intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần thông qua phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính và phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) theo hướng tiếp cận phi tham số; đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2012.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008-2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN THỊ QUẾ PHƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN THỊ QUẾ PHƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Lại Tiến Dĩnh TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008-2012”, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lại Tiến Dĩnh là công trình nghiên cứu nghiêm túc và được đầu tư kỹ lưỡng của tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Tác giả Phan Thị Quế Phương
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ cơ bản của NHTM ............................... 5 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ........................................................... 5 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại .................................................... 5 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại .......................................................... 6 1.1.4. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại .............................................. 6 1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh .......................................................................... 7 1.2.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh ........................................ 7 1.2.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh ............................................. 9 1.2.3 Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh ....................................... 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM .............................. 10 1.4. Các phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM ........................... 12 1.4.1. Phương pháp phân tích chỉ số tài chính................................................. 12 1.4.1.1. Phân tích hiệu quả hoạt động ..................................................... 12 1.4.1.2. Tỷ số đòn bẩy tài chính ............................................................. 14 1.4.1.3. Chất lượng tài sản...................................................................... 15 1.4.1.4. Khả năng thanh toán .................................................................. 16 1.4.1.5. Chất lượng và năng lực quản lý ngân hàng ................................ 17
  5. 1.4.2. Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) theo hướng tiếp cận phi tham số ..................................................................................................... 18 1.4.2.1. Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) ................................ 18 1.4.2.2. Các mô hình nghiên cứu trước đây ............................................ 22 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2012 ...................... 26 2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần bằng phương pháp phân tích chỉ số tài chính ............................................................. 26 2.1.1. Tổng quan về tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tăng trưởng lợi nhuận................................................................................ 26 2.1.2. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời .............................................. 30 2.1.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính ........................................................................ 36 2.1.4. Chất lượng tài sản ................................................................................. 38 2.1.5. Khả năng thanh toán ............................................................................. 41 2.1.6. Năng lực quản lý .................................................................................. 42 2.2. Kết quả phân tích theo phương pháp DEA ........................................................ 42 2.2.1. Mô tả số liệu thống kê .......................................................................... 42 2.2.2. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật .................................................... 44 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP .............. 53 2.3.1. Đánh giá kết quả và hạn chế ................................................................. 53 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng ......................................................................... 56 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ................................... 58 3.1. Giải pháp xuất phát từ các phân tích chỉ số tài chính ......................................... 58 3.1.1 Tăng trưởng cho vay, tăng trưởng huy động vốn qua kênh tiền gửi khách hàng ............................................................................................... 58
  6. 3.1.2 Xử lý dứt điểm nợ xấu .......................................................................... 59 3.1.3 Xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ .... 62 3.2. Các giải pháp xuất phát từ phương pháp phân tích DEA ................................... 63 3.2.1 Nâng cao hiệu quả quy mô ................................................................... 63 3.2.2 Nâng cao hiệu quả kỹ thuật thuần ......................................................... 64 3.3. Giải pháp từ phía Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban ngành ....................... 68 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 71 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Đo lường các chỉ số tài chính Phụ lục 2: Tóm tắt một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của 18 NHTMCP nghiên cứu Phụ lục 3: Tóm tắt dữ liệu và hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ATM Máy rút tiền tự động BCTC Báo cáo tài chính CONS Không đổi theo quy mô CRS Hiệu quả không đổi theo quy mô DATC Công ty Mua bán nợ Việt Nam DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu DMU Đơn vị ra quyết định DRS Hiệu quả giảm theo quy mô GĐB Ngân hàng TMCP Bản Việt GDP Tổng thu nhập quốc dân HDB Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM ICB Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Input Nhân tố đầu vào IRS Tăng theo quy mô LVB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt MBB Ngân hàng TMCP Quân đội Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị trung bình Min Giá trị nhỏ nhất NAB Ngân hàng TMCP Nam Á NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NIRS Hiệu quả không tăng theo quy mô NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt
  8. OCEAN Ngân hàng TMCP Đại Dương Output Nhân tố đầu ra PETRO Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản ROE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu SEA Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SFA Mô hình phân tích biên ngẫu nhiên SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TE Hiệu quả kỹ thuật TMCP Thương mại cổ phần Tobit Mô hình kinh tế lượng VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VRS Hiệu quả thay đổi theo quy mô WEB Ngân hàng TMCP Phương Tây
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tăng trưởng tiền gửi và cho vay các TCTD và tiền gửi và vay tại các TCTD ................................................................................................... 27 Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng tiền gửi bình quân so với tăng trưởng GDP ........................................................ 29 Bảng 2.3: Tỷ lệ chi phí lãi, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và thu nhập lãi thuần so với thu nhập lãi...................................................................................... 36 Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản năm 2012 giữa các nhóm NHTMCP ................................ 38 Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ số dư dự phòng/dư nợ, tỷ lệ số dư dự phòng/nợ xấu .............................................................................. 39 Bảng 2.6: Tóm tắt các chỉ số khả năng thanh toán giai đoạn năm 2008 – 2012........ 41 Bảng 2.7 : Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình DEA....................................... 43 Bảng 2.8: Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP năm 2008 .................................................................. 45 Bảng 2.9: Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP năm 2009 .................................................................. 46 Bảng 2.10: Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP năm 2010 .................................................................. 47 Bảng 2.11: Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP năm 2011 .................................................................. 48 Bảng 2.12: Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP năm 2012 .................................................................. 49 Bảng 2.13: Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 18 NHTMCP bình quân từ năm 2008 đến năm 2012 ...................... 50
  10. Bảng 2.14: Tóm tắt hiệu quả kỹ thuật toàn bộ của các ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012 ...................................................................................................... 52 Bảng 2.15: Tóm tắt số lượng ngân hàng có hiệu quả thay đổi và không thay đổi theo quy mô giai đoạn năm 2008 – 2012....................................................... 53
  11. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Hiệu quả kỹ thuật với mô hình DEA định hướng đầu vào..................... 19 Đồ thị 1.2: Đường biên CRS (OC), đường biên VRS (VV’) và NIRS (OBV’) ....... 22 Đồ thị 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP ......................................... 26 Đồ thị 2.2: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP .................................. 28 Đồ thị 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của các NHTMCP ........................... 28 Đồ thị 2.4: Tăng trưởng tín dụng năm 2012 của 18 ngân hàng nghiên cứu ............. 29 Đồ thị 2.5: Chỉ số ROA từ năm 2008 đến năm 2012 .............................................. 30 Đồ thị 2.6: Chỉ số ROE từ năm 2008 đến năm 2012............................................... 31 Đồ thị 2.7: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần so với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các NHTMCP giai đoạn 2008-2012 .............................................. 31 Đồ thị 2.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các NHTMCP giai đoạn 2008-2012 .............................................. 33 Đồ thị 2.9: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTMCP giai đoạn 2008-2012 ..... 33 Đồ thị 2.10: Tỷ lệ chi phí lãi so với nợ phải trả lãi bình quân giai đoạn 2008-2012 34 Đồ thị 2.11: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính giai đoạn 2008 – 2012 ................................... 37 Đồ thị 2.12: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008 – 2012 37
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU Khu vực ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đóng góp vào sự thịnh vượng của nền kinh tế và đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, vì vậy khu vực này luôn được Chính phủ quan tâm và là một trong những khu vực được giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Gần đây do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, bắt nguồn từ việc bùng nổ cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, các yếu kém trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng trước đây vốn đã tồn tại nhưng chưa được chú ý một cách đúng mức nay đã được bộc lộ. Một trong những yếu kém đó là hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn thiếu năng lực cạnh tranh. Các ngân hàng dùng mọi cách để tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận đã làm cho hoạt động của các ngân hàng này thiếu an toàn, tín dụng tăng trưởng về lượng nhưng không tăng về chất dẫn đến mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, mô hình quản trị trong tổ chức ngân hàng đã lỗi thời, kỹ năng quản trị ngân hàng của các chức danh quản trị trong ngân hàng chưa tốt làm cho các ngân hàng này chưa đạt hiệu quả về nguồn lực, chưa đạt hiệu quả về chi phí và không phù hợp với quy mô tăng trưởng không ngừng của vốn và tổng tài sản, chính vì vậy, khi mô hình quản trị không đổi mới thì nó kéo quy mô tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng giảm theo. Bên cạnh đó, cơ chế và bộ máy quản lý Nhà nước còn kém phát triển chưa thực sự hỗ trợ cho sự phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần cũng là yếu tố làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Hiệu quả là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân hàng, bởi vậy nâng cao hiệu quả cũng có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của các ngân hàng thương mại. Quá trình đổi mới và hội nhập góp phần giúp Việt Nam tăng trưởng, bên cạnh đó số lượng các ngân hàng thương mại cũng đang tăng lên nhanh chóng nhưng để có thể phát triển ổn định thì các ngân hàng thương mại cần có cơ cấu quy mô hoạt
  13. 2 động tối ưu. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, GDP hàng năm hơn 100 tỷ USD thì con số 35 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam liệu có phải là quá nhiều và liệu các ngân hàng này hoạt động có hiệu quả chưa? Chúng ta cần đánh giá lại hoạt động của các NHTM trong thời gian qua một cách khách quan, có như vậy mới có thể hoạch định chính sách quản trị ngân hàng thương mại ngày càng trở nên có hiệu quả nhờ vậy mà nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Với những ý tưởng này tác giả đã thực hiện bài luận văn với đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008- 2012”. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:  Phân tích tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần thông qua phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính và phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) theo hướng tiếp cận phi tham số.  Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2012.  Đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTMCP. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù rộng và phức tạp do đó luận văn tập trung vào nghiên cứu hiệu quả theo hai hướng. Một mặt nghiên cứu các chỉ số tài chính, mặt khác nghiên cứu khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra và phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTMCP ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 18 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính được các ngân hàng này công bố chính thức qua các website giai đoạn năm 2008 – 2012. Để phục vụ cho việc phân
  14. 3 tích, tác giả chia các ngân hàng thành ba nhóm theo qui mô tổng tài sản.  Nhóm 1 gồm 6 ngân hàng có qui mô lớn, có tổng tài sản lớn hơn 150.000 tỷ VND. 1) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (ICB) 2) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB) 3) Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) 4) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) 5) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 6) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)  Nhóm 2 gồm 6 ngân hàng có qui mô trung bình, có tổng tài sản từ 60.000 tỷ VND đến 150.000 tỷ VND. 7) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) 8) Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LVB) 9) Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) 10) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) 11) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEA) 12) Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEAN)  Nhóm 3 bao gồm 6 ngân hàng có qui mô nhỏ, có tổng tài sản nhỏ hơn 60.000 tỷ VND. 13) Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PETRO) 14) Ngân hàng TMCP Bản Việt (GĐB) 15) Ngân hàng TMCP Phương Tây (WEB) 16) Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB) 17) Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB) 18) Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM (HDB)
  15. 4 Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục tiêu của luận văn mà tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng thông qua các chỉ số tài chính ngành ngân hàng và phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn năm 2008 – 2012. Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
  16. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP 1.1. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại “NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận.” (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012, trang 6). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các tư tưởng kinh tế, sự đa dạng hóa của các sản phẩm dịch vụ mà khái niệm ngân hàng thương mại có thể được mô tả như là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữ khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế hay nói cụ thể hơn thì ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế. 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, NHTM thực hiện ba chức năng chính sau: Chức năng trung gian tài chính: đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM, quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại phụ thuộc chủ yếu vào chức năng này. Ngân hàng thương mại đóng vai trò như định chế tài chính trung gian tập trung nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để chuyển cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu về vốn. Bên cạnh đó, NHTM cũng là một chủ thể tham gia trên thị trường tài chính bằng các hoạt động đầu tư sinh lời, cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho các chủ thể trong nền kinh tế, do đó NHTM cũng được xem là một trong những chủ thể tham gia vào việc phân phối tài chính cho nền kinh tế. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012). Chức năng trung gian thanh toán: là chức năng mà NHTM đóng vai trò là
  17. 6 một tổ chức trung gian thực hiện việc thanh toán, chi trả thay cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012). Chức năng tạo tiền: là chức năng mà qua đó NHTM có thể tạo ra một lượng tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng. Lượng tiền ghi sổ do NHTM tạo ra phụ thuộc vào số tiền gửi ban đầu của khách hàng, số lượng ngân hàng tham gia vào quá trình tạo tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012). 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại NHTM giúp điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế. Nhờ có hoạt động của NHTM mà nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được tập hợp lại. Nhờ vậy mà NHTM trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọng trong nền kinh tế, cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012). NHTM góp phần tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. Do hoạt động của NHTM vừa có tính cạnh tranh nhưng lại vừa có tính tương hỗ đến các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm. Tính tương hỗ thể hiện trong khi NHTM ngày càng có nhiều dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động chứng khoán, bảo hiểm thì sự phong phú đa dạng của các sản phẩm trên thị trường tài chính sẽ tác động đến sự phát triển của các sản phẩm kinh doanh của NHTM. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012). NHTM góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012). 1.1.4. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động vốn: là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng do chủ sở hữu ngân hàng đóng góp vào khi thành lập ngân hàng và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng từ vốn góp thêm của chủ sở hữu và từ lợi nhuận của ngân hàng.
  18. 7 Vốn huy động: là vốn thuộc sở hữu của các chủ thể trong nền kinh tế, được ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng để kinh doanh trong một thời gian xác định sau đó sẽ hoàn trả lại cho chủ sở hữu. Vốn vay: là vốn thuộc sở hữu của các chủ thể trong nền kinh tế mà NHTM chủ động thỏa thuận sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời trong hoạt động kinh doanh. NHTM có thể vay từ nhiều chủ thể khác nhau như TCTD trong và ngoài nước, NHNN. Vốn khác như vốn tài trợ, ủy thác, vốn chiếm dụng phát sinh từ dịch vụ thanh toán, vốn điều hòa trong hệ thống NHTM điều tiết nguồn vốn từ chi nhánh thừa sang chi nhánh thiếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cân đối vốn trong toàn bộ hệ thống. (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012) Nghiệp vụ sử dụng vốn: là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu cho các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời góp phần mang lại thu nhập cho NHTM. Các nghiệp vụ sử dụng vốn là:  Mua sắm tài sản cố định  Thiết lập dự trữ theo yêu cầu của NHNN  Cấp tín dụng thông qua các hình thức như cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán, cho thuê tài chính.  Hoạt động đầu tư, nghiệp vụ này vừa góp phần đem lại thu nhập cho ngân hàng vừa góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nghiệp vụ trung gian: ngoài nghiệp vụ nguồn vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn, NHTM còn cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ giữ hộ tài sản, dịch vụ tư vấn tài chính, …(Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự., 2012) 1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh có thể được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là
  19. 8 hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại là khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra, là khả năng sinh lời và giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác, là xác suất hoạt động an toàn của các ngân hàng. Ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia thì sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do đó, sự biến động của các ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các ngành kinh tế khác. Bài viết này tác giả hiểu theo khía cạnh thị trường thì hiệu quả là mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với các yếu tố đầu ra là hàng hóa và dịch vụ, hiệu quả chính là sự phân phối các tài nguyên này như thế nào, đã tối ưu chưa. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể là tránh lãng phí bằng cách đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu hoá sử dụng các đầu vào để sản xuất các đầu ra đã xác định. Trong trường hợp này khái niệm hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật (khả năng cực tiểu hoá sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu vào cho trước), và mục tiêu tránh lãng phí của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao. Ở mức cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã xác định với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các đầu vào đã cho trước sao cho cực đại hoá doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hoá lợi nhuận. Trường hợp này hiệu quả tương ứng được gọi là hiệu quả kinh tế và mục tiêu của
  20. 9 các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt mức hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối: (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế - chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó) cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại theo cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên loại chỉ tiêu này trong một số trường hợp lại khó có thể thực hiện so sánh được vì những ngân hàng có nguồn lực lớn thì tạo ra lợi nhuận lớn hơn những ngân hàng có nguồn lực nhỏ, nhưng không có nghĩa là các ngân hàng quy mô lớn lại có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Như vậy, hiệu quả tuyết đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các đầu vào. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tương đối: (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế so với mức tăng chi phí). Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian như cho phép so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau. Do hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm về hiệu quả mà luận văn này sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác hiệu quả mà luận văn tập trung nghiên cứu trong đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.2.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các yếu tố đầu ra thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2