intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là bước đầu tìm hiểu có tính hệ thống lý luận – thực tiễn và mạnh dạn đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH KHÁNG HÀ NỘI - 2004
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 9 THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Khái niệm kinh tế tri thức 9 1.1.1. Sự xuất hiện và xu hướng phát triển kinh tế tri thức 9 1.1.2. Bản chất và đặc điểm của kinh tế tri thức 14 1.2. Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển 21 của kinh tế tri thức 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực 21 1.2.2. Một số yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển 27 của kinh tế tri thức 1.2.3.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức 33 của một số quốc gia Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VỀ MẶT TRÍ LỰC CỦA NGUỒN 42 NHÂN LỰC VIỆT NAM 2.1. Phân tích thực trạng chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực 42 Việt Nam 2.1.1. Trình độ học vấn 42 2.1.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 49 2.2. Nhận xét chung 61 2.2.1. Thành tựu đạt được 62 2.2.2. Những hạn chế 63 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65 1
  3. Chương 3 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 71 Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC 3.1. Một số quan điểm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế 71 tri thức ở Việt Nam 3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực phải được coi là nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công 71 nghiệp hoá, hiện đại hoá 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức phải phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 73 tri thức trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 3.1.3. Cải cách giáo dục - đào tạo phải được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp 75 hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức 3.1.4. Sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát huy được tính linh hoạt và khả năng sáng tạo 76 3.2. Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo 77 hướng kinh tế tri thức 3.2.1. Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước 77 phát triển kinh tế tri thức 3.2.2. Đẩy mạnh quá trình cải cách giáo dục - đào tạo 82 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có 91 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 108 2
  4. QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương GDP: Tổng thu nhập quốc dân OECD: Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển PTCS: Phổ thông cơ sở PTTH: Phổ thông trung học USD: Đồng đôla Mỹ WTO: Tổ chức thương mại thế giới 3
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi giai đoạn cụ thể trong lịch sử tiến hóa của nhân loại tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất xã hội và tất yếu hình thành một mô hình kết cấu kinh tế đặc thù. Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển mang tính bùng nổ, trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu. Trước những động thái mới đó của nền kinh tế thế giới, giới nghiên cứu quốc tế những năm gần đây đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức” (Knowledge economy) để nói về một giai đoạn phát triển cao hơn trong tiến bộ kinh tế của loài người. Sự phát triển của kinh tế tri thức phụ thuộc phần lớn vào việc nắm tài nguyên trí lực, mà “vật” chứa đựng tài nguyên trí lực là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực theo hướng ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của kinh tế tri thức là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Việt Nam là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ như hiện nay, để tránh nguy cơ bị tụt hậu xa hơn, Việt Nam không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hóa mà các nước đi trước đã làm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công 4
  6. nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Để thực hiện thành công đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược nêu trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải phát triển nguồn nhân lực có khả năng làm chủ được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức của Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là mảng đề tài được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Trước hết, ở thể loại báo và tạp chí, có rất nhiều bài viết về vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, tạp chí Lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giành một chuyên mục : “Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” cho những bài viết về vấn đề này. Ở những bài viết về nguồn nhân lực trong các báo, tạp chí, các tác giả thường tập trung vào việc phân tích và đề ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam như: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS.TS Hồ Trọng Viện, bài: “Vài suy nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Văn Thụy, bài: “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Nguyễn Đình Hoà… Ở những bài viết này, các tác giả còn dè dặt và hầu như chưa đề cập tới việc phát triển nguồn nhân lực theo hướng từng bước tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam. 5
  7. Đối với thể loại sách và các công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, các tác giả có điều kiện phân tích sâu hơn vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Vì vậy, ở thể loại này, ngoài việc nghiên cứu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, các tác giả cũng từng bước nghiên cứu những điều kiện và cơ hội của việc phát triển nguồn nhân lực theo hướng từng bước tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam. Điều này có thể tìm thấy qua những phân tích của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn trong cuốn: “Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, H.2004); ở báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Các chính sách khuyến khích đào tạo lao động cho khu vực công nghệ cao và ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn” do Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội – Bộ lao động thương binh và xã hội thực hiện; ở đề tài trọng điểm cấp Bộ – B2001 – 38 – 02TĐ: “Kinh tế tri thức với đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XXI”... Qua những công trình trên, các tác giả đều khẳng định: phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức là điều kiện giúp Việt Nam rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá , tránh nguy cơ bị tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực. Kế thừa những kết quả nghiên cứu kể trên, tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức. Đây là một luận văn không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là bước đầu tìm hiểu có tính hệ thống lý luận – thực tiễn và mạnh dạn đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức. Để thực hiện được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ: 6
  8. - Chỉ ra sự xuất hiện và xu hướng phát triển của kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu trong tiến bộ kinh tế của loài người. - Làm rõ bản chất và đặc điểm của kinh tế tri thức, từ đó chỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển của kinh tế tri thức. - Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức của một số quốc gia và phân tích những hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam, chỉ ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực Việt Nam Để có điều kiện đi sâu phân tích những nội dung trọng tâm của nguồn nhân lực, tác giả luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chỗ: chỉ nghiên cứu chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những tồn tại của thực trạng ấy, từng bước phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn lực con người. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp kết hợp lịch sử - lôgích, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp lượng hóa, phương pháp điều tra khảo sát.... 6. Đóng góp của luận văn - Bước đầu chỉ ra được những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển của kinh tế tri thức. 7
  9. - Đưa ra được một số đánh giá khoa học về thực trạng chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức Chương 2: Thực trạng chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức 8
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Khái niệm kinh tế tri thức 1.1.1. Sự xuất hiện và xu hướng phát triển kinh tế tri thức Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ cao, đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thị trường và xã hội công nghiệp ở nhiều quốc gia, làm xuất hiện một thuật ngữ mới - đó là thuật ngữ: “Kinh tế tri thức” (Knowledge Economy). Đặc biệt, từ năm 1990, khi tổ chức nghiên cứu của Liên hiệp quốc chính thức đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức” để xác định tính chất của loại hình kinh tế mới này, đã có rất nhiều công trình, bài viết, bài nói..... đề cập tới kinh tế tri thức và phần lớn đều cho rằng, kinh tế tri thức là một khái niệm nói về nền kinh tế đạt trình độ phát triển nhất thế giới đương đại, chứ không phải nằm trong hệ tư duy logích của cách tiếp cận “hình thái kinh tế xã hội”. Tức là, khi đề cập tới kinh tế tri thức là nói tới một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất, tuyệt nhiên không phải nói tới một hình thái kinh tế – xã hội mới. Từ cách tiếp cận trên về kinh tế tri thức, trước hết, chúng ta xem xét lịch sử xuất hiện kinh tế tri thức. Quá trình phát triển lực lượng sản xuất của loài người có thể chia ra làm ba thời kỳ gắn với ba nền kinh tế tương ứng (xem phụ lục 1). Thứ nhất là nền kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là kinh tế sức người) Nền kinh tế nông nghiệp có đặc trưng là sản xuất bằng công cụ thủ công, năng suất thấp, đất đai là tài nguyên chủ yếu. Phát triển kinh tế dựa vào ngành nông nghiệp, chủ thể nền kinh tế là nông dân. Năng suất lao động phụ thuộc vào sức lực của người lao động, phân phối cơ bản dựa vào sự chiếm hữu tài nguyên sức lao động, sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Trong giai đoạn này, giáo dục không được phổ cập, người mù chữ chiếm đại đa số. Tri thức là 9
  11. sự hưởng thụ riêng biệt của tầng lớp đặc quyền, nó trở thành nhu cầu tiêu dùng cao cấp của một số ít người. Thời kỳ này kéo dài khoảng 6 – 7 nghìn năm (từ giai đoạn đầu của văn minh nhân loại đến thế kỷ XIX). Thứ hai là nền kinh tế công nghiệp (hay còn gọi là kinh tế tài nguyên) Đặc trưng của nền kinh tế công nghiệp là sản xuất bằng các công cụ máy móc và tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế công nghiệp, sự phân phối sản xuất phần lớn dựa vào sự chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp, chủ thể của nền kinh tế là công nhân nhà máy. Hàm lượng về năng lượng, nguyên liệu, thiết bị, vốn chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Giai đoạn này, về cơ bản đã phổ cập giáo dục bậc trung học. Nền kinh tế công nghiệp gắn với hai cuộc cách mạng khoa học công nghiệp làm cho việc sử dụng và khai thác tài nguyên trí lực ngày càng tăng, tạo tiền đề cho sự ra đời kinh tế tri thức. Thứ ba là quá độ sang kinh tế tri thức. Từ những năm 80 trở lại đây, nhiều tiến bộ có tính chất bùng nổ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới (NICs), đang tạo nên sự biến đổi lịch sử: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh của nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Ở giai đoạn này, khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm và có vị trí quan trọng hàng đầu. Kết quả nghiên cứu của khoa học cũng nhanh chóng chuyển thành hàng hoá. Công nghệ phát triển như vũ bão. Nhờ có công nghệ mới mà nhiều ngành mới xuất hiện. Phát triển mạnh nhất và chiếm đa số là những ngành sản xuất và dịch vụ dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ cao như: ngành công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng vật liệu mới, công nghệ sinh học,.... 10
  12. Như vậy, kinh tế tri thức có chủ thể là người lao động tri thức, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng chất xám cao. Trong kinh tế tri thức, vai trò của tài nguyên thiên nhiên bị đẩy xuống hàng thứ yếu, lợi thế giàu tài nguyên và sức lao động ngày càng giảm đi so với lợi thế giàu tri thức. Vì vậy nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá. Nơi làm việc cũng chính là nơi nâng cao nghề nghiệp. Doanh nghiệp có trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu. Con người làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính. Cơ cấu lao động xã hội thay đổi cơ bản: nhân lực trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xử lý thông tin và dịch vụ tri thức tăng nhanh. Năng lực kinh doanh và phát hiện, chiếm lĩnh thị trường trong nhiều trường hợp còn quan trọng hơn năng lực sản xuất (vai trò của doanh nhân). Sự xuất hiện của kinh tế tri thức đã được nhiều nhà chính trị, nhà khoa học, lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, còn có nhiều tên gọi khác nhau được sử dụng để nói về giai đoạn phát triển mới này của nền kinh tế: - Kinh tế số (Digital Economy) hoặc kinh tế mạng (Network Economy): nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin, của việc tạo ra và truyền bá thông tin so với sản xuất và phân phối hàng hoá vật chất và dịch vụ thông thường. - Kinh tế thông tin (Information Economy): nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay trong phát triển kinh tế – xã hội không phải là tài nguyên vật thể (đất đai, khoáng sản…) mà là thông tin – tri thức. - Kinh tế học hỏi (Learning Economy): nhấn mạnh đến yêu cầu học tập, vai trò của giáo dục với việc nâng cao trình độ và làm giàu tri thức của mỗi thành viên xã hội nhằm góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. - Kinh tế mới (New Economy): nhấn mạnh sự phân biệt với các nền kinh tế đã và đang tồn tại trong lịch sử loại người. 11
  13. - Kinh tế tri thức (Knowledge Economy): nhấn mạnh sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực ra, việc có nhiều tên gọi và nhiều cách lý giải khác nhau kể trên là do có sự khác biệt trong sự nhấn mạnh những yếu tố khác nhau trong những trường hợp cụ thể nhất định. Sự tương đồng căn bản của các tên gọi và sự lý giải đó ở chỗ là đều nhấn mạnh vai trò của tri thức với sự phát triển kinh tế – xã hội trong thời đại ngày nay. Vì vậy, tên gọi “Kinh tế tri thức” được nhiều người sử dụng hơn cả. Các nước thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đều dùng tên gọi này từ những năm 1995 - 1996. Đây là tên gọi nói lên được nội dung cốt lõi nhất của nền kinh tế mới. Có thể thấy, chính sự phát triển cao độ của kinh tế công nghiệp là điều kiện tiên quyết để kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế tri thức; kinh tế tri thức cũng chính là sự phát triển cao độ của nông nghiệp, công nghiệp và ngành dịch vụ, sự thành thục của kinh tế thị trường và sự phát triển cao độ của kỹ thuật mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ: những thay đổi, phát triển trên không chỉ là cuộc cách mạng trong khoa học – công nghệ, trong phát triển lực lượng sản xuất, mà còn là cuộc cách mạng trong quan niệm, trong cách tiếp cận. Nó đòi hỏi con người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để thích nghi và làm chủ sự phát triển. Vì vậy, không nâng cao mức sống của nhân dân, không phổ cập và nâng cao giáo dục toàn dân, không bồi dưỡng nhân tài chuyên môn, không bố trí hợp lý nhân tài cao cấp thì sẽ không thể có kinh tế tri thức. Hiện nay, kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước, kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng của thế giới, trước hết là trong các nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Không ít các nhà kinh tế học trên thế giới có nhận định vào năm 2010, giá trị sản lượng của công nghệ phần mềm trong 12
  14. công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ khoa học kỹ thuật năng lượng tái sinh và năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ kỹ thuật mới cao có lợi cho môi trường và khoa học kỹ thuật hải dương sẽ vượt qua một cách toàn diện giá trị công nghệ thường thấy như công nghệ ô tô, xây dựng, dầu mỏ, gang thép, vận tải, dệt....Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, khoảng thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI, công nghệ cao sẽ tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của các nước phát triển và lúc bấy giờ các nước phát triển thực sự đã chuyển sang kinh tế tri thức. Trước xu hướng vận động này ở các nước phát triển, một vấn đề lớn đặt ra đối với các nước đang phát triển, đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (trong đó có Việt Nam) là: liệu phát triển theo hướng kinh tế tri thức có phải là bước đi thích hợp hay không? Vì các nước này đều chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển; kinh tế, văn hoá và giáo dục đều ở trình độ thấp kém, nhiều nhu cầu tối thiểu và cơ bản của dân cư chưa được đáp ứng… Tuy vậy, trong thời điểm hiện nay, một vấn đề lớn khác cũng đặt ra đối với các nước đang phát triển, đó là nếu họ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mô hình của các nước đi trước đã làm thì sẽ bị tụt hậu ngày các xa hơn so với các nước phát triển. Vì vậy các nước nghèo phải biết tận dụng những cơ hội do kinh tế tri thức tạo ra, bứt phá lên trước với tốc độ nhanh. Nhận thức được vấn đề này, nhiều nước đang phát triển đã xây dựng cho quốc gia mình những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội theo hướng kinh tế tri thức, trong đó vừa coi trọng những bước “tuần tự”, vừa lựa chọn những bước “nhảy vọt” nhằm thích ứng với những điều kiện cụ thể của quốc gia mình, đồng thời không thoát ly khỏi xu hướng phát triển của thời đại. Các chuyên gia nhận định rằng: nếu các nước đang phát triển có một chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phù hợp, trong đó nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực làm chủ tri thức mới của thời đại được coi trọng, thì thế kỷ XXI cũng là thế kỷ quá độ sang kinh tế tri thức của các nước đang phát triển. 13
  15. Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của kinh tế tri thức là rất khó khăn, nên hiện nay còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau. Bất luận là quan điểm như thế nào, thì cũng đang diễn ra trên thực tế sự quá độ sang một nền kinh tế khác so với nền kinh tế tồn tại từ trước cho tới nay. 1.1.2. Bản chất và đặc điểm của kinh tế tri thức Bản chất của kinh tế tri thức Việc xác định bản chất của một sự vật, hiện tượng ngay khi nó mới xuất hiện là công việc hết sức khó khăn. Xác định bản chất của kinh tế tri thức khi nền kinh tế này chưa phát triển hoàn chỉnh, thậm chí tên gọi của nó chưa được thống nhất là một vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Bản thân khái niệm “Kinh tế tri thức” hiện nay trên thế giới vẫn chưa có sự nhận thức và lý giải thống nhất. Một số nhà nghiên cứu đã tiếp cận kinh tế tri thức từ góc độ vai trò của tri thức đối với sự tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin”. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của tri thức, nhưng bỏ qua cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế tri thức. Một số nhà nghiên cứu khác lại tiếp cận kinh tế tri thức từ vai trò, tác dụng của công nghệ thông tin. Họ đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin đối với sự tăng trưởng kinh tế, cho rằng sự xuất hiện của lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông sẽ làm chuyển biến sâu rộng các nền kinh tế công nghiệp. Ví dụ: ở Mỹ, việc sử dụng công nghệ tin học đã góp tới 9 trên tổng số 10 điểm tăng trưởng. Với cách nhìn nhận như vậy, họ đã đặt tên c ho nền kinh tế mới là “Kinh tế thông tin”. Cách hiểu này về nền kinh tế tri thức đã tuyệt đối hoá vai trò của công nghệ thông tin trong nền kinh tế tương lai. Một cách tiếp cận khác đối với bản chất của kinh tế tri thức là cách tiếp cận kinh tế tri thức từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan điểm này cho rằng, mọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực: sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, hợp thành một hệ thống nhất, có tác động qua lại mật thiết, trong đó 14
  16. lĩnh vực sản xuất có vai trò cơ bản. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp là công cụ sản xuất thủ công; đặc trưng cơ bản của kinh tế công nghiệp là công cụ sản xuất cơ khí (hay thường gọi là máy móc). Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ của thế kỷ XX đã đưa đến những thành tựu vừa có tính chất cơ bản, vừa có tính chất tổng hợp là máy điều khiển tự động. Các máy điều khiển tự động đã mở ra hai công nghệ mới, có liên quan mật thiết với nhau, được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin. Hai công nghệ này đã tạo ra một bước phát triển nhảy vọt về năng suất lao động trong cả lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất. Từ những lập luận trên, những quan điểm tiếp cận kinh tế tri thức từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã cho rằng: “Kinh tế tri thức là nói về trình độ phát triển cao của nền kinh tế mà cơ sở kỹ thuật của nó là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất” [27, tr.35]. Đây là quan niệm chỉ chú trọng vào cơ sở vật chất kỹ thuật của kinh tế tri thức. Từ sự phân tích những quan điểm khác nhau kể trên về bản chất của kinh tế tri thức, có thể hiểu: “Kinh tế tri thức là một trình độ phát triển cao của nền kinh tế mà trong đó nền tảng lực lượng sản xuất chủ yếu của nó là các ngành kỹ thuật công nghệ cao; tri thức khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế”. 15
  17. Kinh tế tri thức về bản chất là một cách gọi nền kinh tế ở trình độ phát triển cao nhất của thế giới đương đại. Đó là khái niệm nằm trong khuôn khổ của kinh tế thị trường với hàm ý chính là khẳng định vai trò to lớn của tri thức (khoa học – công nghệ) trong phát triển. Nhưng không chỉ có vậy, cách tiếp cận của kinh tế tri thức hiện nay còn hàm ý sâu xa rằng, có một sự phát triển nhảy vọt, đứt đoạn trong vai trò của tri thức trong phát triển so với bất cứ giai đoạn lịch sử nào trước đó (vì khi xem xét quá trình phát triển kinh tế của nhân loại, không ai có thể phủ nhận rằng, thời nào cũng vậy, tri thức vẫn nằm ở trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao từng bước phúc lợi xã hội). Một xu hướng rõ rệt ngày càng được nhiều người thừa nhận là sự xuất hiện của kinh tế tri thức không phải là sự tiến bộ bình thường, mà là sự phát triển mang tính cách mạng, đánh dấu sự sang trang của một giai đoạn phát triển mới của nhân loại. Theo nhiều nhà nghiên cứu, bản chất trên của kinh tế tri thức được bộc lộ rõ ràng khi nền kinh tế đạt tới sự phát triển: - 70% GDP là từ các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao. - 70% trong cơ cấu giá trị gia tăng là do kết quả của lao động trí óc. - 70% lực lượng lao động là công nhân trí tuệ. - 70% giá trị tư bản là con người [51, tr.38] Đặc điểm của kinh tế tri thức Từ đặc trưng bản chất nhất của kinh tế tri thức đã nêu trên, có thể khái quát những đặc điểm sau của kinh tế tri thức: Thứ nhất, kinh tế tri thức dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ cao, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào tri thức và việc ứng dụng khoa học – công nghệ cao. Công nghệ cao chủ yếu bao gồm: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái 16
  18. sinh, khoa học kỹ thuật không gian, khoa học kỹ thuật hải dương. Đây chính là những ngành đóng vai trò nền tảng của kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, nhân tố tri thức được xếp ở hàng đầu của những nhân tố tăng trưởng kinh tế. Điều này tạo ra sự khác biệt với nền kinh tế công nghiệp (các yếu tố sản xuất chủ yếu là tài nguyên, lao động và vốn). Tri thức được hiểu là những hiểu biết có hệ thống về một khách thể (đối tượng) nhất định. Nói một cách cụ thể, tri thức là sự hiểu biết về một cụm thông tin và biết sử dụng thông tin đó một cách tốt nhất, trong đó quan trọng nhất là tri thức về khoa học – kỹ thuật, quản lý và thực hành. Báo cáo “Kinh tế lấy tri thức làm nền tảng” của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế quốc tế đã đưa ra khái niệm “5 chữ W” để biểu thị tri thức gồm “biết là cái gì” (know what), “biết vì sao” (know why), “biết làm thế nào” (know how), “biết ai” (know who), “biết khi nào” (know when). Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển đang diễn ra sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Các ngành dựa vào tri thức và ứng dụng công nghệ cao đang phát triển nhanh. Do đó, nguồn nhân lực cũng có sự thay đổi rõ rệt về chất. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, ở các nước phát triển, nông dân chiếm đa số. Ngày nay, ở đó nông dân chỉ còn dưới 1/5 (về dân số), tức giảm xuống còn 1/10 so với 80 năm trước đây. Nông dân sản xuất chỉ chiếm 2% lực lượng lao động và cũng không còn là người nông dân đúng nghĩa nữa. Thực ra họ là những nhà kinh doanh nông nghiệp. Số lượng công nhân nói chung tăng lên, nhưng công nhân áo xanh (những công nhân lao động chân tay trong các nhà máy, hầm mỏ) giảm đi, công nhân áo trắng tăng lên và đặc biệt là đã xuất hiện công nhân tri thức. Ở Mỹ, trong ngành chế tạo máy, công nhân áo xanh năm 1950 chiếm 35%, năm 1960 là 30%, năm 1980 là 20% và hiện nay khoảng 15%. Tính chung ở các nước phát triển, công nhân áo xanh trong công nghiệp chỉ còn 20%. Hiện nay, trong nhiều ngành không còn phân biệt giữa công nhân với nhà khoa học nữa. Ví dụ, trong ngành sản xuất phần 17
  19. mềm, những người viết chương trình máy tính là công nhân tri thức, trong các ngành công nghiệp dịch vụ dựa vào công nghệ cao, phần lớn những người lao động là công nhân tri thức. Như vậy, trong nền kinh tế tri thức, vai trò của người công nhân áo trắng, công nhân tri thức là hết sức quan trọng. Họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải xã hội, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới. Thứ hai, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiểu biểu nhất của nền kinh tế tri thức. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, thậm chí, có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ (có thể gọi là doanh nghiệp tri thức), khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu, vừa sản xuất. Sự hình thành và phát triển các khu công nghệ là yếu tố rất quan trọng, thúc đẩy phát triển nhanh sự ra đời của các công nghệ mới. Đây là vườn ươm công nghệ. Ở đây, các điều kiện thuận lợi để nhất thể hoá quá trình nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất luôn sẵn có. Nhờ đó, các ý tưởng khoa học nhanh chóng trở thành công nghệ và đưa ra sản xuất. Khu công nghệ cũng chính là môi trường thuận lợi nhất để người lao động vừa làm việc, vừa nâng cao nghề nghiệp. Đằng sau việc sản xuất và truyền bá công nghệ là sự đòi hỏi những kỹ năng và năng lực mới, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ ba, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Công nghệ thông tin “trở thành phương tiện giải phóng các tiềm năng sáng tạo và tri thức tiểm ẩn trong mỗi người, thành công cụ khuyếch đại sức mạnh của não, giống như công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp khuyếch đại sức mạnh của cơ bắp” [55, tr.24]. 18
  20. Theo Nghị quyết 49/CP: “Công nghệ thông tin (information technology) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Hình 1.1. Sự hình thành công nghệ thông tin Liên lạc viễn thông Truyền tin Máy tính Xử lý thông tin Công nghệ thông tin dựa vào hai lĩnh vực chủ lực là công nghệ tin học Công nghệ thông tin Quản lý thông tin và công nghệ viễn thông, mà “biểu hiện trực tiếp hiện nay là truyền thông qua e-mail, internet, thương mại điện tử, chính phủ điện tử…” [64, tr.24]. Do đó, trong nền kinh tế tri thức (mà nền tảng chính là kinh tế thông tin), công nghệ thông tin đã trở thành công cụ truyền tải tri thức và thông tin trên phạm vi toàn cầu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Nhiều quốc gia trên thế giới (không chỉ những nước công nghiệp phát triển mà cả một số nước đang phát triển), đã coi phát triển công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ thông tin đã và sẽ mang lại những biến đổi kỳ diệu trong cả đời sống kinh tế và đời sống xã hội. Hiện nay, mạng Internet đã liên kết trên 200 quốc gia và khu vực. Nước Mỹ là quốc gia làm chủ Internet (hơn một nửa của thế giới) đang phát triển Internet 2, với tốc độ nhanh gấp nghìn lần so với Internet hiện tại và đang tiến hành một dự án đầy tham vọng (dự án Oxygen) phát triển siêu xa lộ thông tin với các máy tính tý hon (không nhìn thấy) cài ở tất mọi nơi, điều khiển mọi hoạt động, từ đó đi tới xã hội tự động, hầu như không còn công nhân sản xuất. Dự kiến nửa sau thế kỷ XXI, một xã hội như vậy sẽ ra đời ở Mỹ. Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển mạnh công nghệ thông tin. Các chuyên gia đầu ngành về 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2