intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh mảng kinh doanh thẻ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................. HỒ THỊ BẠCH TUYẾT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................. HỒ THỊ BẠCH TUYẾT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN TẤN LỘC Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế “ Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu độc lập, nghiêm túc của tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn có tính kế thừa, được tổng hợp và phát triển từ các báo cáo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên thư viện điện tử, trên các website… Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và dựa trên những điều kiện về hoàn cảnh, môi trường , tình hình thực tế tại BIDV. Người viết luận văn Hồ Thị Bạch Tuyết Lớp Cao Học Đêm 6 - Khóa 18 - Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, biểu đồ và bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................................- 1 - CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ NGÂN HÀNG .....................................................................- 4 - 1.1 Giới thiệu về thẻ ngân hàng ........................................................................................ - 4 - 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................................. - 4 - 1.1.2 Khái niệm phát triển thẻ ngân hàng ......................................................................... - 4 - 1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển thanh toán bằng thẻ ngân hàng............................. - 4 - 1.1.4 Các thành phần tham gia thị trường thẻ ................................................................... - 9 - 1.1.5 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ ...................................................................... - 11 - 1.2 Phân loại thẻ ............................................................................................................... -12- 1.2.1 Theo công nghệ sản xuất........................................................................................ - 12 - 1.2.2 Theo tính chất thanh toán của thẻ .......................................................................... - 13 - 1.2.3 Theo phạm vị lãnh thổ ........................................................................................... - 14 - 1.2.4 Theo chủ thẻ phát hành .......................................................................................... - 14 - 1.2.5 Theo đối tượng sử dụng ......................................................................................... - 14 - 1.3 i h thẻ .......................................................................................................... - 15 - 1.3.1 ối v i người sử dụng .......................................................................................... - 15 - 1.3.2 ối v i ngân hàng phát hành ................................................................................ - 16 - 1.3.3 ối v i ngân hàng thanh toán ................................................................................ - 17 - 1.3.4 ối v i đ n vị chấp nh n thẻ ................................................................................. - 17 - 1.3.5 ối v i n n inh tế................................................................................................ - 18 – 1.4 R i ro trong hoạt động kinh do nh thẻ ..................................................................... - 19 - 1.4.1 Khái niệm .............................................................................................................. - 19 - 1.4.2 Các loại rủi ro trong hoạt động inh doanh thẻ .................................................... - 19 - 1.5 inh nghiệm á ngân hàng tr n th giới ài h kinh nghiệm đ i với iệt m và BIDV ............................................................................................................................... - 22 - 1.5.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng ang o - Thái Lan ................................................. - 22 - 1.5.2 Kinh nghiệm phát triển hệ thống thanh toán bù trừ thẻ liên ngân hàng tại Trung Quốc ..................................................................................................................... - 23 - 1.5.3 ài h c inh nghiệm đối v i iệt Nam và D .................................................. - 25 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................................- 27 - CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI IDV.................................. -28- ng qu n về tình hình hoạt động BID ................................................................. - 28 - 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ - 28 - 2.1.2 Tổng quan v hoạt động inh doanh của D .................................................... - 29 -
  5. 2.2 Giới thiệu hoạt động kinh doanh thẻ tại BID ....................................................... - 30 - 2.2.1 Khuôn hổ pháp lý liên quan đến hoạt động inh doanh thẻ................................. - 30 - 2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ D ........................................ - 33 - 2.2.3 Mối quan hệ giữa các ph ng ban trong hoạt động inh doanh thẻ ....................... - 34 - 2.2.4 Danh mục sản ph m thẻ ......................................................................................... - 35 - 2.3 hự trạng hoạt động kinh do nh thẻ tại BID ...................................................... - 38 - 2.3.1 Những ết quả đạt được ......................................................................................... - 46 - 2.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... - 48 – 2.3.3 Các lợi thế của D trong hoạt động inh doanh thẻ ......................................... - 58 – 2.3.4 Phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường ..................................... - 59 – 2.3.5 Phân tích rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình phát triển hoạt động inh doanh thẻ của D ........................................................................................................................ - 61 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................- 67 - CHƯƠNG 3 – GI I PH P PH T TRI N HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI IDV ............- 68 - 3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ BID đ n 0 5 ............................ -68 - 3.1.1 ịnh vị h at động inh doanh thẻ .......................................................................... - 68 - 3.1.2 Xác định các đoạn thị trường mục tiêu .................................................................. - 68 - 3.1.3 Các mục tiêu định hư ng ....................................................................................... - 69 - 3.2 á gi i pháp phát triển hoạt động kinh do nh thẻ tại BID ................................. - 71 - 3.2.1 Tăng cường năng lực quản trị đi u hành, tư duy inh doanh ................................ - 71 - 3.2.2 Nâng cấp hệ thống công nghệ hiện đại .................................................................. - 72 - 3.2.3 y mạnh công tác phát triển sản ph m và dịch vụ gia tăng ................................. - 74 - 3.2.4 Gia tăng hiệu quả công tác bán hàng ..................................................................... - 77 - 3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác truy n thông, quảng cáo............................................ - 79 - 3.2.6 Phát triển, nâng cao hiệu quả mạng lư i ............................................................... - 81 - 3.2.7 Tăng cường công tác iểm tra, giám sát, quản lý rủi ro ........................................ - 83 - 3.2. Nh m giải pháp h trợ ........................................................................................... - 83 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................- 85 - KẾT LUẬN ................................................................................................................................................- 86 - TÀI LIỆU THAM KH O PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ATM (Automatic Teller Machine): Máy rút tiền tự động 2. BIDV (Bank for Invesment and Development of Vietnam): Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 3. DVKH : Dịch vụ khách hàng 4. ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ 5. HSC : Hội sở chính 6. KHDN : Khách hàng doanh nghiệp 7. KV : Khu vực 8. NH : Ngân hàng 9. NHNN : Ngân hàng nhà nước 10. NHPHT : Ngân hàng phát hành thẻ 11. NHTM: Ngân Hàng Thương Mại 12. NHTMCP : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần 13. NHTTT : Ngân hàng thanh toán thẻ 14. NHTW : Ngân hàng trung ương 15. POS (Point of sale terminal, Veriphone): Máy cấp phép tự động 16. PR (Public Relations) : Quan hệ công chúng 17. QHKH : Quan hệ khách hàng 18. QHKHCN : Quan hệ khách hàng cá nhân 19. TCTD : Tổ chức tín dụng 20. TCTQT : Tổ chức thẻ quốc tế 21. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh 22. TT : Trung tâm 23. TTTT : Trung tâm thanh toán 24. VIP (Very Important Person) : Khách hàng quan trọng 25. WB (World Bank) : : Ngân hàng thế giới 26. WTO (The World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 : Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ Biểu 2.1 : Số lượng thẻ ghi nợ BIDV giai đoạn 2006 - 2011 Biểu 2.2 : Số lượng thẻ ghi nợ BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh 2008- 2010 Biểu 2.3 : Số lượng ATM BIDV so với thị trường giai đoạn 2006- 2010 Biểu 2.4 : Số lượng POS BIDV giai đoạn 2007- 2011 Biểu 2.5 : Số lượng POS BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2007- 2010 Biểu 2.6 : Doanh số giao dịch toàn hệ thống BIDV giai đoạn 2006- 2011 Biểu 2.7 : Thu phí r ng dịch vụ thẻ BIDV giai đoạn 2006- 2011 BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu tăng trưởng BIDV giai đoạn 2006 - 2011 Bảng 2.2 : Số liệu hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2011 Bảng 2.3 : Số lượng thẻ ghi nợ BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh 2008- 2010 Bảng 2.4 : Số lượng POS BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2007- 2010
  8. -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được coi là điều kiện nền tảng về hoạt động tài chính ngân hàng để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, cả về mặt khối lượng, giá trị giao dịch cũng như phạm vi, loại hình giao dịch. Thực tế cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là vào những năm đầu của thế kỷ XXI, nhờ đó tốc độ và giá trị chu chuyển của các dòng vốn trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đã không ngừng tăng lên. Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở lên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân chơi rộng là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước, trong đó có sự góp mặt của BIDV. Khi đời sống càng phát triển, người ta không nhất thiết phải trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng mà chủ yếu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại qua máy ATM, điện thoại di động, qua internet…nên ngân hàng nào nhanh chân trong việc đầu tư vào công nghệ cao để đưa ra thị trường các sản phẩm ngân hàng hiện đại sẽ giành được thị phần trong cuộc cạnh tranh phát triển dịch vụ. Vì vậy, có thể nói loại hình dịch vụ này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Nắm bắt được xu hướng đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có Dịch vụ thẻ. Với mục tiêu tăng cường phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, Trung tâm thẻ BIDV (tiền thân là Phòng Thẻ thuộc Ban dịch vụ BIDV) đã được thành lập theo Quyết định số 3107/QĐ – TCCB1 ngày 12/6/2006.
  9. -2- Trong thời gian qua, BIDV đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh nhưng hoạt động kinh doanh thẻ BIDV vẫn chưa thật sự phát triển mạnh, chưa tạo được dấu ấn trên thị trường và ngày càng cách xa các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” với hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của BIDV. Thông qua đề tài tôi muốn nêu bật những thành tựu mà BIDV đã nỗ lực đạt được trong hoạt động kinh doanh thẻ, để tạo động lực tiếp tục phát triển đồng thời cũng nhìn nhận những hạn chế, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV trong thời gian tới. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV trong thời gian qua . Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh mảng kinh doanh thẻ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV . 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng : thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV Phạm vi nghiên cứu :  Không gian: toàn bộ hệ thống BIDV tại Việt Nam  Thời gian : từ năm 2006 đến hết 2011. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp điều tra thống kê kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV, đồng thời xác định được vị thế cạnh tranh trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV so với các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài.
  10. -3- Xác định những tồn tại và nguyên nhân gây cản trở, làm hạn chế khả năng đẩy mạnh hoạt động thẻ tại BIDV. Đề xuất các giải pháp giúp BIDV hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ gắn với tình hình thực tế tại BIDV, nhằm phát huy được thế mạnh của BIDV. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về thẻ ngân hàng Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV
  11. -4- CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TH NG N HÀNG 1.1 Giới thiệu v th h 1.1.1 Khái iệm Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cho chủ thẻ để sử dụng rút tiền mặt và thực hiện các giao dịch khác trong phạm vi số tiền trên tài khoản của chủ thẻ mở tại Ngân hàng hoặc trong hạn mức tín dụng được cấp do ngân hàng quy định từng thời kỳ. Thẻ ngân hàng là thẻ nhựa cho ph p chủ thẻ thông qua các phương tiện thanh toán điện tử để sử dụng tiền trong tài khoản của mình hoặc trong hạn mức được ngân hàng cấp. Thẻ ngân hàng chủ yếu được sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ; ứng, rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý; gửi tiền, rút tiền, vấn tin số dư, chuyển khoản…. tại các máy rút tiền tự động (ATM); thực hiện các giao dịch khác: mua hàng qua mạng, thanh toán hóa đơn ... Khi khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán hoặc rút tiền, tiền sẽ bị trừ ngay trong tài khoản hoặc hạn mức tín dụng của khách hàng. Vậy có thể nói thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hiện đại, là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do chủ thẻ sử dụng thẻ để chi tiêu thay vì phải mang theo một lượng tiền mặt nhất định nhưng thẻ ngân hàng không phải là tiền tệ. Nó không mang đặc tính, tính chất và chức năng của tiền tệ. 1.1.2 Khái iệm phát triể th hàng Phát triển thẻ ngân hàng là sự đo lường bằng các chỉ số thống kê về: số lượng thẻ phát hành (bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ quốc tế), số lượng máy ATM, số lượng máy POS, doanh số giao dịch và hoạt động thu phí từ thẻ của một ngân hàng. 1.1.3 L ch s h h th h v phát triể tha h toá bằ th h Thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, x t về mặt thời gian, thẻ là một ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ XX.
  12. -5- Từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở uy tín của khách đối với cửa hàng. Thông thường các chủ tiệm theo dõi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà mỗi khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên vốn của các cửa hàng thường không đủ lớn, dần dần các chủ tiệm nhận thấy mình không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả tiền sau liên tục như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Vào những năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình phương thức thanh toán trả chậm. Công ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện hai chức năng:  Nhận diện và phân biệt khách hàng  Cung cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản và các giao dịch thực hiện. Các tổ chức khác cũng nhận ra giá trị của loại hình thanh toán nói trên và chỉ trong một thời gian ngắn sau đó rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp phương thức thanh toán trả chậm cho khách hàng của mình. Trong số đó, tập đoàn xăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924 cho ph p người dân sử dụng thẻ này để mua xăng dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc. Tiếp theo các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng nhanh chóng bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhân rộng hình thức này trên cơ sở mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ trên cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của ngân hàng.Với tốc độ phát triển rất nhanh, chỉ vài năm sau đó hơn 100 ngân hàng trên nước Mỹ cùng thực hiện cung cấp phương thức thanh toán trả chậm, tiền thân của thẻ tín dụng sau này. Đến năm 1949, thẻ tín dụng đầu tiên được làm bằng chất liệu Plastic do ông Frank X.Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ sáng chế. Có một lần sau khi
  13. -6- dùng bữa tối tại một nhà hàng ở New York, ông Mc Namara mới biết mình quên mang tiền mặt. ng phải gọi điện thoại cho vợ nhanh chóng mang tiền đến thanh toán. Tình trạng khó xử lần đó đã gợi lên ý tưởng thanh toán không dùng tiền mặt đối với Mc Namara. Lần đầu tiên, Mc Namara đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club”- Câu lạc bộ ăn uống. Công ty của Mc Namara phát hành 200 thẻ tín dụng đầu tiên, và những người sử dụng thẻ là những người có tiếng tăm trong xã hội của New York. Tính năng duy nhất của chúng là thanh toán tại 27 nhà hàng sang trọng của New York lúc bấy giờ. Một năm sau, 20.000 người đã được cấp thẻ Diners Club. Tổ chức này bắt đầu phát triển ra nước ngoài năm 1952. Theo chân Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club. Đến năm 1958, công ty American Express cho ra đời thẻ American Express Card và thống l nh thị trường. Thẻ American mở rộng thêm tính năng, cho ph p thanh toán các dịch vụ du lịch. Chỉ trong vòng 5 năm đã đạt được một triệu khách hàng. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng chỉ hạn chế ở một nhóm nhỏ người giàu có và chưa phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội. Từ từ, sự tiện lợi của thẻ tín dụng khiến các công ty nhảy vào một cuộc đua phát hành chung. Sears có thẻ Sears để mua hàng ở Sears. Shell có thẻ Shell để đổ xăng ở các cây xăng Shell... Vào năm 1965, Bank of American chính thức trao quyền phát hành thẻ Bank Americard của mình cho các ngân hàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, khởi đầu cho giai đoạn tăng tốc trong phát triển kinh doanh thẻ. Người dân đi du lịch nhiều hơn trên nước Mỹ và cả nước ngoài mà không còn lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu Bank Americard với một loạt sản phẩm có ba màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi, Bank of American đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát
  14. -7- hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các ĐVCNT trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of American thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên Bank Americard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng. Cũng vào năm 1966, để cạnh tranh với sự thành công của ngân hàng Bank of American, 14 ngân hàng lớn của Mỹ quyết định hợp tác thành lập Hiệp hội thẻ liên ngân hàng quốc tế (Interbank Card Association - ICA). Sau này ICA được đổi thành MasterCard. ICA ban hành các quy định về cấp ph p giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp Marketing, bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách có hiệu quả. Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu thông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico. Sau đó ICA tiếp tục tìm kiếm các đối tác tại thị trường châu Âu và cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này. Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong l nh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp ph p, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và s c trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển. Các o i th đƣợc s dụ tha h toá thô dụ tr th iới:
  15. -8- Có nhiều loại thẻ đã và đang được sử dụng trên thế giới, song có 5 loại thẻ sau được xem là tiêu biểu nhất đó là: Diners Club, American Express, VISA, JCB, Master card. Các loại thẻ này được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và thay nhau phân chia những thị trường rộng lớn. Diners Club Card ra đời năm 1949, là thẻ tín dụng ra đời sớm nhất. Nay thuộc sở hữu của Khám phá tài chính (NYSE: DFS)- chỉ đạo, ngân hàng và công ty dịch vụ thanh toán với một trong những thương hiệu được công nhận nhiều nhất trong dịch vụ tài chính Mỹ. Với sự chấp nhận tại hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng triệu địa điểm thương gia và truy cập vào hơn 800.000 địa điểm truy cập bằng tiền mặt và máy rút tiền ATM. Hiện số người sử dụng thẻ Diners Club đang giảm dần. American Express Card (Amex) ra đời năm 1958, có trụ sở chính tại San New York, United States. Hiện nay thẻ American Express được chấp nhận trên 200 quốc gia với 54 loại tiền tệ. Mạng lưới ĐVCNT đang phục vụ cho 50 triệu chủ thẻ trên khắp thế giới với các chỉ tiêu bằng thẻ thuộc loại hàng đầu. Tổng số thẻ gấp 5 lần Diners Club và gấp 2 lần JCB. VISA Card được sáng lập năm 1960 có trụ sở chính tại San Francisco, California, United States, là phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới với hơn 200 quốc gia. Điều này cho thấy sự chấp nhận thẻ VISA mang tính toàn cầu và được chứng minh bởi 55 thị phần của VISA trên toàn thế giới. VISA Net thực hiện khoảng 20.000 giao dịch mỗi giây với khả năng xử lý 160 loại tiền tệ khác nhau, nó trở thành hệ thống thực hiện việc thanh toán của khách hàng rộng nhất và tinh tế nhất trên thế giới. JCB Card do Cục tín dụng Nhật Bản (Japan Creadit Bureau-JCB) phát hành năm 1961. Kể từ khi ra đời, JCB luôn duy trì vị trí lãnh đạo thị trường thẻ tại Nhật Bản. Năm 1985 phát hành thẻ JCB đầu tiên ngoài thị trường Nhật Bản. Hiện nay thẻ JCB được chấp nhận tại 16,41 triệu ĐVCNT trên 190 quốc gia trên toàn thế giới.
  16. -9- Master Card sáng lập năm 1966 có trụ sở chính tại Purchase, New York. United States. Master Card ngày nay đã trở thành một trong những thương hiệu thanh toán được công nhận trên toàn cầu, được chấp nhận tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 1.1.4 Các th h phầ tham ia th trƣờ th Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước có sự tham gia chặt chẽ của năm thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, và trung tâm thanh toán. Đối với thẻ quốc tế, không có trung tâm thanh toán mà thay vào là tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể giữ một vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng. Tổ chức thẻ quốc tế ( TCTQT ): là đơn vị cấp ph p ủy quyền cho các công ty, ngân hàng có nhu cầu tổ chức thanh toán, đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới, đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra những quy định bắt buộc các thành viên phải tuân theo, thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Tổ chức thẻ quốc tế đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong l nh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào một TCTQT. Ngân hàng phát hành thẻ ( NHPHT ): là ngân hàng được ph p phát hành thẻ, nếu phát hành thẻ quốc tế thì phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức thẻ tín dụng. NHPHT được quyền đưa ra các điều kiện về phát hành và thanh toán thẻ mà chủ thẻ và các ngân hàng thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ phải tuân theo. Đồng thời, NHPHT có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý thẻ, tài khoản, và chịu trách nhiệm về việc thanh toán thẻ đó. Ngân hàng thanh toán thẻ ( NHTTT ): là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ
  17. - 10 - với các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. NHTTT sẽ cung cấp cho các ĐVCNT thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ, hướng dẫn đơn vị cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này. Thông thường, NHTTT sẽ thu từ các ĐVCNT một mức phí chiết khấu cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị. Phí có thể tính phần trăm trên giá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết khấu cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược của ngân hàng với ĐVCNT. Trên thực tế có rất nhiều ngân hàng vừa là NHPHT vừa là NHTTT. Với tư cách là NHPHT, khách hàng của họ là chủ thẻ, còn với tư cách là NHTTT, khách hàng là các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ. Chủ thẻ: là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền ( nếu là thẻ do công ty uỷ quyền sử dụng ) được ngân hàng phát hành thẻ, cấp thẻ để sử dụng. Chủ thẻ khi được cấp thẻ sẽ được ngân hàng phát hành thẻ in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện ngân hàng quy định. Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻ chính và thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với ngân hàng. Đối với thẻ do công ty ủy quyền sử dụng thì không được phát hành thẻ phụ. Đơn vị chấp nhận thẻ ( ĐVCNT ): là các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận việc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ. Mặc dù phải trả cho NHTTT một tỷ lệ phí chiết khấu nhất định nhưng bù lại các ĐVCNT thu hút được một khối lượng lớn khách hàng, bán được nhiều hàng hơn, và qua đó góp phần tăng doanh số bán hàng. Để trở thành ĐVCNT, đơn vị đó phải đáp ứng một số điều kiện do từng NHTTT quy định tại từng thời kỳ.
  18. - 11 - Trung tâm thanh toán (TTTT) chuyển mạch các giao dịch điện tử: là một đơn vị độc lập hoặc do tự các NHTM trong nước tham gia phát hành thanh toán thẻ hoặc do NHTW thành lập, nhằm phát hành và thanh toán tại các ĐVCNT của nhau, đồng thời thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thành viên. Hiện nay, có 3 trung tâm được thành lập bởi 3 nhóm ngân hàng: Liên minh thẻ Vietcombank (công ty Smartlink) gồm 27 thành viên, Liên minh thẻ VNBC do ngân hàng Đông Á sáng lập gồm 8 thành viên, và Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam Banknetvn gồm 41 thành viên. 1.1.5 Qu tr h s dụ v tha h toá th Có thể mô hình hóa quy trình sử dụng và thanh toán thẻ theo sơ đồ sau đây: Hình 1.1 : Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ Chủ thẻ 3 (a)- mua hàng hóa dịch vụ - Đơn vị chấp nhận thẻ 2- cấp 1 – phát 4- hành thẻ 3 (b)- rút tiền mặt hóa thẻ 10 – đơn báo nợ 12- thanh giao 11- toán dịch 5- tạm Sao kê ứng Ngân hàng phát 9 - gửi dữ liệu - Tổ chức thẻ 6 - gửi dữ liệu Ngân hàng hành thẻ quốc tế thanh toán 7 - báo có 8 - báo nợ - Trung tâm thẻ thanh toán (1), (2) Ho t độ phát hành th : Khách hàng đến NHPHT làm thủ tục phát hành thẻ và xuất trình một số giấy tờ do ngân hàng yêu cầu. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh, NHPHT mở tài khoản, phát hành thẻ và cấp thẻ cho khách hàng theo đúng quy định. (3) (a, b) S dụ th : chủ thẻ sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT; rút tiền mặt tại máy giao dịch tự động ATM. (4, 5) Ho t độ tha h toá : sau khi nhận được hóa đơn giao dịch từ các ĐVCNT, NHTTT tiến hành báo có cho ĐVCNT.
  19. - 12 - Nếu như NHTTT đồng thời là NHPHT thì thông qua bước ( 6, 7, 8, 9 ). (6) NHTTT: gửi dữ liệu thanh toán về TCTQT đối với việc thanh toán bằng thẻ quốc tế và TTTT đối với việc thanh toán bằng thẻ ATM để thanh toán với NHPHT. (7, 8) TCTQT/TTTT: sau khi nhận được dữ liệu từ NHTTT, tiến hành báo có cho NHTTT, và báo nợ cho NHPHT. (8, 9) TCTQT/TTTT: gửi dữ liệu thanh toán và báo nợ về cho NHPHT. (10, 11) NHPHT: khi nhận được dữ liệu từ TCTQT/TTTT, NHPHT tiến hành trừ vào hạn mức tín dụng/ tài khoản của khách hàng. Sau đó, in sao kê cho chủ thẻ theo định kỳ đối với thẻ quốc tế. (12) Chủ th : sau khi nhận được sao kê từ NHPHT, tiến hành thanh toán cho NHPHT theo thỏa thuận (đối với thẻ tín dụng quốc tế). Các hoạt động trên đều diễn ra trong tích tắc do được kết nối trực tuyến - online với nhau. 1.2 Ph o i th 1.2.1 Ph o i theo cô hệ sả xuất Thẻ in nổi ( Embossed Card ): Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết, dựa trên công nghệ khắc chữ nổi. Ngày nay loại thẻ này không được sử dụng vì kỹ thuật quá thô sơ, dễ bị làm giả. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với các thông tin của chủ thẻ vừa được dập nổi ở mặt trước của thẻ vừa được mã hoá trong băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin... Tuy nhiên, hiện nay thẻ băng từ đang chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị trường. Thẻ thông minh ( Smart card ): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một chip điện tử có cấu tạo như một máy tính hoàn hảo. Thông thường một tấm thẻ
  20. - 13 - thông minh được gắn chip điện tử để thay thế cho dải băng từ sau thẻ. Cũng có trường hợp thẻ thông minh có cả Chip điện tử và băng từ. Chip điện tử độc lập với thẻ và được gắn trên bề mặt của thẻ. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ mới nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận thanh toán thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các TCTQT vẫn khuyến khích các NH thành viên phát hành và thanh toán loại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ. 1.2.2 Ph o i theo tí h chất tha h toá của th Thẻ tín dụng (Credit Card): là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp cho người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và sau đó sẽ tiến hành thu hồi khoản tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy nếu hết thời gian này mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả trên số dư nợ còn lại. Sau khi thanh toán hết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng. Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy tín, mối quan hệ, tài sản thế chấp … của khách hàng. Thẻ ghi nợ (Debit card): Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Nó cho phép khách hàng sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc thực hiện các giao dịch liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2