Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phương pháp xác định giá thị trường trong thanh tra giá chuyển nhượng ngành gia công hàng may mặc
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xác định các phương pháp phù hợp để xác định giá thị trường trong thanh tra giá chuyển nhượng đối với giao dịch may gia công cho công ty liên kết. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc áp dụng phương pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giá chuyển nhượng ngành may gia công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phương pháp xác định giá thị trường trong thanh tra giá chuyển nhượng ngành gia công hàng may mặc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------------------- NGUYỄN VĂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG NGÀNH GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------------------- NGUYỄN VĂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG NGÀNH GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC TẠI TP.HCM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
- MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. iv MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 6 1.1 Khái niệm về giá chuyển nhượng ............................................................6 1.2 Động cơ và tác động của việc định giá chuyển giao ...............................7 1.2.1 Động cơ....................................................................................................7 1.2.2 Tác động của việc định giá chuyển giao đối với quốc gia nhận đầu tư..9 1.3 Nguyên tắc giá thị trường ......................................................................10 1.3.1 Khái niệm...............................................................................................10 1.3.2 Các phương pháp xác định giá thị trường ............................................11 1.4 Quy định của một số quốc gia trong việc áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường .................................................................................18 1.4.1 Kinh nghiệm của Úc ..............................................................................18 1.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc ...............................................................21 1.5 Xu hướng trên thế giới về thanh tra giá chuyển nhượng .......................22 CHƯƠNG 2- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI GIAO DỊCH MAY GIA CÔNG CHO CÔNG TY LIÊN KẾT ........................... 25 2.1 Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.............................25 2.2 Quy định của Việt Nam liên quan đến định giá chuyển giao ................27 2.2.1 Các điều luật quy định chung ................................................................27 2.2.2 Quy định chi tiết.....................................................................................27 2.2.3 Các phương pháp xác định giá thị trường ............................................28 2.2.4 Yêu cầu đối với việc lưu giữ và cung cấp tài liệu, chứng từ về phương pháp xác định giá thị trường của giao dịch liên kết..............................28 2.3 Thực trạng khai báo thu nhập của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ...............................................................................................................29 2.4 Nghiên cứu các phương pháp xác định giá thị trường đối với ngành gia công hàng may mặc xuất khẩu trong thanh tra giá chuyển nhượng......30
- ii 2.4.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................30 2.4.2 Đặc điểm của hoạt động gia công hàng may mặc.................................31 2.4.3 Phân tích các hồ sơ thanh tra đã thực hiện...........................................32 Tổng cục thuế thực hiện .......................................................................................32 Ở cấp Cục thuế địa phương .................................................................................34 2.4.4 Phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn ý kiến các chuyên gia.........39 2.4.4.1 Kết quả khảo sát ....................................................................................39 2.4.4.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia ..............................................................41 2.5 Kết luận chương 2..................................................................................51 CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG NGÀNH MAY GIA CÔNG ........................................... 52 3.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................52 3.1.1 Mục tiêu .................................................................................................52 3.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp.........................................................................52 3.2 Một số giải pháp cụ thể..........................................................................52 3.2.1 Các giải pháp tổng thể...........................................................................52 3.2.1.1 Hình thành bộ phận chuyên về giá chuyển nhượng thuộc cơ quan thuế và tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện.........................................53 3.2.1.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu ..........................................................................55 Các thông tin thu thập cho cơ sở dữ liệu:............................................................56 3.2.1.3 Xây dựng nguyên tắc hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn áp dụng phương pháp xác định giá thị trường phù hợp nhất..............................60 3.2.1.4 Xây dựng tài liệu hướng dẫn về việc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường phù hợp...........................................................................62 3.2.1.5 Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng.............63 3.2.1.6 Bổ sung, hoàn thiện quy định ................................................................64 3.2.2 Một số giải pháp ưu tiên trong giai đoạn hiện nay để nâng cao khả năng thanh tra giá chuyển nhượng ngành gia công may tại TP.HCM .66 3.2.2.1 Hình thành bộ phận chuyên trách về giá chuyển nhượng.....................66 3.2.2.2 Thu thập thông tin của các công ty có hoạt động may gia công ...........66
- iii 3.2.2.3 Xây dựng quy trình hướng dẫn tìm kiếm các công ty độc lập tương đương .....................................................................................................67 3.2.2.4 Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các chuyên gia giá chuyển nhượng của các công ty kiểm toán và tư vấn ............................68 Kết luận chương 3 ................................................................................................70 PHỤ LỤC 1- Câu hỏi khảo sát............................................................................. 72 PHỤ LỤC 2- Bảng câu hỏi phỏng vấn ................................................................ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 76
- iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1 - Sơ đồ các bước lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp nhất của cơ quan thuế Úc -------------------------------------------- 20 Hình 1.2 - Tầm quan trọng của giá chuyển nhượng đối với các giám đốc thuế- Khảo sát của Enrst & Young 2007-2008 ------------------------------- 22 Bảng 2.1 - 20 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất giai đoạn 1988 – 2008 ----------------------------------------------------------- 25 Bảng 2.2 - Một số quốc gia, vùng lãnh thổ thiên đường về thuế đầu tư vào Việt Nam --------------------------------------------------------------------- 26 Bảng 2.3 - Kết quả thống kê tình trạng kê khai thu nhập một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM ------------------------------------- 30 Bảng 2.4 - Số lượng công ty có vốn đầu tư nước ngoài kê khai lỗ và có số lỗ lũy kế vượt nguồn vốn chủ sở hữu -------------------------------- 30 Bảng 2.5 - Tỷ lệ lựa chọn áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường - 40 Bảng 2.6 - Nguồn thu thập thông tin về đơn giá gia công ------------------------- 40 Bảng 2.7 - Nguồn thu thập thông tin tài chính của các công ty độc lập--------- 41 Bảng 3.1 - Danh mục ngành kinh tế Việt Nam -------------------------------------- 57 Bảng 3.2 - Trình tự lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường ------------- 61
- 1 MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Sự tăng trưởng của thương mại thế giới đã làm gia tăng tương ứng khối lượng hàng hoá, dịch vụ, và tài sản vô hình chuyển nhượng giữa các công ty liên kết, là những công ty được thành lập ở các nước khác nhau. Một trong những động cơ kinh tế đối với các tập đoàn đa quốc gia trong việc tránh thuế thông qua giá chuyển nhượng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận sau thuế của tập đoàn. Do đó, gần đây các cơ quan thuế đã tập trung nhiều hơn vào vấn đề giá chuyển nhượng quốc tế. Không nằm ngoài xu thế của thế giới và khu vực, đặc biệt kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cũng đã và đang tiếp nhận khối lượng ngày càng gia tăng các giao dịch giữa các tập đoàn đa quốc gia với các công ty con tại Việt Nam. Và dĩ nhiên Việt Nam cũng không tránh khỏi việc các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng giá chuyển nhượng để tránh thuế. Việt Nam đã có những quy định về việc thanh tra giá chuyển nhượng từ năm 1997 (Thông tư số 74/TC-TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên đến cuối năm 2005, quy định về giá chuyển nhượng mới tương đối hoàn chỉnh, được quy định trong Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính. Và nhằm hoàn thiện hơn các quy định về giá chuyển nhượng, ngày 22/4/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC thay thế Thông tư 117. Các quy định của Thông tư 66 về cơ bản tương đồng với các hướng dẫn của OECD về xác định giá chuyển nhượng. Ngành thuế đang bức xúc và đối đầu với tình trạng kê khai lỗ liên tục, lỗ đến mức âm vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất của một số công ty, chủ yếu là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành may mặc. Trong thời gian từ 2007-2009, hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng của cơ quan thuế đã bắt đầu được triển khai, và do mới bắt đầu thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Cùng với việc củng cố quy định pháp lý bằng việc ban hành
- 2 Thông tư 66/2010/TT-BTC vào tháng 4/2010, ngành thuế đang chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra giá chuyển nhượng trong giai đoạn hiện nay, tập trung vào các công ty may mặc kê khai lỗ liên tục. Một trong những vấn đề then chốt trong việc thanh tra giá chuyển nhượng là việc áp dụng nguyên tắc giá thị trường theo các phương pháp xác định cụ thể. Quy định của Việt Nam dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra 5 phương pháp cụ thể để xác định giá thị trường với yêu cầu áp dụng mỗi phương pháp khác nhau. Với đặc trưng của hoạt động may gia công và điều kiện thông tin dữ liệu hiện có, cơ quan thuế cần xem xét lựa chọn áp dụng phương pháp xác định giá thị trường nào là phù hợp. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp xác định giá thị trường trong thanh tra giá chuyển nhượng ngành gia công hàng may mặc” 2- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xác định các phương pháp phù hợp để xác định giá thị trường trong thanh tra giá chuyển nhượng đối với giao dịch may gia công cho công ty liên kết. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc áp dụng phương pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giá chuyển nhượng ngành may gia công. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các giao dịch may gia công cho các công ty liên kết trong ngành gia công hàng may mặc xuất khẩu, các phương pháp xác định giá thị trường thường được áp dụng. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra đối với ngành may mặc do Cục thuế TP.Hồ Chí Minh thực hiện, thời kỳ nghiên cứu từ năm 2007 – 2009. 4- Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng các phương pháp sau đây - Tiếp cận các lý thuyết về giá chuyển nhượng, nguyên tắc xác định giá thị
- 3 trường và các phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng - Mô tả đặc điểm của giao dịch may gia công cho công ty liên kết - Phân tích một số hồ sơ thanh tra giá chuyển nhượng các công ty may gia công cho các công ty liên kết do Cục thuế TP.Hồ Chí Minh thực hiện - Tham khảo, phân tích ý kiến của các chuyên gia trong ngành thuế và trong các công ty tư vấn kiểm toán về điều kiện và ưu nhược điểm của từng phương pháp xác định giá thị trường khi áp dụng cho các giao dịch may gia công cho công ty liên kết - Tổng hợp các nội dung nghiên cứu nêu trên để đưa ra phương pháp phù hợp cho việc xác định giá thị trường đối với giao dịch may gia công cho các công ty liên kết. 5- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng là hoạt động tương đối phức tạp và còn mới lạ đối với cơ quan thuế Việt Nam, kể cả một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Cục thuế TP.Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác thanh tra giá chuyển nhượng, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp khai lỗ liên tục trong đó ngành may gia công là ngành đứng hàng đầu trong các nhóm ngành khai lỗ liên tục, nhưng công ty vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư. Việc nghiên cứu tìm hiểu phương pháp xác định giá thị trường nào là phù hợp đối với giao dịch may gia công cho công ty liên kết khi thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 6- Những điểm nổi bật của đề tài Luận văn đã tổng hợp, phân tích đặc điểm, điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm của từng phương pháp xác định giá thị trường đối với các giao dịch liên
- 4 kết, đồng thời nêu được các kinh nghiệm của các quốc gia trong việc lựa chọn áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường. Trên cơ sở mô tả đặc điểm của ngành may gia công, các ưu nhược điểm của từng phương pháp và tổng hợp ý kiến các chuyên gia, phương pháp xác định giá thị trường phù hợp khi thanh tra giá chuyển nhượng đối với giao dịch may gia công cho công ty liên kết đã được xác định. Từ đó luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp để cơ quan thuế có thể nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao năng lực thanh tra giá chuyển nhượng nói chung và ngành gia công hàng may mặc nói riêng. 7- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương với nội dung được tóm tắt như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 1 giới thiệu tổng quan lý thuyết về giá chuyển nhượng trong các giao dịch giữa các công ty có quan hệ liên kết, động cơ của việc định giá chuyển giao và các tác động đối với nước nhận đầu tư. Các phương pháp xác định giá thị trường được nhiều nước trên thế giới công nhận và áp dụng theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng được trình bày ở phần này, cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp, nguyên tắc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. - Chương 2: Các phương pháp xác định giá thị trường đối với hoạt động gia công hàng may mặc tại Việt Nam Phần đầu của chương 2 sơ nét về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đánh giá tổng quát tình hình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.Hồ Chí Minh, các quy định của Việt Nam về xác định giá chuyển nhượng trong các giao dịch giữa các công ty có quan hệ liên kết. Nội dung chính của chương 2 là mô tả đặc điểm của hoạt động may gia công, phân tích một số hồ sơ thanh tra giá chuyển nhượng các công ty may gia công hàng may mặc do Cục thuế Hồ Chí Minh thực hiện và phân tích
- 5 kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia liên quan đến việc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường. - Chương 3: Giải pháp hỗ trợ việc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường trong hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng ngành may gia công Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh tra, tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia và kinh nghiệm của các nước, một số giải pháp được đề xuất ở chương này với mục tiêu nhằm hỗ trợ cho áp dụng phương pháp xác định giá thị trường phù hợp và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giá chuyển nhượng ngành gia công may
- 6 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về giá chuyển nhượng Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – viết tắt là OECD), “giá chuyển nhượng (transfer prices) là giá hàng hoá, dịch vụ hoặc tài sản vô hình mà một bên xác định khi bán cho bên con hoặc bên liên kết khác” [12] Theo định nghĩa từ Wikipedia [12], “định giá chuyển giao” (transfer pricing) là việc xác định giá hàng hoá (hữu hình hoặc vô hình), dịch vụ được chuyển dịch trong nội bộ một tổ chức. Ví dụ như hàng hoá từ bộ phận sản xuất có thể được bán cho bộ phận kinh doanh (bộ phận marketing) hay hàng hoá từ công ty mẹ có thể được bán cho công ty con ở nước ngoài (foreign subsidiary). Do giá chuyển nhượng được thiết lập trong nội bộ của một tổ chức (có nghĩa là có sự kiểm soát) nên các cơ chế thị trường hình thành giá chuyển nhượng các giao dịch tương tự với công ty thứ ba có thể không được áp dụng. Việc lựa chọn giá chuyển nhượng tác động đến lợi nhuận trong từng bộ phận của một công ty. Như vậy khái niệm giá chuyển nhượng luôn gắn liền với các giao dịch giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức hay các công ty có mối quan hệ liên kết. Một số đặc trưng của định giá chuyển giao: Gắn liền với các giao dịch giữa các công ty có mối quan hệ liên kết Có thể không phản ánh giá trị thực của giao dịch Có thể diễn ra trong các giao dịch liên kết xuyên biên giới hoặc trong phạm vi một quốc gia Không làm tăng tổng lợi nhuận của toàn công ty Các công ty có mối quan hệ liên kết Hành vi định giá chuyển giao diễn ra trong các giao dịch giữa các công ty có quan hệ liên kết. Theo Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa
- 7 trốn lậu thuế của OECD, các công ty được coi là có quan hệ liên kết khi: + Một công ty của một nước ký kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một công ty của nước ký kết kia, hoặc + Các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một công ty của nước ký kết và vào một công ty của nước ký kết kia. Khái niệm các công ty liên kết theo OECD để áp dụng nguyên tắc giá thị trường được áp dụng ở phạm vi giữa các quốc gia. Một số nước đưa ra khái niệm giao dịch liên kết bao gồm cả các giao dịch liên kết diễn ra trong nước (Trung Quốc, Việt Nam) 1.2 Động cơ và tác động của việc định giá chuyển giao 1.2.1 Động cơ Theo Horngren, T.Charles, Sundem, L.Gary., and Stratton, O.William (2004), Introduction to Management Accounting, Thirteenth Edition, Pearson, Prentice Hall Inc, p.440 [8], về góc độ kinh doanh, xác định giá chuyển nhượng là một công cụ quản trị của một công ty đa quốc gia. Các nhà quản trị của một công ty đa quốc gia có thể sử dụng giá chuyển nhượng của các giao dịch nội bộ làm công cụ đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị bộ phận trong công ty. Các nhà quản lý các đơn vị bộ phận trong công ty được đặt trong tình trạng phải đưa ra các quyết định hợp lý nhất về việc mua hay bán các sản phẩn hàng hoá, dịch vụ trong nội bộ hay từ bên ngoài để có thể tối đa hoá lợi nhuận của bộ phận mình. Kết quả là hiệu quả kinh doanh đạt được bởi từng đơn vị bộ phận sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty tăng lên. Theo OECD [12], về góc độ thuế, đối với người nộp thuế và cơ quan thuế thì giá chuyển nhượng có ý nghĩa quan trọng bởi vì giá chuyển nhượng quyết định phần lớn thu nhập và chi phí - và kết quả là lợi nhuận chịu thuế - của các công ty liên kết trong các chế độ thuế khác nhau. Giá chuyển nhượng là công cụ để một công ty đa quốc gia tối thiểu hoá nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp,
- 8 tối đa hoá lợi nhuận sau thuế của toàn công ty bằng cách chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp hoặc bằng 0 (hoặc trong phạm vị một quốc gia thì chuyển lợi nhuận từ các công ty đang hưởng ưu đãi về thuế thu nhập sang các công ty không có ưu đãi). Ngoài ra, hành vi định giá chuyển giao còn nhắm đến một số động cơ như sau: – Vô hiệu hoá các quy định kiểm soát ngoại hối. Nếu một quốc gia có những quy định hạn chế việc chuyển lợi nhuận từ một công ty con về công ty mẹ ở nước ngoài thì có thể vượt qua rào cản này bằng cách công ty mẹ định giá cao các khoản thanh toán thương mại như tiền bản quyền, lãi cho vay, chi phí quản lý,… – Tránh yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá của nước nhận đầu tư, thông qua việc định giá thấp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu nhằm giảm tỷ lệ vật tư nguyên liệu nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hoá – Bù đắp những biến động về ngoại hối. Sự không ổn định của đồng tiền, các yêu cầu về cân đối ngoại tệ, các hạn chế trong việc tiếp cận nguồn ngoại tệ,… đã làm gia tăng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại nước chủ nhà. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để các công ty đa quốc gia xác định giá chuyển nhượng nhằm chuyển lợi nhuận từ đồng tiền yếu sang đồng tiền mạnh – Áp lực cạnh tranh, thâm nhập thị trường. Thông qua việc định giá chuyển nhượng, các công ty trong cùng tập đoàn có thể xác định mức giá “lý tưởng” trong tập đoàn nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. – Chuyển lợi nhuận từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán sang các công ty tư nhân và tối đa hoá lợi ích của cổ đông lớn bằng sự trả giá của các cổ đông nhỏ. – Đối phó với yêu cầu tăng lương của người lao động thông qua việc cố tình
- 9 che giấu lợi nhuận thực của công ty. 1.2.2 Tác động của việc định giá chuyển giao đối với quốc gia nhận đầu tư Theo sách giáo khoa chuyên ngành của BPP (năm 2006), Quản trị hiệu quả kinh doanh (“BPP Professional Education (2006), Paper 3.3 Performance Management”) [4], việc định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia có những tác động đến quốc gia nhận đầu tư như sau: – Vốn nước ngoài có thể bị chuyển dần ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư – Thất thu thuế – Tạo ra một sự độc quyền về nhãn hiệu sản phẩm từ chính sách bán hạ giá sản phẩm đầu ra, đẩy các công ty cạnh tranh trong nước vào thế bất lợi. – Sự thua lỗ của các liên doanh - công ty con làm giảm sự tham gia của đối tác trong nước dẫn đến tình trạng mất vốn, công ty mẹ thôn tính hoàn toàn. – Trong dài hạn, định giá chuyển giao sẽ làm thay đổi đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, tăng sự phụ thuộc của nước tiếp nhận đầu tư vào các công ty đa quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến các điều khoản thương mại và cán cân thanh toán quốc gia. Nhằm kiểm soát vấn đề định giá chuyển giao, hiện nay có hai hệ thống được sử dụng để phân bổ lợi nhuận giữa các công ty có mối quan hệ liên kết: nguyên tắc giá thị trường (Arm’s Length Priciple – ALP) và nguyên tắc phân chia theo một công thức định trước (Formulary Apportionment – FA). Theo Hamaekers, Hubert, “Introduction to Transfer pricing”, Sec 4, in Tax Treatment of Transfer Pricing, IHBD Tranfer Pricing Database, and loose-leaf publication, 2009 [7], nguyên tắc FA xem một công ty đa quốc gia hay một bộ phận trong công ty đa quốc gia như một thực thể đơn lẻ (a single entity) trên cơ sở kết quả kinh doanh hợp nhất, và FA thực hiện phân bổ - theo một công thức định sẵn - một phần kết quả hợp nhất của cả công ty hay của một bộ phận cho các đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh ở những nơi có chế độ thuế khác
- 10 nhau. Nguyên tắc này được áp dụng ở một số nước liên bang như Hoa Kỳ, Canada và Thụy Sĩ để phân bổ kết quả trên toàn liên bang của một công ty đa quốc gia cho từng đơn vị thành viên có hoạt đông kinh doanh ở các bang. Uỷ ban châu Âu cũng đang nghiên cứu để đưa nguyên tắc FA vào Cơ sở Thuế thu nhập hợp nhất (Common Consolidated Corporate Tax Base) để phân bổ thu nhập của các công ty đa quốc gia ở EU trên cơ sở kết quả hợp nhất của cả công ty [6] Tuy nhiên, theo OECD và hầu hết các nước thành viên OECD kể cả các nước không phải thành viên của OECD không công nhận việc áp dụng nguyên tắc FA trên toàn cầu vì cho rằng nguyên tắc này không phản ánh tình trạng kinh tế của các thành viên trong một công ty đa quốc gia. Nguyên tắc "giá thị trường" hay "nguyên tắc giao dịch độc lập" (arm's length principle) là nguyên tắc được các tổ chức quốc tế, công ty và các cơ quan thuế áp dụng phổ biến để xác định tính hợp lý của các giao dịch liên kết nhằm ngăn chặn hành vi định giá chuyển giao và bảo vệ cơ sở tính thuế (nguồn thu). 1.3 Nguyên tắc giá thị trường 1.3.1 Khái niệm Theo Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế của OECD (The OECD Model Tax Convention), tại điều 9 có quy định “[Khi] điều kiện được đưa ra hoặc áp đặt giữa ... hai xí nghiệp liên kết trong mối quan hệ thương mại hoặc tài chính khác với những điều kiện được đưa ra giữa các xí nghiệp độc lập, lúc đó mọi khoản lợi tức mà một xí nghiệp có thể thu được nếu có những điều kiện trên nhưng nay vì những điều kiện này mà xí nghiệp đó không thu được, sẽ vẫn bị tính vào các khoản lợi tức của xí nghiệp đó và bị đánh thuế tương ứng” [14] Nguyên tắc giá thị trường là nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết tương đương với mức giá nếu giao dịch đó được tiến hành theo thoả thuận khách quan giữa các công ty không có quan hệ liên kết. Nhiều quốc gia thừa nhận nguyên tắc giá thị trường do nguyên tắc này
- 11 đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý thuế đối với các công ty đa quốc gia. Nguyên tắc giá thị trường đặt các công ty liên kết và các công ty độc lập trên cơ sở quan hệ bình đẳng hơn cho mục đích thuế, ngăn ngừa việc tạo ra các thuận lợi hay bất lợi về thuế. Hầu hết các nước phát triển đều có các điều luật quy định xác định giao dịch giữa các công ty liên kết đều phải trên cơ sở nguyên tắc giá thị trường, như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Canada,… Ở châu Á, một số nước có quy định trong luật như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam,… 1.3.2 Các phương pháp xác định giá thị trường Hướng dẫn của OECD đưa ra 5 phương pháp xác định giá thị trường: Các phương pháp truyền thống (Traditional transaction methods): - Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable Uncontrolled Price- CUP) - Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method- RPM) - Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method- CPM) Các phương pháp dựa trên lợi nhuận (Transational profit methods): - Phương pháp lợi nhuận thuần (Transactional Net Margin Method-) - Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method- PSM) Nguyên tắc xác định giá thị trường của OECD không yêu cầu áp dụng nhiều hơn một phương pháp. Vì vậy, người nộp thuế và cơ quan thuế không phải thực hiện việc phân tích so sánh theo yêu cầu của các phương pháp khác ngoài phương pháp lựa chọn. Các phương pháp truyền thống được ưu tiên áp dụng; các phương pháp dựa trên lợi nhuận được áp dụng khi không thể có dữ liệu hoặc dữ liệu không đủ tin cậy để có thể áp dụng các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên trong thực tế, các phương pháp dựa trên lợi nhuận được sử dụng một cách rộng rãi. Trong dự thảo hướng dẫn mới của OECD, OECD đưa ra nguyên tắc lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp nhất. Theo Nguyen Tan Phat,
- 12 Transfer Pricing, The Vietnamese System in the Light of the OECD Guidelines and the Systems in certain Developed and Developing Countries, JIBS Dissertion Series No. 061 [11] , nguyên tắc này hiện nay đang được Mỹ và một số quốc gia khác áp dụng. Khi phương pháp CUP và các phương pháp khác có thể áp dụng theo những cách thức đáng tin cậy như nhau thì phương pháp CUP sẽ được ưu tiên áp dụng. Trường hợp các phương pháp truyền thống và các phương pháp dựa trên lợi nhuận có thể áp dụng theo những cách thức đáng tin cậy như nhau thì các phương pháp truyền thống sẽ được ưu tiên áp dụng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất dựa trên 4 tiêu chuẩn như sau: Ưu, nhược điểm của từng phương pháp; Bản chất của giao dịch liên kết, được xác định qua phân tích chức năng; Khả năng tìm kiếm thông tin tin cậy và hợp lý để áp dụng cho phương pháp đã chọn hoặc phương pháp khác Mức độ có thể so sánh, bao gồm độ tin cậy của bất kỳ sự điều chỉnh cần thiết. 1.3.2.1 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable Uncontrolled Price- CUP) Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp so sánh giữa mức giá trong các giao dịch liên kết và mức giá được sử dụng trong các giao dịch độc lập trong các điều kiện tương đương có thể so sánh. Nếu có sự khác biệt trong hai mức giá trên thì điều này có thể cho thấy mối quan hệ thương mại hay tài chính của hai công ty liên kết trong giao dịch không theo nguyên tắc thị trường. Trong trường hợp này, giá của giao dịch độc lập sẽ được sử dụng để thay thế cho giá giao dịch giữa các công ty liên kết. Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này khi thoả mãn một trong hai điều kiện: - Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các công ty thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm;
- 13 - Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm nhưng các khác biệt này đã được loại trừ. Một khi có thể xác định được giao dịch độc lập để so sánh (thoả mãn một trong hai điều kiện nêu trên) thì phương pháp CUP được xem là phương pháp trực tiếp và tin cậy nhất khi áp dụng nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy phương pháp CUP được được cho là thích hợp hơn các phương pháp khác Theo PricewaterhouseCoopers, International Transfer Pricing 2009, p.25 [15], trong thực tế, rất khó có thể tìm kiếm các giao dịch độc lập có điều kiện hoàn toàn tương đồng với giao dịch cần so sánh mà không có sự khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá của giao dịch. Vì vậy cần có sự điều chỉnh các yếu tố khác nhau trưóc khi xác định giá thị trường. Các điều chỉnh có thể thực hiện để loại trừ sự khác nhau về điều kiện giao dịch, khối lượng sản phẩm giao dịch và thời điểm diễn ra giao dịch; trong khi đó, các khác biệt về chất lượng sản phẩm, vị trí địa lý của thị trường, cấp độ thị trường, số lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến giao dịch thường khó hoặc không thể thực hiện điều chỉnh được. 1.3.2.2 Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method- RPM) Phương pháp này xác định giá thị trường của một giao dịch bằng cách khấu trừ một tỷ suất lợi nhuận gộp nhất định từ giá bán cho một công ty thứ ba. Tỷ suất lợi nhuận đó phản ánh số lợi nhuận mà một công ty kinh doanh thương mại sẽ thu được để trang trải các khoản chi phí bán hàng và chi phí hoạt động khác của mình xét theo chức năng hoạt động, tài sản được sử dụng và rủi ro gánh chịu, và thu được mức lợi nhuận hợp lý Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho công ty độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ công ty liên kết. Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này khi thoả mãn một trong hai điều kiện: - Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các công ty
- 14 thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán; - Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán nhưng các khác biệt này đã được loại trừ. So với phương pháp CUP, khi thực hiện phân tích so sánh với giao dịch độc lập cần ít sự điều chỉnh hơn để loại bỏ sự khác biệt của sản phẩm, bởi vì một sự khác biệt nhỏ của sản phẩm ít có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp hơn so với mức độ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp RPM, việc phân tích so sánh chú trọng đến sự khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản sử dụng và rủi ro gánh chịu. Tuy nhiên theo Miyatake, Toshio, (2007) “Transfer Pricing and Intangibles”, Gerneral Report, International Fiscal Association, Vol.92 A, 2007, p.32-33 [10], phương pháp này có thể không phù hợp trong trường hợp giá bán của sản phẩm được cộng thêm một giá trị đáng kể, đặc biệt là các giá trị vô hình độc nhất bởi vì thường rất khó tìm được những người bán khác để thiết lập tỷ lệ lợi nhuận gộp phù hợp. 1.3.2.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method- CPM) Theo phương pháp này, giá thị trường được xác định bằng chi phí phát sinh của nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong giao dịch liên kết với công ty liên kết cộng với mức lợi nhuận thích hợp, dựa trên tỷ suất lợi nhuận mà các công ty độc lập cộng vào giá vốn hoặc giá thành hàng hoá, dịch vụ trong các giao dịch độc lập tương đương. Theo OECD [12], phương pháp này được áp dụng phù hợp cho các hoạt động mua bán bán thành phẩm (semi-finished products), hoạt động cung cấp dịch vụ của các công ty liên kết, hoặc khi các bên ràng buộc, liên kết với nhau bởi các thoả thuận mua bán dài hạn. Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này khi thoả mãn một trong hai điều kiện:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 833 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
26 p | 420 | 143
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên
188 p | 283 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum
26 p | 185 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn