intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An, và từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp thích hợp trong việc tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 12 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH HẠC Long An, tháng 12 năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Trần Thị Kim Phượng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Lê Đình Hạc đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An; các anh, chị, em đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Trần Thị Kim Phượng
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Tín dụng là một trong những nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu cho các TCTD. Vì thế, Agribank chi nhánh tỉnh Long An đã có những chính sách linh hoạt, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Trong những năm qua, với những thành tựu đã đạt được, Agribank chi nhánh tỉnh Long An đã khẳng định được vị trí và vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng tại tỉnh nhà, thị phần tín dụng cao hơn hẳn so với các TCTD khác trên địa bàn. Kết quả phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Doanh số tín dụng, thu nợ và dư nợ doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm. Qua đó cho thấy, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An đang được mở rộng theo hướng an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao. Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An, cụ thể là đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã: Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng và tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại; Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như nguyên nhân những tồn tại trong giai đoạn nghiên cứu; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An. Những giải pháp tác giả đề cập đến ngoài những giải pháp tham khảo các nghiên cứu đã có, rút kinh nghiệm từ các tỉnh để đưa ra những giải pháp đề xuất từ bản thân./.
  6. iv ABSTRACT Credit is one of the operations that brings major income to credit institutions. Therefore, Agribank Long An province branch has flexible and timely policies to improve the effectiveness of this operation. In the past years, with the achievements, Agribank Long An province branch has affirmed its position and the key role in credit investment in the province, the credit market share is much higher than the credit institutions. other in the area. The analysis of the situation of corporate lending in Agribank branch in Long An province in the period of 2016 - 2018 showed that the bank has achieved many encouraging results: sales of loans, debt collection and corporate debt increase every year. Thereby, business credit activities at Agribank Long An province branch are being expanded in the direction of safety, efficiency and high quality. Based on the above problem, the study was conducted to assess the status of corporate credit at Agribank Long An province branch, specifically to provide solutions to improve corporate credit efficiency at Agribank. Long An province branch next time. Research results have: Firstly, systematizing the basic theoretical issues related to corporate credit and credit at commercial banks; Secondly, analyze and evaluate in detail the status of corporate credit at Agribank Long An province branch in the period of 2016 - 2018. On that basis, the thesis has pointed out the strengths and weaknesses as well as the causes of these problems exist in the research phase; Thirdly, on the basis of such limitations, the dissertation offers a number of solutions to improve business credit efficiency at Agribank Long An province branch. The author solutions mention in addition to the solutions that refer to existing studies, draw experiences from the provinces to come up with solutions proposed by themselves.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ...............................................................................................iii ABSTRACT .................................................................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................ 4 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. .6 1.1. Lý luận về tín dụng và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ........ .6 1.1.1. Khái niệm tín dụng ...................................................................................... 6 1.1.2. Đặc trưng, bản chất và chức năng của tín dụng .......................................... 6 1.1.3. Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ...................................................... 10
  8. vi 1.1.4. Các phương thức tín dụng ......................................................................... 10 1.2. Lý luận về tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...................... 12 1.2.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp ............................................................. 12 1.2.2. Sự cần thiết phải cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ................................ 12 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp .............................. 13 1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại ... 15 1.3. Các nhân tố ảnh ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ................................................................................................ 16 1.3.1. Nhân tố bên trong ngân hàng .................................................................... 16 1.3.2. Nhóm nhân tố từ khách hàng .................................................................... 18 1.3.3. Nhóm nhân tố từ mội trường ..................................................................... 19 1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An ........ 20 1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn ................................................................... 20 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An...................................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 24 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN ................................................................................................................... 24 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An....................................................................... 24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................. 24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận .............................................. 25 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ...................................... 29
  9. vii 2.2. Thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ........................................... 33 2.2.1. Quy trình xét duyệt tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ... 33 2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An .................... 36 2.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ...... 57 2.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 57 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại .................................................................................... 58 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 62 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 63 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT RIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN ............................................................................... 63 3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 .............................. 63 3.2. Mục tiêu thực hiện của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An đến năm 2020 .............................................. 64 3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An ......... 65 3.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng doanh nghiệp linh hoạt, phù hợp ............. 65 3.3.2. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định tín dụng ..................................... 66 3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng .................................................................................................................. 67 3.3.4. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng .............................. 68 3.3.5. Tăng cường xử lý và thu hồi nợ quá hạn ................................................. 69 3.4. Một số kiến nghị .................................................................................................. 70 3.4.1. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ....... 70
  10. viii 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..... 71 3.4.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ................................................... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................................... .73 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... .75
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Ngân hàng Nông nghiệp Vietnam Bank for 1 Agribank và phát triển nông thôn Agriculture and Rural Việt Nam Development Ngân hàng Nông nghiệp Vietnam Bank for Agribank chi và phát triển nông thôn Agriculture and Rural 2 nhánh tỉnh Long Việt Nam – Chi nhánh Development - Long An An Long An Branch 3 CBTD Cán bộ tín dụng Credit officer 12 DN Doanh nghiệp Enterprise 13 DNNN Doanh nghiệp nhà nước State enterprises 14 DNTN Doanh nghiệp tư nhân Private business 15 ĐVT Đơn vị tính Unit 4 HĐKD Hoạt động kinh doanh Business activities 5 NH Ngân hàng Bank 6 NHNN Ngân hàng nhà nước State Bank 7 NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank 8 TCTD Tổ chức tín dụng Credit institutions 9 TD Tín dụng Credit 10 TDDN Tín dụng doanh nghiệp Business credit 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Limited liability
  12. x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Agribank Long An giai đoạn 29 2016 – 2018 Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ tín d ng tại Agribank Long An giai đoạn 2016 – 31 2018 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Long An giai đoạn 33 2016 – 2018 Bảng 2.4 Doanh số tín dụng doanh nghiệp theo thể loại tín dụng giai 36 đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.5 Doanh số tín dụng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế giai 38 đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.6 Doanh số tín dụng doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 41 2016 – 2018 Bảng 2.7 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thể loại tín dụng giai đoạn 44 2016 – 2018 Bảng 2.8 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế giai 46 đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.9 Dư nợ doanh nghiệp theo thể loại tín dụng giai đoạn 2016 – 48 2018 Bảng 2.10 Dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016 – 49 2018 Bảng 2.11 Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2016 - 2018 51 Bảng 2.12 Nợ xấu doanh nghiệp theo kỳ hạn giai đoạn 2016 - 2018 53 Bảng 2.13 Nợ xấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016 54 – 2018 Bảng 2.14 Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2016 – 55 2018 Bảng 2.15 Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2016 56 – 2018 Bảng 2.16 Vòng quay vốn tín dụng của khách hàng doanh ngiệp giai 56 đoạn 2016 – 2018
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank Long An 25 Hình 22 Quy trình xét duyệt tín dụng 34 Doanh số tín dụng doanh nghiệp theo loại hình tín dụng giai Hình 2.3 37 đoạn 2016 – 2018 Doanh số tín dụng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế giai Hình 2.4 39 đoạn 2016 – 2018 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo loại hình tín dụng giai đoạn Hình 2.5 45 2016 – 2018
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008 đã để lại những hậu quả nặng nề cho tất cả các nước. Tại Việt Nam, nền kinh tế đang từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Hòa cùng với cả nước, tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Long An trong năm 2018 cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể: GDP bình quân đầu người đạt 57,7 triệu đồng (cả nước trên 58 triệu đồng); sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt trên 21%; nhiều doanh nghiệp thành lập mới đã đi vào hoạt động, các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đưa vào sử dụng; sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đạt kết quả khả quan, thắng lợi toàn diện trên cả 03 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng… (Cục Thống kê Long An, 2018). Để đạt được những kết quả trên, Long An đã từng bước khắc phục những hậu quả sau cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh phát triển, nhất là những lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mở rộng quy mô sản xuất để kịp thời cung ứng đủ nguyên liệu, hàng hóa cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà; đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật trong tỉnh. Để đáp ứng được những yêu cầu này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Với thế mạnh là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất cả nước, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng, Agribank với chức năng, nhiệm vụ là một ngân hàng kinh doanh đa năng, có nhiều hình thức kinh doanh, cung cấp dịch vụ tiện ích khác nhau cho nền kinh tế và cho xã hội. Tuy nhiên hoạt động tín dụng từ nguồn vốn huy động được vẫn là hình thức kinh doanh phổ biến nhất để cung cấp vốn cho tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Vì thế, trước những yêu cầu cấp thiết của tỉnh nhà, Agribank chi nhánh Long An đã xác định nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế, đặt biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua việc cấp vốn ngắn hạn để tài trợ cho
  15. 2 hoạt động sản xuất, kinh doanh; mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cho tỉnh nhà. Với quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp – các khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ khi môi trường kinh doanh phải cạnh tranh gay go, khốc liệt. Do đó rủi ro mà các ngân hàng gặp phải thường rất phức tạp, đa dạng với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, trong đó rủi ro tín dụng giữ vị trí trọng yếu. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, làm cho nợ xấu gia tăng, nguy cơ không thu hồi được vốn khá cao. Vì vậy, khi tín dụng doanh nghiệp – nghiệp vụ chiếm gần 1/3 doanh số tín dụng của ngân hàng – đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ trước khi kiến nghị tín dụng và quản lý các khoản tín dụng như thế nào cho tốt, vừa đảm bảo được lợi ích của ngân hàng, hạn chế được rủi ro vừa thu hút và giữ chân khách hàng trong bối cảnh thị phần giữa các TCTD trong địa bàn tỉnh ngày càng bị chia nhỏ. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An” được thực hiện không ngoài mục đích trên và nghiên cứu hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An, và từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp thích hợp trong việc tín dụng khách hàng doanh nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể Một là, phân tích và đánh giá tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018; Hai là, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An.
  16. 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là tín dụng doanh nghiệp tại tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An. Thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018 như thế nào? Câu hỏi 2: Nghiên cứu giúp ích gì trong việc đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An hiện nay? 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Với mong muốn hình thành một sản phẩm nghiên cứu có giá trị trong việc đúc kết nền tảng lý luận trong việc đánh giá tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2018. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ phần nào cho thấy thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An. Thông qua đó, nghiên cứu sẽ giúp Agribank chi nhánh tỉnh Long An nói riêng và toàn hệ thống Agribank nói chung nhận định được những mặt mạnh cần phát huy cũng như khắc phục những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sâu hơn về hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong tương lai. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính kết hợp với các phương pháp khác như: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích,… để đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Qua đó, cho đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tín dụng doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại
  17. 4 Agribank chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Long An trong thời gian tới. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tín dụng doanh nghiệp. Mỗi công trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp, hoặc gián tiếp về vấn đề tín dụng doanh nghiệp. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả tham khảo: Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Huyên, (2015) với đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Tiền Giang”. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diễm, (2016) với đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương, chi nhánh Hậu Giang”. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của tác giả Trương Ngọc Bích Trâm, (2016) với đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh (2015) với đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Dương”. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu tín dụng doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác nhau, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Một điểm khác biệt nữa của nghiên cứu là các tác giả chưa nắm bắt được tình trạng, đặc trưng riêng của từng vùng, miền (các yếu tố khách quan) nên việc áp dụng các giải pháp được nêu có thể chỉ dừng lại ở mức độ nhất định và hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này được thực hiện tại tỉnh Long An trong giai đoạn nghiên cứu (2016 – 2018). 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương. Nội dung các chương được tóm tắt như sau:
  18. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Phân tích thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.
  19. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận về tín dụng và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên, theo giáo trình tín dụng ngân hàng (Tiến sĩ Hồ Diệu, 2011 – Nhà xuất bản thống kê), tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên tín dụng (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn. Theo luật các Tổ chức tín dụng 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 1.1.2. Đặc trưng, bản chất và chức năng của tín dụng 1.1.2.1. Đặc trưng của tín dụng Có thể nhận thấy về thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người tín dụng và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người tín dụng chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người tín dụng với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Tín dụng được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin (sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người tín dụng đối với người đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người
  20. 7 vay sử dụng tiền vay); sự hứa hẹn hoàn trả. Và như vậy, phạm trù tín dụng có các đặc trưng chủ yếu sau: Tín dụng là có lòng tin Bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh “creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự tín dụng có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người tín dụng vào người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều liện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Trong quan hệ tín dụng “lòng tin” được biểu hiện từ nhiều phía, không chỉ có lòng tin từ một phía của người tín dụng đối với người đi vay. Nếu người tín dụng không tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thì quan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảm nhận thấy người tín dụng không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tín dụng, về thời hạn vay,…thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phát sinh. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng lòng tin của người tín dụng đối với người đi vay quan trong hơn nhiều bởi lẽ người tín dụng là người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng. Tín dụng là có tính thời hạn Khác với các quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người tín dụng giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người tín dụng. Mọi khoản vay dưới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hoá và vì thế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong kinh doanh tín dụng người tín dụng chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ không bán “giá trị của khoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định. Như vây, khối lượng hàng hoá hay tiền tệ (phần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0