intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

57
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm hệ thống hóa và làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam. Đánh giá ảnh hưởng sự gia tăng khí thải CO2 có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của người dân Việt Nam. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị và tầm nhìn kinh tế để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế TRẦN DUY HƯNG Hà Nội - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM Ngành : Kinh tế học Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế Mã số : 60310106 Họ và tên học viên: Trần Duy Hưng Người hướng dẫn : TS. Đinh Thị Thanh Bình Hà Nội - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Duy Hưng
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................v LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 ..................................................8 1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế ...................................................................8 1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ...........................................................8 1.1.2 Nguồn gốc tăng trưởng .........................................................................10 1.1.3 Đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt lượng .........................................14 1.1.4 Đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt chất lượng..................................16 1.2 Tổng quan về khí Cacbonic (CO2) ..............................................................17 1.2.1 Tính chất của khí CO2 ...........................................................................17 1.2.2 Vai trò của khí CO2 ...............................................................................17 1.2.3 Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu ...................................................19 1.3 Mô hình đường Kuznets môi trường trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2................................................................................20 1.3.1 Tổng quan về đường Kuznets về môi trường .......................................20 1.3.2 Giải thích hình dạng của đường cong Kuznets .....................................22 1.3.3 Hạn chế của lý thuyết EKC trong việc hoạch định chính sách.............24 1.3.4 Một số lý thuyết thay thế lý thuyết EKC mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường ..........................................................25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM .......................................................29 2.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1985-2015 ......29 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam về quy mô ............................................29 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam về chất lượng .......................................37 2.2 Tổng quan về khí thải CO2 ở Việt Nam ......................................................41 2.2.1 Sự gia tăng lượng phát thải CO2 ...........................................................41 2.2.2 Tỷ lệ phát thải khí CO2 theo ngành.......................................................43 2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam… ...................................................................................................................47
  5. 2.3.1 Phân tích định tính mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế về mặt lượng và lượng khí thải CO2 ........................................................................................47 2.3.2 Phân tích định tính mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế về chất lượng và lượng khí thải CO2 ........................................................................................50 2.4 Phân tích định lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 ở Việt Nam .............................................................................................52 2.4.1 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................52 2.4.2 Các biến số của mô hình .......................................................................53 2.4.3 Phân tích lượng mô hình .......................................................................55 2.4.4 Kết quả nghiên cứu ...............................................................................57 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ...............................................................................................................60 3.1 Quan điểm chiến lược về phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh và giảm thiểu phát thải khí nhà kính ................................................60 3.2 Kiến nghị giải pháp thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 trong điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam ...........................................................................61 3.2.1 Biện pháp làm giảm lượng khí thải CO2 ...............................................62 3.2.2 Biện pháp hướng đến tăng trưởng bền vững ........................................73 3.2.3 Biện pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng và phân phối thành quả của tăng trưởng ........................................................................................................75 3.2.4 Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học .....................................................76 3.2.5 Biện pháp đối phó khắc phục hiện tượng biến đổi khí hậu ..................77 KẾT LUẬN ...............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81 PHỤ LỤC .................................................................................................................... I
  6. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) CO2 Khí cacbonic EDGAR Cơ sở dữ liệu phát thải toàn cầu cho nghiên cứu khí quyển (Emission Database for Global Atmospheric Research) EKC Đường Kuznets môi trường (Environmental Kuznets Curve) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product) GNI Thu nhập quốc dân (Gross National Income) GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product) GO Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
  7. ii (International Monetary Fund) LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (Land use, Land use change and Forestry) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square) UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme) UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (United Nation Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
  8. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1. 1: Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu trên thế giới ......................19 Hình 1. 1: Đường cong Kuznets về môi trường ....................................................21 Hình 1. 2: Học thuyết giới hạn ...............................................................................27 Hình 1. 3: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và ô nhiễm môi trường theo Davidson (2000) ...............................................................................................27 Hình 1. 4: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và mức độ ô nhiễm môi trường theo quan điểm của Stern (2004) .......................................................28 Bảng 2. 1: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 1990-2015 ................32 Bảng 2. 2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế .......................................................34 Bảng 2. 3: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2015 ..............36 Bảng 2. 4: Trình độ giáo dục thực tế tại Việt Nam ..............................................40 Bảng 2. 5: Phát thải/hấp thụ khí CO2 theo ngành các năm 1994, 2000, 2010 (nghìn tấn) ................................................................................................................44 Bảng 2. 6: Kiểm kê khí thải CO2 năm 2010 trong lĩnh vực năng lượng............45 Bảng 2. 7: Phát thải và hấp thụ CO2 năm 2010 trong lĩnh vực LULUCF ........46 Bảng 2. 8: GDP và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 1985-2015 .......47 Bảng 2. 9: HDI và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 1990-2015 ........50 Bảng 2. 10: Diễn giải các biên trong mô hình hồi quy .........................................53 Bảng 2. 11: Thống kê mô tả biến ...........................................................................54 Bảng 2. 12: Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 1 ..................................54 Bảng 2. 13: Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 2 ..................................55 Bảng 2. 14: Kết quả hồi quy mô hình 1 .................................................................55 Bảng 2. 15: Kết quả hồi quy mô hình 2 .................................................................56 Biểu đồ 2. 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2015 ..........29 Biểu đồ 2. 2: GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1985-2015 .......30
  9. iv Biểu đồ 2. 3: Tăng trưởng GDP theo đóng góp của vốn, lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 1996-2014 (theo %) ...................................37 Biểu đồ 2. 4: Giảm nghèo ở Việt Nam ...................................................................39 Biểu đồ 2. 5: Tỷ lệ người lớn biết chữ ở Việt Nam giai đoạn 1979-2015 ............40 Biểu đồ 2. 6: Tuổi thọ người dân Việt Nam giai đoạn 1979-2014 .......................41 Biểu đồ 2. 7: Lượng khí CO2 bình quân đâu người của Việt Nam giai đoạn 1980-2015..................................................................................................................42 Biểu đồ 2. 8:Tỷ trọng CO2 do quá trình tiêu thụ năng lượng của các nước trên thế giới năm 2015 ....................................................................................................43 Biểu đồ 2. 9: Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng lượng khí thải CO2 giai đoạn 1985-2015 ........................................................................................48 Biểu đồ 2. 10: Tốc độ tăng trưởng lượng khí thải CO2 và HDI giai đoạn 1990- 2015 ...........................................................................................................................51 Bảng 3. 1: Phát thải/hấp thụ khí nhà kinh ước tính cho các năm 2020 và 2030 ...................................................................................................................................63
  10. v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 và đạt được những kết quả chính sau: Thứ nhất, luận văn đã khái quát được hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2, bao gồm lý thuyết tổng quát và những nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 mà nổi bật là các nghiên cứu Grossman và Krueger (1993), Moomaw và Unruh (1997), Yu (2013), Sileem (2015), và các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh (2008), Phạm Hồng Mạnh (2014)1. Thứ hai, qua việc phân tích các chuỗi số liệu về tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 hàng năm ở Việt Nam, người viết đi đến kết luận có một mối quan hệ rõ ràng giữa hai nhân tố kể trên, và cụ thể hơn, đó là mối quan hệ tác động cùng chiều. Tăng trưởng kinh tế cả về lượng và chất đều làm tăng lượng khí thải CO2 tại Việt Nam qua các giai đoạn. Thứ ba, luận văn đã lượng hóa được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế về lượng và chất với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam. Thứ tư, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn nhằm khắc phục những tồn tại trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2, bao gồm: giảm thải khí CO2; tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; phân phối hiệu quả các thành quả của tăng trưởng; bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học; đối phó và khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. 1 Chi tiết các nghiên cứu được mô tả đầy đủ trong phần Tình hình nghiên cứu thuộc Lời mở đầu
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu và phương thức ứng phó để thích nghi với biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Toàn nhân loại đang phải gánh chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu như: tình trạng mất mùa do thay đổi thời tiết tại nhiều khu vực, băng tan ở hai cực làm nước biên dâng cao có thể nhấn chìm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, lỗ thủng tầng ozone, các bệnh gây ra bởi ô nhiễm không khí và nguồn nước, các thảm họa tự nhiên thường xuyên xảy ra với cường độ mạnh hơn. Biến đổi khí hậu là hệ quả của việc tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng của các quốc gia mà bất chấp những tác động xấu đến môi trường như: khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức dẫn đến cạn kệt, các hoạt động sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế gây ra ô nhiễm khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông gia tăng và nhiều hơn thế nữa. Một trong các nguyên nhân chính là lượng khí CO2 phát thải vào bầu khí quyển tăng lên quá mức cho phép, không chỉ làm suy giảm chất lượng không khí mà còn gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho bề mặt Trái Đất nóng lên không ngừng. Việt Nam không những là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nền nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra mà còn là một trong những nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm không khí trầm trọng tại các thành phố lớn và các vùng công nghiệp trọng điểm. Hướng đến phát triển kinh tế bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính phủ Việt Nam đã đưa ra Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với nội dung tăng trưởng xanh đi cùng giảm thiểu phát thải khí nhà kính ra môi trường. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam, và các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 còn có những kết quả khác nhau và gây nhiều tranh luận.
  12. 2 Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu và rút ra một số giải pháp để Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi cùng với giảm thiểu ô nhiễm không khí từ khí thải CO2, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. 2. Tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu trong nước: Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000) đã trình bày hệ thống các quan điểm về quản lý môi trường hướng tới phát triển bền vững. Tác giả tập trung nghiên cứu phát triển bền vững qua các yếu tố: Bền vững kinh tế, bền vững môi trường và bền vững về văn hóa; cũng như các công cụ kinh tế và công cụ luật pháp trong bảo vệ môi trường. Nguyễn Văn Phú và cộng sự (2006) dựa trên dữ liệu về lượng khí thải CO2 bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người tại 100 quốc gia trong giai đoạn từ 1960-1996 đã kết luận về mối quan hệ giữa lượng khí thải CO2 và GDP bình quân đầu người thể hiện bằng một đường dốc lên. Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh (2008) nghiên cứu chất lượng môi trường không khí, đất và nước của khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm trầm trọng khi có sự gia tăng GDP bình quân đầu người hàng năm. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn cách khá xa ngưỡng chuyển đổi tối thiểu để đạt được thành quả trong việc kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên tình hình ỗ nhiễm vẫn có thể được cải thiện nhờ việc học hỏi chính sách kinh tế - môi trường từ các nước đi trước trong thời gian sớm nhất. Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2014) đánh giá tăng trưởng xanh của Việt Nam từ khía cạnh sử dụng năng lượng và mức phát thải CO2 giai đoạn từ 1985 đến 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng năng lượng hóa thạch trên tổng mức sử dung năng lượng tăng nhanh từ mức 29,75% năm 1985 lên mức 71,05% năm 2011. Qua kiểm định mô hình kinh tế lượng, tác giả kết luận có mối quan hệ rõ
  13. 3 ràng giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn này với mức giải thích của mô hình lên tới 95,2%. Nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Các nghiên cứu quốc tế: Một trong những nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường là của Grossman và Krueger (1993). Bài nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và GDP bình quân đầu người. Nghiên cứu dựa trên bốn loại chỉ số: đô thị, ô nhiễm không khí, ô nhiễm ở lưu vực sông và ô nhiễm lưu vực sông bằng kim loại nặng. Các tác giả đã chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy chất lượng môi trường ngày càng xấu đi khi có tăng trưởng kinh tế. Thay vào đó, đối với hầu hết các chỉ số, ban đầu, tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến giai đoạn suy thoái, tiếp theo là giai đoạn cải tiến. Những thời điểm bước ngoặt trong từng yếu tố gây ô nhiễm khác nhau là khác nhau, nhưng trong hầu hết các trường hợp, thời điểm bước ngoặt đến trước khi một quốc gia đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 8000 USD. Nếu GDP vào khoảng 10.000 USD thì con người sẽ tham gia vào một số hoạt động để cải thiện môi trường của họ, vì thế, chất lượng môi trường sẽ tăng lên đáng kể, và ước tính rằng, điểm chuyển đổi sẽ là 4.000-5.000 USD (vào năm 1985). Tại mức thu nhập này, con người trở nên quan tâm tới môi trường. Nếu GDP vào khoảng 10.000 USD thì con người sẽ tham gia vào một số hoạt động để cải thiện môi trường của họ, vì thế, chất lượng môi trường sẽ tăng lên đáng kể. World Bank (1992) và Shafik (1992) trong nghiên cứu của mình có đều đi đến kết luận rằng giữa lượng khí thải CO2 bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập là mối quan hệ tuyến tính. Trong nghiên cứu của mình, Holtz-Eakin và Selden (1995) cho thấy nền kinh tế cần đạt được trạng thái tăng trưởng bền vững trước khi lượng khí thải CO2 ra môi trường suy giảm. Moomaw và Unruh (1997) đã kiểm tra mối quan hệ giữa CO2 và mức thu nhập ở các nước phát triển. Họ đã chọn 16 nước OECD để điều tra và sử dụng số liệu
  14. 4 mảng. Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là lượng khí thải CO2 bình quân đầu người, biến độc lập là GDP thực tế bình quân đầu người. Kết quả chạy mô hình cho thấy đa số các nước này đều thể hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thu nhập và chất lượng môi trường. Trái ngược với các nghiên cứu trước đây của EKC về CO2, sự chuyển đổi (khi đạt tới ngưỡng chuyển đổi) của 16 nước này được chỉ ra là sự chuyển đổi đột ngột, không liên tục chứ không phải là sự thay đổi dần dần. Điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi không liên quan đến mức thu nhập mà liên quan đến các sự kiện lịch sử, những cú sốc giá dầu trong những năm 1970 và những chính sách theo sau đó. Tuy nhiên, các mô hình mẫu giảm, không cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quy trình cơ bản tạo ra những thay đổi này. Choi, Heshmati và Cho (2010) đã dùng phương pháp hồi quy OLS để nghiên cứu về sự tồn tại của đường EKC cho khí thải CO2 và sử dụng mô hình VAR và VECM kiểm định về mối quan hệ nhân quả giữa khí thải CO2 với tăng trưởng kinh tế và mức độ mở của nền kinh tế. Bài nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian (từ năm 1971 đến năm 2006) tại các nước Trung Quốc (một thị trường mới nổi), Hàn Quốc (một nước công nghiệp mới) và Nhật Bản (một nước phát triển). Trong bài nghiên cứu, biến độc lập là lượng khí thải CO2 bình quân đầu người, các biến phụ thuộc bao gồm: GDP thực tế bình quân đầu người, tỷ lệ của năng lượng có thể tái tạo, mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch bình quân đầu người, mức độ mở của nền kinh tế. Thời gian nghiên cứu bao gồm các giai đoạn từ nền công nghiệp phát triển đến nền kinh tế mới và công nghiệp hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa môi trường và mức độ mở của nền kinh tế cũng như tăng trưởng kinh tế là không thống nhất giữa các quốc gia; tùy thuộc vào đặc điểm quốc gia, ước tính EKC cho thấy các mô hình thời gian khác nhau:  Đối với Hàn Quốc: Tác giả kết luận không tồn tại đường EKC hình chữ U ngược. Các tác giả tìm được điểm chuyển đổi là tại mức $8.210, tuy nhiên qua điểm chuyển đổi, tăng trưởng kinh tế không làm tăng chất lượng môi trường. Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng ô nhiễm có xu hướng tăng khi Hàn Quốc càng mở rộng thương mại.
  15. 5  Đối với Trung Quốc: Sau khi chạy mô hình OLS thu được kết quả đường EKC có dạng chữ N. Cụ thể, ban đầu, khi kinh tế tăng trưởng, dẫn đến chất lượng môi trường giảm, đến ngưỡng chuyển đổi, tăng trưởng kinh tế làm cải thiện chất lượng môi trường, nhưng sau đó, chất lượng môi trường lại giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, đường EKC của Trung Quốc chỉ có xu hướng dốc lên, nghĩa là tăng trưởng kinh tế tăng dẫn đến gia tăng thiệt hại môi trường. Hơn nữa, ban đầu, khi tăng cường thương mại, làm lượng khí CO2 giảm, nhưng qua điểm chuyển đổi, thương mại tăng làm lượng khí CO2 tăng.  Đối với Nhật Bản: Không tồn tại đường EKC hình chữ U ngược. Kết quả này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế không phải là cách duy nhất để cải thiện chất lượng môi trường. Hơn nữa, thương mại càng tăng, thì lượng khí CO2 càng giảm. Yu (2013) sử dụng số liệu mảng để phân tích mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và GDP ở các tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn 1991-2010. Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là chất gây ô nhiễm (CO2, SO2, bụi…), biến độc lập là GDP bình quân đầu người. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy giữa khí thải (SO2, CO2) với GDP bình quân đầu người, có mối quan hệ hình chữ N. Tuy nhiên, lượng bụi trong không khí và GDP bình quân đầu người lại có mối quan hệ hình chữ U ngược. Bài nghiên cứu của Alam (2014) nghiên cứu sự thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế và xu hướng của khí thải CO2 cùng với GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 1972-2010 tại Bangladesh bằng cách phân tích số liệu thu thập được từ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank). Kết quả bài nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ hình chữ U ngược giữa lượng khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhanh hơn và sự xuất hiện của các dịch vụ dường như chiếm ưu thế trong nền kinh tế; từ đó thấy rằng phát thải CO2 xu hướng gia tăng. Hơn nữa, Bangladesh không có khả năng giảm lượng khí thải CO2 bởi tại đất nước này, ngành công nghiệp và dịch vụ là những ngành có lượng phát thải khí CO2 lớn đóng góp ngày càng nhiều cho GDP.
  16. 6 Tagvaee và Shirazi (2014) đã chỉ ra rằng tại Iran, giữa ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và GDP có mối quan hệ hình chữ N ngược (ở giai đoạn đầu, tăng trưởng kinh tế làm tăng chất lượng môi trường nhưng từ giai đoạn sau xuất hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm không khí và nước), giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm đất có mối quan hệ hình chữ U. Điều này đã góp phần xác nhận lý thuyết chữ U ngược của Kuznets. Bài nghiên cứu của Sileem (2015) đã chứng minh sự tồn tại của đường MEKC và mối quan hệ giữa HDI và lượng khí thải CO2 tại các nước vùng Trung Đông và Bắc Phi. Trong mô hình MEKC mở rộng được sử dụng trong bài nghiên cứu, biến phụ thuộc là khí thải CO2, biến độc lập là chỉ số phát triển con người HDI và mức độ kiểm soát tham nhũng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:  Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam.  Đánh giá ảnh hưởng sự gia tăng khí thải CO2 có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của người dân Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp, kiến nghị và tầm nhìn kinh tế để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 và ứng phó với biến đổi khí hậu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu tác động của việc thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế lên lượng khí CO2 thải ra môi trường như thế nào trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu
  17. 7 Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng nguồn số liệu thống kê từ World Bank, UNDP, Tổng cục Thống kê và một số nguồn thông tin học thuật chính thống đáng tin cậy khác. Ngoài ra, tác giả còn tham chiếu các tài liệu thứ cấp như các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài phỏng vấn, các bài đăng nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước nhằm thu thập các luận điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kình tế và lượng khí thải CO2.  Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: là những phương pháp nổi bật được người viết sử dụng xuyên suốt đề tài. Phương pháp phân tích giúp tìm ra những điểm nổi bật và chi tiết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và lượng khí thải CO2. Phương pháp so sánh giúp thấy được sự khác biệt tương quan giữa các số liệu về tăng trưởng và lượng khí CO2 qua từng thời kỳ. Tổng hợp các thông tin thu được giúp tác giả có cái nhìn tổng quát và đưa ra được kết luận chính xác để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu.  Phương pháp phân tích định lượng: người viết sử dụng các nguồn số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu tin cậy, thông qua phần mềm phân tích stata và phương pháp OLS để lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 hàng năm ở Việt Nam. 6. Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam Chương 3: Đề xuất các khuyến nghị nhằm thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 trong điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam
  18. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Cùng với sự phát triển của kinh tế học và sự xuất hiện của các mô hình tăng trưởng, khái niệm về tăng trưởng kinh tế cũng dần được hoàn thiện. Douglass C. North và Robert Paul Thomas (1937) cho rằng “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”. Theo Perkins và Cộng sự (2006, tr. 37) “Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người - sự gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người trong một nền kinh tế, sau khi đã điều chỉnh yếu tố lạm phát. Đây là một thước đo mục tiêu tương đối về năng lực kinh tế. Thước đo này đã được công nhận rộng rãi và có thể được tính với mức độ chính xác khác nhau đối với hầu hết các nền kinh tế”. Sự gia tăng mức sản xuất mà một nền kinh tế tạo ra theo thời gian cũng được coi là một định nghĩa khác về tăng trưởng kinh tế. (Nguyễn Văn Công và cộng sự, 2011, tr. 67). Qua những định nghĩa trên đây, có thể thấy tăng trưởng kinh tế được hiểu đơn thuần là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, các lý thuyết về tăng trưởng sau này lại đề cập nhiều hơn đến sự thay đổi cả về chất của nền kinh tế. Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các Báo cáo về phát triển con người của UNDP đã đưa ra các khải niệm về tăng trưởng mất gốc, tăng trưởng không có tương lai… nhằm cảnh báo về thực trạng tăng trưởng mà không gắn với việc phân phối các thành quả của tăng trưởng, đồng thời đưa ra khái niệm “tăng trưởng công bằng”2. Điểm chung của các báo cáo này là nhấn mạnh đến tăng trưởng cần gắn với chất lượng. 2 UNDP (1998), Báo cáo phát triển con người.
  19. 9 Theo Chu Văn Cấp (2011): “Trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế về mặt lượng được đánh giá chủ yếu thông qua các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm: Tổng giá trị sản xuất (GO)3, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)4, tổng sản phẩm quốc dân (GNP)5, tổng thu nhập quốc dân (GNI)6; trong đó, GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Tăng trưởng kinh tế về mặt chất lượng, đó là sự biến đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nên kinh tế gắn với việc đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường… đây cũng là ba nhóm chỉ tiêu trụ cột của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện trên các mặt sau: (1) Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài, (2) Nền kinh tế phát triển có hiệu quả thể hiện ở năng suất lao động cao, hiệu quả sử dụng vốn cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế cao, (4) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hiện đại, (4) Tăng trưởng kinh tế gắn liện với việc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái”. Theo cách hiểu rộng, chất lượng tăng trưởng tiến sát với quan điểm về phát triển bền vững, trong đó chú trọng tới các thành tố kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, các quốc gia không nên chỉ chú trọng tới tốc độ tăng trưởng mà còn phải tìm cách để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao đó thông qua nâng cao chất lượng tăng trưởng (giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục, quản lý). 3 Tổng giá trị sản xuất (Gross Output - GO): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng cộng giá trị của từng ngành kinh tế, tahnhf phần kinh tế. Tổng giá trị sản xuất gồm các yêu tố: Chi phí trung gian và giá trị mới tăng thêm. 4 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products - GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định ( thường là một năm tài chính). 5 Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. 6 Thu nhập quốc dân (Gross National Income, GNI) là chỉ số xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Thu nhập quốc dân bao gồm: chi tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư của dân cư, chi tiêu dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các thuế), và tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và trừ đi hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và thuế gián thu.
  20. 10 Vinod và cộng sự (2000) đã đưa ra hai khía cạnh của chất lượng tăng trưởng đó là duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và tăng trưởng phải đóng góp và cải thiện bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của tăng trưởng và cải thiện mức sống. Quan điểm này thể hiện sự tiến bộ trong cách nhìn nhận về tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tác giả đưa ra khái niệm vê tăng trưởng kinh tế dưới góc độ của bài nghiên cứu như sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hợp lý và bền vững về sản lượng và quy mô của nền kinh tế đi cùng với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống”. Trong khái niệm được đề xuất, tăng trưởng thể hiện ở sự gia tăng quy mô nền kinh tế nhưng không cần ở mức quá cao mà chỉ cần ở mức hợp lý nhưng bền vững trong dài hạn. Chính sách tăng trưởng không nên quá cực đoan về việc gia tăng tốc độ tăng trưởng mà bất chấp các hậu quả về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và các hậu quả về môi trường và xã hội. Tăng trưởng chú trọng việc phân phối các thành quả của nó một cách bình đẳng, cải thiện đời sống vật chất bắt đầu từ nhóm người nghèo ngay trong quá trình tăng trưởng. 1.1.2 Nguồn gốc tăng trưởng Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1723-1790), người đầu tiên đưa ra lý luận về vai trò của tích lũy vốn với nền kinh tế, khẳng định vai trò của tích lũy vốn đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động. D.Ricardo (1772-1823), người được coi là tác giả kinh tế học cổ điển xuất sắc nhất, đã đưa ra lý luận về ba yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất và cũng chính là giới hạn của tăng trưởng. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đầu tư có thể làm giảm giới hạn này bằng cách đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để xuất khẩu và mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, đầu tư cho tăng trưởng ngành công nghiệp và nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng chung. Năm 1936, J. Maynard Keynes xuất bản tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới, trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2