intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam và những hàm ý chính sách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi: Thị trường viễn thông di dộng Việt Nam trong giai đoạn 1992-2012 đã có sự biến chuyển như thế nào và sự thành công của Viettel đã tác động thế nào tới cấu trúc của thị trường? Tại sao Viettel thành công trong bối cảnh cạnh tranh với VNPT trong thị trường viễn thông di động?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam và những hàm ý chính sách

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- VŨ THỊ BÁCH KHOA PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN CHƠN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng..... năm 2014 Tác giả luận văn Vũ Thị Bách Khoa
  3. -ii- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Trước hết xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Vũ Thành Tự Anh trong quá trình tìm hiểu, định hướng đề tài; thầy Lê Văn Chơn, thầy Huỳnh Thế Du trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giải đáp những vướng mắc khoa học nảy sinh. Xin được cảm ơn các thầy cô giáo và các anh chị, các bạn trong Chương trình giảng dạy Fulbright, đã hỗ trợ tài liệu, thông tin và các thủ tục cần thiết trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, không thể thiếu, tác giả xin được cảm ơn gia đình, nguồn động viên và hỗ trợ to lớn, cả về vật chất lẫn tinh thần giúp tác giả hoàn thành bản luận văn này. Vũ Thị Bách Khoa Bachkhoavu.vn@gmail.com
  4. -iii- TÓM TẮT Trong bức tranh có nhiều biến động thăng trầm của các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam trong hai mươi năm trở lại đây, ngành Viễn thông di động (VTDĐ) là một điểm sáng với những bước phát triển mạnh mẽ. Từ một thị trường mang tính độc quyền đã trở thành một thị trường cạnh tranh được thế giới ghi nhận, với tốc độ phát triển nhanh, trong đó người dùng và nhà nước đều được hưởng lợi từ giá cả dịch vụ di động thấp và chất lượng dịch vụ được nâng cao. Hiện nay, nhà nước ta vẫn chủ trương lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, dù đã từng có nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, điển hình như Vinashin, Vinalines… thất bại ở môi trường kinh doanh mới cạnh tranh khốc liệt, thì hiện tượng thị trường VTDĐ Việt Nam với hai doanh nghiệp hiện 100% vốn nhà nước là Viettel và VNPT dẫn đầu một thị trường phát triển là một vấn đề đáng lưu ý. Đặc biệt trong giai đoạn này, khi các doanh nghiệp viễn thông đang thực hiện tái cấu trúc, trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật trên thế giới vẫn liên tục phát triển nhanh chóng sẽ tác động lớn đến ngành VTDĐ của Việt Nam, việc phân tích những yếu tố tạo nên sự phát triển của thị trường lại càng cần thiết. Có khá nhiều nghiên cứu của thế giới về sự phát triển của thị trường viễn thông các nước, tuy nhiên các nghiên cứu về sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam liên hệ với chính sách công không nhiều. Điểm chung, thống nhất của các nghiên cứu này là cạnh tranh đã giúp thị trường viễn thông di động phát triển. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng một lần nữa khẳng định vai trò của cạnh tranh. Bên cạnh đó, dựa trên khung lý thuyết về lợi thế kinh tế theo quy mô kết hợp với việc phân tích logic các tác động của môi trường, thể chế & con người, tác giả còn chỉ ra các điểm mấu chốt tạo nên sự phát triển của thị trường VTDĐ và phân tích tại sao đó chính là các điểm nút quan trọng. Có bốn (4) sự việc tạo nên điểm nút phát triển của thị trường VTDĐ Việt Nam từ 1992 đến 2012, đó là i) Năm 1995: điểm khởi đầu cạnh tranh về mặt lý thuyết (ngoài VNPT có thêm hai (2) công ty viễn thông khác là SPT và Viettel nhưng thị trường VTDĐ năm 1995 vẫn độc chiếm bởi VNPT với tổng số thuê bao di động MobiFone và các mạng nội vùng của VNPT là 23500 thuê bao (ITU- International Telecommunication Union, 2013),
  5. -iv- ii) Cuối năm 2004: bắt đầu cạnh tranh với sự tham gia mạng VTDĐ của Viettel (với số thuê bao di động còn ít ỏi, chỉ gần bằng 1/15 số thuê bao của mỗi mạng Vinaphone và MobiFone (Số thuê bao: Viettel: 145 nghìn, Vinaphone: 2.5 triệu, MobiFone: 2 triệu), Viettel sử dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới của nhà nước tạo nên lợi thế về giá cho mình để cạnh tranh (các doanh nghiệp lớn không được giảm giá khi chưa được nhà nước cho phép, trong khi doanh nghiệp mới thì được tự do điều chỉnh giá cước), iii) Đầu năm 2005: bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ khi Viettel phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới di động tương đương VNPT (từ số trạm thu phát sóng chỉ gần bằng 1/10 số trạm của VNPT năm 2004 (Viettel: 200 trạm, VNPT (MobiFone+VinaPhone): 1700 trạm), năm 2005, số trạm của Viettel đã tương đương với MobiFone và VinaPhone (Viettel: 1200 trạm, VNPT (MobiFone +VinaPhone): 2400 trạm; Số thuê bao di động của Viettel cũng đã gần bằng 1/3 số thuê bao mỗi mạng VinaPhone và MobiFone (Viettel: gần 1 triệu, MobiFone: 2.7 triệu, VinaPhone: 2.7 triệu), và iv) Cuối năm 2005 trở đi: thực sự xóa bỏ thế độc quyền của VNPT và thị trường VTDĐ VN bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. (năm 2006 số thuê bao di động của Viettel đã tương đương với MobiFone và VinaPhone, với con số gần 4 triệu thuê bao, số thuê bao di động của Viettel đã bằng 1/2 tổng số thuê bao di động của VNPT, và đến cuối năm 2006, sang 2007, Viettel đã chính thức trở thành nhà cung cấp có số thuê bao chiếm thị phần khống chế, ngang hàng với MobiFone và VinaPhone) (Nguồn số liệu: Phụ lục 2. Chú thích nguồn của phần Tóm tắt nội dung luận văn) Từ việc phân tích nguyên nhân hình thành các điểm nút đó, tác giả rút ra kết luận: thị trường VTDĐ Việt Nam đạt được sự phát triển như vừa qua là do hội tụ được cả hai yếu tố i) yếu tố hỗ trợ cạnh tranh của thể chế và ii) bản thân nội lực của doanh nghiệp trong đó vai trò và chủ trương của người lãnh đạo có tính chất quyết định. Từ những kết quả phân tích được, tác giả đưa ra những khuyến nghị. Đó là, tạo tính cạnh tranh trong các thị trường khác, và giữ tính cạnh tranh trong thị trường VTDĐ bằng cách: i) Phát triển cơ chế lựa chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao với các doanh nghiệp nhà nước, và với các bộ chủ quản, trong đó tiêu chí cần để chọn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt là có tầm nhìn, trách nhiệm, bản lĩnh dám nghĩ dám làm, thực sự cầu thị, tự đổi mới để có thể dẫn dắt doanh nghiệp, và với doanh nghiệp thì đặc biệt cần thêm khả năng kinh doanh. Dựa vào các tiêu chí đó có thể tuyển chọn qua hình thức tổ chức thi tuyển để chọn được người
  6. -v- phù hợp. ii) Phải luôn luôn duy trì đường lối chống độc quyền, ủng hộ cạnh tranh lành mạnh trong thị trường VTDĐ.
  7. -vi- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... x Chương 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu: .............................................................................................. 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 1.4. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .......................................... 6 2.1. Kinh tế vi mô về ngành có lợi thế theo quy mô ...................................................... 6 2.2. Các nghiên cứu liên quan ...................................................................................... 10 Chương 3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CẠNH TRANH VIETTEL............ 11 3.1. Các điểm nút phát triển của thị trường Viễn thông di động Việt Nam ................. 12 3.2. Phân tích các yếu tố hình thành các điểm nút phát triển của thị trường VTDĐ Việt Nam .......................................................................................................................... 31 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH....................................... 37 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 37 4.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 38
  8. -vii- TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 39 Tiếng Việt ........................................................................................................................ 39 Tiếng Anh ........................................................................................................................ 44 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 46 1. Tóm tắt về Cơ quan quản lý và Các mạng viễn thông di động Việt Nam ....................... 46 2. Chú thích nguồn của phần Tóm tắt nội dung luận văn .................................................... 77
  9. -viii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BCVT Bưu chính viễn thông CNTT Công nghệ thông tin SPT Saigon Posts And Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu Telecommunications Service chính Viễn thông Sài Gòn Joint-Stock Corporation VTDĐ Viễn thông di động VNPT Vietnam Posts and (Tổng công ty/tập đoàn) Telecommunications Groups Bưu chính Viễn thông Việt Nam
  10. -ix- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1-1: Tăng trưởng và Lạm phát ở Việt Nam, từ 1995-2012 .......................................... 2 Hình 1-2 : Sự phát triển của số thuê bao điện thoại di động trên 100 dân của Việt Nam so với khối các nước phát triển, đang phát triển và của thế giới ................................................ 3 Hình 2-1: Lợi thế kinh tế theo quy mô bên trong và đường nhận thức ................................. 7 Hình 2-2: Tính kinh tế theo quy mô: sự giảm giá và tăng lợi nhuận .................................... 8 Hình 2-3: Chi phí trung bình của ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô............................... 9 Hình 2-4: Sự giảm giá sản phẩm khi tăng cạnh tranh ........................................................... 9 Hình 3-1: Sự phát triển của thị trường VTDĐ Việt Nam trong những năm 1992-2012..... 11 Hình 3-2: Cước và thay đổi giá cước VTDĐ từ 2000-2003 ............................................... 15 Hình 3-3: Biểu đồ thời gian về một số mốc trong thay đổi cấu trúc của VNPT, cơ sở pháp luật của viễn thông và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ........................................ 17 Hình 3-4: Thay đổi giá cước của ba nhà mạng Vinaphone-MobiFone, và Viettel từ 2004- 2010 (Đơn vị: VND/phút) .................................................................................................... 21 Hình 3-5: LỊCH TRÌNH TĂNG SỐ TRẠM THU PHÁT SÓNG của ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam .............................................................................................................................. 22 Hình 3-6: Sự giảm cước và tăng số trạm thu phát sóng của Viettel và VNPT ................... 23 Hình 3-7: Sự phát triển số thuê bao và sự giảm giá cước di động của Việt Nam ............... 26 Hình 3-8 : Giá trị hiệu dụng trung bình một phút điện thoại ở một số nước châu Á (đơn vị: USD) .................................................................................................................................... 28 Hình 3-9 : Thị phần thuê bao các mạng di động của Việt Nam từ 2008 đến 2012 ............. 29 Hình 3-10 : Sự tăng doanh thu di động và sự giảm giá cước di động của Việt Nam.......... 30 Hình 3-11 : Sự tăng doanh thu và sự giảm giá cước di động của Việt Nam (2004-2012) .. 30 Hình 3-12: Sự tăng lợi nhuận và sự giảm giá cước di động của Việt Nam (2004-2012) ... 31
  11. -x- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3-1: Ví dụ về SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC GÓI CƯỚC và các chương trình khuyến mại của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam ................................... 27 Bảng 3-2: Thị phần thuê bao các mạng di động của Việt Nam từ 2008 đến 2012.............. 29
  12. -1- Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu: Trong những năm sau 2008 cho đến nay, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước bị sụt giảm. Trong khi nhiều ngành công-nông-lâm nghiệp và kinh doanh dịch vụ doanh thu sụt giảm đáng kể, thì ngành viễn thông di động (VTDĐ) vẫn tăng trưởng, hơn nữa sự tăng trưởng đó lại có đóng góp chủ yếu của hai tập đoàn kinh tế nhà nước là Viettel và VNPT: Năm 2013, VNPT ước đạt tổng doanh thu 119,000 tỷ đồng, bằng 102.53% so với năm 2012; nộp ngân sách nhà nước đạt 7,894 tỷ đồng, bằng 100.47% so với năm 2012; tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 9.265 tỷ đồng, bằng 179,09% so với năm 2012. Viettel ước đạt tổng doanh thu 162,886 tỷ đồng, tăng 15.2% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 26,413 tỷ đồng, tăng 25.2% so với năm 2012; nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 17,586 tỷ đồng, tăng 19.4%. (theo bộ CNTT & TT trong (Việt Hà, 2014)). Không chỉ tồn tại và vượt qua khủng hoảng kinh tế, điều đáng kể là ngành VTDĐ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi Viettel tham gia vào thị trường này năm 2004: tính cạnh tranh trong thị trường nâng lên đáng kể, vùng phủ sóng mở rộng nhanh chóng ra toàn quốc, giá cước giảm mạnh, số người dùng tăng nhanh và chất lượng dịch vụ ngày một cải thiện. Từ một thị trường mang tính độc quyền chi phối bởi VNPT - nắm giữ hai mạng di động là MobiFone và Vinaphone, khách hàng phải chịu giá cước cuộc gọi đắt đỏ trong khi chất lượng dịch vụ hạn chế, hiện nay đang có năm (5) nhà mạng đang cung cấp dịch vụ di động trên thị trường với giá cước thấp hơn nhiều và chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể. Chẳng hạn, năm 2000, dịch vụ VTDĐ vẫn chia làm ba vùng cước với mức cước cao: nội vùng là 3500 đồng/phút, liên vùng: 6000 đồng/phút và cách vùng là 8000 đồng/phút với giá thuê bao là 200 nghìn đồng/tháng. Đến tháng 10/2004 khi mạng di động Viettel phá vỡ thành công thế độc quyền trên thị trường viễn thông, người sử dụng mới vỡ lẽ khi giá cước cuộc gọi liên tục giảm mạnh, chất lượng liên tục được nâng cao. Đến năm 2012, giá một phút di động chỉ còn xấp xỉ 1000 đồng và phí thuê bao chỉ còn 49000 đồng/tháng, bất
  13. -2- kể tình hình kinh tế trong nước biến động với tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây sụt giảm và lạm phát ở mức cao. Hình 1-1: Tăng trưởng và Lạm phát ở Việt Nam, từ 1995-2012 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, (Tuyết Ân, 2013) Số thuê bao ĐTDĐ của Việt Nam cũng tăng lên vượt bậc. Năm 2001 mới chỉ có là 1.5 thuê bao trên 100 dân, trong khi của thế giới lúc đó trung bình là 15.5, của các nước phát triển là 47.1, thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên 10 lần với 11.3 thuê bao trên 100 dân; và cho đến năm 2012 tiếp tục tăng gấp hơn 10 lần với 147.7 thuê bao, vượt qua mức trung bình của thế giới là 91.2 thuê bao trên 100 dân, và cũng vượt qua con số 123.6 - là số thuê bao trung bình của các nước đã phát triển.
  14. -3- Hình 1-2 : Sự phát triển của số thuê bao điện thoại di động trên 100 dân của Việt Nam so với khối các nước phát triển, đang phát triển và của thế giới Số thuê bao di động trên 100 dân 2001-2013 160 140 120 Trên 100 dân 100 80 60 40 20 0 The developed/developing country classifications are based on the UN M49, see: http://www.itu.int/ITU-D/ict/definitions Các nước phát triển Thế giới Các nước đang phát triển Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp từ (ITU- International Telecommunication Union, 2013) Trên đồ thị có thể thấy rõ sự gia tăng số thuê bao ĐTDĐ của VN bắt đầu khởi sắc từ cuối năm 2004, đầu năm 2005, và gia tăng đột biến vào khoảng năm 2006,2007 đến năm 2009 (đường dốc lớn) và cắt qua các đường trung bình của thế giới, và giảm đi 1 chút từ 2010- 2012 (độ dốc nhỏ hơn) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, mặc dù nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, những mô hình như Vinashin, Vinalines… thất bại ở môi trường kinh doanh mới cạnh tranh khốc liệt hơn, thì thị trường VTDĐ Việt Nam với hiện tượng hai doanh nghiệp hiện nay 100% vốn nhà nước Viettel và VNPT phát triển như nêu trên quả là một vấn đề đáng lưu ý, đặc biệt là trong giai đoạn này khi các doanh nghiệp viễn thông đang thực hiện tái cấu trúc, thì việc phân tích những yếu tố có lợi cho sự phát triển của thị trường lại càng cần thiết.
  15. -4- Bên cạnh đó, công nghệ và kỹ thuật trên thế giới vẫn liên tục phát triển nhanh chóng, sẽ tác động lớn đến ngành VTDĐ của Việt Nam. Đã xuất hiện những công nghệ mới ảnh hưởng lớn đến doanh thu của ngành VTDĐ, như các dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông (OTT - Over-the-top) giúp nhắn tin, nói chuyện miễn phí trên di động…, hay xa hơn nữa là những hạ tầng công nghệ mới tốc độ cao như Google Fiber, Siemens 5G, hay các ý tưởng táo bạo phủ sóng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, cho phép truyền nhận miễn phí (hoặc phí cực thấp) tín hiệu truy cập vào Internet từ trên vệ tinh hoặc trên khinh khí cầu hay máy bay không người lái (Project Loon (http://www.google.com/loon/), và dự án Internet cho tất cả mọi người (http://internet.org). Khi những dự án này thành công, thì khách hàng cá nhân sẽ không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ của VNPT hay Viettel nữa,… nếu họ không cạnh tranh được với các dự án này. Phân tích sự phát triển của thị trường VTDĐ Việt Nam để nhìn nhận nguyên nhân cốt lõi giúp cho thị trường phát triển và cạnh tranh được như vậy, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách trong bối cảnh đã nêu ở trên là mục đích mà tác giả muốn đạt được trong luận văn này. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Thị trường viễn thông di dộng Việt Nam trong giai đoạn 1992-2012 đã có sự biến chuyển như thế nào và sự thành công của Viettel đã tác động thế nào tới cấu trúc của thị trường? 2. Tại sao Viettel thành công trong bối cảnh cạnh tranh với VNPT trong thị trường viễn thông di động? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là thị trường viễn thông di dộng Việt Nam trong giai đoạn 1992-2012. 1.4. Cấu trúc của luận văn Luận văn có 05 chương, bao gồm:
  16. -5- Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Chương 3: Sự phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam và đóng góp của Viettel. Chương 4: Kết luận và khuyến nghị chính sách.
  17. -6- Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Kinh tế vi mô về ngành có lợi thế theo quy mô Viễn thông di động là một ngành có lợi thế theo quy mô. Theo định nghĩa những ngành sản xuất càng hiệu quả với quy mô càng lớn gọi là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô. Một cách đơn giản, nếu các đầu vào tăng gấp đôi thì sản lượng của hãng tăng gấp hơn hai lần, và khi sản lượng sản xuất ra càng nhiều thì chi phí trung bình trên một đơn vị sản phấm càng thấp. Với VTDĐ cần chi phí ban đầu rất lớn để đầu tư về mặt hạ tầng kỹ thuật, nhưng sau khi đã có hạ tầng kỹ thuật, với mỗi thuê bao mới đăng nhập vào hệ thống, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra rất ít, gần như bằng không, phần lớn chi phí thu được từ người dùng được tính vào lợi nhuận của công ty. Sự phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam (giá cước giảm, số người sử dụng dịch vụ tăng cao) có thể giải thích thông qua ba yếu tố, đó là hiệu ứng kết hợp giữa những thay đổi về mặt kỹ thuật – công nghệ, hiệu ứng thị trường của nền kinh tế theo quy mô và sự gia tăng thương mại và cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế . Việt Nam là một thị trường mà nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông di động lớn: dân số Việt Nam hiện nay đã vượt 90 triệu người, số người đi làm xa nhà ngày càng nhiều, các thiết bị di động cá nhân ngày càng rẻ khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ VTDĐ ngày càng tăng. Với các mặt khác không thay đổi, việc cầu tăng thường dẫn tới giá cả thị trường tăng nhưng ngành VTDĐ là một ngành tăng cung có tác động lớn đến giá cả hơn là tăng cầu: 1/ Lợi thế kinh tế theo quy mô bên trong: Khi ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô phát triển, các hãng có thể lợi dụng lợi thế kinh tế theo quy mô - hạ giá thành đơn vị sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mô gây ra sự dịch chuyển đi xuống của đường cong chi phí trung bình dài hạn (long-run average cost - LRAC). Lợi thế kinh tế theo quy mô bên ngoài sẽ mang đến sự dịch chuyển xuống phía dưới của chi phí sản xuất một sản phẩm trong dài hạn cho mỗi mức đầu ra. Sự cải thiện chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng lên nhờ việc tích luỹ các kinh nghiệm của ngành (do vậy còn được gọi là đường nhận thức hay đường học tập) cũng có hiệu ứng tương tự.
  18. -7- Hình 2-1: Lợi thế kinh tế theo quy mô bên trong và đường nhận thức Nguồn: (Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld, 1999) trang 255, (Riley, 2012) 2/ Những tiến bộ trong kỹ thuật và công nghệ: các quá trình và thiết bị kỹ thuật phát triển cung cấp cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể cung cấp sản lượng, dịch vụ nhanh hơn, với giá thấp hơn và chất lượng tốt hơn. 3/ Xem xét đồ thị sau (Hình 2-2): - Kinh tế theo quy mô cho phép nhà cung cấp dịch chuyển từ đường chi phí trung bình SRAC1 đến SRAC2 - Một nhà sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất ra sản lượng ở mức Q2 và bán ra với mức giá P2 thấp hơn nhưng vẫn có lợi lớn hơn nhiều (so sánh 2 hình chữ nhật kẻ sọc trên hình)
  19. -8- Hình 2-2: Tính kinh tế theo quy mô: sự giảm giá và tăng lợi nhuận Nguồn: (Riley, Long-run costs - economies & diseconomies of scale, 2012) Do đó, để cạnh tranh được trong lĩnh vực có lợi thế về quy mô thì chính sách giá đóng vai trò quan trọng, các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường sẽ không thể tồn tại nếu giá sản phẩm của các doanh nghiệp đang chiếm vị trí thống lĩnh không được chính phủ quản lý, vì khi đó các doanh nghiệp này có thể hạ giá xuống thấp mà vẫn có lãi và “đè bẹp” được các doanh nghiệp mới. Như trên Hình 2-3, doanh nghiệp đang ở vị trí thống lĩnh thị trường ở điểm M, do lợi thế về quy mô nên chi phí sản xuất trung bình trên một đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp mới gia nhập thị trường có chi phí ở điểm (1) AC1. Do vậy doanh nghiệp thống lĩnh có thể bán sản phẩm ra với giá P* cao hơn chi phí AC0 nhiều mà vẫn có thể giữ P* nhỏ hơn chi phí AC1 của doanh nghiệp mới nếu như không bị chính phủ kiểm soát giá. Chỉ khi doanh nghiệp mới đạt được quy mô Q2 lớn hơn hoặc tương đương với Q0 của doanh nghiệp đang thống lĩnh, doanh nghiệp mới mới không cần chính phủ bảo hộ về giá, vì lúc này chi phí AC2 cạnh tranh được với AC0 (AC2
  20. -9- Hình 2-3: Chi phí trung bình của ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô Nguồn: Tác giả tổng hợp Sự tham gia của các doanh nghiệp mới vào thị trường - kết quả của việc mở cửa thị trường, xóa bỏ độc quyền và cho phép cạnh tranh cũng sẽ dẫn tới một bước dịch chuyển về phía ngoài (outward shift) của đường cung thị trường. Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ sẽ giữ cho giá thấp xuống. Hình 2-4: Sự giảm giá sản phẩm khi tăng cạnh tranh Nguồn: (Riley, 2012)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2