intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề này là điều tra về quy tắc theo mùa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể kiểm tra sự tồn tại một cách thực tế hiệu ứng tháng Giêng và hiệu ứng các ngày trong tuần lên chỉ số VN-Index và chỉ số HNX-Index.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG VƯƠNG BẢO NGỌC PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÙA VỤ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã Số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phân tích yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số Thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Định. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. Trương Vương Bảo Ngọc
  3. MỤC LỤC Phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các đồ thị Danh mục các bảng TÓM TẮT.......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................2 1.1 Lý do hình thành đề tài ..............................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .....................................................3 1.4 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu ............................................................................................4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................................................................6 2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam......................................................6 2.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả ...............................................................................6 2.1.1.1 Lập luận của thị trường hiệu quả………………………………………………….....6 2.1.1.2 Ba hình thái của giả thuyết thị trường hiệu quả……….......................................8
  4. 2.1.1.3 Gợi ý cho các nhà đầu tư từ hiệu quả của thị trường vốn ................................10 2.1.2 Tài chính hành vi .................................................................................................10 2.1.2.1 Giới thiệu về Tài chính hành vi .........................................................................10 2.1.2.2 Các khuynh hướng hành vi.................................................................................12 2.2 Tổng quan về các nghiên cứu hiệu ứng theo mùa trước đây....................................13 2.2.1. Những bất thường theo quy mô công ty…………………………………………14 2.2.2. Những bất thường theo sự kiện………………………………………….……...16 2.2.3. Những bất thường về mặt kế toán………………………………………….…...17 2.2.4. Sự bất thường theo mùa………………………………………………….......…18 2.2.4.1 Hiệu ứng các ngày trong tuần ..........................................................................20 2.2.4.2 Hiệu ứng tháng Giêng........................................................................................23 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................27 3.1 Mô tả dữ liệu .........................................................................................................27 3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................28 3.2.1. Mối quan hệ giữa hai chỉ số VN-Index và chỉ số HNX-Index...........................28 3.2.2 Mô hình hiệu ứng Ngày trong tuần ....................................................................29 3.2.3 Mô hình hiệu ứng tháng Giêng ...........................................................................30 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ NHẬN ĐỊNH ...........................................................................................................................32 4.1 Chỉ số tương quan giữa lợi nhuận của VN-Index và HNX-Index ...........................32 4.2 Hiệu ứng Ngày trong tuần đối với chỉ số VN-Index và HNX-Index .....................35
  5. 4.2.1 Hiệu ứng Ngày trong tuần đối với chỉ số VN-Index ...........................................36 4.2.2 Hiệu ứng Ngày trong tuần đối với chỉ số HNX-Index .........................................40 4.2.3. Hiệu ứng ngày trong tuần đối với chỉ số VN-Index từ 01/03/2002 đến 31/03/2015 và chỉ số HNX-Index từ 01/06/2006 đến 31/03/2015…………………..44 4.3 Hiệu ứng tháng Giêng lên chỉ số VN-Index và HNX-Index ...............................47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .........................................................................................56 5.1 Tóm tắt kết quả phân tích .......................................................................................56 5.2 Hạn chế của nghiên cứu .........................................................................................59 5.3 Nghiên cứu trong tương lai ....................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4. 1: Đồ thị biến động lợi nhuận của chỉ số VN-Index trong thời gian 01/03/2002 đến 31/03/2015 .................................................................................... 34 Đồ thị 4. 2: Đồ thị biến động lợi nhuận của chỉ số HNX-Index trong thời gian 01/06/2006 đến 31/03/2015 .................................................................................... 35
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tóm tắt thông tin nghiên cứu VN-Index và HNX-Index .............................27 Bảng 4.1: Các số liệu thống kê tóm tắt về lợi nhuận cho chỉ số VN-Index và HNX- Index ..............................................................................................................................32 Bảng 4.2: Mối quan hệ tương quan về lợi nhuận giữa chỉ số VN-Index và HNX-Index ........................................................................................................................................33 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy cho hiệu ứng ngày trong tuần của chỉ số VN-Index từ ngày 28/07/2000 – 27/02/2002...............................................................................................36 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cho hiệu ứng ngày trong tuần của chỉ số VN-Index từ ngày 01/03/2002 – 31/03/2015...............................................................................................37 Bảng 4.5: Kiểm định White cho hiệu ứng ngày trong tuần của chỉ số VN-Index từ ngày 01/03/2002 – 31/03/2015……………………………………………………..….38 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cho hiệu ứng ngày trong tuần của chỉ số HNX-Index từ 01/06/2005- 31/03/2015………………….……………………................................…40 Bảng 4.7: Kiểm định White cho hiệu ứng ngày trong tuần của chỉ số HNX-Index:....41 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy hiệu ứng ngày trong tuần đối với chỉ số VN-Index từ 01/03/2002 đến 31/03/2015............................................................................................44 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy hiệu ứng ngày trong tuần đối với chỉ số HNX-Index từ năm 01/06/2006 đến 31/03/2015 ....................................................................................45 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy cho hiệu ứng tháng Giêng của chỉ số VN-Index từ 01/03/2002 đến 31/03/2015 …………………………………………………………...48
  8. Bảng 4.11: Kết quả hồi quy cho hiệu ứng tháng Giêng của chỉ số HNX-Index 01/06/2006 đến 31/03/2015……………………………………………......................... 48 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy các tháng của hiệu ứng tháng Giêng đối với chỉ số VN-Index 28/07/2000 đến 31/03/2015………………………………………………….50 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy các tháng của hiệu ứng tháng Giêng đối với chỉ số HNX- Index 01/06/2006 đến 31/03/2015………………………………………………………51 Bảng 4.14: Kiểm định White các tháng của hiệu ứng tháng Giêng đối với chỉ số VN-Index từ 01/03/2002 đến 31/03/2015……………………………………………..52 Bảng 4.15: Kiểm định White các tháng của hiệu ứng tháng Giêng đối với chỉ số HNX- Index từ 01/06/2006 đến 31/03/2015……………………………………………………53
  9. 1 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề này là điều tra về quy tắc theo mùa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể kiểm tra sự tồn tại một cách thực tế hiệu ứng tháng Giêng và hiệu ứng các ngày trong tuần lên chỉ số VN-Index và chỉ số HNX- Index. Dữ liệu mẫu từ ngày 28/07/2000 đến 31/03/2015 của chỉ số VN-Index và từ ngày 01/06/2006 đến 31/03/2015 của chỉ số HNX-Index, thu được từ nguồn Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (http://www.hsx.vn), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (http://www.hnx.vn) bao gồm giá hàng ngày của 2 chỉ số này (dữ liệu giá hàng ngày của VN-Index và HNX-Index được lấy từ Kho dữ liệu Megastock http://www.cophieu68.com/export.php). Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận có ý nghĩa cao nhất xảy ra vào ngày thứ Ba cho toàn bộ thời gian quan sát thấy trong cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index, một số bằng chứng về hiệu ứng cuối tuần được tìm thấy đối với chỉ số VN-Index và HN- Index. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy hiệu ứng tháng Giêng tồn tại trong khoảng thời gian nghiên cứu đã định và nó đã được chứng minh chắc chắn đối với chỉ số VN- Index. Nghiên cứu này giúp Nhà đầu tư vào thị trường trang bị thêm một số kiến thức về hiệu ứng ngày trong tuần và hiệu ứng tháng Giêng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gợi ý nhà đầu tư về những bất thường của thị trường có thể xảy ra vào những tháng cụ thể hoặc những ngày cụ thể trong tuần.
  10. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do hình thành đề tài Trong thập kỷ qua, rất nhiều các nghiên cứu đã kiểm chứng về sự bất thường theo mùa trên các thị trường phát triển như Mỹ và các thị trường chứng khoán khác trên toàn thế giới, thậm chí mở rộng với các thị trường tài chính khác như các thị trường tương lai và thị trường trái phiếu tại Mỹ (xem Rozeff và Kinney, 1976, French, 1980, Mehdian và Perry, 2002 và Tsangarakis, 2007). Nhưng các nghiên cứu về sự bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì rất ít. Khi nền kinh tế Việt Nam lớn mạnh hơn, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành sự bổ sung cho hầu hết các thị trường trên thế giới. Điều này để lại một sự thiếu hụt tri thức về sự bất thường đối với chúng ta. Lý thuyết tài chính truyền thống như là lý thuyết thị trường hiệu quả nghiên cứu về hành vi đầu tư thông qua giả định rằng các nhà đầu tư có lý trí của riêng họ và thị trường hoạt động dưới hình thức hiệu quả, dẫn đến một vài hiện tượng không thể giải thích được về sự bất thường trên thị trường tài chính thực tế được gọi là “câu đố”. Sự ra đời của tài chính hành vi đã giải thích được vấn đề này. Nó áp dụng các kiến thức về tâm lý và lý thuyết tập quán vào các thị trường tài chính và đem lại sự tiến bộ trong việc giải thích các hiện tượng bất thường trên các thị trường tài chính. Thực hiện nghiên cứu sâu về các hiện tượng bất thường cho phép am hiểu hơn về các đặc tính của các thị trường tài chính và giúp ích cho việc phân tích cổ phiếu. Các hiện tượng bất thường theo mùa cũng thường được gọi là hiệu ứng dương lịch. Đã có một lượng lớn các nghiên cứu theo lối kinh nghiệm về các quy tắc bất thường theo mùa trên các thị trường chứng khoán. Một vài trong số đó so sánh mối tương quan giữa các hiện tượng bất thường theo mùa khác nhau trên thị trường chứng khoán quốc tế, như là Wong và Ho (1996), Ho (1990).
  11. 3 Kết quả tìm kiếm từ các nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận bất thường từ các hiện tượng bất thường và hiểu biết về những giả thuyết về thị trường hiệu quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và phân tích các yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là hiệu ứng các ngày trong tuần và hiệu ứng tháng Giêng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: a. Hiệu ứng các ngày trong tuần tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? b. Hiệu ứng tháng Giêng hay hiệu ứng hàng tháng tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? c. Có hay không sự tác động của Tết Nguyên Đán đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là giá đóng cửa của chỉ số chứng khoán VN-Index từ 01/03/2002 đến 31/03/2015 và chỉ số HNX-Index từ ngày 01/06/2006 đến 31/03/2015. Phƣơng pháp nghiên cứu: Dữ liệu trả về hàng ngày để chạy các mô hình hồi quy theo các phân phối bình thường, dựa trên các giả định của Ordinary Least Square. Nếu giá trị P (P-Value) Pearson không có ý nghĩa ở bất kỳ cấp độ nào, có nghĩa là tương quan không được chấp thuận. Trong nghiên cứu này, chúng ta sử
  12. 4 dụng kiểm nghiệm Dickey-fuller để kiểm tra sự ổn định, các kiểm nghiệm Durbin- Watson để kiểm tra sự tự tương quan và kiểm nghiệm của White cho hiệp phương sai không đồng nhất. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn Bài nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng về sự tồn tại hay không tồn tại của một trong những hiện tượng bất thường. Sự khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác là chúng ta xem xét sự tác động của Tết Nguyên Đán đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu Các nội dung chính của bài nghiên cứu được trình bày như sau: CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU: giải thích về các nguyên nhân lựa chọn chủ đề này, cũng như nói về mục đích nghiên cứu của bài viết, cung cấp một số nền tảng lý thuyết cho chủ đề. Cuối cùng mô tả cấu trúc nội dung của bài viết. CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY: Đánh giá và bao gồm các lý thuyết quan trọng về chủ đề, tập trung vào các lĩnh vực sau: Lý thuyết thị trường hiệu quả, tài chính hành vi, sự bất thường của thị trường. Ngoài ra, phần này còn minh họa các bài báo, tạp chí, cũng như những kết quả nghiên cứu trước đây mà người viết đã đọc. Hiểu được những vấn đề này sẽ thực sự giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu hiện tại về hiệu ứng ngày trong tuần và hiệu ứng tháng Giêng đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam. CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phần này bắt đầu bằng một giải thích về dữ liệu đã được lựa chọn và các lý do đã lựa chọn những dữ liệu này. Tất cả các chi tiết về dữ liệu, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu sẽ được đưa ra thảo luận.
  13. 5 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ NHẬN ĐỊNH: Hiệu ứng các ngày trong tuần và hiệu ứng tháng Giêng sẽ được kiểm tra theo các mô hình khác nhau với các phương trình khác nhau. Tất cả các phân tích và nhận định về các kết quả tìm được sẽ được trình bày trong chương này và được liên kết với các tài liệu có liên quan. CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN: Tóm tắt kết quả phân tích và đưa ra kết luận cho những kết quả đó. Sau đó, chúng ta sẽ xác định những ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu này. Tiếp đó, nêu ra một vài khía cạnh còn hạn chế cần bổ sung trong các nghiên cứu tương lai sẽ được làm rõ.
  14. 6 CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Khung lý thuyết Nhiều nhà nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu lĩnh vực quy luật theo mùa, đặc biệt đối với hiệu ứng các ngày trong tuần, hiệu ứng tháng Giêng, hiệu ứng quý và hiệu ứng ngày lễ. Một số người coi hiệu ứng theo mùa là sự phân kỳ từ các lý thuyết về hành vi định giá tài sản và nó có thể là bằng chứng về sự kém hiệu quả thị trường (theo Lakonishok và cộng sự 1995). Một nhà nghiên cứu khác như Fama và French (1993) nghĩ rằng hiệu ứng theo mùa chỉ là sự bất thường và tồn tại tạm thời trên thị trường, còn thị trường vẫn hiệu quả theo giả thuyết thị trường hiệu quả. Những nhà nghiên cứu khác tập trung vào giải thích việc lợi nhuận bất thường kiếm được từ cơ hội chênh lệch giá do sự bất thường theo mùa. Trong chương này, trước tiên chúng ta sẽ tập trung thảo luận về các khái niệm và lập luận của lý thuyết thị trường hiệu quả, theo sau đó là lý thuyết tài chính hành vi. Tiếp đến là sự thịnh vượng bất hợp lý và các sự kiện bất thường bao gồm sự bất thường về hãng kinh doanh, sự kiện xảy ra, tính thời vụ và hạch toán kế toán sẽ được giới thiệu. Chúng ta sẽ tập trung vào xem xét những nghiên cứu trước đây về sự bất thường theo mùa và cố gắng tìm ra các lý thuyết của giả thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi đã làm thế nào giải thích sự bất thường và sự khác biệt giữa hai lý thuyết tài chính này. 2.1.1. Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả 2.1.1.1. Lập luận của Thị trƣờng hiệu quả
  15. 7 Fama (1970) là người đầu tiên giới thiệu khái niệm của một thị trường hiệu quả làm căn cứ cho các tài liệu về lý thuyết tài chính. Ông định nghĩa thị trường hiệu quả là thị trường mà trong đó thông tin tất cả giá chứng khoán có được một cách nhanh chóng và phản ứng đầy đủ các thông tin sẵn có và có liên quan về tài sản. Lý thuyết thị trường hiệu quả cố gắng giải thích rằng tất cả thông tin công khai và giữ kín đều có sẵn trên thị trường và sẽ phản ánh giá cổ phiếu. Ngay cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không thể tận dụng lợi thế từ phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản để phân tích đầu tư. Tất cả các hành vi nhà đầu tư hành động theo cách "đồng nhất" và "có lý trí" và họ tin rằng tất cả các mức giá là công bằng trong thị trường hiệu quả. Trong một thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư có thể sử dụng tất cả các thông tin sẵn có để hỗ trợ cho quyết định giao dịch cổ phiếu, cả người mua và người bán cũng có cùng một thông tin. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đang cố gắng thách thức những giả thuyết thị trường hiệu quả, như Shiryaev và Albert (1999) lập luận rằng khái niệm của thị trường hiệu quả là dựa trên giả định rằng giá cả hiện nay và thông tin có sẵn được coi là hoàn hảo, giá cả thay đổi chỉ khi thông tin được cập nhật. Một số nhà nghiên cứu tin rằng giá cổ phiếu trong quá khứ có thể được sử dụng để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai và phân tích cơ bản rất hữu ích khi đánh giá xu hướng của giá cổ phiếu. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu phát hiện ra một số sự kiện chứng khoán không hợp lý như “các bong bóng bên trong” hay “sự gia tăng bất hợp lý”, cái mà họ nghĩ rằng sẽ đem lại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá từ các cổ phiếu đang giao dịch. Evensky (1997) nói rằng các giả thuyết về thị trường hiệu quả xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các hành động của người mua và người bán. Giả định của lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) là cổ phiếu luôn luôn được định giá một
  16. 8 cách công bằng, giả định rằng thị trường được tạo ra bởi các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức chuyên nghiệp (Focardi và Jonas, 1997, trang 166). Cuthbertson và Nitzsche (2001) chỉ ra rằng một trong những khía cạnh quan trọng của lý thuyết thị trường hiệu quả là những người giao dịch cổ phiếu tiếp nhận bất kỳ thông tin liên quan một cách nhanh chóng để ra quyết định đối với giá cả tài sản hay lợi nhuận. Yếu tố quan trọng thứ 2 là các nhà đầu tư chuyên nghiệp làm biến động giá cả thị trường tới một mức hợp lý được xác định bởi giá trị hiện tại hay cổ tức tương lai. Trong lý thuyết thị trường hiệu quả, không có lợi nhuận bất thường từ kinh doanh. Các khái niệm đằng sau giả thuyết thị trường hiệu quả có thể được sử dụng cho tất cả các loại tài sản đầu cơ như là cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh. Terry (1984, trang 2) nói rằng giả thuyết thị trường hiệu quả cung cấp một lý thuyết phù hợp với lịch sử về các mức giá cả của chứng khoán và sự biến đổi về giá”. Sự công nhận lý thuyết thị trường hiệu quả là một vấn đề thực nghiệm. Fama (1970) gợi ý rằng giả thuyết thị trường hiệu quả có thể được dễ dàng áp dụng nếu như sự hiệu quả được chia thành 3 mức độ. Ông cũng nói rằng 3 mức độ hiệu quả được sử dụng nhằm đạt được các khoản lợi nhuận vượt trội. 2.1.1.2. Ba hình thái của giả thuyết thị trƣờng hiệu quả Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, có 3 hình thái thị trường hiệu quả: thị trường hiệu quả dạng yếu, dạng trung bình và dạng mạnh. Hirschey (2001) xác định rằng các hình thái hiệu quả dạng yếu được phản ánh bởi giá cả hiện tại. Hình thái này tập trung vào dữ liệu mang tính lịch sử đặc biệt là tỉ suất sinh lời lịch sử nghĩa là nhà đầu tư không thể đạt được lợi nhuận bằng cách phân tích xu hướng biến động giá quá khứ của cổ phiếu. Roll (1968) lần đầu tiên đề xuất rằng hiệu quả dạng yếu có thể căn cứ vào chính sách “trò chơi công bằng” thay vì
  17. 9 bước đi ngẫu nhiên truyền thống. Levy (1967) cũng cố gắng bác bỏ hình thái hiệu quả dạng yếu trên thị trường thông qua các mối quan hệ tích cực giữa các biến động giá cổ phiếu. Hirschey (2001) cũng định nghĩa rằng trong thị trường hiệu quả dạng trung bình các thông tin công khai được phản ánh bởi giá cả hiện tại. Nói cách khác, nếu nhà đầu tư tiếp cận các nguồn thông tin công khai và có sẵn, họ có thể kỳ vọng nó được phản ánh vào giá cả cổ phiếu. Scholes (1972) tìm thấy rằng trong hình thái hiệu quả dạng trung bình giá cả cổ phiếu có phản ứng trước khi thông báo sát nhập được công bố, điều này chắc chắn dựa trên sự tồn tại của các thông tin nội gián. Tuy nhiên, Shleifer (2000) lập luận rằng khi thông tin được công bố nó sẽ ảnh hưởng tới giá cả vì thế một thị trường hiệu quả dạng trung bình cũng hiển nhiên là một hình thái hiệu quả dạng yếu. Trong trạng thái thị trường như vậy các nhà đầu tư sẽ không thể kiếm tiền bằng cách chỉ tiếp cận các nguồn thông tin có sẵn một cách công khai. Cuối cùng, hình thái hiệu quả dạng mạnh được xác định khi giá cả hiện tại của cổ phiếu phản ánh tất cả các thông tin công khai và chưa công khai về các hãng kinh doanh Hirschey (2001). Ở dạng thị trường này không có khoản lợi nhuận bất thường nào được tạo ra bằng cách sử dụng bất kỳ tin tức nào. Lập luận về hình thái hiệu quả dạng mạnh như các nhân viên công ty có thể tiếp cận các thông tin trước khi được công bố và cho phép các nhà đầu tư kiếm tiền từ việc kinh doanh thông tin này. Giống như Ken (2003) cho rằng vấn đề nghiêm trọng đối với quản lý nhà nước và đối với các quy định của các thị trường tài chính sẽ xuất hiện trong hình thái hiệu quả dạng mạnh từ các nhà quản lý và các nội gián người có được thông tin trước khi công khai. Và “các nội gián” không chỉ bao gồm các giám đốc và nhân viên công ty, khái niệm này bao gồm bất kỳ ai có được nguồn
  18. 10 tin nhạy cảm (Arnold, 2005). 2.1.1.3 Gợi ý cho các nhà đầu tƣ từ hiệu quả của thị trƣờng vốn McLaney (2006) chỉ ra rằng, hiệu quả của thị trường vốn nghĩa là tìm cách kiếm được khoản lợi nhuận bất thường bằng cách quan sát các dữ liệu về thông tin mang tính lịch sử hay thông tin về sự biến động giá cổ phiếu và việc phân tích thông tin kinh tế mới là tốn kém thời gian. Các hành vi đầu tư không phù hợp có thể xảy ra khi: tồn tại thiếu hiểu biết của các bằng chứng về tính hiệu quả, biểu đồ biến động giá chứng khoán trong quá khứ cho thấy những biến động lặp đi lặp lại, các nhà đầu tư không tin tưởng hay nghe theo hầu hết các tư vấn đầu tư trong một khoảng thời gian đáng kể và các nhà đầu tư biết về các trường hợp của những người đã rất thành công trong đầu tư thị trường vốn. 2.1.2. Tài chính hành vi 2.1.2.1 Giới thiệu về tài chính hành vi Giả thuyết thị trường hiệu quả rất tốt trong một vài năm đầu, nhưng vào năm 1985 De Bondt và Thaler (1985) đã tìm thấy hầu hết những người thất bại có lợi nhuận cao và những người chiến thắng có hiệu suất tương đối nghèo nàn. Kể từ đó về sau, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng một vài giá cổ phiếu phản ứng kém và một vài phản ứng thái quá đối với thông tin như là công bố thu nhập (xem Bernard, 1992 và Rouwenhorst, 1997). Black (1986) đề xuất giả định đầu tiên về tính hợp lý và ông luôn nhấn mạnh giao dịch của các nhà đầu tư được căn cứ trên sự ồn ào hơn là thông tin. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng thách thức giả thuyết thị trường hiệu quả. “Tài chính hành vi đã nổi lên như một lý thuyết mới với một cái nhìn thay thế về các thị trường tài chính. Nó không kỳ vọng các thị trường tài chính có hiệu quả và hệ thống và nó cho phép độ lệch chuẩn đáng kể có thể dai dẳng
  19. 11 trong một khoảng thời gian dài” (Lawrence cùng cộng sự, 2007). Tài chính hành vi đầu tiên xuất hiện và được thảo luận bởi Schiller vào năm 1989 với sự lý giải cho những gì mà những người quan sát ghi nhận cho sự biến động giá cổ phiếu quá mức (Ineichen, 2007). Giả thuyết quan trọng của tài chính hành vi là “tâm lý nắm bắt giá trị gia tăng của nhà đầu tư là quan trọng nhằm giải thích những chuyển động trên thị trường chứng khoán” (Kulpmann, 2004). Olsen (1998, trang 87) viết: “Tài chính hành vi tập trung vào ứng dụng các nguyên tắc về tâm lý và kinh tế vào việc cải thiện quá trình đưa ra quyết định về tài chính”. Shleifer (2000, trang 23, trích dẫn bởi Schlichting, 2008) xác định rằng “tại mức độ chung nhất, tài chính hành vi là nghiên cứu về những sai lầm của con người trong những thị trường cạnh tranh”. Oehler (2000, trích dẫn bởi Schlichting, 2008) nói rằng trên thị trường tài chính, tài chính hành vi chỉ ra những tác động về mặt tâm lý và xã hội lên thị trường chứng khoán nhằm giải thích những hiện tượng gọi là bất thường trên thị trường chứng khoán. Tương tự vậy, Reilly và Brown (2003, trang 196) cho rằng: “tài chính hành vi liên quan tới phân tích về những đặc điểm tâm lý khác nhau của các cá nhân, và những đặc điểm này ảnh hưởng như thế nào tới việc chúng hoạt động như thế nào khi là những nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà quản lý danh mục đầu tư”. Tài chính hành vi cố gắng hiểu và lý giải cách mà các hiệu ứng tình cảm, tính không chắc chắn và suy nghĩ không hợp lý có thể ảnh hưởng tới các nhà đầu tư khi họ ra quyết định. Như là Malke, (1973, trích dẫn bởi Thomas, 2006/2007) chứng minh rằng con người chạy theo những cảm xúc và trái tim của họ hơn là những nguyên nhân và lý trí của họ khi họ ra quyết định. Thêm nữa, tài chính hành vi nỗ lực lý giải mối quan hệ giữa sự hiệu quả và những bất thường trên thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2