, bản hoặc xã. - Vị trí vùng canh tác: phải nằm trong vùng rau quy hoạch phát triển rau an toàn của thành phố, thị xã, huyện không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang,… - Đất canh tác có tính lý hóa phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường xuyên được bón phân, duy trì độ phì của đất, có nguồn nước tưới sạch không ô nhiễm do sản xuất trước đây. Riêng các loại rau trồng ruộng nước: như rau muống, rau nhút, sen thì không bị ô nhiễm bởi nguồn nước. - Nước tưới: nguồn nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loại hóa chất và vi sinh vật gây hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tù tồn đọng chưa qua xử lý,… - Các chỉ tiêu phân tích lý hóa chất, nguồn nước trong vùng phải đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/1/2007 của Bộ nông nghiệp và PTNT. *Điều kiện kĩ thuật - Tối thiểu 90% số hộ trồng rau đồng thuận sản xuất RAT phải được tập huấn kỹ thuật về sản xuất RAT do Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn