intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn Kiên Giang là điểm đến của khách du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch để phục vụ tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của du khách, tạo lên lòng trung thành của du khách đối với các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn Kiên Giang là điểm đến của khách du lịch

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------ LÊ THỊ NGỌC DUNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN KIÊN GIANG LÀ ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- LÊ THỊ NGỌC DUNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN KIÊN GIANG LÀ ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ KIÊN GIANG – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn Kiên Giang là điểm đến của khách du lịch” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Sĩ. Các nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc được trích dẫn rõ ràng. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2017 Học viên thực hiện Lê Thị Ngọc Dung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ..........................................................................................4 CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................5 2.1. LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH ....................................................................................5 2.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................... 5 2.1.2. Các loại hình du lịch ..........................................................................................6 2.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội ...... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ du lịch ............................................................... 9 2.1.5.1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ du lịch ..........................................................9 2.1.5.2. Chất lượng của dịch vụ du lịch ...................................................................9 2.2. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI ..................................................................................10
  5. 2.2.1. Khái niệm về hành vi tiêu dùng .......................................................................10 2.2.2. Lý thuyết xu hướng tiêu dùng ..........................................................................11 2.2.3. Lý thuyết hành động hợp lý - TRA..................................................................11 2.2.4. Lý thuyết về hành vi dự định - TPB ................................................................ 12 2.2.5. Tác động của thương hiệu đến xu hướng lựa chọn ..........................................13 2.2.6. Tác động của hoạt động chiêu thị đến xu hướng lựa chọn .............................. 14 2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH .......................................................................................................................14 2.3.1. Yếu tố bên trong .............................................................................................. 14 2.3.2. Yếu tố bên ngoài .............................................................................................. 15 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................15 2.4.1. Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................15 2.4.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 17 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................18 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................18 3.1. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .........................................................18 3.1.1. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................18 3.1.2. Giả thiết nghiên cứu .........................................................................................18 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................19 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................. 19 3.2.2. Nghiên cứu chính thức .....................................................................................19 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2017 ............................................................................22 3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU............................................................. 22 3.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................................22 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................23 3.3.3. Phân tích hồi qui tuyến tính bội .......................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 26 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................27 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 27 4.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KIÊN GIANG ...................................................27
  6. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 27 4.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Kiên Giang ...........................................28 4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT .............................................................................31 4.2.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính ................................................................................31 4.2.2. Về cơ cấu theo độ tuổi .....................................................................................32 4.2.3. Về cơ cấu theo nghề nghiệp của du khách.......................................................32 4.2.4. Về cơ cấu theo thu nhập...................................................................................33 4.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KIÊN GIANG ĐỂ THAM QUAN, DU LỊCH CỦA DU KHÁCH .........................................................................................................................34 4.3.1. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................34 4.3.2. Môi trường cảnh quan ......................................................................................35 4.3.3. Thông tin điểm đến ..........................................................................................35 4.3.4. Ẩm thực, mua sắm ........................................................................................... 37 4.3.6. Giá cả dịch vụ ..................................................................................................39 4.3.5. Động lực du lịch ......................................................................................................... 40 4.3.7. Quyết định lựa chọn điểm tham quan, du lịch .................................................40 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TỈNH KIÊN GIANG LÀM ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN, DU LỊCH .......................................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 43 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................44 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................................................44 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................44 5.2. HÀM Ý GIẢI PHÁP .............................................................................................. 45 5.2.1. Giải pháp về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch ................................................................................................................45 5.2.2. Giải pháp về vấn đề vệ sinh môi trường ..........................................................46 5.2.3. Giải pháp đối với giá cả dịch vụ ......................................................................47 5.2.4 Giải pháp về thông tin điểm đến .......................................................................48 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................49
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHỤ LỤC SỐ LIỆU
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai ATMS Ẩm thực, mua sắm CSHT Cơ sở hạ tầng DLDL Động lực du lịch EFA Phân tích nhân tố khám phá GCDV Giá cả dịch vụ MTCQ Môi trường cảnh quan QDLC Quyết định lựa chọn TTDD Thông tin điểm đến UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo 23 Bảng 4.1 : Mô tả Cơ sở hạ tầng 37 Bảng 4.2 : Mô tả Môi trường cảnh quan 38 Bảng 4.3 : Mô tả Thông tin điểm đến 39 Bảng 4.4 : Mô tả Ẩm thực, mua sắm 39 Bảng 4.5 : Mô tả Động lực du lịch 40 Bảng 4.6 : Mô tả Giá cả dịch vụ 41 Bảng 4.7 : Mô tả Quyết định chọn điểm tham quan, du lịch 42 Bảng 4.8 : Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình 42 Bảng 4.9 : Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy 43 Bảng 4.10 : Kết quả hồi quy 43
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý 14 Sơ đồ 2.2 : Mô hình lý thuyết hành vi dự định 15 Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu 21 Biểu đồ 4.1: Giới tính du khách 34 Biểu đồ 4.2 : Thông tin độ tuổi 35 Biểu đồ 4.3 : Nghề nghiệp của du khách 35 Biểu đồ 4.4 : Thu nhập của du khách 36
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Thu hút khách du lịch đến với các điểm tham quan, du lịch của cả nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng là yêu cầu rất cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị đóng góp của ngành dịch vụ du lịch. Trên cơ sở các lý thuyết về du lịch, dịch vụ, lý thuyết hành vi và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến đề tài, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch gồm Cơ sở hạ tầng, Môi trường cảnh quan, Thông tin điểm đến, Ẩm thực – mua sắm, Động lực du lịch và Giá cả dịch vụ. Mẫu nghiên cứu được thực hiện bằng cách thực hiện phỏng vấn trực tiếp 200 chuyên gia và khách du lịch đã, đang tham quan, du lịch tại các điểm đến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kết quả cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy. Phân tích hồi quy đa biến, kết quả cho thấy có 4 trong 6 nhân tố độc lập ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch đó là Cơ sở hạ tầng, Môi trường cảnh quan, Thông tin điểm đến và Giá cả dịch vụ. Trong đó, nhân tố Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định tham quan, du lịch của du khách. Trong những năm gần đây, mặc dù UBND tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo các Sở, Ngành và UBND các huyện phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Kiên Giang. Tuy nhiên, sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch của Kiên Giang chưa cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Thông tin điểm đến được thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Số lượng du khách ngày càng đến nhiều nhưng chưa có giải pháp triệt để để xử lý ô nhiễm môi trường. Kiểm soát giá cả dịch vụ của các ngành chức năng còn hạn chế, tình trạng tăng giá đột biến vào các dịp lễ, tết còn diễn ra. Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu đề tài, tác giả đề xuất một số hàm ý giải pháp dưới đây góp phần thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Kiên Giang.
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, ngành Du lịch không ngừng phát triển, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Du lịch thường được gắn liền với các sự kiện, lễ hội văn hóa thể thao cấp quốc gia hay cấp vùng, được xem là một trong những ngành kinh tế thu về cho quốc gia nhiều ngoại tệ, đóng góp không nhỏ vào thu nhập của quốc gia trong đó có Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2011 lượng khách quốc tế đến Việt Nam có 9810,9 nghìn người, lượng khách trong nước đến các điểm tham quan là 61.405,4 nghìn người, mang đến doanh thu cho cả nước từ hoạt động du lịch là 18,091,6 tỷ đồng. Đến năm 2015 lượng khách quốc tế đến Việt Nam có 11,811 nghìn người, lượng khách trong nước đến các điểm tham quan là 102,200 nghìn người, với doanh thu là 30,444 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2011, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 110,000 tỷ đồng, chiếm 4.6% GDP cả nước. Năm 2016 với mức 6.6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Đây là những con số từ Báo cáo thường niên Travel và Tourism Economic Impact 2016 - Viet Nam của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World Tourism and Travel Council - WTTC) công bố hồi tháng 3/2016. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584,884 tỷ đồng (tương đương 13.9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279,287 tỷ đồng (tương đương 6.6% GDP). Ngày nay Du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế tổng hợp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như: Giao thông, ẩm thực, giải trí, thương mại, thông tin liên lạc, ngân hàng và tạo việc làm cho nhiều lao động. Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11.2% trong đó số việc làm trực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5.2% tổng số việc làm). Đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2015 đạt 113,497 tỷ đồng, chiếm 10.4% tổng đầu tư cả nước...
  13. 2 Đối với Kiên Giang là địa phương có nhiều ưu thế về khí hậu, cảnh quan nhiên nhiên và tài nguyên biển, đảo, rừng…thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Hiện nay tại Kiên Giang có nhiều loại hình khá phong phú, đa dạng như: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghĩ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh từ năm 2013 đến năm 2017, đã có 20,4 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến Kiên Giang; doanh thu du lịch đạt 8.525 tỷ đồng, góp phần tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 31,53%; chiếm 5,79% tổng số GRDP của tỉnh, thu hút hơn 8.100 lao động, tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế ngày càng cao. Từ đó cho thấy rằng du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; lượng khách đến tham quan, du lịch chưa bền vững, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu hấp dẫn, chưa gắn kết nhiều với các hoạt động quảng bá đặc sản của địa phương, quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng bộ… Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, khách du lịch ngày càng có nhu cầu giải trí cao hơn, nghĩa là tính tinh tế của du khách ngày càng cao. Những điểm đến du lịch nào đáp ứng kịp thời nhu cầu này sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc tạo dựng lòng trung thành (việc quay lại điểm du lịch) của du khách. Thực tế hiện nay cho thấy mặc dù khách du lịch đến Kiên Giang mỗi năm càng tăng nhưng chủ yếu là khách đến lần đầu tiên là chiếm đa số, lượng khách quay trở lại Kiên Giang tham quan là rất ít, chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là do có nhiều yếu tố tác động làm cho khách du lịch lại ngán ngại không muốn quay trở lại. Ví dụ như: Cơ sở hạ tầng ở một số điểm du lịch chưa được đầu tư, giao thông đi lại khó khăn; phương tiện lưu thông chưa được thuận tiện; môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sinh hoạt…Vì vậy muốn ngành du lịch Kiên Giang phát triển bền vững và là ngành kinh tế chủ đạo, đòi hỏi tỉnh Kiên Giang phải tập trung nguồn lực, đào tạo nhân lực và quy hoạch phát triển có trọng tâm, trọng điểm và khắc phục những yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của Du lịch Kiên Giang. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch” để làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần những kiến thức đã học, để nghiên cứu tìm ra các yếu
  14. 3 tố tác động đến du khách, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách, nhằm góp phần phát triển du lịch Kiên Giang mang tính bền vững hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định của khách du lịch khi chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch để phục vụ tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của du khách, tạo lên lòng trung thành của du khách đối với các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: - Vì sao khách du lịch chọn điểm đến là Kiên Giang để tham quan, du lịch. - Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định việc lựa chọn điểm đến là Kiên Giang để tham quan, du lịch. - Đề ra một số giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch đến Kiên Giang để tham quan, du lịch trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch? Những giải pháp nào nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch đến các địa điểm thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn Kiên Giang là điểm đến để tham quan, du lịch. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Dữ liệu đề tài được thu thập từ các báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Du lịch Kiên Giang. Ngoài ra đề tài còn sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phiếu
  15. 4 khảo sát các chuyên gia và du khách đã, đang tham gia du lịch tại tỉnh Kiên Giang. Thời gian thu thập dữ liệu được thực hiện trong tháng 10 năm 2017. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn kết cấu gồm có 5 chương cụ thể như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm của khách du lịch, các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên cứu, phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các giải pháp hàm ý chính sách nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan tại các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH 2.1.1. Khái niệm du lịch Nói đến du lịch, đã có nhiều chuyên gia nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như trong nước, tùy theo các hình thức tiếp cận khác nhau, cũng như là mục đích nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về du lịch, cụ thể như: Vào năm 1811, lần đầu tiên tại nước Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây sự giải trí là động cơ chính. Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf về du lịch như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế xuất bản. Du lịch được định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch...Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”. Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch mà ít phân tích như một hiện tượng kinh tế. Theo Liên hiệp quốc (1963), thì “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo M.Coltman (1989), “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”.
  17. 6 Ở Việt Nam theo tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức và Hán – Việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch có nghĩa là đi chu du khắp nơi để xem xét. Pháp luật Việt Nam tại Điều 3, Khoản 1 Luật Du lịch 2017 định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa “ Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Cho đến nay, người ta đã thống nhất rằng tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong nước hay ra nước ngoài (trừ đi làm và cư trú) đều mang ý nghĩa du lịch. Nhìn chung, cũng khó để đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về du lịch vì tính chất hai mặt của khái niệm du lịch đó là du lịch một mặt mang khái niệm thông thường là việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,.. mặt khác lại được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra. Nói tóm lại, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa-xã hội. Do đó có thể định nghĩa khái quát về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế - kỹ thuật – văn hóa – xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ trợ giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và cư dân bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”. 2.1.2. Các loại hình du lịch Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây: + Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch thì có: Du lịch quốc tế; du lịch nội địa; du lịch quốc gia… + Căn cứ vào đặc điểm địa lý của chuyến đi du lịch thì có: Du lịch biển; du lịch núi; du lịch đô thị; du lịch thôn quê…
  18. 7 + Căn cứ vào thời gian chuyến đi thì có có: Du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày… + Căn cứ vào đối tượng khách thì có: Du lịch thiếu niên; du lịch thanh niên; du lịch trung niên; du lịch người cao tuổi… + Căn cứ vào môi trường, tài nguyên có: Du lịch thiên nhiên; du lịch văn hóa… + Căn cứ vào hình thức chuyến đi thì có: Du lịch tập thể; du lịch cá thể; du lịch gia đình. + Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh mục đích chuyến đi thì có: Du lịch tham quan; du lịch giải trí; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch khám phá; du lịch thể thao; du lịch lễ hội; du lịch tôn giáo; du lịch học tập, nghiên cứu; du lịch hội nghị; du lịch thể thao kết hợp; du lịch chữa bệnh; du lịch thăm thân; du lịch kinh doanh… + Căn cứ vào phương tiện giao thông thì có: Du lịch xe đạp; du lịch ô tô; du lịch bằng tàu hỏa; du lịch bằng tàu thủy; du lịch máy bay… + Căn cứ vào phương thức hợp đồng có: Du lịch trọn gói; du lịch từng phần… 2.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế-xã hội Dựa vào các định nghĩa trên chúng ta thấy về phương diện kinh tế, Du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó bao gồm sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Vì vậy Du lịch ngày nay không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả linh tế cao mà là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện các chính sách mở cửa, là chiếc cầu nối giữa thế giới bên ngoài và bên trong. Du lịch có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước thông qua việc tiêu dùng của du khách. Du lịch thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa vật chất và hàng hóa phi vật chất, do đó nhu cầu về dịch vụ rất được du khách quan tâm. Như vậy ảnh hưởng kinh tế của Du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm Du lịch. Quá trình này tác động lên việc phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuât xã hội. Hoạt động Du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước mà họ đi Du lịch, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến, ngược lại phần thu ngoại tệ tăng lên đối với những quốc gia
  19. 8 có nhiều người du khách nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa. Cán cân thu, chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hóa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu, vùng xa. Khi khu vực nào đó trở thành một điểm Du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến…Bên cánh đó các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có cất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến…để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách. So với ngoại thương ngành Du lịch cũng có nhiều ưu thế nỗi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Qua đây cho thấy Du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nền kinh tế đất nước. Ngược lại, nó cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là những người mà thu nhập của học không liên quan đến Du lịch. Việt Nam, với chủ trương mở cửa “làm bạn với tất cả các nước” nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các Doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng với nhịp độ cao, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả trong nước ổn định…đó là giá trị xã hội của Du lịch. Ngoài ra Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo không mất tiền cho nước ta. Ví dụ khi khách hàng đến một khu du lịch nào đó, khách hàng có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó, đến khi trở về đất nước của họ, khách bắt đầu tìm kiếm những thứ đó ở ở thị trường địa phương và nếu không thấy, khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập những mặt đó. Theo cách này, du lịch quốc tế đã góp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2