Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận văn sẽ góp phần phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu góp phần mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các nhu cầu tài chính khác. Bên cạnh đó, đưa ra hướng đi nhằm hỗ trợ các hoạt động liên quan phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG QUANG ĐẠI PHÁT TRIỂN THỊ PHẦN THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- I LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình, cụ thể: Tôi tên là: Đặng Quang Đại Sinh ngày 14 tháng 05 năm 1990 – Tại: TP. Hồ Chí Minh. Hiện công tác tại: Công ty TNHH DHL Express. Tôi là học viên cao học khóa 15 – Lớp: CH 15B của trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Cam đoan đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ PHẦN THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Anh Đào. Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. TP.HCM, ngày 26 tháng 06 năm 2016 Tác Giả Đặng Quang Đại
- II LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Anh Đào – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn Trần Thị Hoa đang công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – bạn cùng lớp cao học 15B đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý và chỉ bảo chân thành của các thầy giáo, các cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! TP.HCM, ngày 26 tháng 06 năm 2016 Tác Giả Đặng Quang Đại
- III MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................I LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... II MỤC LỤC ................................................................................................................ III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... VII DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... X DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... XI DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ XII TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... XIII MỞ ĐẦU ............................................................................................................... XIV 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... XIV 2. Mục tiêu ............................................................................................................. XV 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ XV 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... XVI 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... XVI 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ XVI 4.2.1. Phạm vi về nội dung.................................................................................... XVI 4.2.2. Phạm vi về không gian ................................................................................ XVI 4.2.3. Phạm vi về thời gian ................................................................................... XVI 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... XVI 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .................................................................... XVI 7. Đóng góp của đề tài......................................................................................... XVII 8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... XVIII Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............. 1 1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại........... 1 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế ...................................................................... 1 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế ......................................................................... 2
- IV 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế ........................................................................................ 2 1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp XNK .................................................................... 2 1.1.2.3. Đối với các ngân hàng thương mại ............................................................... 2 1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế ................................................................... 3 1.2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán quốc tế ................................................ 3 1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu .................................................. 3 1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) ......................................................... 3 1.2.2.2. Phương thức nhờ thu (Collections) ............................................................... 4 1.2.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) .............................. 5 1.3. Những vấn đề cơ bản về thị phần thanh toán quốc tế ......................................... 6 1.3.1. Khái niệm ......................................................................................................... 6 1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá thị phần thanh toán quốc tế ...................................... 7 1.3.2.1. Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế ......................................................... 7 1.3.2.2. Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế cạnh tranh ....................................... 7 1.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế ......................................... 7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 9 Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ PHẦN THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM . 10 2.1. Khái quát tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ...................................................................... 10 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .................................................................................................................. 10 2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .................................................................................................... 11 2.1.2.1. Nguồn vốn huy động ................................................................................... 12 2.1.2.2. Cho vay và đầu tư ..................................................................................... 12 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ................................................................ 13 2.1.3. Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam .................................................................................................................. 13
- V 2.2. Thực trạng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .................................................................................. 19 2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam .................................................................................................... 19 2.2.2. Tiềm năng phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam .................................................................................................... 22 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.......................................................... 27 2.3.1. Quy trình nghiệp vụ và tác nghiệp thanh toán quốc tế .................................. 27 2.3.2. Trình độ cán bộ tác nghiệp hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu ................ 27 2.3.3. Trình độ công nghệ ngân hàng ....................................................................... 28 2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ ....................................................................................... 28 2.3.5. Mạng lưới hoạt động ...................................................................................... 29 2.3.6. Cạnh tranh của các ngân hàng khác ............................................................... 29 2.3.7. Các nhân tố khác ............................................................................................ 29 2.4. Nhận xét chung về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại Công Thương Việt Nam.................................................................................... 31 2.4.1. Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu ...................... 31 2.4.2. Những hạn chế và khó khăn trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu.......... 33 2.4.2.1. Những hạn chế .............................................................................................. 33 2.4.2.2. Những khó khăn .......................................................................................... 35 2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và khó khăn........................................ 36 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................ 36 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................ 37 2.4.4. Các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu .......................................................................................................................... 40 2.4.4.1. Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ................................................ 40 2.4.4.2. Trong phương thức nhờ thu ........................................................................ 40 2.4.4.3. Trong phương thức tín dụng chứng từ ........................................................ 41
- VI KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 42 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ PHẦN THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ........................................................................................................................ 43 3.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam43 3.2. Giải pháp phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam .................................................................................................... 47 3.2.1. Tìm kiếm khách hàng ..................................................................................... 47 3.2.2. Hoàn thiện mô hình quản lý hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu song song với nâng cao hiệu quả thanh toán hàng xuất khẩu............................................................... 50 3.2.3. Giải pháp về nguồn lực của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu ............... 50 3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ - kỹ thuật thực hành nghiệp vụ ngân hàng .............. 52 3.2.5. Tăng cường nguồn ngoại tệ ............................................................................ 53 3.2.6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra kiểm toán nội bộ để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu ......................................................... 53 3.2.7. Phát triển và nâng cao chất lượng quan hệ ngân hàng đại lý ......................... 54 3.2.8. Đẩy mạnh công tác Marketing nhằm thu hút khách hàng xuất khẩu ............. 55 3.3. Kiến nghị nhằm phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam ........................................................................................... 56 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan .......................... 56 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước ......................................................... 58 3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng ........................................................................ 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 60 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 62 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 67
- VII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABA Ngân hàng Châu Á (Asian Bankers Association) AEC Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) (ASEAN Economic Community) Agribank Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia- Pacific Economic Cooperation) ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) BIDV Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) CNTT Công nghệ thông tin D/A Nhờ thu kèm theo chứng từ với điều kiện chấp nhận hối phiếu đổi lấy chứng từ (Documents Against Acceptances) DN Doanh nghiệp D/P Nhờ thu kèm theo chứng từ với điều kiện thanh toán đổi chứng từ (Documents Against Payments) DT Doanh thu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GS Giáo sư HĐQT Hội đồng quản trị HSC Hội sở chính HTNH Hệ thống ngân hàng L/C Tín dụng chứng từ (Letter of Credit) ICC Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce) Incoterm Các điều khoản thương mại quốc tế (International Commerce Terms) M/T Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer)
- VIII NCS Nghiên cứu sinh NH Ngân hàng NHCTVN Ngân hàng Công Thương Việt Nam NHNT Ngân hàng nhờ thu NHTH Ngân hàng thu hộ NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHXT Ngân hàng xuất trình Oceanbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương PGS Phó giáo sư SWIFT Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế (System of Worldwide Interbank Financial Transaction) TF Giao dịch chi nhánh (Trade Finance – Module) TN Thu nhập TP Thị phần TPP Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership Agreement) TS Tiến sĩ T/T Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer) TT Thanh toán TTQT Thanh toán quốc tế UCP Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Pratice For Documentary Credit) URC Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rule For Collection) USD Đô la Mỹ VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry)
- IX VILC Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (Vietnam International Leasing Company) Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VNBA Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam (Vietnam Bankers Association) VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- X DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TRANG Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền ứng 1.1 67 trước 1.2 Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả ngay 67 Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu trơn (Clean 1.3 72 Collection) Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu có kèm 1.4 74 chứng từ (Documentary Collection) Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 1.5 80 (L/C)
- XI DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG 2.1 Doanh số thực hiện thanh toán quốc tế tại Vietinbank 14 2.2 Doanh số thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại Vietinbank 16 Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của các Ngân hàng 2.3 18 thương mại Việt Nam Tình hình thông báo và thanh toán L/C hàng xuất của 2.4 21 Vietinbank 2.5 Doanh số chiết khấu của Vietinbank 22 Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của Vietinbank và cả 2.6 24 nước Thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của các ngân hàng 2.7 24 thương mại Việt Nam Số lượng ngân hàng đại lý của Vietcombank, BIDV, 2.8 26 Agribank và Vietinbank năm 2015 3.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu đếm năm 2020 43
- XII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 2.1 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại Vietinbank 17 2.2 Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank 19 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 20 Doanh số chuyển tiền từ thanh toán hàng xuất khẩu của 2.4 23 Vietinbank
- XIII TÓM TẮT LUẬN VĂN Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh đó, hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu đang trở thành một trong những mảng hoạt động dịch vụ lớn, mang lại nhiều lợi ích cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại lình dịch vụ bị cạnh tranh rất lớn, đặc biệt khi Việt nam chính thức tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC). Việc tìm kiếm giải pháp mở rộng thị phần hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, nội dung của luận văn sẽ: - Nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung, về thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại, phân tích những thuận lợi và khó khăn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam để duy trì và mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam trong bối cảnh gia nhập AEC và tham gia TPP. - Phân tích thực trạng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam thời gian từ 2011 đến 2015. Qua đó để tìm ra các kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, tìm ra các nguyên nhân của các tồn tại đó. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng nhà nước và các bộ ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện mở rộng thị phần hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.
- XIV MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vào ngày 05/10/2015 Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) - là một hiệp định với phạm vi rộng, mở rộng toàn diện, bao gồm 22 lĩnh vực: dịch vụ tài chính, đầu tư, sở hữu trí tuệ,… cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan. Bên cạnh đó, ngày 31/12/2015, Việt Nam cùng các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hợp nhất thành một cộng đồng kinh tế chung gọi là Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC), từ đó, các quốc gia thành viên ASEAN đang tập trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản để đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn trở nên tự do giữa các nước ASEAN. Vì vậy, khi tham gia vào TPP và AEC có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho Việt Nam, cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật, Canada và các nước ASEAN với thuế nhập khẩu bằng 0%. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các thị trường lớn. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nước nhà. Thế nhưng, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn từ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước với các doanh nghiệp của các nước thành viên. Vì vậy, việc hỗ trợ đắc lực của các ngân hàng trong nước thông qua hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Khi tham gia AEC và TPP, lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam sẽ được mở rộng, sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Từ đó, góp phần hỗ trợ tốt về vốn và dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK). Tuy nhiên, ngay cả các ngân hàng Việt Nam cũng đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa, do sự phát triển không ngừng của các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Điều này
- XV đã đặt các NHTM Việt Nam nói chung đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) nói riêng trước nguy cơ, thách thức lớn về cạnh tranh, được mất ngay tại Việt Nam. Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại, tăng trưởng kinh tế xã hội. Đối với mỗi NHTM, TTQT góp phần rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động tại mỗi ngân hàng, góp phần quan trọng và thiết thực tạo tiền đề để các ngân hàng có được những bước vững chắc khi bước sâu rộng vào sân chơi bình đẳng của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam là ngân hàng có uy tín và chất lượng. Đặc biệt, lĩnh vực TTQT đã và đang khẳng định vai trò quan trọng. Với sự cần thiết trong thanh toán nhanh chóng và chính xác giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện giao thương tiện lợi và hiệu quả, nâng cao uy tín và chất lượng của ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Công Thương Việt Nam cần xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với khả năng cạnh tranh, từ đó phát triển thị phần của NHTMCP Công Thương Việt Nam trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do hoạt động TTQT có phạm vi quá rộng nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thị phần TTQT đối với hàng xuất khẩu (XK) tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thông qua việc chọn đề tài: “Phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” , tác giả mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của ngân hàng, từ đó, góp phần cải thiện và phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng và phát triển thị phần của lĩnh vực này so với các ngân hàng khác. 2. Mục tiêu Mục tiêu của luận văn nhằm phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại NHTMCP Công Thương Việt Nam hiện nay. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thanh toán quốc tế là gì? Và như thế nào là thị phần thanh toán hàng xuất khẩu?
- XVI Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế của NHCTVN ra sao? Từ đó, định vị về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu từ năm 2011 trở lại đây của NHCTVN? Những kết quả, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân chính trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của NHCTVN là gì? Trên cơ sở những nguyên nhân này đưa các giải pháp nhằm phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCTVN? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động TTQT cho xuất khẩu hàng hóa của NHCTVN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, cụ thể trong hoạt động TTQT cho hàng hóa xuất khẩu tại NHTMCP Công Thương Việt Nam, đặc biệt là vấn đề phát triển thị phần hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu. 4.2.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu được thực hiện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. 4.2.3. Phạm vi về thời gian Nội dung các vấn đề nghiên cứu trong luận văn sử dụng số liệu thu thập tại NHTMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng minh và rút ra kết luận. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Thông qua một số tài liệu tham khảo dưới đây, tác giả đã có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu như sau: Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn tiến sĩ, Học Viện Ngân Hàng.
- XVII Luận văn trên đã xây dựng và áp dụng hệ thống chỉ tiêu đề phân tích thực trạng, từ đó sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh TTQT của các NHTM Việt Nam với mẫu kiểm định là Vietcombank (VCB). Từ đó, luận văn đã đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của các NHTM Việt Nam, góp phần phát triển thị phần TTQT cho các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm phát triển thị phần thanh toán đối với hàng xuất khẩu tại một ngân hàng cụ thể. Lâm Phước Tuyên (2013), Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Sở giao dịch TP.HCM, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài trên cũng nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT của ngân hàng TMCP An Bình. Tác giả đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức đối với khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP An Bình trong hoạt động TTQT. Đề tài cũng đề ra những giải pháp để phát huy thế mạnh, giảm thiểu những yếu điểm để phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP An Bình. Dù vậy, đề tài vẫn chưa đánh giá về thị phần hoạt động TTQT nói chung và thị phần thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng, từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị phần của hoạt động này tại ngân hàng TMCP An Bình. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2004), “Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh Tế Đối Ngoại, số 7 (tháng 03/2004), trang 33-36. Bài nghiên cứu trên đã cung cấp hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở khoa học để các NHTM nói chung và NHCTVN nói riêng có thể vận dụng vào phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT khi phân tích và đánh giá hiệu quả của lĩnh vực này. 7. Đóng góp của đề tài
- XVIII Việc phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của NHCTVN có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển NHCTVN nói riêng mà với cả hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt nam ngày càng phát triển đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Để mở rộng và phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của NHCTVN luận văn sẽ phân tích và đánh giá năng lực tài chính, chiến lược phát triển, bộ máy tổ chức quản lý và điều hành, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động TTQT. Và luận văn có sự kết hợp giữa nhóm chỉ tiêu phản ánh thị phần của ngân hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị phần TTQT đối với hàng XK nói riêng, Từ đó, luận văn sẽ góp phần phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu góp phần mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các nhu cầu tài chính khác. Bên cạnh đó, đưa ra hướng đi nhằm hỗ trợ các hoạt động liên quan phát triển. Và thúc đẩy các hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động bảo lãnh, hoạt động Ngân hàng đại lý,... phát triển. Xây dựng và quản trị chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ TTQT cụ thể và dài hạn trên cơ sở nghiên cứu thị trường một cách khoa học và toàn diện. Hơn nữa, chú trọng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó, góp phần tăng thu nhập của NHCTVN. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
- 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch...trong đó quan hệ ngoại thương chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng trên thực tế, quan hệ mua bán giao dịch giữa các nước với nhau vì có sự khác biệt về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, cho nên việc thanh toán khó có thể tiến hành trực tiếp mà phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian là các ngân hàng với mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới. Hệ thống thông tin hiện đại của các ngân hàng đã phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại của thế giới. Thay mặt khách hàng các ngân hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Thông qua ngân hàng, cho dù là bất kỳ một khoản chi, thanh toán, T/T, chuyển vốn và lợi nhuận của các nhà sản xuất khẩu, của dân cư, các tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ thuộc các nước khác nhau đều được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Như vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan (Lê Phan Thị Diệu Thảo 2011) [10].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 847 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 598 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 402 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 343 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn