Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý kinh phí Ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại - Trường hợp tỉnh Kiên Giang
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua; tìm hiểu nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý kinh phí Ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại - Trường hợp tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TÔ THỊ HỒNG THỦY QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI: TRƯỜNG HỢP TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TÔ THỊ HỒNG THỦY QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI: TRƯỜNG HỢP TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp cá nhân tôi thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được tôi sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. Kiên Giang, ngày …. tháng ….. năm 2017 Tác giả luận văn ……………………..
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC - HÌNH - SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ .............................................................1 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 2. Mục tiêu thực hiện đề tài ..............................................................................2 3. Câu hỏi cần trả lời ........................................................................................2 4. Phạm vi thu thập dữ liệu, đối tượng xem xét và phương pháp tiếp cận..2 4.1. Phạm vi thu thập dữ liệu ..............................................................................2 4.2. Đối tượng xem xét và phương pháp tiếp cận ...............................................3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ....................................................................4 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................4 2.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................5 2.1.1 Ngân sách nhà nước ...................................................................................5 2.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước .....................................................................6 2.2. Lý thuyết về quản lý ngân sách nhà nước ...............................................9 2.2.1. Quản lý ngân sách theo hạn mục ..............................................................9 2.2.3. Quản lý ngân sách thực hiện ...................................................................11 2.2.4. Quản lý ngân sách theo đầu ra ................................................................13
- 2.2.4.2. Mục đích của quản lý ngân sách theo đầu ra .......................................16 2.2.4.3. Ý nghĩa của quản lý ngân sách theo đầu ra .........................................16 2.2.5. Quản lý ngân sách theo kết quả ..............................................................17 2.3 Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý kinh phí NSNN.....................18 Tài chính trong cơ quan nhà nước được hiểu là những hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảm hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đồng thời để thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao phó. ............................................................................................................................18 2.3.1 Khung pháp lý chung về quản lý kinh phí NSNN ...................................18 2.3.2. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý kinh phí NSNN cho hoạt động đối ngoại ....................................................................................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................21 3.2. Đặc trưng cơ bản của quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra ............24 3.3. Vai trò của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ..............24 3.4. Phương pháp luận xác định các đầu ra .................................................27 3.4.1. Xác định chi tiết các đầu ra .....................................................................27 3.4.2. Đo lường đầu ra trong chi tiêu công .......................................................28 3.5. Những nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho hoạt động đối ngoại..........................................................................................................................30 3.5.1. Cơ chế quản lý ........................................................................................30 3.6. Hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh .....................................32 3.6.1. Vai trò của hoạt động đối ngoại tại địa phương .....................................32 3.6.2. Nội dung hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh .......................32 3.6.3. Nhiệm vụ chi hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh.................33
- 3.6.5. Cơ sở pháp lý cho quản lý chi NSNN cho hoạt động đối ngoại .............34 3.6.6. Đặc điểm của quản lý kinh phí NSNN cho hoạt động đối ngoại............35 3.7. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại ..36 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TẠI KIÊN GIANG....39 4.1. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang ...............................................................39 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ...................39 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015. ......40 4.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội đến quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang ...............................42 4.2. Đánh giá hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang từ 2011 đến 2015 43 4.2.1. Công tác tổ chức quản lý đoàn ra, đoàn vào ...........................................45 4.2.2. Công tác quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ...............................................47 4.2.3. Công tác ngoại giao văn hóa ...................................................................48 4.2.4. Công tác lãnh sự .....................................................................................48 4.2.5. Hoạt động phân giới cắm mốc và quản lý biên giới. .............................50 4.2.6. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài .................................................51 4.2.7. Công tác đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân các tỉnh giáp biên ..........53 4.2.8. Công tác quản lý hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ..........................................................................................................................54 4.3. Thực trạng quản lý kinh phí NSNN cấp cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 ....................................................................57 4.3.1. Công tác lập dự toán kinh phí cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................58
- 4.3.2 Quá trình duyệt dự toán ...........................................................................59 4.3.3. Quá trình chấp hành kinh phí NSNN cho hoạt động đối ngoại theo kế hoạch được phê duyệt................................................................................................61 Số liệu chi thường xuyên theo khoản mục từ 2011 đến 2015 ..........................65 4.3.4. Quá trình quyết toán kinh phí NSNN cho hoạt động đối ngoại tỉnh Kiên Giang ...............................................................................................................67 4.4. Đánh giá ưu nhược điểm của quản lý chi ngân sách cho hoạt động đối ngoại tại tỉnh Kiên Giang .......................................................................................67 4.4.1. Ưu điểm ..................................................................................................70 4.4.2. Tồn tại, hạn chế .......................................................................................70 4.4.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế ............................................................71 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..............................................................................73 5.1. Tóm tắt quá trình nghiên cứu .................................................................73 5.2. Khuyến nghị chính sách ..........................................................................74 5.2.1. Đối với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Kiên Giang ..........74 5.2.2. Đối với Sở Ngoại vụ ...............................................................................75 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................77
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐNTW : Ban đối ngoại trung ương BTC : Bộ tài chính HD : Hướng dẫn HĐND : Hội đồng nhân dân KH : Kế hoạch KQĐR : Kết quả đầu ra NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NSNN : Ngân sách nhà nước NSTTT : ngân sách theo chương trình NVNONN : người Việt Nam ở nước ngoài OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QĐ : Quyết định QH : Quốc hội TT : Thông tư TTg : Thủ tướng TTLT : Thông tư liên tịch TU : Tỉnh ủy TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân UNO : Tổ chức liên hiệp quốc
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. So sánh giữa lập ngân sách theo kết quả đầu ra với lập ngân sách theo khoản mục .........................................................................................................25 Bảng 3.2. Các tiêu chí xác định một đầu ra ......................................................27 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm ..........................................41 Bảng 4.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế qua các năm ...............................41 Bảng 4.3: Số liệu thống kê đoàn ra nước ngoài ................................................45 Bảng 4.4: Số liệu thống kê đoàn vào ................................................................46 Bảng 4.5: Số liệu thống kê ngư dân tỉnh Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ....49 Bảng 4.6: Số lượng người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài ....................51 Bảng 4.7: Số lượng người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài ....................52 Bảng 4.8: Tình hình chi trả kiều hối lũy kế ......................................................53 Bảng 4.9: Số liệu thống kê nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ. .....54 Bảng 4.10. So sánh báo cáo quyết toán kinh phí đối ngoại và báo cáo kết quả công tác hằng năm của Sở Ngoại vụ .........................................................................61 Bảng 4.11. Chi thường xuyên cho hoạt động đối ngoại từ 2011 đến 2015 ......63 Bảng 4.12. Chi thường xuyên theo từng khoản mục từ 2011 đến 2015 ...........65
- DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ Hình 2.1. Quy trình lập ngân sách theo đầu ra .................................................13 Hình 2.2. Quy trình chiến lược lập ngân sách theo đầu ra ...............................15 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình quản lý nguồn lực theo lập ngân sách theo kết quả đầu ra .........................................................................................................................26 Hình 4.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Kiên Giang ................................................39 Hình 4.2. Biến động giữa ngân sách được duyệt và ngân sách thực chi ..........63
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh Thế giới ngày càng có nhiều biến động, bất ổn về chính trị, kinh tế, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á, các vấn đề phức tạp về tình hình biển Đông, hải đảo và những vấn đề về Triều Tiên với Hoa Kỳ đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, thì việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết, mỗi quốc gia cần phải khai thác được tiềm năng và thế mạnh trong quan hệ quốc tế. Điều này có nghĩa là, đối ngoại đã trở thành một trong những công cụ quan trọng được sử dụng nhiều trong chính sách thúc đẩy quan hệ quốc tế và có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động ngoại giao của mọi quốc gia trên thế giới. Kiên Giang là tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng-an ninh; có đường biên giới trên bộ và trên biển khá dài, tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực; là một trong những cửa ngõ giao lưu của nước ta với các nước trong khối ASEAN. Thời gian qua, hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh đạt một số kết quả, tiến bộ: Mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực và các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài...Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia truyền thống, hợp tác liên doanh trên một số lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh; đặc biệt là quan hệ với các tỉnh giáp biên của Campuchia, giải quyết ổn định các vụ việc phát sinh khu vực biên giới, vùng biển. Đối ngoại nhân dân có bước phát triển, quan hệ hợp tác với trên 30 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần thiết thực giải quyết một số vấn đề về kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… Để thực hiện hoạt động đối ngoại, cần phải có nguồn lực tài chính. Từ năm 2011 đến 2015, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước (NSNN) đã chi ra 6,5 tỷ đồng cho hoạt động đối ngoại của Kiên Giang. Tuy nhiên, theo cảm nhận của bản thân, việc quản lý NSNN cho hoạt động đối ngoại vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế,
- 2 chính sách. Cụ thể, năm 2015 NSNN đã phân bổ cho kinh phí đối ngoại bình quân năm là 6 đến 7 tỷ đồng cho đoàn ra và đoàn vào, phục vụ nhu cầu đi xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, học tập kinh nghiệm, riêng tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài gần 3 tỷ đồng nhưng hiệu quả mang lại không cao, không áp dụng được vào thực tiễn địa phương gây lãng phí nguồn NSNN. Việc quản lý các nguồn viện trợ từ các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào các dự án các địa phương trong tỉnh chưa hiệu quả. Nhiều trường hợp phải chi ra hàng tỷ đồng cho công tác bảo hộ công dân đánh cá vi phạm đánh bắt trái phép trên vùng biển của nước lân cận. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý kinh phí Ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại: trường hợp tỉnh Kiên Giang”, làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu thực hiện đề tài Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua; tìm hiểu nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3. Câu hỏi cần trả lời Công tác quản lý kinh phí NSNN cho hoạt động đối ngoại tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 có những ưu, nhược điểm nào? Giải pháp nào có thể giúp hoàn thiện công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới (giai đoạn 2016-2020)? 4. Phạm vi thu thập dữ liệu, đối tượng xem xét và phương pháp tiếp cận 4.1. Phạm vi thu thập dữ liệu Thời gian: Từ năm 2011 đến 2015 Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Kiên Giang.
- 3 4.2. Đối tượng xem xét và phương pháp tiếp cận Đối tượng xem xét: Thực trạng công tác quản lý nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang. Phương pháp tiếp cận: Phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức và chuyên viên liên quan đến quản lý và sử dụng kinh phí NSNN cho hoạt động đối ngoại của tỉnh để tìm hiểu chi tiết về quy trình quản lý, phương thức quản lý, quan điểm đánh giá về ưu nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến những ưu nhược điểm trong công tác quản lý kinh phí NSNN cho hoạt động ngoại giao của tỉnh Kiên Giang. Đối chiếu kết quả phỏng vấn với lý thuyết quản lý ngân sách theo đầu ra và kết quả để đánh giá và đưa ra kết luận về ưu nhược điểm của công tác quản lý kinh phí NSNN đối ngoại của tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình đánh giá, số liệu thống kê, số liệu trong các báo cáo quyết toán thu, chi NSNN cho hoạt động đối ngoại của Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang, Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính được sử dụng phân tích để minh chứng cho một số nhận định được đưa ra trong đề tài. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: khảo sát hệ thống quản lý ngân sách và hệ thống cơ sở dữ liệu về dự toán và tình hình thực hiện chi NSNN cho hoạt động đối ngoại tại tỉnh Kiên Giang. Kế thừa các báo cáo tổng kết về công tác đối ngoại và chi NSNN cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu, tài liệu: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp và phân tích số liệu ban đầu bằng cách tính toán các chỉ tiêu thống kê thể hiện các chỉ số đặc trưng của hệ thống dữ liệu liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê phân tích để tính toán các chỉ tiêu thể hiện sự biến động theo thời gian của các trị số quan sát để làm rõ tầm quan trọng, xu thế biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
- 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích rõ thực trạng công tác quản lý kinh phí đối ngoại tại tỉnh Kiên Giang, cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong thời gian qua, đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế. Từ đó đề ra các giải pháp để tăng cường công tác quản lý việc sử dụng nguồn kinh phí đối ngoại của tỉnh trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các từ viết tắt và các đồ thị, phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu vấn đề Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại Chương 3 Khung phân tích Chương 4: Phân tích thực trạng quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại tại Kiên Giang Chương 5: Kết luận
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1 Ngân sách nhà nước Cụm từ “ngân sách” có nguồn gốc xuất xứ từ các nước phương Tây (Tây Âu và Bắc Mỹ) trong thời kỳ công nghiệp hóa vào thế kỷ 18 và 19. Thuật ngữ “ngân sách: bouge, bougette có nguồn gốc từ một tiếng Pháp cổ, sau đó được đọc là “budget” trong tiếng Anh, với nghĩa là chiếc túi của nhà vua chứa những khoản tiền để dùng cho những khoản chi tiêu công cộng. Lúc bấy giờ, những khoản chi tiêu cho mục đích công cộng, phục vụ dân sinh và các khoản chi tiêu phục vụ hoàng gia được sử dụng chung nguồn ngân sách này và không có sự phân biệt rõ ràng. Từ khi Nhà nước ra đời, nền kinh tế hàng hóa phát triển, giai cấp tư sản đã yêu cầu cần phải có tách biệt rõ ràng các khoản chi tiêu phục vụ hoạt động của nhà nước và các khoản chi tiêu của cá nhân trong bộ máy nhà nước từ nguồn ngân sách chung. Từ đó thuật ngữ “Ngân sách nhà nước (NSNN)” được hình thành và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Đầu thế kỷ 20, cụm từ “budget” được du nhập vào nước ta và được giới trí thức người Việt tây học đương thời dịch là “ngân sách” (viết theo lối chữ Nho của Triều đình nhà Nguyễn khi đó được hiểu là dự kiến thu chi quỹ bằng tiền. Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm về NSNN do các cách tiếp cận khác nhau của nhiều tác giả. Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định củamột chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là ngân sách Nhà nước. Theo quan điểm của các nước hiện nay, “ngân sách” là một tài liệu tài chính sử dụng để “dự toán” các khoản thu nhập và chi tiêu trong tương lai (A budget is a financial document used to project future income and expenses1 của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nước. Trong đó: 1 Nguồn: https://www.e-conomic.co.uk/accountingsystem/glossary/budget)
- 6 (i) Ngân sách cá nhân là một “kế hoạch” (dự toán) tài chính mà phân bổ thu nhập cá nhân trong tương lai đối với các chi phí, tiết kiệm và trả nợ. (ii) Ngân sách của các tổ chức doanh nghiệp là một biểu thức định lượng của một kế hoạch (dự toán) cho một thời gian xác định. Nó có thể bao gồm doanh số bán hàng theo kế hoạch và các khoản thu, số lượng tài nguyên, chi phí và chi phí, tài sản, công nợ và dòng tiền. Nó thể hiện các kế hoạch chiến lược của các đơn vị kinh doanh, các tổ chức, các hoạt động hoặc các sự kiện trong một thời kỳ nhất định. (iii) Ngân sách Chính phủ (ngân sách nhà nước) là tài liệu Chính phủ trình bày “dự toán” các khoản thu và chi tiêu của Chính phủ cho một năm tài chính, thường được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Ngân sách Chính phủ cũng được gọi là báo cáo tài chính hàng năm của đất nước. Tài liệu này ước tính các khoản thu của Chính phủ và chi tiêu chính phủ trong năm tài chính tiếp theo. Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của NN. Trong quá trình phân phối tổng sản phẩm XH, nguồn tài chính luôn vận động giữa một bên là NN, một bên là các chủ thể KT-XH. Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa NN với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của NN chuyển dịch của một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của NN và NN chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của NN. 2.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc thống nhất, tập trung và dân chủ. Cụ thể: Trong cùng một cấp ngân sách thì có cùng nguồn thu, cùng định mức chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng, ngân sách cấp dưới chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình. Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân sách cấp dưới, đồng
- 7 thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được quyền chi phối ngân sách cấp mình. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 16, điều 4, Luật ngân sách số 83/QH13 năm 2015 như sau: Nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách gồm thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách; phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi; trách nhiệm của các cấp trong chu trình ngân sách. Để thực hiện mục tiêu chung về chính sách phát triển, đảm bảo công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương, ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương trong những trường hợp có sự mất cân đối vùng miền hay thực hiện mục tiêu của trung ương. Khoản bổ sung này là nguồn thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan cấp trên uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ. Để việc phân cấp quản lý NSNN đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của quốc gia và năng lực quản lý của các cấp; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất, đồng thời thực hiện nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN. Như khái niệm về ngân sách được trình bày trong luật Ngân sách nhà nước 2015, hình thức biểu hiện của NSNN xoay quanh một kế hoạch thu - chi của chính phủ được Quốc hội phê chuẩn cho từng năm ngân sách và nội dung kinh tế của NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
- 8 2.1.3 Hoạt động đối ngoại: Ngoại giao công trong thế kỷ XX được coi là một công cụ của nhà nước được các bộ ngoại giao và các cơ quan chính phủ khác sử dụng để thuyết phục các công dân nước ngoài nhằm gây ảnh hưởng đến chính phủ của họ. Ngày nay, ngoại giao công cộng có nghĩa là một công cụ được sử dụng bởi các địa phương, các hiệp hội các quốc gia và một số tổ chức phi chính phủ để hiểu các nền văn hoá, thái độ và hành vi; xây dựng và quản lý mối quan hệ; và ảnh hưởng đến tư tưởng và vận động các hành động để thúc đẩy lợi ích và giá trị của họ. Thuật ngữ "ngoại giao công" là một công việc đa dạng. Nó đã xuất hiện khoảng từ ít nhất là giữa thế kỷ XIX, và đạt đến đỉnh cao sau chiến tranh thế giới thứ nhất như là một chỉ trích tự do về ngoại giao bí mật. Nó xuất hiện lại vào những năm 1960 như là một phương tiện giải thích tuyên truyền Chiến tranh lạnh, và có liên quan trong những năm 1980 với các hoạt động tuyên truyền của Reagan tại Châu Mỹ Latinh. Kể từ khi chuyển sang thế kỷ 21, việc sử dụng thuật ngữ này đã tăng lên theo cấp số nhân, và đó là những thuật ngữ gần đây nhất của thuật ngữ là chủ đề của nghiên cứu này. Sự nổi lên của ngoại giao công như là một thuật ngữ chủ yếu của học thuật trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã bị thay thế bởi ý tưởng rằng trong thế kỷ 21 đầu tiên là một ngoại giao công mới. Là một sự thay đổi mô hình chính trong truyền thông chính trị quốc tế, về sự nhất trí mạnh mẽ. Theo các nhà khoa học và các nhà quan sát trong lĩnh vực truyền thông của chính phủ, toàn cầu hóa và một môi trường truyền thông mới đã thách thức các cấu trúc của các bộ trưởng bộ ngoại giao truyền thống và các bộ ngoại giao không còn có thể tuyên bố là các đơn vị độc chiếm hoặc chiếm ưu thế trong việc truyền đạt chính sách đối ngoại. Đường biên cho các luồng thông tin có tính mềm dẽo hơn, và nhiều bên hơn tham gia vào các vấn đề quốc tế và chính trị quốc tế. Ngoại giao ngày càng có trách nhiệm và bị ảnh hưởng bởi các cuộc tranh luận công khai và các cuộc vận động hành lang nhóm sở thích. Điều này đòi hỏi những cách thức mới để truyền đạt chính sách đối ngoại cho
- 9 một loạt các tổ chức quốc tế phi chính phủ và những cách thức mới để đánh giá ảnh hưởng của những nỗ lực truyền thông này. (James Pamment, 2013). Hoạt động đối ngoại, trong tiếng Anh có thuật ngữ Foreign Affairs: activities of a nation in its relationships with other nations; international relation (hoạt động đối ngoại: những hoạt động của một quốc gia trong mối quan hệ của nó với các quốc gia khác; quan hệ quốc tế). Theo từ điển tiếng Anh, foreign affairs: matters abroad that involve the homeland, such as relations with another country (hoạt động đối ngoại: những vấn đề mà một quốc gia tham gia vào, ví dụ quan hệ với một quốc gia khác). Chính sách đối ngoại, là tổng thể những chiến lược, sách lược, chủ trương, quyết định và những biện pháp do nhà nước hoạch định và thực thi trong quá trình tham gia tích cực, có hiệu quả vào đời sống quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và pháp luật quốc tế. Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu: Hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, là việc chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ đối ngoại ở địa phương trên cơ sở các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trên lãnh thổ, tức là sự kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ trên địa bàn. 2.2. Lý thuyết về quản lý ngân sách nhà nước 2.2.1. Quản lý ngân sách theo hạn mục Lập ngân sách theo hạn mục còn gọi là lập ngân sách theo đầu vào, là hướng về việc xác định nguồn lực sử dụng bao nhiêu, nhân lực, hoạt động cho một chương trình hay một bộ. Tổng số tiền được chi tiêu cho một chương trình hay vấn đề thường là đo lường công việc thực hiện chính khi quản lý theo đầu vào. Thông tin quản lý nội bộ của hệ thống đầu vào không biểu hiện nguồn lực gì đã mua trên thực tế mà thường tập trung vào đầu vào liên quan đến những quy định, có nghĩa là liên quan đến tiêu chuẩn, nguyên tắc mà đầu vào sắp xếp như thế nào, những vật được
- 10 làm ra sao (Kristensen, 2002). Hay nói cách khác, lập ngân sách theo hạn mục là cách lập ngân sách dựa trên việc phân loại các khoản chi theo hạng mục. Các đơn vị quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách sẽ tiến hành lập danh sách các loại đầu vào theo từng hạn mục và tính toán số tiền của từng hạn mục sau đó đưa vào dự toán ngân sách cho đơn vị mình với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hằng năm hơn là hướng đến tính tiết kiệm, tính phù hợp trong quá trình quản lý ngân sách và không hướng đến sự gắn kết giữa chính sách với ngân sách. Tuy nhiên, cách thức lập ngân sách theo đầu vào này sẽ hữu ích đối với trường hợp ngân sách của quốc gia eo hẹp, định mức chi tiêu thấp, phân bổ ngân sách mang tính bình quân và các đơn vị sử dụng ngân sách luôn có xu hướng gia tăng chi tiêu hoặc họ sẽ lãng phí hơn nếu họ được phép chi tiêu linh hoạt hơn từ ngân sách. Trong hơn hai thập kỷ qua, các quốc gia OECD đã và đang chuyển dần từ quản lý ngân sách định hướng đầu vào sang quản lý ngân sách định hướng đầu ra (OECD, 2002). Trước năm 2000, Việt Nam cũng đã áp dụng lập ngân sách theo đầu vào (theo hạn mục). Với cách thức này, các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ lập dự toán ngân sách theo từng hạn mục mà đơn vị mình sẽ sử dụng và chỉ được chi tiêu bằng hoặc thấp hơn mức đã dự toán theo từng hạn mục. Không được chuyển ngân sách thừa của hạn mục này cho hạn mục khác trong cùng một đơn vị. Chính điều này đã gây ra hành vi cố gắng sử dụng hết khoản dự trù đã được duyệt mà không quan tâm đến hiệu quả của chi tiêu ngân sách. Các lãnh đạo đơn vị sử dụng ngân sách có khuynh hướng quan tâm đến việc làm sao để chi hết số tiền được cấp hơn là quan tâm đến làm sao để quản lý tốt các hạn mục chi tiêu hay làm sao để chi tiêu một cách hiệu quả nhất với nguồn ngân sách hạn hẹp được phép sử dụng (OECD, 2002). Tóm lại, Quản lý và lập ngân sách tập trung vào đầu vào được định hướng hướng tới việc có bao nhiêu nguồn lực, nhân viên, cơ sở vật chất cho một chương trình. Số tiền chi tiêu cho một chương trình thường là thước đo hiệu suất chính khi quản lý. Thông tin quản lý nội bộ của một hệ thống đầu vào không cho thấy nguồn lực thực sự đã mua hoặc đã đạt được và thường là trọng tâm đầu vào đi kèm với quy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn