intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất nông hộ tại huyện Gò Quao - Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông nghiệp: Độc canh cây lương thực; độc canh cây công nghiệp; đa canh cây lương thực và cây công nghiệp; kết hợp theo hình thức luân canh, xen canh cây lương thực với nuôi trồng thủy sản do nông dân Gò Quao - Kiên Giang đã và đang áp dụng thực tế sản xuất dựa vào tỷ suất lợi nhuận/chi phí làm cơ sở đề xuất chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông hộ, giúp chuyển đổi sinh kế cho người nông dân trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai, hạn mặn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất nông hộ tại huyện Gò Quao - Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________ LÊ QUẢNG ĐÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG HỘ TẠI HUYỆN GÒ QUAO - KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________ LÊ QUẢNG ĐÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG HỘ TẠI HUYỆN GÒ QUAO - KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. Hồ Chí Minh 2017
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Họ tên học viên: Lê Quảng Đà sinh ngày: 23/2/1980 Nơi sinh: An Minh – Kiên Giang Trúng tuyển: năm 2015 Là tác giả của đề tài luận văn: Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất nông hộ tại huyện Gò Quao – Kiên Giang Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Đăng Thụy Ngành: Quản lý kinh tế mã ngành: 60340410 Bảo vệ luận văn ngày 16/7/2017 Điểm bảo vệ luận văn: 6,7 (sáu phẩy bảy) Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên, theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 2017 Người cam đoan Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn (Ký tên ghi rõ họ tên) (Ký tên ghi rõ họ tên) Lê Quảng Đà Nguyễn Hữu Dũng Hội đồng chấm luận văn 05 (năm) thành viên gồm: Chủ tịch: PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng Phản biện 1: TS. Phan Nữ Thanh Thủy Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Minh Đức Ủy viên: TS. Nguyễn Văn Dư Thư ký: TS. Nguyễn Tấn Khuyên
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 2017 NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Lê Quảng Đà Phái: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 23/02/1980 Nơi sinh: An Minh – Kiên Giang Chuyên ngành: Quản lý kinh tế 1. Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất nông hộ tại huyện Gò Quao – Kiên Giang 2. Nội dung chỉnh sửa luận văn Nội dung chỉnh stt Ý kiên của hội đồng chấm luận văn Chương, trang sửa luận văn 1 Chỉnh sửa theo ý kiến phản biện 1 Bổ sung đối tượng nghiên cứu Đã bổ sung Chương 1, mục 1.4.1, trang 4 Bổ sung những tài liệu đã sử dụng Đã điều chỉnh Tài liệu tham trong luận văn, rà soát lại cách ghi khảo trich dẫn tài liệu tham khảo. Bỏ ghi chú bằng số mà không giải thích Phần 3.2 nên đưa vào Chương 1 Đã điều chỉnh Chương 1, mục 1.4.1, trang 4 Phần 3.3, 3.4, 3.5 nên đưa vào phần Đã điều chỉnh .. hạn chế 5.3 2 Chỉnh sửa theo ý kiến phản biện 2 Không đồng nhất tên đề tài ở trang Đã giải trình bìa và ở phần đặt vấn đề Chỉ mới tập trung phân tích sự khác Đã giải trình nhau về lợi nhuận giữa các mô hình canh tác trên đất lúa Kết quả mô hình chưa được thảo Đã bổ sung luận, phân tích so sánh với các nghiên cứu trước đây.
  5. Mô hình hồi qui OLS chưa được Đã bổ sung Chương 3, mục kiểm định các vi phạm khuyết tật của 3.2, trang 17 mô hình dẫn đến các kết quả hồi qui có thể bị sai lệch Bản đồ trang 25, 26 bị mờ, không rõ Đã bổ sung Chuyển sang ràng, cần thay thế bằng các bản đồ phụ lục khác sẽ rõ hơn, hoặc bỏ Vì sao loại hình cây khóm lại kỳ Đã giải trình vọng có dấu (-) trong mô hình Vì sao mã hóa các loại hình canh tác Đã giải trình bằng những số nguyên không liên tục 3 Bổ sung câu hỏi nghiên cứu về chính Đã bổ sung Chương 1, mục sách nào để tăng hiệu quả kinh tế của 1.3, Trang 4 nông hộ 4 Bổ sung phần lý thuyết về hiệu quả, Đã điều chỉnh Bỏ lý thuyết hành vi tối đa hóa lợi nhuận không đúng và mô hình lý thuyết không phù hợp 5 Bổ sung, rà soát tài liệu tham khảo Đã điều chỉnh thực tế có sử dụng, trình bày đúng quy định của Viện Sau đại học. chỉnh sửa định dạng luận văn. 6 Bổ sung phần kết luận và kiến nghị, Đã bổ sung Chương 5, mục hướng nghiên cứu tiếp theo 5.2, trang 44 Người thực hiện Lê Quảng Đà
  6. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan luận văn “Phân tích việc lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tài chính của nông hộ tại huyện Gò Quao - Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, quá trình thực hiện tác giả được sự hướng dẫn khoa học của TS. Trương Đăng Thụy. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn là chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và những kết luận nghiên cứu thực hiện trong luận văn là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn, khoa học, trung thực và chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Tác giả Lê Quảng Đà
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SỞ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................... 4 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................... 5 2.1. LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT .............................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5 2.1.2. Lý thuyết về yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.................................. 6 2.1.3. Các lý thuyết về hành vi nông hộ lựa chọn mô hình sản xuất........................... 8 2.1.4. Mối quan hệ giữa giá trị đầu ra và các yếu tố đầu vào...................................... 8 2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ................................................ 9 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12
  8. 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH....................................................................................... 12 3.1.1. Bộ dữ liệu thứ cấp .......................................................................................... 14 3.1.2. Bộ dữ liệu sơ cấp ............................................................................................ 14 3.1.3. Chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................... 15 3.1.4. Mô tả dữ liệu .................................................................................................. 15 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16 3.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .................................. 17 3.5. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH VÀ KỲ VỌNG ... 18 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 22 4.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN GÒ QUAO ........... 22 4.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUY MÔ NÔNG HỘ ................... 25 4.2.1. Đặc điểm nông hộ và sử dụng nguồn lực lao động sản xuất nông nghiệp ...... 25 4.2.2. Đặc điểm sử dụng nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp .................. 29 4.2.3. Đặc điểm hiện trạng và xu hướng chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp đang áp dụng................................................................................................................ 32 4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ........ 33 4.3.1. Hiệu quả kinh tế loại hình độc canh cây lúa ................................................... 34 4.3.2. Hiệu quả kinh tế loại hình hình độc canh cây khóm ....................................... 34 4.3.3. Hiệu quả kinh tế loại hình đa canh lúa khóm.................................................. 35 4.3.4. Hiệu quả kinh tế mô hình kết hợp lúa tôm...................................................... 36 4.3.5. Phân tích đánh giá sự lựa chọn loại hình canh tác của nông hộ. ..................... 37 4.4. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .......................................................................... 40 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 44 5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 44 5.2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 44 5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 46
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ICMP : Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển HTX : Hợp tác xã THT : Tổ hợp tác
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Số lượng nông hộ được khảo sát trên địa bàn các ấp ven sông Cái Lớn ...... 16 Bảng 3.2: Mô tả dữ liệu và kỳ vọng các hệ số tương quan .......................................... 19 Bảng 4.3: Các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp năm 2016 của huyện Gò Quao .............. 24 Bảng 4.4: Đặc điểm giới tính của chủ nông hộ ............................................................ 25 Bảng 4.5: Đặc điểm thành phần dân tộc của chủ nông hộ ........................................... 26 Bảng 4.6: Đặc điểm phân bố thành phần dân tộc trên địa bàn khảo sát ....................... 27 Bảng 4.7: Đặc điểm diện tích đất nông nghiệp của chủ nông hộ ................................. 29 Bảng 4.8: Đặc điểm quyền sử dụng đất nông nghiệp của chủ nông hộ ........................ 29 Bảng 4.9: Đặc điểm các mô hình sản xuất được áp dụng trên địa bàn khảo sát ........... 30 Bảng 4.10: Đặc điểm tham gia đào tạo khoa học kỹ thuật của chủ nông hộ ................ 31 Bảng 4.11: Đặc điểm mức tăng thu nhập của nông hộ so với năm trước đó ................ 32 Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nông hộ trên địa bàn khảo sát ...... 33 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế loại hình độc canh cây lúa trên địa bàn khảo sát............. 34 Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế loại hình độc canh cây khóm trên địa bàn khảo sát ........ 35 Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế loại hình đa canh lúa, khóm trên địa bàn khảo sát .......... 35 Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế loại hình kết hợp lúa tôm trên địa bàn khảo sát .............. 36 Bảng 4.17: Tổng hợp các chỉ tiêu, đặc điểm của từng loại hình sản xuất .................... 37 Bảng 4.18: Tổng hợp các chỉ tiêu, đặc điểm của từng loại hình sản xuất .................... 38 Bảng 4.19: Đặc điểm nông hộ mong muốn chuyển đổi mô hình sản xuất ................... 39 Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................ 41
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Mô hình phân tích....................................................................................... 12 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................ 13 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ thu thập số liệu nghiên cứu ............................................................... 14 Hình 4.4: Vị trí hành chính huyện Gò Quao (Kiên Giang) .......................................... 22 Hình 4.5 : Tỷ lệ cơ cấu thành phần dân tộc số nông hộ được khảo sát ........................ 26 Hình 4.6: Số nhân khẩu trong nông hộ tại các xã ven sông Cái Lớn ........................... 28 Hình 4.7: Số lao động trong nông hộ tại các xã ven sông Cái Lớn .............................. 28 Hình 4.8: Lợi nhuận bình quân/ha giữa các loại hình canh tác .................................... 38
  12. TÓM TẮT Trên cơ sở dữ liệu khảo sát 131 nông hộ sản xuất nông nghiệp ven sông Cái Lớn thuộc địa bàn huyện Gò Quao trong năm 2016, với phương pháp phân tích thống kê mô tả, hồi qui bội nghiên cứu này đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các loại loại hình canh tác nông nghiệp khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả tài chính dựa trên giá trị lợi nhuận/ đơn vị một hecta đất nông nghiệp được sử dụng đưa vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp từ đối tượng cây lương thực (lúa) sang cây công nghiệp (khóm, tiêu) hay đối tượng thủy sản nuôi (tôm sú, tôm càng xanh); từ độc canh trong trồng trọt sang đa canh, xen canh hay kết hợp nuôi trồng thủy sản. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, tác giả cũng trình bày một số ý kiến hàm ý chính sách khuyến nghị đến phía các cơ quan quản lý Nhà nước định hướng chuyển đổi, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi cho địa phương có sự đồng thuận của cộng đồng nông hộ sản xuất nông nghiệp. Với kiến thức còn hạn chế, không chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, trong quá trình phân tích dữ liệu, đánh giá nhận xét luận văn tác giả không tránh khỏi những thiếu sót, ấu trĩ, cá nhân. Nhưng với tâm huyết của bản thân là cán bộ trẻ ngành nông nghiệp, nỗ lực của bản thân tiếp cận tri thức mới, trước thực trạng khó khăn của người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tác giả cũng kỳ vọng kết quả nghiên cứu cũng phần nào đóng góp định hướng hướng đi chuyển đổi mô hình sản xuất; sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn lực tài nguyên đất đai nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Từ khóa: sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất, đất đai nông nghiệp, độc canh, đa canh, xen canh, kết hợp nuôi trồng thủy sản.
  13. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu thống kê năm 2014, toàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 381.484 ha đất nông nghiệp trồng lúa áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là: 03 vụ lúa1; 2 vụ lúa + cá; 2 vụ lúa + rau, màu thực phẩm; 2 vụ lúa; 1 vụ lúa + 1 vụ tôm và chuyên rau 3 vụ. Những năm gần đây, tại nhiều địa phương trong tỉnh Kiên Giang có hộ nông dân đã chuyển đổi mô hình sản xuất 2 vụ lúa năng suất thấp sang mô hình sản xuất lúa - tôm2 đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Xu hướng chuyển đổi hình thức canh tác đất nông nghiệp từ độc canh cây lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là cách mà người nông dân lựa chọn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên nền đất lúa ở Kiên Giang. Theo đánh giá của các chủ hộ nông dân, mô hình sản xuất 2 vụ lúa kết hợp nuôi cá hoặc mô hình sản xuất 1 vụ lúa – 1 vụ tôm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn? Năm 2015, ngành nông nghiệp Kiên Giang gặp khó khăn về thời tiết diễn biến bất lợi, nắng nóng kéo dài, biên độ dao động nhiệt ngày đêm lớn làm dịch bệnh trên động vật thủy sản bùng phát; thị trường tiêu thụ kém, giá tôm thương phẩm tụt giảm 40-50%; hiệu quả đầu tư nuôi tôm qui mô công nghiệp thấp các doanh nghiệp nuôi tôm, nhà đầu tư lớn lĩnh vực thủy sản không còn mạnh dạn tiếp tục thả giống tôm nuôi, mở rộng sản xuất. Tuy vậy, số liệu báo cáo từ tổng kết ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang cho thấy diện tích tôm nuôi mặc dù không đạt chỉ tiêu kế hoạch nhưng sản lượng tôm nuôi tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ sản lượng tôm nuôi từ mô hình sản xuất tôm - lúa đạt 30.058 tấn, năng suất bình quân 0,39 tấn/ha (riêng mô hình sản xuất tôm càng xanh trong ruộng lúa đạt năng suất 0,56 tấn/ha) so với loại hình nuôi tôm khác như: chuyên canh, quảng canh cải tiến đạt năng suất 0,24 tấn/ha. Mô hình sản xuất tôm - lúa hiện nay ở Kiên Giang một lần nữa chứng minh là mô hình sản xuất nông nghiệp chủ lực tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn thực phẩm đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương góp phần cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đó là nhận định của ngành chủ quản về nông nghiệp? 1 3 vụ lúa: Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông 2 Bao gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh.
  14. 2 Trong khi đó, tối đa hóa lợi nhuận là mục đích của người sản xuất trong điều kiện bị ràng buộc về năng lực kỹ thuật của bản thân, nguồn vốn, nguồn lực lao động, điều kiện môi trường tự nhiên và thông tin thị trường. Người sản xuất luôn phải đối diện với những lựa chọn, ra quyết định cách thức sản xuất hiệu quả để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất (tập trung tăng năng suất, lợi nhuận tối đa). Tại những vùng sản xuất nông nghiệp còn khó khăn về điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như huyện Gò Quao, người nông dân phải tìm kiếm mô hình sản xuất nông nghiệp, lựa chọn loại hình canh tác nào khác thực sự phù hợp, mang lại tối ưu cho kinh tế gia đình mình. Câu trả lời mà người nông dân khó trả lời, các ngành chức năng vẫn còn bỏ ngõ! Huyện Gò Quao là huyện thuần nông, có đất sản xuất nông nghiệp chiếm 10,16% đất nông nghiệp toàn tỉnh. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhất là cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện, quan niệm chủ trương của cấp ủy Đảng khắc phục dần thế độc canh cây lúa gắn với phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao gắn với bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng còn nhiều khó khăn hạn chế trong sản xuất như: ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều, chưa đồng bộ, rộng rãi; thiếu liên kết sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất; giá giống cây con, vật tư đầu vào khá cao trong khi sản phẩm nông sản đầu ra không ổn định; giá cả bấp bênh, tư thương ép giá nhất là vào giai đoạn thu hoạch chính vụ. Ngoài ra với hình thức sản xuất nông nghiệp dựa vào nông hộ là chính, người nông dân chưa thực hiện đầu tư nhiều về tài chính, lao động, chậm đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh nên thu nhập nông hộ đạt hiệu quả chưa cao. Với mong muốn cũng cố cơ sở khoa học dựa trên phân tích số liệu thực tế từ việc khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp đang được áp dụng trong nông hộ, chúng tôi thu thập dữ liệu sơ cấp xác định hiệu quả kinh tế của từng mô hình sản xuất nông nghiệp dựa vào lý thuyết tối ưu hóa lợi nhuận và phân tích mô hình hồi quy bội (Mutiple regression) để xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của từng mô hình sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn được mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của nông hộ. Kết quả nghiên cứu này giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có hướng chỉ đạo phát triển sản xuất
  15. 3 nông nghiệp hiệu quả; đề xuất định hướng và chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất nông hộ tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông nghiệp: độc canh cây lương thực; độc canh cây công nghiệp; đa canh cây lương thực và cây công nghiệp; kết hợp theo hình thức luân canh, xen canh cây lương thực với nuôi trồng thủy sản do nông dân Gò Quao - Kiên Giang đã và đang áp dụng thực tế sản xuất dựa vào tỷ suất lợi nhuận/chi phí làm cơ sở đề xuất chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông hộ, giúp chuyển đổi sinh kế cho người nông dân trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai, hạn mặn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể sau được đặt ra:  Đánh giá được tình hình áp dụng các loại hình sản xuất nông nghiệp (diện tích đất đưa vào sử dụng, chi phí đầu tư, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng đất) của các nông hộ tại các xã ven sông Cái Lớn thuộc địa bàn huyện Gò Quao.  Các yếu tố (giới tính chủ hộ, thành phần dân tộc, số lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, quyền sở hữu sử dụng đất, tiếp cận tín dụng) ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của từng loại mô hình.  Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao định hướng chuyển đổi. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các yếu tố nào tác động đến lợi nhuận của từng mô hình sản xuất nông nghiệp? Các loại hình canh tác nông nghiệp (chuyên canh một đối tượng; chuyên canh đa đối tượng; luân canh, xen canh kết hợp) nào mang lại hiệu quả kinh tế cao?
  16. 4 Các chính sách kinh tế - xã hội nào đã triển khai giúp tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung vào nghiên cứu các mô hình sản xuất nông nghiệp với hai lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.được thực hiện ở qui mô nông hộ tại địa bàn chịu tác động của biến đổi khí hậu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Trên địa bàn huyện Gò Quao có khu vực các xã ven sông Cái Lớn chịu nhiều tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả đánh giá sơ bộ tại vùng sản xuất nông nghiệp ven sông Cái Lớn huyện Gò Quao tập trung sản xuất theo 3 loại hình canh tác (độc canh, đa canh và kết hợp) trên các đối tượng cây trồng vật nuôi chính như cây nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản nước ngọt lợ mặn. Vì vậy các đối tượng khác như: gia súc, gia cầm, thủy cầm, cây lâm nghiệp không được khảo sát, nghiên cứu. 1.5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn được chia làm 5 chương:  Chương 1: Giới thiệu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày tổng quan các lý thuyết về nông hộ và kinh tế học sản xuất, các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước về hiệu quả sản xuất nông nghiệp.  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày nguồn dữ liệu nghiên cứu, phương pháp xử lý dữ liệu,  Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sản xuất nông nghiệp thực tế tại địa bàn nghiên cứu.  Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  17. 5 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung Chương 2 này tóm tắt các lý thuyết liên quan đến đề tài, các dữ liệu về mô hình sản xuất nông nghiệp của các nghiên cứu trước đó, từ đó làm cơ sở để đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài. 2.1. LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT 2.1.1. Khái niệm Hộ: theo Liên hợp quốc: “Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Theo từ điển chuyên ngành kinh tế: “Hộ là tất cả những người trong cùng một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết thống và những người làm công”. Nông hộ (hộ nông dân): Ellis (1988, p.19) định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Lê Đình Thắng (1993, trang 19): “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Đào Thế Tuấn (1997): “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Nguyễn Sinh Cúc (2001, trang 6): “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”. Kinh tế nông hộ: là sự hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp của các thành viên trong gia đình cố gắng sao cho tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống gia đình và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội. Đa dạng hóa thu nhập: được định nghĩa như là quá trình mà trong đó nông hộ tạo ra được nhiều nguồn thu nhập (Minott và cộng sự, 2006). Là việc chuyển từ sản xuất các hàng hóa dư thừa sang những hàng hóa khác có lợi nhuận cao hơn (Chaplin, 2000). Hình thức đa dạng hóa thu nhập theo chiều ngang nghĩa là sản xuất đối tượng hàng hóa mới hoặc theo chiều dọc đi vào sản xuất chuyên sâu ở các khâu
  18. 6 thu mua, sơ chế, chế biến sản phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp, ở giai đoạn đầu của chuyển đổi đa dạng hóa là chuyển đổi các loại đối tượng cây trồng mới phá thế độc canh lâu nay sang đa dạng đối tượng cây trồng vật nuôi trên cùng đơn vị diện tích đất. Ở giai đoạn tiếp theo nông hộ có thể chuyển đổi sang sản xuất phi nông nghiệp thưc hiện các dịch vụ cung ứng nông nghiệp theo từng công đoạn của chuỗi sản xuất hàng hóa. 2.1.2. Lý thuyết về yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Bài nghiên cứu phân tích các yếu tố quyết định sự đa dạng hóa thu nhập và sự chia sẻ các nguồn thu nhập trong tổng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn ở Tây Nam Nigeria (Idwou và Adewunmi, 2011) cho thấy: quy mô hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, nắm giữ đất đai bình quân đầu người, mức đầu tư bình quân đầu người, khoảng cách đến khu vực trung tâm và nơi ở là những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thu nhập của nông hộ. Trong đó, mức độ nắm giữ đất đai bình quân đầu người có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ. Bài nghiên cứu điều tra các yếu tố quyết định sự đa dạng hóa thu nhập bằng cách sử dụng dữ liệu về các hộ nông dân từ hai nước Senegal và Kenya của Alobo Sarah cho thấy: các nông hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn, có các khu vực đất được tưới tiêu có nhiều khả năng cho sự đa dạng về thu nhập hơn. Theo Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam bao gồm: quy mô vốn đầu tư, quy mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa, trình độ cơ giới hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm và kiến thức nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực vật chất có thể kể ra: đất đai, vốn tài chính, lao động, giống cây, giống con, vật tư đầu vào, khoa học công nghệ (Odoemenem và Inakwu, 2011). Nguồn lực phi vật chất như: kỹ năng, kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm. a. Nguồn lực đất đai Đất đai giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn lực vật chất đầu vào của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng, là dấu hiệu chất lượng của đất, nó ảnh hưởng đến năng suất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động (Vũ Đình Thắng, 2006).
  19. 7 b. Nguồn lực vốn Theo Kay và Edwards (trích từ Đinh Phi Hổ, 2008) nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực vật chất khác (đất đai, đầu tư hệ thống thủy nông, máy móc, thiết bị nông cụ, vật tư đầu vào). Bài nghiên cứu điều tra các yếu tố quyết định sự đa dạng hóa thu nhập bằng cách sử dụng dữ liệu về các hộ nông dân từ hai nước Senegal và Kenya của Alobo Sarah (trích từ Lê Thị Thanh Vân, 2015) cho thấy: khả năng tiếp cận nguồn vốn nông nghiệp có tác động tiêu cực đến mức độ đa dạng nguồn thu nhập, bởi vì tiếp cận vốn để đầu tư trang trại máy móc, động vật để làm đất là cần thiết để tăng sản lượng nông nghiệp, ngược lại tiếp cận nguồn vốn cho thị trường, khả năng vận chuyển và bán các sản phẩm nông nghiệp khác là yếu tố quyết định tích cực và quan trọng cho đa dạng thu nhập. Lê Xuân Đính (2008) cho rằng, bón phân sẽ nâng cao được năng suất, phẩm chất, giúp cây khỏe, cứng cây, chống đổ ngã giảm được thất thoát sau thu hoạch. Nghĩa là việc đầu tư chi phí vào vật tư đầu vào sẽ giúp gia tăng sản lượng thu hoạch. c. Nguồn lực lao động Theo Đinh Phi Hổ (2008), nguồn lực lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Xét về số lượng lao động bao gồm những người hội đủ yếu tố thể chất, tâm lý trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối với nữ) và một bộ phận người dân ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Xét về mặt chất lượng thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt được trong một thời gian lao động nhất định. d. Nguồn lực khoa học công nghệ Tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong nông nghiệp là tập hợp nhưng công cụ, phương pháp dùng để tác động vào các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp. Do đó, tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng thúc đẩy năng suất tăng nhanh, tăng về sản lượng tăng cả về chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (David Begg, 2005).
  20. 8 2.1.3. Các lý thuyết về hành vi nông hộ lựa chọn mô hình sản xuất Trong đó, hai hướng phân tích chính là: (1) dựa trên lý thuyết hàm sản xuất hộ gia đình, (2) dựa trên lý thuyết xã hội học về hành vi. Trong khi lý thuyết hàm sản xuất nông hộ dựa trên giả định hành động nhằm tối đa hóa hữu dụng, áp dụng phân tích hành vi trong trường hợp nghiên cứu động cơ kinh tế, thì lý thuyết xã hội học về hành vi lại dựa trên cảm nhận chủ quan của chủ nông hộ về hành vi lựa chọn. Lý thuyết hàm sản xuất hộ gia đình được phát triển bởi Becker (1965). Theo đó, hộ gia đình sử dụng hàng hóa vật tư đầu vào, tiêu tốn một khoảng thời gian (mùa vụ sản xuất) để tạo ra hàng hóa. Những hàng hóa này được sản xuất ra có mức hữu dụng tối đa hóa max U (X,T) của hộ gia đình. Các nghiên cứu về sự tham gia của nông hộ vào việc lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp dựa trên lý thuyết hàm sản xuất hộ gia đình thường tập trung vào sự đánh đổi giữa chi phí đầu tư ưu tiên trong thời gian cố định và lợi ích của việc đầu tư tài chính có mức phí thấp/cao hơn, tiền thu được nhiều/ít hơn. Hộ gia đình sẽ phân tích tỷ lệ lợi nhuận/chi phí nói trên, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn mô hình cho phù hợp. Do đó, sự tham gia của nông hộ vào việc lựa chọn mô hình sản xuất được đo lường bằng cách thay đổi các yếu tố về đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ gia đình ảnh hưởng đến giảm chi phí. 2.1.4. Mối quan hệ giữa giá trị đầu ra và các yếu tố đầu vào Hàm sản xuất Y=f (Xi), trong đó Y là đầu ra của mô hình sản xuất nông nghiệp được tính bằng giá trị lợi nhuận (triệu đồng), Xi là các yếu tố đầu vào của sản xuất, f là dạng hàm. Để ước lượng giá trị đầu ra người ta phải đo lường các giá trị đầu vào tương ứng. Các giá trị đầu vào của hàm sản xuất có 2 nhóm chính: nhóm các yếu tố bên trong tác động chính như: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, số lượng lao động, chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể; nhóm các yếu tố bên ngoài như: giới tính chủ hộ, thành phần dân tộc của chủ hộ, không/ có tham gia tập huấn tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ, thuê/ không thuê đất sản xuất, vay/ không vay vốn tín dụng ngân hàng để sản xuất; tham số phản ánh khả năng tác động đến lợi nhuận của từng yếu tố. Hàm sản xuất có tham số có thể viết như sau: Yi = i f(Xi). Trong đó:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1