Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiên Giang
lượt xem 7
download
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo nhằm tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ÂU THỊ HỒNG HUỆ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ÂU THỊ HỒNG HUỆ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Chính sách công Cần Thơ Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TIẾN KHAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào. Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2015 Người thực hiện Âu Thị Hồng Huệ
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................................. 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 4 1.4.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 5 1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO ........................................................... 7 2.1.1 Khái niệm nghèo ....................................................................................... 7 2.1.2 Khái niệm nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối ..................................... 7 2.1.2.1 Nghèo tương đối ..................................................................................... 7 2.1.2.2 Nghèo tuyệt đối ....................................................................................... 7 2.1.3 Khái niệm hộ nghèo và phân loại chuẩn nghèo ở Việt Nam ................. 8 2.1.3.1 Khái niệm hộ nghèo ................................................................................ 8
- 2.1.3.2 Phân loại chuẩn nghèo........................................................................... 8 2.1.3.3 Nguyên nhân nghèo................................................................................ 9 2.2 LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG NÔNG THÔN.......................................................... 10 2.2.1 Khái niệm tín dụng ................................................................................. 10 2.2.2 Thị trường tín dụng nông thôn .............................................................. 10 2.2.2.1 Các đặc điểm của tín dụng nông thôn ................................................. 11 2.2.2.2 Phân loại tín dụng nông thôn .............................................................. 12 2.3 LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG ................................................................................................. 14 2.3.1 Lý thuyết về thông tin bất đối xứng ...................................................... 14 2.3.1.1 Khái niệm về thông tin bất đối xứng ................................................... 14 2.3.1.2 Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin bất đối xứng .................... 14 2.3.1.3 Hệ quả của thông tin bất đối xứng ...................................................... 14 2.3.1.4 Các biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng .............. 16 2.3.2 Ứng dụng của lý thuyết thông tin bất đối xứng vào thị trường tín dụng .......................................................................................................................... 16 2.3.3 Rủi ro trong cho vay (rủi ro tín dụng) .................................................. 19 2.3.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ..................................................................... 19 2.3.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng ...................................................................... 20 2.3.3.3 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ................................................ 21 2.4 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 30 3.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ......................... 30 3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU, TÀI LIỆU............................................. 30 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU................................................................. 31 3.3.1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả về đặc điểm nhóm hộ gia đình nghèo .......................................................................................................... 31 3.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy ............................................................ 31
- CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................................... 38 4.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG .............. 38 4.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 38 4.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 38 4.1.1.2 Đất đai và thổ nhưỡng .......................................................................... 38 4.1.1.3 Khí hậu và thủy văn .............................................................................. 39 4.1.2 Tình hình hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .............. 39 4.1.2.1 Các hoạt động sinh kế của hộ nghèo ................................................... 39 4.1.2.2 Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm .......................... 44 4.1.3 Thị trường tín dụng huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang ............. 45 4.1.3.1 Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang ……………………………………………………………………………... 45 4.1.3.2 Hội Phụ nữ huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang…………….…...47 4.1.3.3 Hội nông dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang……………... 51 4.2 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG ........................................................ 54 4.2.1 Thông tin chung về hộ nghèo ................................................................. 54 4.2.1.1 Giới tính …………………………………………………………… 54 4.2.1.2 Tuổi, tổng số thành viên trong gia đình, số thành viên phụ thuộc và trình độ học vấn của đáp viên .................................................................................. 55 4.2.1.3 Thông tin về diện tích đất của hộ nghèo ............................................. 57 4.2.1.4 Thông tin về nghề nghiệp của hộ nghèo ............................................. 59 4.2.1.5 Thu nhập của hộ nghèo........................................................................ 59 4.2.2 Thông tin về tín dụng của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang ........................................................................................................................ 60 4.2.2.1 Cơ cấu tham gia tín dụng và nguồn vay của hộ nghèo……………..60 4.2.2.2 Thông tin về khoản vay của hộ nghèo ................................................. 62
- 4.2.2.3 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn ........................................ 65 4.2.2.4 Nguồn thông tin vay vốn ...................................................................... 67 4.2.2.5 Tình hình trả nợ vay và nguồn tiền dùng để trả nợ vay của hộ nghèo ......................................................................................................................... 68 4.2.2.6 Khó khăn khi vay vốn của hộ nghèo .................................................... 68 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG .............................................................................................................. 70 4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG .............................. 72 4.5 PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HỘ NGHÈO KHI VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC...................................................................................... 74 4.5.1 Thuận lợi .................................................................................................. 74 4.5.2 Khó khăn ................................................................................................. 74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 77 5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 77 5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 78 5.2.1 Các giải pháp ........................................................................................... 78 5.2.2 Gợi ý chính sách ...................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ ... 26 Bảng 2. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về khả năng tiếp cận tín dụng của ........ 27 Bảng 3. Ký hiệu và đơn vị các biến đưa vào mô hình Probit ................................... 34 Bảng 4. Ký hiệu và đơn vị các biến đưa vào mô hình OLS ...................................... 37 Bảng 5. Diện tích và sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2013 - 2014 ................................................................................................ 41 Bảng 6. Số lượng đàn gia súc và đàn gia cầm trên địa bàn huyện Tân Phú Đông năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 42 Bảng 7. Số lượng và tỷ lệ tiêm phòng đàn gia cầm và gia súc huyện Tân Phú Đông 9 tháng đầu năm 2014 ............................................................................................... 43 Bảng 8. Thống kê đối tượng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ........ 47 Bảng 9. Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo của Hội Phụ nữ huyện ...... 50 Bảng 10. Tình hình nhân khẩu học của các hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh ... 55 Bảng 11. Số thành viên trong hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .. 55 Bảng 12. Trình độ học vấn của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang ... 56 Bảng 13. Diện tích đất của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .......... 57 Bảng 14. Nghề nghiệp của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .......... 59 Bảng 15. Thu nhập của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .......... 60 Bảng 16. Thống kê về nguồn vay vốn của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh ..... 61 Bảng 17. Nguyên nhân hộ nghèo không vay vốn ở các TCTD chính thức .............. 62 Bảng 18. Tình hình vay vốn và lãi suất vay trung bình của hộ nghèo huyện ........... 63 Bảng 19. Kỳ hạn vay vốn theo nguồn vay của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông,...... 65 Bảng 20. Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn của hộ nghèo huyện ............. 65 Bảng 21. Nguồn thông tin vay vốn của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh ......... 67 Bảng 22. Nguồn tiền dùng để thanh toán nợ vay của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang............................................................................................... 68 Bảng 23. Những khó khăn khi vay vốn của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, .......... 69
- Bảng 24. Kết quả xử lý các biến trong mô hình Probit ............................................. 70 Bảng 25. Kết quả xử lý các biến trong mô hình OLS ............................................... 72 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. .................................................... 28 Hình 2. Giới tính của đáp viên ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang ................ 54 Hình 3. Tỷ lệ hộ nghèo thuê mướn đất canh tác và không thuê mướn đất ở huyện . 58 Hình 4. Cơ cấu số hộ tham gia vay vốn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang...... 61 Hình 5. Thống kê kỳ hạn vay vốn của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh ........... 64 Hình 6. Thống kê lượng vốn vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang .......................................................... 66
- DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CSXH Chính sách xã hội ESCAP Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á và Thái Bình Dương NHNN Ngân hàng Nhà nước NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp TCTD Tổ chức tín dụng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường
- TÓM TẮT Đời sống của người dân từng bước được cải thiện khi nước ta chuyển phương thức quản lý kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên sự cải thiện này làm cho khoảng cách về thu nhập giữa người giàu – nghèo, giữa thành thị - nông thôn ngày càng xa hơn. Vì vậy, Nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách, chủ yếu tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp cho người nghèo đa dạng hóa sinh kế, ổn định việc làm, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói ngay tại vùng nông thôn một cách bền vững. Hiện nay, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nghèo vẫn còn rất hạn chế bởi vì muốn vay vốn từ các TCTD chính thức thì phải có những điều kiện kèm theo. Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang được thực hiện để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận này. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo, từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và tín dụng của hộ nghèo. Để xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, mô hình Probit đã được sử dụng và phương pháp hồi quy OLS được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ nghèo. Kết quả từ mô hình Probit cho thấy khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức chịu ảnh hưởng bởi thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ là cấp 2 và tổng diện tích đất mà hộ sở hữu. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy OLS cũng cho thấy có 4 nhân tố tác động đến lượng vốn mà hộ nghèo nhận được bao gồm: thu nhập, tổng diện tích đất, mục đích vay là chăn nuôi và mục đích vay là kinh doanh nhỏ.
- Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo cũng như lượng vốn vay mà hộ nhận được. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khi chuyển phương thức quản lý kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bằng cách khuyến khích làm giàu từ việc phát huy các nguồn lực về vốn, trình độ chuyên môn, sức lao động, kinh nghiệm làm ăn, v.v. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện nhưng đồng thời trong cộng đồng khoảng cách về thu nhập giữa người giàu – nghèo, giữa thành thị - nông thôn ngày càng rộng đang là vấn đề đáng lưu ý hiện nay. Thực tế cho thấy, tỷ lệ người nghèo tập trung ở những vùng nông thôn khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như rủi ro do thiên tai, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, cách thức sản xuất manh mún và hầu hết có ít đất sản xuất nên không thể trông cậy vào thu nhập từ công việc đồng áng để phát triển cuộc sống nên đại bộ phận người nghèo nông thôn hoặc sống dựa vào khai thác nguồn lợi tự nhiên hoặc làm thuê trong nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay điều kiện tự nhiên ngày một khắc nghiệt, môi trường nông thôn suy thoái, cạn kiệt do khai thác tự phát không theo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tình trạng thiếu việc làm do điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng phát triển và quá trình đô thị hóa ở nông thôn đã làm giảm đi ruộng đất canh tác. Điều này làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nông thôn và vấn đề di dân ra thành thị để tìm kiếm việc làm cải thiện cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Nhóm lao động này đa phần chỉ tìm kiếm được các công việc thuộc nhóm lao động phổ thông như công nhân, thợ hồ, phụ việc v.v. và thường gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm công việc cũng như phải chịu sự cạnh tranh rất lớn nên thường chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương của lao động phổ thông sở tại. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng tình trạng tái nghèo. Một thực trạng nữa là sự gia tăng dịch chuyển lao động từ nông thôn về các trung tâm kinh tế cũng góp phần gây nên áp lực về giao thông, nhà ở, môi trường, vấn đề xã hội v.v. Đây là xu thế của một xã hội phát triển là chuyển từ cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Vì thế, ngoài các chương trình an sinh xã hội, Nhà nước cũng đang có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung giải quyết
- 2 các vấn đề cấp bách, chủ yếu tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp cho người nghèo đa dạng hóa sinh kế, ổn định việc làm, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói ngay tại vùng nông thôn một cách bền vững, đó là những chương trình tín dụng vi mô – không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà những chương trình tín dụng vi mô còn là sợi dây liên kết cộng đồng dân cư, tạo sự bình đẳng giới trong cộng đồng nông thôn. Bên cạnh đó, thị trường tín dụng chính thức có lãi suất thấp (7,8%/năm – 0,65%/tháng – Ngân hàng CSXH) và độ an toàn cao (mức vay và thời hạn vay được thỏa thuận tùy theo phương án sản xuất kinh doanh) thường được xem là lựa chọn ưu tiên của nông hộ nói chung và hộ nghèo nói riêng. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nghèo vẫn còn hạn chế. Theo ông Lê Vĩnh Tân - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương: Hiện nay, bình quân trung bình mỗi hộ trong đối tượng được vay là 18 triệu đồng/người và chủ yếu vay trung và ngắn hạn. Với số tiền này thì các hộ rất khó thoát nghèo. Cũng theo ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội: Hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn Nhà nước bởi vì muốn vay vốn ngân hàng thì phải có những điều kiện kèm theo. Đây là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo cũng như hộ nghèo quan tâm sâu sắc. Tiền Giang là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ hộ nghèo đứng thứ ba so với cả nước. Với hơn 70% dân số chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, đời sống người dân ở Tiền Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn do kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, giá cả hay biến động, thiếu vốn sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 8,03% theo tiêu chí mới hiện nay. Tỉnh Tiền Giang gồm có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Trong đó có 1 huyện được thành lập từ việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Gò Công Tây và Gò Công Đông, đó là huyện Tân Phú Đông. Vì là huyện mới thành lập nên các nghiên cứu về đời sống kinh tế xã hội của người dân ở đây còn hạn chế. Mặt khác huyện cũng có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao so với các huyện khác. Vì vậy, các cấp lãnh đạo đã thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo và luôn đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo cho huyện. Tín dụng
- 3 chính thức cho người nghèo là một trong rất nhiều giải pháp để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo mà các cấp lãnh đạo ở địa phương đang hướng tới. Điều này giúp cho hộ nghèo được vay vốn để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hộ nghèo có được tiếp cận với nguồn tín dụng này hay không và bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào? Để làm rõ vấn đề trên, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang” đã được tác giả chọn để làm vấn đề nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo nhằm tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và tín dụng của hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. - Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn. - Mục tiêu 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn. - Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và tín dụng của hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Các giá trị thống kê được sử dụng trong phân tích là giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của 2 mẫu (kiểm định ttest). Thêm vào đó, khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
- 4 khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu, bài viết sử dụng mô hình hồi qui Probit. Ngoài ra, khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui đa biến (Hồi qui bội) theo ước lượng bình phương bé nhất (OLS). 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài + Phạm vi về nội dung: Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nghèo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận nguồn vốn này của hộ nghèo trong thời gian tới. + Phạm vi về không gian: Các thông tin trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các thông tin chung của cả nước đến các thông tin riêng của huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang. Đề tài nghiên cứu được thực hiện khảo sát thực tế tại xã Phú Tân là xã đại diện của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, do đây là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong toàn huyện (hộ nghèo chiếm tỷ lệ 64%). + Phạm vi về thời gian: - Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm 2012 đến tháng 9 năm 2014. - Luận văn được thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2015. 1.4.3 Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các nội dung chính sẽ được thực hiện như sau: - Tổng quan các lý thuyết kinh tế liên quan đến tín dụng và tín dụng nông thôn.
- 5 - Tổng quan các nghiên cứu về tín dụng nông thôn để rút ra bài học kinh nghiệm cho phương pháp nghiên cứu của đề tài. - Phân tích kết quả điều tra khảo sát các hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang về tiếp cận tín dụng chính thức. - Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo. - Rút ra các đề xuất chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo. 1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI Tìm ra một số nhân tố có tác động ý nghĩa đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang, từ đó giúp cho các hộ nghèo có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay này được dễ dàng hơn. 1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Dự kiến luận văn sẽ được trình bày bao gồm các nội dung sau: Chương 1. Giới thiệu Phần giới thiệu bao gồm tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết Nội dung chương này tổng quát về các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghèo, tín dụng và tổng kết một số nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng có liên quan để làm căn cứ cho việc phân tích ở các chương sau. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu, mô hình nghiên cứu và mô tả các biến số trong mô hình. Chương 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang Bài viết tập trung mô tả địa bàn nghiên cứu, tình hình hoạt động của hộ nghèo ở địa phương. Bên cạnh đó chương này cũng mô tả các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ nghèo tại vùng nghiên cứu. Tiến hành phân tích hai mô hình Probit và OLS nhằm
- 6 xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của hộ nghèo. Chương 5. Kết luận và kiến nghị chính sách. Từ kết quả phân tích ở chương 4, đưa ra kết luận và các kiến nghị nhằm làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cũng như lượng vốn vay của hộ nghèo. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày tính cần thiết của đề tài nghiên cứu, xác định các mục tiêu để nghiên cứu không đi sai hướng. Phương pháp nghiên cứu là cách thức để giả quyết các mục tiêu đặt ra. Nội dung chương này cũng trình bày phạm vi mà đề tài sẽ thực hiện về mặt nội dung, không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu. Kết quả mà đề tài mong đợi là tìm ra nhân tố có tác động ý nghĩa đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo, từ đó giúp hộ nghèo cải thiện mức sống. Cuối cùng là phần kết cấu của bài nghiên cứu để người đọc tiện theo dõi.
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO 2.1.1 Khái niệm nghèo Để đo lường tình trạng kinh tế hay mức sống có nhiều cách khác nhau để phân biệt hộ gia đình gọi là nghèo hay giàu. Nghèo được định nghĩa như là “sự thiếu hụt, hay là sự bất lực trong việc tiếp cận đến một mức sống mà xã hội chấp nhận” (FAO, 2005, trang 2). Ngân hàng thế giới cũng coi “nghèo là sự thiếu hụt hạnh phúc” (World Bank Institute, 2005, trang 9). 2.1.2 Khái niệm nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối 2.1.2.1 Nghèo tương đối Nghèo tương đối được xem là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Cách tiếp cận nghèo tương đối xác định một mức sống so sánh với vị trí của các cá nhân hay hộ gia đình khác trong xã hội dựa trên phân phối thu nhập hay chi tiêu (FAO, 2005, trang 4). Cách tiếp cận này thường dẫn đến việc phân nhóm cá nhân hay hộ gia đình theo ngũ phân vị dựa trên thu nhập hay chi tiêu. 2.1.2.2 Nghèo tuyệt đối Theo Robert McNamara, cựu Giám đốc của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra khái niệm về nghèo tuyệt đối như sau: “Nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta”. Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc – Thái Lan định nghĩa nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu
- 8 cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. Nghèo tuyệt đối là mức thu nhập hoặc tiêu dùng cố định dựa trên nhu cầu vật chất thiết yếu. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ theo sức mua tương đương của địa phương so với đô la thế giới để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La Tinh và Ca-ri-bê đến 4 đô la cho những nước Đông Âu, cho đến 14,40 đô la cho các nước công nghiệp (Theo Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, 1997). 2.1.3 Khái niệm hộ nghèo và phân loại chuẩn nghèo ở Việt Nam 2.1.3.1 Khái niệm hộ nghèo Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí quy định được Chính phủ công bố từng thời kỳ. 2.1.3.2 Phân loại chuẩn nghèo Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải căn cứ vào chuẩn nghèo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành trong từng giai đoạn. * Giai đoạn 2001-2005: Giai đoạn này chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 143/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 01/11/2000 như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, tương đương 960.000 đồng/năm. + Vùng nông thôn cho đồng bằng: 100.000 đồng/tháng hay 1.200.000 đồng/năm. + Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng hay 1.800.000 đồng/năm. * Giai đoạn 2006 – 2010: Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 822 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn