intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là ước tính tính hiệu quả của các NHTM; phân tích tác động cụ thể của các biến vi mô, biến ngành, biến vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, tìm ra các biến có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM; đề xuất định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  VÕ THỊ KIM THỦY PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, Năm 2013
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  VÕ THỊ KIM THỦY PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. HCM, Năm 2013
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn VÕ THỊ KIM THỦY
  4. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................1 2. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học luận văn ................................................................................2 4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của NHTM ..................................................................................3 4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................................3 4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................................11 5. Phương pháp luận và dữ liệu nghiên cứu ......................................................12 5.1. Tiếp cận mô hình DEA ............................................................................13 5.1.1. Đo lường hiệu quả kỹ thuật TE .........................................................16 5.1.2. Đo lường hiệu quả kỹ thuật thuần PTE .............................................17 5.1.3. Đo lường hiệu quả theo quy mô ........................................................18 5.2. Mô hình hồi quy tobit ...............................................................................20 5.3. Mô tả dữ liệu và các biến .........................................................................21 5.3.1. Lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra để ước lượng TE, PTE và SE 21 5.3.2. Các biến tác động đến hiệu quả hoạt động NHTM ........................... 22 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................32 6.1. Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP .......................................32 6.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM.................39 7. Một số hạn chế của mô hình nghiên cứu và các kiến nghị ........................... 47 7.1. Hạn chế .....................................................................................................47 7.2. Kiến nghị ..................................................................................................48 7.2.1. Giải pháp từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam ....................................48
  5. iv 7.2.2. Giải pháp từ Ngân hàng thương mại .................................................48 KẾT LUẬN ...............................................................................................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................52 PHỤ LỤC ..................................................................................................................57
  6. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ bằng Tiếng Tên viết tắt Viết đầy đủ bằng Tiếng Việt Anh Asia Commercial Joint ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Stock Bank An Binh Commercial ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình Joint Stock Bank Bac A Commercial Joint BACABANK Ngân hàng TMCP Bắc Á Stock Bank Bao Viet Joint Stock BVB Ngân hàng TMCP Bảo Việt Commercial Bank Vietnam Joint Stock Ngân hàng TMCP Công VIETINBANK Commercial Bank for Thương Việt Nam Industry and Trade Great Asia Commercial DAIABANK Ngân hàng TMCP Đại Á Joint Stock Bank OCEAN Commercial OCEANBANK Ngân hàng TMCP Đại Dương Joint Stock Bank Viet Capital Commercial VCCB Ngân hàng TMCP Bản Việt Joint Stock Bank The Maritime Commercial MARITIMEBANK Ngân hàng TMCP Hàng Hải Joint Stock Bank Kien Long Commercial KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long Joint Stock Bank Viet Nam Technological Ngân hàng TMCP Kỹ Thương TCB and Commercial Joint Việt Nam Stock Bank Nam A Commercial Joint NAMABANK Ngân hàng TMCP Nam Á Stock Bank Nam Viet Commercial NAVIBANK Ngân hàng TMCP Nam Việt Joint Stock Bank Mekong Development Ngân hàng TMCP Phát triển MEKONG Joint Stock Commercial Mê Kông Bank Ngân hàng TMCP Phát triển Hochiminh City HDBANK TP.HCM Development Joint Stock
  7. vi CommercialBank Ngân hàng TMCP Phương Southern Commercial PNB Nam Joint Stock Bank Military Commercial Joint MB Ngân hàng TMCP Quân Đội Stock Bank Vietnam International Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt VIB Commercial Joint Stock Nam Bank Saigon-Hanoi Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SHB Commercial Joint Stock Hà Nội Bank Saigon Thuong Tin Ngân hàng TMCP Sài Gòn SACOMBANK Commercial Joint Stock Thương Tín Bank Vietnam Commercial Ngân hàng TMCP Việt Nam VPBANK Joint Stock Bank for Thịnh Vượng Private Enterprise Viet Nam Thuong Tin Ngân hàng TMCP Việt Nam VIETBANK Commercial Joint Stock Thương tín Bank Petrolimex Group Ngân hàng TMCP Xăng dầu PGBANK Commercial Joint Stock Petrolimex Bank Vietnam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập EXIMBANK Export Import Commerci Khẩu Việt Nam al Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Phương Orient Commercial Joint OCB Đông Stock Bank Joint Stock Commercial Ngân hàng TMCP Ngoại VCB Bank for Foreign Trade of thương Việt Nam Vietnam Data envelopment DEA Phân tích bao dữ liệu Analysis TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency PTE Hiệu quả kỹ thuật thuần Pure technical efficiency SE Hiệu quả theo quy mô Scale efficiency DMU Đơn vị tạo ra quyết định Decision making unit
  8. vii Hiệu quả không đổi theo quy CRS/CONS Constant Returns to Scale mô VRS Hiệu quả biến đổi theo quy mô Variable Returns to Scale IRS Hiệu quả tăng theo quy mô Increasing returns to scale Decreasing returns to DRS Hiệu quả giảm theo quy mô scale Hiệu quả không tăng theo quy Non - Increasing returns NIRS mô to scale EFF Hiệu quả Efficency SIZE Logarit tự nhiên của tổng tài Banksize sản NIM Tỷ lệ lãi cận biên Net Interest Margin LOTA Cho vay/ tổng tài sản Loan and advances to total asset ROA Lợi nhuận/ tổng tài sản Return on Asset LODE Cho vay/huy động Loan to deposit NPL Nợ xấu Loan loss provision to total loan NPM Net profit Margin NIE Chi phí ngoài lãi/Tổng tài sản Interest expenses to Total Asset NII Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản Non Interest Income to total Asset EQTA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Equity to total asset CONC Mức độ tập trung thị phần Bank concentration MS Thị phần tiền gửi Marketshare GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross domestic product CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index EU Khối liên minh Châu Âu European Union MENA Các nước khu vực Trung đông và Bắc Phi G12 Nhóm Ngân hàng có quy mô lớn NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
  9. viii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Hình 5.1 Đường biên CRS (OC), VRS (VBV') và NIRS (OBV') ............................ 19 Hình 5.2 Biến động tổng tài sản và GDP qua các năm .............................................23 Hình 6.1 TE, PTE và SE giai đoạn 2009-2012 .........................................................32 Hình 6.2 Ước tính hiệu quả 26 Ngân hàng TMCP giai đoạn 2009-2012 .................35 Hình 6.3 Giá trị trung bình từng năm NIM, ROA, NPL, NIE, NII giai đoạn 2009- 2012 ........................................................................................................................... 44 Hình 6.4 Giá trị trung bình từng năm LOTA, LODE và EQTA giai đoạn 2009-2012 ...................................................................................................................................45 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 5.1 Các biến đầu vào và đầu ra xác định hiệu quả hoạt động NHTM ................22 Bảng 5.2 Mô tả các biến đưa vào mô hình Tobit và dấu kỳ vọng ............................ 22 Bảng 5.3 Số liệu các biến đưa vào mô hình Tobit kỳ nghiên cứu 2009-2012 ..........25 Bảng 5.4 Mô tả dữ liệu các biến năm 2009 đưa vào mô hình TOBIT ....................27 Bảng 5.5 Mô tả dữ liệu các biến năm 2010 đưa vào mô hình TOBIT ....................28 Bảng 5.6 Mô tả dữ liệu các biến năm 2011 đưa vào mô hình TOBIT ....................29 Bảng 5.7 Mô tả dữ liệu các biến năm 2012 đưa vào mô hình TOBIT ....................30 Bảng 5.8 Phân loại nhóm ngân hàng.........................................................................31 Bảng 5.9 CPI qua các năm .......................................................................................32 Bảng 6.1 Điểm hiệu quả của nhóm các ngân hàng quy mô lớn và nhóm các ngân hàng quy mô nhỏ giai đoạn 2009-2012 .....................................................................33
  10. ix Bảng 6.2 Số lượng các Ngân hàng có Hiệu suất giảm (DRS), tăng (IRS) và không đổi theo quy mô (CONS) giai đoạn 2009-2012 ........................................................34 Bảng 6.3 Giá trị tối ưu (Projected value) cho các biến đầu vào và đầu ra Navibank ...................................................................................................................................36 Bảng 6.4 Giá trị tối ưu (Projected value) cho các biến đầu vào và đầu ra VIB .......37 Bảng 6.5 Giá trị tối ưu (Projected value) cho các biến đầu vào và đầu ra VPBank 38 Bảng 6.6 Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình Tobit phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM ..........................................................................39 Bảng 6.7 Kết quả hồi quy mô hình Tobit với biến phụ thuộc TE ............................ 40 Bảng 6.8 Kết quả hồi quy mô hình Tobit với biến phụ thuộc PTE .........................41 Bảng 6.9 Kết quả hồi quy mô hình Tobit với biến phụ thuộc SE ............................ 42
  11. 1 MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở bất cứ quốc gia nào. Một hệ thống ngân hàng có hiệu quả tốt có thể chịu đựng được các cú sốc khác nhau và do đó góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Cùng với quá trình hội nhập với thế giới, hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã và đang có rất nhiều thay đổi. Nhiều ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại và chi nhánh nước ngoài đã được thành lập, các ngân hàng hoạt động càng ngày càng cạnh tranh, phát triển với tốc độ nhanh, giảm các yếu tố độc quyền như trước đây. Nhờ vậy, các khách hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ và ngày càng được đáp ứng yêu cầu tốt hơn. Tuy nhiên, Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam khá lớn, nhưng có tình trạng phân bố không đều, nơi thừa, nơi thiếu và chưa đảm bảo sự đa dạng về loại hình và quy mô (Ủy Ban giám sát Tài chính Quốc gia). Chính vì sự cạnh tranh và nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng đã dẫn đến những bất ổn trong hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc lượng hóa các hiệu quả đạt được trong quá trình thay đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng, đồng thời, nghiên cứu các tác động lên hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy các ngân hàng thực hiện những mục tiêu cụ thể, hỗ trợ ngân hàng hoạt động hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống. Luận văn nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam giai đoạn 2009-2012 để ước tính mức độ hiệu quả và tìm kiếm các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTM. 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Ước tính tính hiệu quả của các NHTM.
  12. 2 - Phân tích tác động cụ thể của các biến vi mô, biến ngành, biến vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại, tìm ra các biến có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. - Đề xuất định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM. 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình DEA (Data Envelopment Analysis) hai bước: - Bước 1: giải bài toán quy hoạch tuyến tính để đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật TE (Technical efficiency), hiệu quả kỹ thuật thuần PTE (Pure Technical efficiency) và hiệu quả theo quy mô (Scale efficiency), làm cơ sở để xác định biến phụ thuộc. - Bước 2: sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên hiệu quả hoạt động của NHTM. 3. Ý nghĩa khoa học luận văn Nghiên cứu tìm ra tác động phi hiệu quả 7,14%; 3% và 4,26% cho giai đoạn 2009-2012. Các ngân hàng có quy mô lớn hoạt động kém hiệu quả hơn các ngân hàng quy mô nhỏ và không đóng góp vào hiệu quả hoạt động của 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu. Sử dụng mô hình hồi quy Tobit, kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu sự ảnh hưởng của nhân tố vi mô, vĩ mô và biến ngành. Bài nghiên cứu có bố cục như sau: - Các nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của NHTM - Phương pháp luận và dữ liệu nghiên cứu - Thảo luận kết quả nghiên cứu - Một số hạn chế của nghiên cứu và các kiến nghị
  13. 3 4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của NHTM 4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ở các nước phát triển, có một số bài viết điều tra nguyên nhân hoạt động không hiệu quả của NHTM, nghiên nhiều hơn về tính phi hiệu quả. Dựa trên mô hình CAMEL, các kết quả cho thấy Tính thanh khoản cũng như chất lượng của tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả của NHTM. David C. Wheelock &Paul W. Wilson (1995) sử dụng phương pháp chi phí và lợi nhuận ngẫu nhiên điều tra nguyên nhân thất bại của các ngân hàng Mỹ, các kết quả thực nghiệm cho thấy các ngân hàng có vốn hóa tốt, thanh khoản cao, ít nợ xấu có hiệu quả và lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng có vốn hóa thấp, ít thanh khoản và chất lượng tài sản xấu. Bài viết thực hiện ở các nước EU với mục đích điều tra các nhân tố vĩ mô và vi mô đối với hiệu quả NHTM, Casu B và Molyneux P (2003) sử dụng mô hình DEA đã nghiên cứu tình trạng hiệu quả của các ngân hàng EU khác nhau, sau đó áp dụng phương pháp mô hình hồi quy Tobit. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng từ khi có sự thành lập của thị trường chung Châu Âu, có nhiều cải tiến nhỏ trong các mức độ hiệu quả, với nhân tố biến ngành có tác động đến hiệu quả hoạt động của hầu hết các ngân hàng. Delis và Papanikolaou (2009) nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả của ngân hàng trong 10 quốc gia mới gia nhập EU, áp dụng một mô hình hai giai đoạn bán tham số để kiểm tra ảnh hưởng của biến ngành ngân hàng, biến vi mô và vĩ mô tác động lên hiệu quả của ngân hàng. Các kết quả cho thấy sở hữu nước ngoài, lãi suất thị trường và tăng trưởng GDP có quan hệ cùng chiều với hiệu quả ngân hàng. Mặt khác, rủi ro tín dụng và sự tập trung của ngành công nghiệp cho thấy một mối quan hệ tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ở các nước đang phát triển, các nhân tố khác nhau cũng được sử dụng để nghiên cứu tác động đến hiệu quả hoạt động NHTM. Một số nhân tố là yếu tố vi mô, đặc điểm cụ thể ngành công nghiệp cũng như môi trường vĩ mô. Ở các quốc gia
  14. 4 đang phát triển, việc bãi bỏ điều tiết trong lĩnh vực tài chính gặp nhiều thách thức, và một vài bài nghiên cứu có thể đánh giá tác động của các luật lệ này lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, đặc biệt khi có sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài trong nền kinh tế, so sánh ước lượng hiệu quả giữa các ngân hàng nội địa và nước ngoài là quan trọng. Do đó, sở hữu được xem như là một trong những yếu tố quyết định trong nhân tố ngành công nghiệp cụ thể ở hầu hết các nước đang phát triển. Các nhân tố khác có thể bao gồm lạm phát thường gây ra bởi sự bất ổn kinh tế ở những quốc gia này, mặt khác tăng trưởng kinh tế được đánh giá bằng GDP được xem xét, các nhân tố khác là tổng tài sản ngân hàng và mức NPL có đề cập đến nhưng không nhiều. Nghiên cứu có liên quan như Kablan S. (2010) trong phạm vi Châu Phi – khu vực cận Sahara, đánh giá mức độ phát triển tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Phương pháp ngẫu nhiên (stochastic approach) và phương pháp Generalized Moment Methods (GMM) được sử dụng trong bài viết. Với phương pháp ngẫu nhiên, hầu hết các quốc gia Châu Phi – khu vực cận Sahara được tìm thấy có hiệu quả về chi phí, tuy nhiên NPL làm xói mòn tính hiệu quả của các ngân hàng này, và nghiên cứu đề xuất cải thiện tính pháp lý cũng như môi trường tín dụng. Ngoài ra, môi trường chính trị và kinh tế tác động đến hiệu quả và sự phát triển tài chính ở Châu Phi – khu vực cận Sahara, kết quả là làm giảm đi mức độ hiệu quả. Khi xem xét các yếu tố quyết định hiệu quả ngân hàng, dưới phương pháp GMM, hệ số tương quan ROE được tìm thấy là tỷ lệ thuận – dấu hiệu của sự giảm thiểu rủi ro, tổng tài sản ngân hàng tăng lên được tìm thấy tác động tiêu cực lên hiệu quả do gia tăng chi phí hoạt động, đặc biệt khi ngân hàng lớn hoạt có hiệu quả kinh tế giảm theo quy mô. Ở Brazil, bài viết bởi Tecles, P. & Tabak, B.M (2010) sử dụng phương pháp Bayesian Stochastic trong giai đoạn sau tư nhân hóa 2000-2007, đánh giá hiệu quả chi phí và lợi nhuận. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn có chi phí và lợi nhuận hiệu quả. Các ngân hàng nước ngoài đã đạt được mức hiệu quả cao thông qua việc thành lập các chi nhánh mới và mua lại các ngân hàng địa phương. Các ngân hàng quốc doanh đã có những cải tiến trong hiệu quả chi phí, nhưng có liên quan đến tính
  15. 5 phi hiệu quả về lợi nhuận. Cuối cùng, có mối quan hệ cùng chiều giữa mức vốn hóa thị trường và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ở Mexico, mô hình DEA 2 giai đoạn được sử dụng để đánh giá các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của NHTM, được viết bởi Garcia-Garza.J.G, (2011), sau đó các kết quả được hồi quy thông qua mô hình Tobit để tìm ra các yếu tố quyết định chính, các kết quả thực nghiệm của bài viết này chỉ ra ngành ngân hàng Mexico đã trải qua mức phi hiệu quả trung bình trong suốt kỳ nghiên cứu, với phi hiệu quả kỹ thuật (15%), phi hiệu quả kỹ thuật thuần (29%) và phi hiệu quả quy mô (14%), tuy nhiên mức độ hiệu quả gia tăng từ 2008 trở về sau, các yếu tố quyết định chính của sự gia tăng trong hiệu quả nhờ vào tăng cường cho vay và tăng trưởng GDP, nhưng phi hiệu quả bị gây ra bởi nợ xấu, sự gia tăng chi phí ngoài lãi và tỉ lệ lạm phát. Mô hình DEA 2 giai đoạn cũng được sử dụng ở các Ngân hàng Ả Rập Saudi, được nghiên cứu bởi G.A., Barros, P.C., và Matousek, R., (2011), giai đoạn đầu mô hình DEA (giả định VRS) được sử dụng, sau đó mô hình hồi quy cắt cụt bootstrapped (bootstrapped truncated regression model ) được sử dụng để có được các yếu tố quyết định hiệu quả. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra các Ngân hàng Ả rập Saudi liên tục cải thiện tình trạng hiệu quả từ năm 2004. Các yếu tố tác động đến hiệu quả được tìm thấy bao gồm tăng tổng tài sản của ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể làm tăng hiệu quả kỹ thuật của các Ngân hàng, mặt khác lợi nhuận biên NPM (Net profit Margin) được tìm thấy có ý nghĩa và tỷ lệ thuận với hiệu quả, tuy nhiên hệ số tương quan nhỏ ngụ ý rằng ngay cả khi các ngân hàng hoạt động hiệu quả vẫn có lợi nhuận biên thấp. Với phương pháp tham số, một số bài viết đã sử dụng Stochastic Frontier Approach (SFA) để ước lượng hiệu quả lợi nhuận và chi phí, sau đó tìm ra các nhân tố quyết định tính phi hiệu quả. Các kết quả thực nghiệm cho thấy tính không hiệu quả trong chi phí của các ngân hàng được tìm thấy cao hơn ước tính hiệu quả lợi nhuận, tổng tài sản của các ngân hàng và nợ xấu tác động tiêu cực đến hiệu quả
  16. 6 ngân hàng. Tuy nhiên khi sử dụng mô hình Tobit, kết quả Manthos, D. D&Papanikolaou, N.I., (2009) cho thấy tổng tài sản của ngân hàng là nhân tố quan trọng trong quyết định hiệu quả ngân hàng. Nghiên cứu của Naceur. S.B, Ben-Khedhiri. H và Casu.B (2009) ở các nước MENA (Trung Đông và Bắc Phi) giai đoạn 1993-2006, được xem là những nước trong thị trường mới nổi, sử dụng mô hình DEA 2 giai đoạn để so sánh tình trạng hiệu quả trong hoạt động của các NHTM ở Ai Cập, Jordan, Morocco và Tunisia. Sau đó mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để xác định tác động của các nhân tố thể chế, hệ thống tài chính và nhân tố vi mô lên hiệu quả hoạt động của NHTM. Các phân tích cho thấy, mặc dù có sự tương đồng trong quá trình cải cách tài chính được thực hiện trong bốn quốc gia MENA nhưng mức độ hiệu quả quan sát của các ngân hàng thay đổi đáng kể trên thị trường, với Morocco và Tunisia vượt qua Ai Cập và Jordan. Sự khác biệt trong công nghệ khá quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt mức độ hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả hệ thống ngân hàng cần có chính sách nhằm đưa ra biện pháp khuyến khích các ngân hàng để cải thiện vốn và tính thanh khoản, cải tiến hệ thống pháp luật, các cơ quan quản lý và giám sát cũng sẽ giúp làm giảm hiệu quả. Cuối cùng, tăng cường đầu tư và nâng cấp các thị trường chứng khoán trong khu vực này sẽ giúp các ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động. Zeitun và Benjelloun (2013) đo lường và đánh giá hiệu quả có liên quan đến ngân hàng Jordan trong giai đoạn 2005-2010 bằng cách sử dụng mô hình DEA. Hiệu quả không đổi theo quy mô và hiệu quả biến đổi theo quy mô được sử dụng để đánh giá hiệu quả có liên quan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có một vài ngân hàng ở Jordan có quy mô hiệu quả kỹ thuật là hoạt động hiệu quả trong việc quản lý nguồn lực tài chính và lợi nhuận tổng thể. Hơn nữa, một vài ngân hàng được tìm thấy hoạt động hiệu quả theo quy mô hiệu quả kỹ thuật và chỉ trong một vài năm. Ngoài ra cuộc khủng hoảng tài chính được tìm thấy có ảnh hưởng đáng kể tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
  17. 7 Karimzadeh (2012) đã kiểm tra hiệu quả hoạt động của NHTM ở Ấn độ trong suốt kỳ nghiên cứu 2000-2010 bằng cách sử dụng mô hình DEA. Các đầu vào và đầu ra của nghiên cứu được phân tích dựa trên phương pháp tiếp cận trung gian với mẫu gồm 8 NHTM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình của hiệu quả chi phí (hay hiệu quả kinh tế), hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô là 0,991, 0,995; và 0,991 đối với VRS và 0,936; 0,969 và 0,958 đối với mô hình CRS, sử dụng mô hình DEA tương ứng. Thêm vào đó, kết quả đề xuất Ngân hàng Trung ương Ấn độ và ngân hàng đầu tư ICICI Ấn Độ hoạt động hiệu quả hơn khi so sánh với các ngân hàng khác ở Ấn Độ và kết quả xác định rằng lựa chọn các ngân hàng ở khu vực công hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng ở khu vực tư nhân trong suốt kỳ nghiên cứu ở Ấn Độ. Zainal và Ismail (2012) điều tra hiệu quả của các Ngân hàng hồi giáo ở Malaysia trong năm 2006 đến 2010. Mục đích của bài viết là tính toán hiệu quả kỹ thuật TE, hiệu quả kỹ thuật thuần PTE và hiệu quả theo quy mô của các Ngân hàng hồi giáo, và so sánh điểm hiệu quả giữa các ngân hàng hồi giáo nội địa và nước ngoài. Phương pháp phi tham số dựa trên DEA được sử dụng để ước tính hiệu quả sử dụng mô hình đầu vào. Đầu vào và đầu ra của bài viết này được phân tích dựa trên cách tiếp cận trung gian. Kết quả chỉ ra rằng TE, PTE và SE trung bình tương ứng là 0,79; 0,90 và 0,88. Sau đó, các Ngân hàng hồi giáo nội địa có điểm TE và SE cao hơn được so sánh với các ngân hàng hồi giáo nước ngoài. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài Hồi giáo có điểm số PTE cao hơn. Noor và Ahmad (2012) điều tra mức độ hiệu quả của các các Ngân hàng Hồi giáo ở 25 quốc gia trong suốt kỳ nghiên cứu 1992-2009 sử dụng dữ liệu của 78 ngân hàng Hồi giáo. Hiệu quả ước lượng của mỗi ngân hàng được ước tính sử dụng mô hình DEA phi tham số. Các nghiên cứu thực nghiệm dường như đề xuất rằng các ngân hàng Hồi giáo trên thế giới thể hiện hiệu quả kỹ thuật thuần PTE cao. Hiệu quả kỹ thuật thuần PTE được tìm thấy có ảnh hưởng lớn hơn quyết định hiệu quả kỹ thuật tổng thể. Thứ hai, các phân tích hiệu quả hoạt động khu vực ngân hàng Hồi giáo sau này nên xem xét các nhân tố cụ thể liên quan đến các quốc gia có thu nhập
  18. 8 cao dẫn đầu về hiệu quả trong suốt nhiều năm so với các ngân hàng hoạt động tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tổng tài sản và lợi nhuận, trong khi đó có mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu quả ngân hàng, các khoản cho vay và vốn. Một phân tích đa biến dựa trên mô hình Tobit củng cố cho những nghiên cứu này, đặc biệt là đối với lợi nhuận. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) có quan hệ cùng chiều nhưng không có ý nghĩa với quan hệ trong hiệu quả hoạt động. Kết quả này hàm ý rằng ROE càng cao thì tốc độ tăng trưởng trong hiệu quả của ngân hàng càng cao. Noor và cộng sự (2011) điều tra hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng hồi giáo trong 4 nước khu vực Asia: Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Pakistan trong suốt kỳ nghiên cứu 2001-2006. Ước lượng hiệu quả của mỗi ngân hàng được tính toán bằng cách sử dụng mô hình DEA. Kết quả hàm ý rằng trong suốt kỳ nghiên cứu, mặc dù các ngân hàng Hồi giáo hoạt động ở quy mô tương đối tối ưu nhưng vẫn có liên quan đến tính phi hiệu quả về mặt quản lý trong quá trình kiểm soát chi phí hoạt động và tối đa hóa nguồn lực đến mức cao nhất. Ajlouni và Hmedat (2011) đánh giá mối liên hệ trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Jordan, sử dụng mô hình DEA. Sau đó điều tra yếu tố tác động đến hiệu quả như tổng tài sản và vốn trong thời kỳ 2005-2008. Kết quả cho thấy điểm hiệu quả trung bình của các ngân hàng trong mẫu cao và ổn định qua thời gian. Một kết quả quan trọng khác là hiệu quả có liên quan của các ngân hàng lớn có ý nghĩa hơn các ngân hàng nhỏ và vừa, cho thấy tổng tài sản của ngân hàng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn thì hoạt động ít hiệu quả hơn. Kết luận, các ngân hàng ở Jordan có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn thì không thích rủi ro, quản trị an toàn và danh mục đầu tư có lợi nhuận thấp. AlKhathlan và Malik (2010) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Saudi bằng cách sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA, Charnes–Cooper–Rhodes
  19. 9 (CCR) and Banker–Charnes–Cooper (BCR). Bài viết bao gồm 10 trong số 12 ngân hàng hoạt động ở Saudi từ năm 2003 đến năm 2008. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hầu hết các ngân hàng ở Saudi đạt được hiệu quả nguồn lực tài chính tương ứng 86,17% nếu sử dụng phương pháp CCR và 93,97% nếu sử dụng phương pháp BCR. Khaddaj (2010) điều tra mức độ hiệu quả của các ngân hàng tư nhân Syria trong suốt kỳ nghiên cứu 2006-2009 bằng cách sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA. Tổng số 10 ngân hàng được đánh giá bằng cách sử dụng 4 mô hình để phân tích hiệu quả hoạt động tương quan của mỗi ngân hàng dựa trên mức độ hoạt động và trung gian. Kết quả cho thấy mặc dù hầu hết các ngân hàng ở Syria có mức độ hoạt động phi hiệu quả nhưng các ngân hàng này có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn trong vai trò định chế tài chính trung gian. Theo đó, các ngân hàng Syria có thể sử dụng thêm các nguồn lực để tạo ra nhiều doanh thu hay giảm nhiều chi phí hơn để tiến gần đến đường biên hiệu quả. Hơn nữa, bài viết điều tra tác động thâm niên hoạt động của ngân hàng trong mối quan hệ với hiệu quả, kết quả cho thấy điểm hiệu quả trong hoạt động ngân hàng có thể gia tăng sau khi xem xét số năm hoạt động của các ngân hàng là một dữ liệu đầu vào không kiểm soát; Vì vậy cho thấy số năm hoạt động của các ngân hàng có tác động dương gián tiếp lên hiệu quả toàn phần. Nói cách khác, hầu hết các ngân hàng Syria được quan sát đã quản trị để sử dụng số năm hoạt động của họ trong việc tạo ra doanh thu, cơ sở vật chất và đầu tư. Al-Jarrah (2007) sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để điều tra các mức độ hiệu quả chi phí của các ngân hàng hoạt động ở Jordan, Ai cập, Ả rập Saudi và Bahrain trong suốt kỳ nghiên cứu 1992-2000. Hiệu quả chi phí ước tính được phân tách thành hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ nguồn lực trong các trường hợp hiệu quả không đổi và thay đổi theo quy mô. Sau đó, hiệu quả kỹ thuật được phân bổ thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô. Điểm hiệu quả chi phí nằm trong khoảng 50-70% với một vài thay đổi trong điểm số phụ thuộc tổng tài sản ngân hàng và vị trí địa lý của ngân hàng đó. Các kết quả cho thấy rằng với cùng mức đầu ra, các ngân hàng có thể sản xuất bằng cách sử dụng 50-70% đầu vào hiện
  20. 10 có nếu các ngân hàng trong bài nghiên cứu hầu như hoạt động trên đường biên hiệu quả. Pasiouras và cộng sự (2007) phân tích hiệu quả chi phí của các ngân hàng Hy Lạp và các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động, áp dụng mô hình DEA để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, phân bổ nguồn lực và chi phí, sau đó sử dụng một hồi quy Tobit để tìm các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở hiệu suất trung bình là 82%, tổng tài sản của các ngân hàng đang có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng tiêu cực hiệu quả của ngân hàng. Cuối cùng, mức độ vốn hóa, số lượng chi nhánh và số lượng máy ATM của ngân hàng ảnh hưởng hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào các biện pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả. Hassan và Sanchez (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định đối với hiệu quả và mức độ hoạt động đối với ngành ngân hàng ở Mỹ Latinh. Kết quả chỉ ra rằng mức độ vốn hóa, tỷ suất lợi nhuận, biên độ lãi suất và tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng. Mặt khác, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giá trị của cổ phiếu được giao dịch, và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả ngân hàng. Ở Tazania, Raphael. G (2013) sử dụng mô hình DEA ước lượng tính phi hiệu quả là 13%, 9% và 4% đối với TE, PTE và SE trong thời gian nghiên cứu 2005- 2008. Sử dụng mô hình hồi quy Tobit, kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vi mô, ngành và các nhân tố kinh tế vĩ mô. Đặc biệt hơn với các nhân tố vi mô: Tổng tài sản, lợi nhuận được đo lường bằng NIM, tính thanh khoản, cũng như an toàn vốn được tìm thấy là các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, trong khi với các nhân tố ngành ngân hàng thì: Thị phần và sự tập trung được phát hiện có tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2