intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

được nghiên cứu để làm rõ những vấn đề trục trặc hiện đang gặp phải trong thực tế giao dịch cà phê ở Việt Nam, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột chưa thể thành công như kỳ vọng và tìm kiếm giải pháp khả dĩ phát triển Sở giao dịch Cà phê của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- LÊ THỊ MỸ TÂM PHÂN TÍCH NHỮNG TRỤC TRẶC CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CÀ PHÊ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- LÊ THỊ MỸ TÂM PHÂN TÍCH NHỮNG TRỤC TRẶC CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CÀ PHÊ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THẾ DU TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2015 Tác giả Lê Thị Mỹ Tâm
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi dành lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Huỳnh Thế Du, người thầy đã hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành luận văn này. Thầy đã có những góp ý nhiệt tình, chu đáo và tận tâm hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi cũng nhận được nhiều phản biện sâu sắc từ thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn qua các đợt seminar chính sách 1 và 2. Những nhận xét quý giá này đã giúp tôi hoàn thiện các nội dung của đề tài. Trân trọng cảm ơn Thầy. Hai năm học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tôi đã trang bị thêm cho mình những kiến thức mới, học tập được phương pháp truyền đạt tri thức, lối tư duy phản biện và sự tận tâm với nghề nghiệp. Có được những điều này, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cho tôi cơ hội học tập, rèn luyện và trưởng thành vượt bậc trong công việc cũng như cuộc sống suốt thời gian qua. Cám ơn các anh, chị thuộc bộ phận đào tạo, thư viện, phòng lab đã hỗ trợ tôi trong học tập. Cám ơn các bạn MPP6, đặc biệt là các em nữ phòng 111 ký túc xá Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Lê Phan Ái Nhân đã luôn động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian học tập, thực hiện luận văn cũng như trong cuộc sống. Trân trọng cám ơn anh Trần Khải Nam Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhịp điệu Toàn cầu 123; anh Đào Trung Kiên, Giảng viên Khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và đặc biệt là em gái tôi, đã nhiệt tình hỗ trợ tôi về số liệu, thông tin liên quan và phản biện, góp ý nội dung luận văn của tôi. Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc dành cho bố mẹ, các thành viên trong gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp của tôi. Nếu không có sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi đã không vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất để hoàn thành tốt luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2015 Tác giả Lê Thị Mỹ Tâm
  5. -iii- TÓM TẮT Giao dịch cà phê hiện nay ở Việt Nam đang gặp phải vòng luẩn quẩn thất bại thị trường chuyển sang thất bại nhà nước. Kết quả phân tích cho thấy, cấu trúc kênh thương mại cà phê truyền thống có trục trặc ở khâu thu mua trung gian. Bên bán và bên mua đều gặp rủi ro, thiệt hại trước những hành vi không hợp lý trong một thị trường có giá biến động mạnh và liên tục. Bên bán ảo tưởng chi phí chìm nên chấp nhận rủi ro bị lừa dối khi đặt lòng tin vào bên mua, hay tâm lý chắc chắn khi dự báo xu hướng biến động giá lên của bên mua. Phương thức giao dịch truyền thống này khiến cho người sản xuất cà phê phải gánh chịu rủi ro và ngành cà phê phải chịu những tác động tiêu cực. Kênh giao dịch cà phê qua Sở Giao dịch Hàng hóa (GDHH) nước ngoài cũng còn nhiều vướng mắc. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chỉ giao dịch đầu cơ (speculator) chứ không được thực hiện bảo hiểm (hedge) giá vì các ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ môi giới giao dịch không có nghiệp vụ giao hàng thật khi đến hạn thông báo giao hàng của hợp đồng kỳ hạn. Người nông dân cũng không có cơ hội bảo hiểm giá do trình độ thấp trong khi phương thức giao dịch hợp đồng cà phê kỳ hạn rất phức tạp nên dễ bị thua lỗ. Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk thành lập từ năm 2006, có nhiệm vụ tổ chức thành công thị trường giao dịch cà phê giao ngay và giao sau theo mô hình Sở GDHH. Kỳ vọng của các nhà quản lý là giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê trong nước quản trị rủi ro biến động giá và phát triển đơn vị này thành Sở GDHH. Tuy nhiên, BCEC đã hoạt động không thành công như mong đợi. Nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của thất bại nhà nước ở chỗ đây là đơn vị sự nghiệp dẫn đến những trục trặc chủ quan trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH chưa đầy đủ, thiếu những chính sách hỗ trợ là bất cập khách quan khiến đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Để sửa chữa thất bại của nhà nước, UBND tỉnh Đắk Lắk lựa chọn giải pháp chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần nhưng vẫn chưa đảm bảo giải quyết được hết những trục trặc hiện hữu. Trên cơ sở kinh nghiệm phát triển Sở GDHH từ các quốc gia Mỹ, Trung Quốc và Malaysia, tác giả khuyến nghị ba nhóm chính sách. Thứ nhất, luật hóa hoạt động môi giới giao dịch qua Sở GDHH nước ngoài của ngân hàng thương mại để đảm bảo cạnh tranh
  6. -iv- công bằng và khách hàng tham gia phải là thành viên của Sở GDHH giao ngay nội địa. Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện cho công ty chuyển đổi từ BCEC xây dựng thành công Sở giao dịch cà phê giao ngay nội địa để từng bước phát triển thành Sở Giao dịch Cà phê Việt Nam kết nối trực tiếp với các Sở GDHH nước ngoài. Thứ ba, cơ quan nhà nước hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giao dịch qua Sở GDHH.
  7. -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HỘP ...................................................................................................... x DANH MỤC PHỤ LỤC ..................................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ...................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.5. Nguồn số liệu .............................................................................................................. 5 1.5.1. Thông tin thứ cấp .................................................................................................. 5 1.5.2. Thông tin sơ cấp ................................................................................................... 5 1.6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................ 6 2.1. Chu kỳ thất vọng ......................................................................................................... 6 2.2. Các điều kiện phát triển Sở Giao dịch Hàng hóa ........................................................ 8 2.2.1. Tính chất hàng hóa ............................................................................................. 10 2.2.2. Điều kiện hợp đồng cụ thể .................................................................................. 10 2.2.3. Môi trường kinh tế và chính sách ....................................................................... 11 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................................................................... 15
  8. -vi- 3.1. Hoạt động giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống ......................................... 15 3.1.1. Cấu trúc kênh thương mại cà phê truyền thống ................................................. 15 3.1.2. Tình hình giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống ................................... 16 3.1.3. Những rủi ro trong giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống .................... 20 3.2. Hoạt động giao dịch cà phê thông qua các sở GDHH nước ngoài ........................... 23 3.2.1. Nhu cầu giao dịch trên các sở GDHH nước ngoài ............................................ 23 3.2.2. Những vấn đề vướng mắc khi giao dịch trên Sở GDHH nước ngoài ................. 26 3.3. Nhận xét chung ......................................................................................................... 28 CHƯƠNG 4: NHỮNG TRỤC TRẶC TRONG MÔ HÌNH TRUNG TÂM CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘT ........................................................................................................... 29 4.1. Can thiệp của nhà nước ............................................................................................. 29 4.2. Giới thiệu về Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột .................................... 29 4.2.1. Địa vị pháp lý...................................................................................................... 29 4.2.2. Tình hình hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột ............ 30 4.3. Đánh giá hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột ................... 31 4.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của BCEC .................................. 34 4.4.1. Mô hình đơn vị sự nghiệp bộc lộ nhiều khuyết tật .............................................. 34 4.4.2. Nguồn lực tài chính không mạnh ........................................................................ 36 4.4.3. Khung pháp lý quy định hợp đồng giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH chưa đầy đủ....................................................................................................................... 39 4.5. Lựa chọn cách thức xử lý của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ................................ 41 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 45 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 45 5.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 48 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 53
  9. -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BCEC Buonmathuot Coffee Exchange Center Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột BMD Bursa Malaysia Derivatives Sở Giao dịch Hàng hóa giao sau Bursa CBOT Chicago Board of Trade Sở Giao dịch Chicago CFTC Commodity Futures Trading Ủy ban Giao dịch Hàng hóa kỳ hạn Commission CME CME Group Tập đoàn CME FIA Futures Industry Association Hiệp hội công nghiệp tương lai GDHH Commodity Exchange Sở Giao dịch Hàng hóa LIFFE The London International Financial Sở Giao dịch Hàng hóa London Futures and Options Exchange NHTM Commercial Bank Ngân hàng Thương mại NYMEX New York Mercantile Exchange Sở Giao dịch Hàng hóa New York ODA Official Development Assistance Vốn viện trợ không hoàn lại Techcombank Viet Nam Technological and Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Commercial Joint Stock Bank thương Việt Nam UBCK Security Commission Ủy ban Chứng khoán USDA United States Department of Bộ Nông nghiệp Mỹ Agriculture USD United State Dollar Đồng đô la Mỹ VCB Joint Stock Commercial Bank for Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Foreign Trade of Vietnam thương Việt Nam VNĐ Vietnam Dong Đồng tiền Việt Nam
  10. -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ................................................ 1 Hình 2.1: Mối liên kết giữa các thành phần tham gia thị trường ........................................... 8 Hình 2.2: Khung phân tích các điều kiện phát triển Sở Giao dịch Hàng hóa ........................ 9 Hình 2.3: Chu kỳ thất vọng .................................................................................................... 7 Hình 3.1: Mô hình kênh thương mại truyền thống tại Việt Nam ........................................ 15 Hình 3.2: Chênh lệch giá cà phê nhân xuất khẩu (FOB TPHCM) và sàn Luân Đôn .......... 17 Hình 3.3: Sản phẩm cà phê Việt Nam xuất hẩu ................................................................... 18 Hình 3.4: Thị trường xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam ................................................ 19 Hình 3.5: Thị trường xuất khẩu cà phê hòa tan chính trong năm 2014/2015 ...................... 19 Hình 3.6: Số lượng hộ nông dân bán cà phê qua các kênh thương mại............................... 20 Hình 3.7: Các dịch vụ hỗ trợ từ bên mua cà phê của nông dân ........................................... 21 Hình 3.8: Tỷ lệ đóng góp nguồn thu cho các NHTM của sản phẩm giao sau ..................... 23 Hình 3.9: Tổng giá trị hợp đồng mua và bán hàng hóa kỳ hạn của Techcombank ............. 24 Hình 3.10: Mô tả các bước nhận lệnh giao dịch hợp đồng kỳ hạn ...................................... 26 Hình 3.11: Những khó khăn khi giao dịch trên Sở GDHH nước ngoài............................... 27 Hình 4.1: Vị trí của BCEC trên bản đồ địa lý ...................................................................... 29 Hình 4.2: Tỷ lệ trồng cà phê của các tỉnh ............................................................................ 31 Hình 4.3: Những lý do không tham gia giao dịch trên BCEC ............................................. 32 Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam năm 2014 ........................................ 33 Hình 4.5: Quy trình xử lý văn bản ....................................................................................... 34 Hình 4.6: Vị trí hệ thống kho hàng của BCEC so với các vùng nguyên liệu ...................... 38
  11. -ix- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khung lựa chọn giải pháp can thiệp của nhà nước ............................................... 7 Bảng 3.1: Xuất khẩu cà phê hòa tan từ Việt Nam ............................................................... 16 Bảng 3.2: Giá xuất khẩu trung bình ..................................................................................... 17 Bảng 4.1: Danh mục văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch qua Sở GDHH ....... 40 Bảng 4.2: So sánh điều kiện chủ quan của NHTM và BCEC trong việc triển khai hợp đồng cà phê kỳ hạn ....................................................................................................... 43
  12. -x- DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1: Một ví dụ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng hợp đồng giao sau .................................. 25 Hộp 4.1: Đề xuất Pacorini Việt Nam tham gia quản lý kho hàng tại BCEC ....................... 35 Hộp 4.2: So sánh một hoạt động bán cà phê trên BCEC và thị trường truyền thống .......... 37 Hộp 4.3: Tiêu chuẩn chất lượng cà phê tại (LIFFE) ............................................................ 39 Hộp 4.4: Sở Giao dịch Hàng hóa giúp ích gì cho nông dân ................................................ 42
  13. -xi- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thống nhất định nghĩa một số thuật ngữ ........................................................... 53 Phụ lục 2: Kinh nghiệm một số nước ................................................................................. 54 Phụ lục 3: Tình hình sử dụng ngân sách của BCEC trong ba năm gần nhất ....................... 67 Phụ lục 4: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột .......... 69
  14. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Cà phê là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới và ngày càng tăng về lượng xuất khẩu. Tính đến tháng 10/2014, Việt Nam xuất khẩu 1483 nghìn tấn, đạt kim ngạch 3093 triệu USD tăng 33,5% về lượng và 33,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Hình 1.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014). Theo UBND tỉnh Đắk Lắk (2014), hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cà phê trong những năm qua đã có tác dụng tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành cà phê Việt Nam, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng trong sự phát triển tự phát, ào ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. Cụ thể như sau: Thứ nhất, cây cà phê du nhập vào Việt Nam rất sớm, nhưng nó trở thành một ngành kinh tế rất muộn. Khi cà phê Việt Nam trở thành một ngành kinh tế và phát triển thì nhu cầu cà phê trên thế giới đã bão hoà. Vì vậy, ngành cà phê Việt Nam càng phát triển thì cà phê trên thế giới càng bị dư thừa, hậu quả là cà phê Việt Nam phải bán phá giá, dẫn đến thua lỗ cho cả người kinh doanh và người sản xuất. Thứ hai, vì thiếu một chỗ đứng ổn định trên thị trường thế giới, không có các hợp đồng mua bán dài hạn, nên các tổ chức kinh doanh xuất khẩu không tiên liệu được chính xác nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá… Do đó, họ không định hướng được sản
  15. -2- xuất. Người sản xuất chỉ biết sản xuất, không biết được khả năng tiêu thụ. Người kinh doanh đến mùa vụ chỉ biết thu mua, không biết sẽ bán được bao nhiêu, với giá nào… Tình trạng bị động về tiêu thụ, may rủi về giá là đặc điểm cơ bản của hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành cà phê Việt Nam. Thứ ba, các doanh nghiệp cà phê bị hạn chế về vốn, thường phải ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng với tài sản thế chấp là sản lượng nông sản và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nên không chủ động được nguồn hàng. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, thiếu tập trung, chủ yếu áp dụng phương thức ký gửi cà phê thông qua đại lý, công ty với nhiều khâu trung gian, đa cấp góp phần đẩy chi phí lên cao. Điều này dẫn đến hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh sẽ gây thiệt hại dây chuyền từ đại lý tới nhà xuất khẩu. Bên cạnh đó, từ năm 2004 xuất hiện hình thức giao dịch hợp đồng kỳ hạn1 (futures contract trading) trên Sở Giao dịch Hàng hóa (GDHH) nước ngoài thông qua một số ngân hàng thương mại (NHTM) được cấp phép thí điểm hàng năm của Ngân hàng Nhà nước. Khi xuất hiện hình thức giao dịch này, các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê đều mong muốn tham gia để kiếm lời nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiệp vụ cực kỳ phức tạp này chỉ mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam nên còn mang tính chất “đánh bạc” hay còn gọi là “buôn bán cà phê qua mạng” (Khánh Ngọc, 2005). Cách thức tổ chức và thiết kế hợp đồng giao dịch chỉ mang tính đầu cơ (speculator). Trong khi đó hoạt động của các nhà kinh doanh và sản xuất cà phê tham gia giao dịch trên Sở GDHH về bản chất là bảo hiểm (hegde). Điều này đã dẫn đến sự thiếu lành mạnh và tình trạng khủng hoảng tài chính của nhiều doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngành hàng cà phê. Từ những rủi ro trên, nhà nước can thiệp bằng việc ban hành khung pháp lý về hoạt động giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa. Đắk Lắk là tỉnh sớm thiết lập thị trường giao dịch đấu giá tập trung, công khai cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ cà phê trong nước và quốc tế, với tên gọi Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center - BCEC) nhằm phát triển bền vững ngành cà phê của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 1 Phụ lục 01: Thống nhất định nghĩa một số thuật ngữ
  16. -3- BCEC là đơn vị sự nghiệp do Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk thành lập năm 2006 triển khai giao dịch cà phê giao ngay và giao dịch cà phê kỳ hạn2 theo sự đồng ý của Chính phủ3. Trong quá trình hoạt động, BCEC còn được hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương, ví dụ như ưu đãi phí, tài trợ từ nguồn viện trợ không hoàn lại (ODA); hỗ trợ thông tin tuyên truyền; tổ chức đào tạo, hội thảo, tọa đàm… Nhưng sau hơn 8 năm hoạt động, BCEC vẫn không thu hút được các đối tượng tham gia thị trường và hoạt động rất cầm chừng. Do vậy, đề tài tập trung “Phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở Việt Nam” được nghiên cứu để làm rõ những vấn đề trục trặc hiện đang gặp phải trong thực tế giao dịch cà phê ở Việt Nam, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột chưa thể thành công như kỳ vọng và tìm kiếm giải pháp khả dĩ phát triển Sở giao dịch Cà phê của Việt Nam. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Những trục trặc nào đang xảy ra trong thực tế giao dịch cà phê ở Việt Nam? Câu hỏi 2: Tại sao Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột hoạt động chưa thể thành công như kỳ vọng? Câu hỏi 3: Giải pháp khả dĩ nào cho hoạt động giao dịch cà phê ở Việt Nam như kỳ vọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan và đảm bảo thị trường cà phê phát triển lành mạnh? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động giao dịch cà phê trên: (1) Sàn giao dịch của Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột; (2) Thị trường cà phê truyền thống; 2 Phụ lục 01: Thống nhất định nghĩa một số thuật ngữ 3 Tại công văn số 9254/VPCP-KTN ngày 22/12/2010, Chính phủ cho phép BCEC triển khai thí điểm 1 năm giao dịch cà phê kỳ hạn, yêu cầu BCEC đảm bảo quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở GDHH, song song đó BCEC cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình hoạt động để đáp ứng quy định pháp luật về Sở GDHH.
  17. -4- (3) Sở GDHH nước ngoài thông qua một số ngân hàng thương mại. Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn cả nước, trong giai đoạn từ 2004 – 2014. Mốc thời gian năm 2004 được lựa chọn vì đây là năm dịch vụ môi giới giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH nước ngoài được ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam cung cấp. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với số lượng lớn hơn và chủ động hơn thay vì phải thực hiện giao dịch kỳ hạn thông qua các nhà nhập khẩu để bảo hiểm biến động giá như trước đó. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính được sử dụng trong luận văn: i) Phương pháp nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Sở GDHH của một số quốc gia điển hình mà đề tài đưa ra trong quá trình nghiên cứu; và ii) Phương pháp phân tích định tính: (1) Sử dụng khung phân tích các điều kiện hình thành Sở GDHH nhằm đánh giá hoạt động của BCEC có đáp ứng đủ điều kiện để trở thành Sở GDHH của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tối ưu phát triển Sở Giao dịch Cà phê. (2) Sử dụng lý thuyết chu kỳ thất vọng để phân tích những trục trặc trong phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến thất bại của việc phát triển BCEC. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp khả dĩ giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan và đảm bảo thị trường cà phê phát triển lành mạnh. (3) Phương pháp so sánh kinh nghiệm của các quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Malaysia với Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách hỗ trợ phát triển Sở GDHH. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm xây dựng chính sách cho Việt Nam để phát triển thành công Sở GDHH. (4) Khảo sát thực tế các tác nhân ngành hàng cà phê để có cơ sở phân tích trục trặc, đánh giá nguyên nhân thất bại trong phương thức giao dịch cà phê ở Việt Nam hiện nay và hoạt động của BCEC.
  18. -5- 1.5. Nguồn số liệu 1.5.1. Thông tin thứ cấp Luận văn sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ các báo cáo về ngành hàng cà phê của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số liệu thống kê về ngành hàng cà phê của tổ chức Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Tổng cục Hải quan; tài liệu về hoạt động của BCEC, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Sở Giao dịch Hàng hóa của Malaysia, Trung Quốc, Hoa Kỳ; các nghiên cứu ngành hàng cà phê liên quan đến đề tài; và các nguồn số liệu khác trên Internet. 1.5.2. Thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được tác giả tự khảo sát với bảng khảo sát ở Phụ lục 5. Đối tượng khảo sát: Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê quy mô vừa và lớn; doanh nghiệp sản xuất, chế biến quy mô nhỏ; nông dân. Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và khảo sát qua mẫu trực tuyến. Không gian khảo sát: Cà phê được trồng rộng khắp Việt Nam. Tỉnh Đắk Lắk có diện tích trồng lớn nhất và số lượng doanh nghiệp cà phê có trụ sở hoặc chi nhánh đóng trên địa bàn nhiều nhất. Vì vậy, riêng về hoạt động giao dịch cà phê truyền thống, tác giả lựa chọn không gian là tỉnh Đắk Lắk. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, khung phân tích và kinh nghiệm quốc tế. Chương 3 nghiên cứu tình hình hoạt động mua bán cà phê trên thị trường truyền thống và trên Sở GDHH nước ngoài thông qua một số NHTM. Chương 4 phân tích, đánh giá hoạt động của BCEC và lựa chọn cách xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước (Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk). Chương 5 đề xuất các chính sách nhằm phát triển thành công Sở Giao dịch Cà phê cho Việt Nam.
  19. -6- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1. Chu kỳ thất vọng Con người có sở thích ổn định và thực hiện hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân. Theo Stiglitz (1988), Weimer và Vining (2005) thì hành vi của cá nhân, tổ chức trên thị trường không luôn luôn duy lý, tối ưu như giả định dẫn đến mô hình cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường chứa đựng các khuyết tật (thất bại thị trường) như hành vi không hợp lý. Hiếm có một giải pháp nào là hoàn hảo, chỉ có thể lựa chọn chính sách tốt hơn những chính sách khác, cũng có thể áp dụng nhiều chính sách chung để giải quyết những thất bại thị trường. Stiglitz (2000), Weimer và Vining (2004) đề xuất giải pháp khắc phục thất bại từ hành vi không hợp lý là: (i) Tạo dựng hành lang pháp lý cơ bản, bao gồm bộ luật khung và các quy định về giá cả, số lượng, chất lượng, và thông tin, cũng như các kiểm soát gián tiếp liên quan đến đăng ký, chứng nhận, và cấp phép tham gia thị trường để tạo điều kiện cho lựa chọn cá nhân trong thị trường cạnh tranh; (ii) Điều chỉnh hoạt động kinh tế bằng cách trợ cấp cho các hoạt động cần khuyến khích và đánh thuế những hoạt động không khuyến khích. Tuy nhiên, không phải sự can thiệp nào của nhà nước cũng thành công. Có những trường hợp sự can thiệp dẫn đến những thất bại khác hoặc hệ lụy tiêu cực trong tương lai (thất bại nhà nước). Theo Stiglitz (1988), Weimer và Vining (2005) trục trặc xảy ra từ giải pháp lựa chọn đơn vị công lập để sản xuất, cung cấp và phân phối hàng hóa (nguồn cung quan liêu), dẫn đến động cơ chính trị vụ lợi, có sự phân bổ nguồn lực một cách vụ lợi nhằm củng cố sự ủng hộ chính trị hay “chu kỳ chính trị”. Một nguyên nhân khác là khó lường hết được sự phản ứng của bộ máy nhà nước đối với vấn đề thừa hành - ủy quyền, cơ hội cho cửa quyền, tham nhũng. Ở bảng 2.1, Weimer và Vining (2004) đề xuất năm nhóm giải pháp sửa chữa thất bại nhà nước: (i) Giải phóng, tạo điều kiện thị trường và mô phỏng thị trường; (ii) Sử dụng các khoản thuế và tài trợ để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia; (iii) Luật định; (iv) Cung ứng phi thị trường; (v) Bảo hiểm và giá sốc. Trong đó, giải pháp chính cho vấn đề nguồn cung quan liêu là quay lại cơ chế thị trường.
  20. -7- Bảng 2.1: Khung lựa chọn giải pháp can thiệp của nhà nước Cơ chế thị Khuyến Luật Cung ứng phi Bảo hiểm trường khích định thị trường và giá sốc Thất bại thị trường truyền thống Độc quyền P P C C Bất cân xứng thông tin C P P Ngoại tác P C C P Hàng hóa công P P P C Thất bại nhà nước Dân chủ trực tiếp C Chính phủ đại diện C P Nguồn cung quan liêu C P P P Phân cấp P C P Chú thích: C - Giải pháp chính; P - Giải pháp phụ. Nguồn: Weimer và Vining (2004), bảng 10.6, tr. 260. Như vậy, quá trình từ phát hiện thất bại thị trường, sửa chữa thất bại thị trường, rồi tiếp tục sửa chữa thất bại nhà nước tạo nên vòng tròn lặp lại gọi là chu kỳ thất vọng, được mô tả như hình 2.3. Để giải quyết vấn đề này, Sitglitz (2000) đề xuất phương án nhà nước chỉ nên can thiệp khi thất bại thị trường rõ ràng và có bằng chứng thành công từ thực tiễn. Còn Weimer và Vining (2004) đưa ra sơ đồ liên kết thất bại thị trường, thất bại nhà nước và các chính sách can thiệp, đã hỗ trợ rất tốt cho quá trình nhận diện, phân tích và lựa chọn chính sách. Hình 2.1: Chu kỳ thất vọng Thị trường Thất bại Thất bại thị Nhà nước trường Can thiệp Nhà nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0