intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008-2010

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của công ty; đánh giá thực tiễn cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua (năm 2008, 2009, 2010); phân tích và đưa ra giải pháp lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp đối với các công ty ngành công nghệ thông tin; định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008-2010

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN HÀ THẠCH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN HÀ THẠCH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010 Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung Trang bảng Bảng 1.1 Đánh giá lợi ích từng doanh nghiệp khi có tác động của nợ 9 Bảng 1.2 Nhóm các nghiên cứu theo mô hình các vấn đề đại diện 21 Bảng 1.3 Nhóm các nghiên cứu theo mô hình thông tin bất cân xứng 23 Bảng 1.4 Nhóm các nghiên cứu theo mô hình về đặc tính của sản phẩm 27 và thị trường Bảng 1.5 Nhóm nghiên cứu theo mô hình các vấn đề về kiểm soát doanh 28 nghiệp Bảng 1.6 Các nhóm nghiên cứu khác 29 Bảng 2.1 Doanh thu ngành công nghiệp CNTT 33 Bảng 2.2 Số lao động trong ngành công nghiệp CNTT 33 Bảng 2.3 Doanh thu bình quân/lao động ngành CNTT 33 Bảng 2.4 Mức lương bình quân ngành CNTT 33 Bảng 2.5 Phân tích SWOT ngành CNTT 36 Bảng 2.6 Chỉ số nợ trung bình từ năm 2008-2010 38 Bảng 2.7 Phân tích chỉ số nợ trong giai đoạn 2008-2010 40 Bảng 2.8 Tình hình biến động vốn chủ sở hữu 43 Bảng 2.9 Khả năng trả lãi vay 45 Bảng 2.10 Giả thiết về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các 56 nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Bảng 2.11 Thống kê, mô tả các biến phụ thuộc năm 2008 57 Bảng 2.12 Thống kê, mô tả các biến độc lập năm 2008 58 Bảng 2.13 Thống kê, mô tả các biến phụ thuộc năm 2009 59 Bảng 2.14 Thống kê, mô tả các biến độc lập năm 2009 60 Bảng 2.15 Thống kê, mô tả các biến phụ thuộc năm 2010 61 Bảng 2.16 Thống kê, mô tả các biến độc lập năm 2010 62
  4. Bảng 2.17 Tác động các biến độc lập đến nợ ngắn hạn/tổng tài sản của 64 mô hình hồi quy tổng thể năm 2008 Bảng 2.18 Tác động các biến độc lập đến nợ ngắn hạn/tổng tài sản của 65 mô hình hồi quy tổng thể năm 2009 Bảng 2.19 Tác động các biến độc lập đến nợ ngắn hạn/tổng tài sản của 66 mô hình hồi quy tổng thể năm 2010 Bảng 2.20 Tác động các biến độc lập đến nợ dài hạn/tổng tài sản của mô 67 hình hồi quy tổng thể năm 2008 Bảng 2.21 Tác động các biến độc lập đến nợ dài hạn/tổng tài sản của mô 68 hình hồi quy tổng thể năm 2009 Bảng 2.22 Tác động các biến độc lập đến nợ dài hạn/tổng tài sản của mô 69 hình hồi quy tổng thể năm 2010 Bảng 2.23 Tác động các biến độc lập đến tổng nợ/tổng tài sản của mô 70 hình hồi quy tổng thể năm 2008 Bảng 2.24 Tác động các biến độc lập đến tổng nợ/tổng tài sản của mô 71 hình hồi quy tổng thể năm 2009 Bảng 2.25 Tác động các biến độc lập đến tổng nợ/tổng tài sản của mô 72 hình hồi quy tổng thể năm 2010 Bảng 2.26 Tác động các biến độc lập đến nợ ngắn hạn/tổng tài sản của 73 mô hình hồi quy giới hạn năm 2008 Bảng 2.27 Tác động các biến độc lập đến nợ ngắn hạn/tổng tài sản của 74 mô hình hồi quy giới hạn năm 2009 Bảng 2.28 Tác động các biến độc lập đến nợ ngắn hạn/tổng tài sản của 75 mô hình hồi quy giới hạn năm 2010 Bảng 2.29 Tác động các biến độc lập đến nợ dài hạn/tổng tài sản của mô 76 hình hồi quy giới hạn năm 2008 Bảng 2.30 Tác động các biến độc lập đến nợ dài hạn/tổng tài sản của mô 77 hình hồi quy giới hạn năm 2009
  5. Bảng 2.31 Tác động các biến độc lập đến nợ dài hạn/tổng tài sản của mô 78 hình hồi quy giới hạn năm 2010 Bảng 2.32 Tác động các biến độc lập đến tổng nợ/tổng tài sản của mô 79 hình hồi quy giới hạn năm 2008 Bảng 2.33 Tác động các biến độc lập đến tổng nợ/tổng tài sản của mô 80 hình hồi quy giới hạn năm 2009 Bảng 2.34 Tác động các biến độc lập đến tổng nợ/tổng tài sản của mô 81 hình hồi quy giới hạn năm 2010 Bảng 2.35 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.11) – năm 2008 82 Bảng 2.36 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.11) – năm 2009 83 Bảng 2.37 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.11) – năm 2010 84 Bảng 2.38 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.12) – năm 2008 85 Bảng 2.39 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.12) – năm 2009 86 Bảng 2.40 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.12) – năm 2010 87 Bảng 2.41 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.13) – năm 2008 88 Bảng 2.42 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.13) – năm 2009 89 Bảng 2.43 Kết quả kiểm định giới hạn mô hình (2.13) – năm 2010 90 Bảng 2.44 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.14) – 91 năm 2008 Bảng 2.45 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.14) – 92 năm 2009 Bảng 2.46 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.14) – 93 năm 2010 Bảng 2.47 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.15) – 94 năm 2008 Bảng 2.48 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.15) – 95 năm 2009 Bảng 2.49 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.15) – 96
  6. năm 2010 Bảng 2.50 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.16) – 97 năm 2008 Bảng 2.51 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.16) – 98 năm 2009 Bảng 2.52 Kết quả kiểm định khả năng giải thích của mô hình (2.16) – 99 năm 2010 Bảng 2.53 Tổng hợp các giả thiết và kết quả nghiên cứu thực nghiệp các 101 nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Nội dung Trang hình Hình 1.1 Cấu trúc vốn tối ưu và giá trị doanh nghiệp 11
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận văn “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010” là công trình nghiên cứu của bản thân, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu và nội dung trong nghiên cứu này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả Nguyễn Hà Thạch
  8. LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cám ơn sâu sắc sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt trong suốt quá trình giả dạy và hướng dẫn khoa học cho tôi thực hiện luận văn này. Mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng cô vẫn giành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tác giả cũng chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giảng dạy khóa học, các thầy cô Khoa Tài chính doanh nghiệp và Viện đào tạo Sau đại học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả cũng chân thành cám ơn các thầy cô phòng Quản lý đào tạo – Công tác sinh viên, trường Đại học Kinh tế TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi có thể hoàn thành đề tài. Xin cám ơn các bạn học của tôi đã có nhiều ý kiến đóng góp cho tôi trong suốt qua trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến những thành viên trong gia đình tôi đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này. Tác giả Nguyễn Hà Thạch
  9. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 4. PHẠM VI VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 2 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN ...................................... 3 1.1 CÁC KHÁI NIỆM .......................................................................................... 3 1.1.1 Thâm hụt tài chính và tài trợ doanh nghiệp.............................................. 3 1.1.2 Nợ và các vấn đề xung quanh nợ ............................................................. 3 1.1.3 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu ......................................................... 4 1.1.4 Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ....................................................... 5 1.2 ĐO LƯỜNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP .................. 6 1.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN.................................................... 6 1.3.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của MM ............................................................... 7 1.3.2 Lý thuyết đánh đổi .................................................................................... 8 1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng .....................Error! Bookmark not defined. 1.3.4 Lý thuyết chi phí đại diện ....................................................................... 12 1.3.5 Lý thuyết tín hiệu ................................................................................... 15
  10. 1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP16 1.4.1 Lợi nhuận................................................................................................ 16 1.4.2 Tài sản hữu hình ..................................................................................... 17 1.4.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................................. 18 1.4.4 Quy mô doanh nghiệp ............................................................................ 18 1.4.5 Cơ hội tăng trưởng ................................................................................. 19 1.4.6. Rủi ro kinh doanh .................................................................................. 19 1.4.7 Đặc tính riêng của sản phẩm ...............Error! Bookmark not defined.20 1.4.8 Tính thanh khoản .................................................................................... 20 1.4.9 Tấm chắn thuế phi nợ ............................................................................. 20 1.5 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN .................. 20 1.5.1 Nhóm nghiên cứu theo mô hình các vấn đề về đại diện ........................ 21 1.5.2 Nhóm nghiên cứu theo mô hình thông tin bất cân xứng ........................ 23 1.5.3 Nhóm nghiên cứu theo mô hình về đặc tính sản phẩm và thị trường .... 26 1.5.4 Nhóm nghiên cứu theo mô hình các vấn đề về kiểm soát doanh nghiệp 27 1.5.5 Các nghiên cứu khác .............................................................................. 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...................................... 32 2.1 ĐÔI NÉT VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM ..... 32 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ........................................................ 38 2.2.1 Phân tích nợ trên vốn chủ sở hữu ........................................................... 38 2.2.2 Phân tích khả năng đảm bảo lãi vay ....................................................... 44
  11. 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................................................................................ 46 2.3.1 Giới thiệu mô hình kinh tế lượng ........................................................... 46 2.3.2 Các giả thiết về mối tương quan giữa cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn .............................................................................................. 47 2.3.2.1 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận (Profitability) ..... 47 2.3.2.2 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tài sản hữu hình (Tangible Assets) .......................................................................................................... 48 2.3.2.3 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporation income tax) ............................................................................. 49 2.3.2.4 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp (Business size).............................................................................................. 50 2.3.2.5 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities) ............................................................................................... 52 2.3.2.6 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro kinh doanh (Business Risk) ............................................................................................................. 53 2.3.2.7 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và đặc tính riêng của sản phẩm (Uniqueness) ................................................................................................ 53 2.3.2.8 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản (Liquidity)54 2.3.2.9 Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tấm chắn thuế phi nợ (hay đòn bẩy hoạt động) (None-debt tax shields) ....................................................... 54 2.3.3 Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................ 56 2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............................................. 57 2.4.1 Thống kê mô tả ....................................................................................... 57 2.4.2 Ước lượng tham số ................................................................................. 63 2.4.2.1 Ước lượng tham số của hàm hồi quy tổng thể ................................. 63 2.4.2.2 Ước lượng tham số của hàm hồi quy giới hạn ................................. 73
  12. 2.4.3 Kiểm định giả thiết ................................................................................. 81 2.4.3.1 Kiểm định giới hạn của mô hình hồi quy tổng thể .......................... 82 2.4.3.2 Kiểm định khả năng giải thích của các mô hình hồi quy giới hạn .. 90 2.4.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ 99 2.4.5 Phát hiện mới từ nghiên cứu ................................................................ 100 2.4.6 Giới hạn của đề tài ...................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 104 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM..................................................................................................................... 105 3.1 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THỜI GIAN TỚI:........................................................ 105 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM........................................................................................ 106 3.2.1 Nâng cao năng lực của doanh nghiệp ................................................... 106 3.2.2 Các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin cần hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể: ....................................................... 107 3.2.3 Tái cấu trúc vốn các công ty ngành công nghệ thông tin ..................... 109 3.3 GIẢI PHÁP KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM HỖ TRỢ CHO VIỆC HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................. 110 3.3.1 Đảm bảo tính công khai minh bạch của thông tin ................................ 110 3.3.2 Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam ................... 111 3.3.3 Chính sách tài chính tiền tệ .................................................................. 112 3.4 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................. 112
  13. 3.4.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền thông: ....................................................................................................................... 112 3.4.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp ............................................. 112 3.4.3 Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch .......................................... 113 3.4.4 Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước; Đổi mới mô hình doanh nghiệp; ................................................................................................ 113 3.4.5 Mở rộng và phát triển thị trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. ....................................................................................................................... 113 3.4.6 Phát triển mạnh nguồn nhân lực ........................................................... 114 3.4.7 Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn ............................................... 115 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 116 KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 117 Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
  14. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch LỜI MỞ ĐẦU Đề tài: Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008-2010 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của công ty. - Đánh giá thực tiễn cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua (năm 2008, 2009, 2010). - Phân tích và đưa ra giải pháp lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp đối với các công ty ngành công nghệ thông tin. - Định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Số liệu của đối tượng nghiên cứu được sử dụng là số liệu tài chính của các năm 2007, 2008, 2009, 2010 được trình bày trong báo cáo tài chính cung cấp cho các sở giao dịch chứng khoán. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng. Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để khảo sát sự ảnh hưởng các nhân tố tác động đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong công ty, trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu của các lý thuyết cấu trúc vốn và nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện ở các nước khác trên thế giới. 4. PHẠM VI VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU - Số lượng mẫu còn hạn chế: Các doanh nghiệp ngành CNTT niêm yết trên hai sàn của Việt Nam không nhiều so với số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế, và các doanh nghiệp cung cấp số liệu đầy đủ để tác giả có thể thu thập được số 1
  15. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch liệu phân tích còn hạn chế nên tác giả mới chỉ thu thập được số liệu của 24 doanh nghiệp để phân tích. - Xây dựng và chọn biến: Tác giả đã không thực hiện một cuộc khảo sát để tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn đối với các doanh nghiệp ngành CNTT tại Việt Nam mà chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu tại các nước khác trên thế giới và khảo sát kết quả này đối với các doanh nghiệp ngành CNTT tại Việt Nam. Do đó có thể có nhiều yếu tố tác nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn đối với các doanh nghiệp ngành CNTT tại Việt Nam bị bỏ qua. - Phương pháp đo lường: Do hạn chế về thông tin và số liệu nên các biến số được đo lường theo giá trị sổ sách kế toán, không thể đo lường các biến số này theo giá trị thị trường của doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. - Những hạn chế khác: thông tin vĩ mô được cung cấp từ các cơ quan thông kê chưa được cập nhật kịp thời và đầy đủ. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Thông qua nghiên cứu này, giúp các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin hiểu rõ tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn như thế nào và từ đó áp dụng một cách linh hoạt và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình trong việc lựa chọn nguồn tài trợ. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Các lý thuyết về cấu trúc vốn. Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các công ty ngành công nghệ thông tin. Chương 3: Hoàn thiện cấu trúc vốn cho chiến lược phát triển của các công ty ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. 2
  16. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN 1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1 Thâm hụt tài chính và tài trợ doanh nghiệp Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn cần tiền để tài trợ cho vốn lưu động và cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn vốn nội bộ (gồm các chi phí khấu hao tích lũy và lợi nhuận giữ lại hàng năm) cũng đủ để trang trải cho những tài trợ này. Thường là luôn có một khoảng cách giữa số tiền mặt doanh nghiệp cần và nguồn vốn nội bộ này, khoảng cách này là “thâm hụt tài chính”. Như vậy, “thâm hụt tài chính” có thể được hiểu như một sự thiếu hụt nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Cũng vì thâm hụt tài chính mà các quyết định chi trả cổ tức và quyết định tài trợ luôn là những vấn đề thường xuyên mà các giám đốc tài chính phải đối mặt. Quyết định tài trợ phản ánh sự lựa chọn nguồn vốn để trang trải cho vấn đề thâm hụt tài chính của doanh nghiệp. Các giám đốc tài chính thường có nhiều lựa chọn như sử dụng lợi nhuận giữ lại, phát hành nợ hay phát hành cổ phần mới. Vậy doanh nghiệp nên tài trợ thâm hụt bằng vốn vay hay vốn cổ phần, và theo tỷ lệ bao nhiêu. 1.1.2 Nợ và các vấn đề xung quanh nợ Nợ, theo cách định nghĩa thông thường, phản ánh một nghĩa vụ phải trả. Trong tài chính doanh nghiệp, nợ được hiểu như một nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta nên xem xét cách phân loại nợ theo thứ tự ưu tiên về thời gian đáo hạn, như cách trình bày của bảng cân đối kế toán. Theo cách phân loại này, nợ được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Khoản nợ có thời gian đáo hạn ít hơn một năm được gọi là nợ ngắn hạn và khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm được gọi là nợ dài hạn. Các loại trái phiếu doanh nghiệp thường rất đa dạng về thời gian đáo hạn, có thể chỉ vài tháng, nhưng cũng có khi là nhiều năm. Thương phiếu được 3
  17. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch xếp vào nợ ngắn hạn, thuê tài chính được xem là nợ dài hạn; nhưng các khoản vay ngân hàng thì có thể bao gồm cả vay ngắn hạn và dài hạn – giống như trái phiếu. Các loại trái phiếu doanh nghiệp, có khi là một nghĩa vụ nợ có bảo đảm bằng tài sản của chính công ty vay nợ (như nhà xưởng, máy móc thiết bị, …); nhưng cũng có khi nó không được bảo đảm bằng tài sản gì cả, hay còn gọi là trái khoán doanh nghiệp. Nếu công ty không trả được nợ, các trái chủ có quyền trước tiên đối với các tài sản đã thế chấp, các nhà đầu tư nắm giữ các trái khoán có một trái quyền chung đối với các tài sản không thế chấp nhưng chỉ có trái quyền cấp thấp đối với tài sản đã thế chấp. Các trái chủ thường phải đối mặt với rủi ro không thanh toán nợ của doanh nghiệp. Cấp bậc cao không đảm bảo được việc thanh toán nợ. Một trái phiếu có thể được đảm bảo và ưu tiên, nhưng vẫn mang tính rủi ro rất nhiều, vì việc thanh toán còn phụ thuộc vào giá trị và rủi ro của các tài sản doanh nghiệp phát hành. Các cổ đông có quyền không trả nợ nếu như họ sẵn sàng giao tất cả tài sản của doanh nghiệp cho các trái chủ, và rõ ràng là họ sẽ chỉ chọn cách làm này nếu như giá trị của tài sản thấp hơn giá trị nợ. 1.1.3 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường, được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu là một cấu trúc vốn cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro, và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Sẽ rất hữu ích để phân tích thực trạng và xác định cấu trúc vốn tối ưu, nhưng trong thực tế rất khó để xác định cấu trúc vốn nào là tối ưu. Do đó, trong thực tế các doanh nghiệp sử dụng tỷ trọng theo mục tiêu và xác định tỷ lệ tham gia tương ứng của các nguồn tài trợ riêng biệt trên nền tảng cấu trúc vốn tối ưu mà doanh nghiệp muốn đạt được, hình thành cấu trúc vốn mục tiêu. Cấu trúc vốn mục tiêu là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường mà công ty hoạch định để huy động thêm vốn. 4
  18. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch Việc lựa chọn tỷ trọng hợp lý cho mỗi nguồn tài trợ để hình thành cấu trúc vốn phù hợp cho mỗi doanh nghiệp là một trong những quyết định tài chính quan trọng. Các nhà quản trị tài chính cần có một sự nhận thức rõ ràng về ưu điểm của các nguồn tài trợ, trên cơ sở đó mới có thể đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn. 1.1.4 Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn của thu nhập hoạt động (EBIT) của doanh nghiệp. Tính không chắc chắn này được hình thành từ nhiều yếu tố như tính khả biến của doanh thu, của các chi phí hoạt động; tính đa dạng hóa của sản phẩm; sự tồn tại sức mạnh của thị trường … Rủi ro kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều từ việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp (đòn bẩy kinh doanh có liên quan nhiều đến tỷ trọng định phí trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp). Thu nhập hoạt động càng nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu nếu mức độ sự dụng đòn bẩy kinh doanh càng cao. Rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống, vì thế một doanh nghiệp có thể gặp phải các khó khăn hoạt động (và tài chính) vì các yếu tố của toàn bộ nền kinh tế tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và vì các quyết định riêng của cấp quản lý ở doanh nghiệp. Rủi ro tài chính liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định trong cấu trúc vốn của mình. Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi mong đợi của các cổ đông. Mức độ đòn bẩy tài chính càng cao làm rủi ro tài chính càng lớn. Các khái niệm về đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính làm sáng tỏ sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính với hy vọng đạt được lợi nhuận cao hơn các định phí của tài sản và nợ, từ đó gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Tuy nhiên, đòn bẩy cũng làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông. 5
  19. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch 1.2 ĐO LƯỜNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Có nhiều chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, và việc lựa chọn chỉ số nào tùy thuộc vào ý nghĩa mà chỉ số đó mang lại cho mỗi người sử dụng. Một vài chỉ số thường gặp trong đo lường đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp: - Tỷ số nợ trên tài sản (debt ratio): chỉ số này cho thấy có bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ: Tỷ số nợ trên tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản - Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (debt to equity ratio): chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ ngắn hạn và dài hạn chia cho số vốn cổ phần của công ty. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ/Vốn cổ phần - Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (equity multiplier ratio): tỷ số này cho thấy công ty có giá trị tổng tài sản cao gấp bao nhiêu lần so với số vốn của các cổ đông đóng góp. Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tổng tài sản/Vốn cổ phần. Người phân tích cũng phân chia nợ của doanh nghiệp thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để xem xét tỷ trọng của từng loại trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tất cả đều phản ánh mức độ sử dụng nợ mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình và việc sử dụng chỉ số nào cũng đúng cả, miễn là nó phù hợp với mục tiêu cần xem xét. 1.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN Các lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn doanh nghiệp được bắt đầu từ một nghiên cứu đoạt giải Nobel kinh tế của Modigliani và Miller năm 1958. Tiếp nối thành tựu to lớn này, nhiều nghiên cứu khác nữa được nghiên cứu bởi các nhà kinh tế như nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976), Myers (1977), Ross (1977), Jensen (1986), Stulz (1990) … 6
  20. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Hà Thạch 1.3.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của MM Lý thuyết này do hai nhà nghiên cứu Modigliani và Miller (M&M). Lý thuyết MM năm 1958 chỉ ra rằng trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo thì cấu trúc vốn độc lập với giá trị của doanh nghiệp, dựa trên các giả định sau: - Không có các chi phí giao dịch khi mua bán chứng khoán. - Không có đủ số người mua và người bán trên thị trường, vì vậy không có một nhà đầu tư riêng lẻ nào có một ảnh hưởng lớn đối với giá cả chứng khoán. - Có sẵn thông tin liên quan cho tất cả các nhà đầu tư mà không phải mất tiền. - Tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất. - MM cũng giả định là tất cả các nhà đầu tư đều hợp lý và có các kỳ vọng thuần nhất về lợi nhuận của một doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng giả dụ là các doanh nghiệp hoạt động dưới các điều kiện tương tự sẽ có cùng mức độ rủi ro kinh doanh. Giả định này được gọi là giả định loại rủi ro đồng nhất. Cuối cùng, MM giả định không có thuế thu nhập. Với những giả định trên, MM cho rằng giá trị của một doanh nghiệp được xác định bởi tài sản cụ thể ở cột bên trái của bảng cân đối kế toán, chứ không phải được xác định bởi tỷ lệ chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn do doanh nghiệp phát hành. Các cấu trúc vốn khác nhau – tức là sự kết hợp nợ và vốn cổ phần theo các tỷ lệ khác nhau – đều dẫn đến giá trị doanh nghiệp như nhau. MM hỗ trợ cho lý thuyết của họ bằng lập luận cho rằng một quy trình mua bán song hành sẽ ngăn chặn việc các doanh nghiệp tương đương có các giá trị thị trường khác nhau chỉ bởi vì có các cấu trúc vốn khác nhau. Nếu doanh nghiệp vay nợ có giá trị cao hơn, nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu của doanh nghiệp có nợ và sau đó vay và mua cổ phiếu của doanh nghiệp không có nợ và đầu tư số tiền còn lại vào hoạt động khác. Vì không có chi phí giao dịch nên nhà đầu tư sử dụng quy trình mua bán song hành này sẽ có lợi nhuận mà không có rủi ro. MM cho rằng quá trình mua bán song hành sẽ tiếp tục cho đến khi cổ phiếu của hai doanh nghiệp có sử dụng nợ và không sử dụng nợ bằng nhau. Vì vậy, MM kết luận rằng giá trị thị 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2