intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

23
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro trong nhóm khách hàng CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ ràng./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Điều
  2. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi những dòng tri ân đến ba mẹ và gia đình, những ngƣời đã sinh thành, nuôi nấng và tạo điều kiện cho tôi có ngày hôm nay Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trƣờng Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An; Phòng sau Đại học và quý Thầy Cô Khoa Tài chính Quản trị của trƣờng đã tận tình giảng dạy và tạo cơ hội cho chúng tôi có điều kiện học tập. Xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Đình Viên, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Tổ chức tài chính vi mô CEP và tập thể cán bộ nhân viên tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện cũng nhƣ giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài của mình. Trân trọng! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Điều
  3. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Quản lý rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang”. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang tỉnh Tiền Giang từ năm 2015 đến năm 2019. Mục đích nghiên cứu: đề tài phân tích thực trạng tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang; đồng thời đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Đề tài sử dụng số liệu báo tín dụng, báo cáo tài chính và trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu gồm phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phƣơng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm phân tích, đánh giá đƣợc một cách chính xác và khách quan nhất về thực trạng cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; từ đó đƣa ra những đề xuất tốt nhất nhằm cải thiện những hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng cũng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Qua quá trình phân tích đề tài giúp hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nói chung và tầm quan trọng của việc quản lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cần có những phƣơng pháp và áp dụng những phƣơng pháp phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro thấp nhất nhƣng cũng đảm bảo hoàn thành sứ mệnh chung của tổ chức là trợ vốn cho đối tƣợng khách hàng khó khăn, có thu nhập thấp. Trong các giải pháp thì giải pháp về mặt nhân sự và tuân thủ quy trình tín dụng là 02 yếu tố đƣợc đặt lên hàng đầu, góp phần quyết định hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng cho mọi tổ chức tín dụng không riêng gì đối với Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
  4. iv ABSTRACT My researching project is "Credit risk management at the microfinance institution CEP branch in Chau Thanh, Tien Giang province". Research conducted at CEP's Chau Thanh branch in Tien Giang province from 2015 to 2019. Research purpose: the topic of analyzing credit situation and the causes of risks in credit activities at the Organization micro finance CEP branch Chau ThanhTien Giang province; At the same time, the thesis raised some solutions to limit the risk of managing credit activities at the microfinance institution CEP of Chau Thanh branch - Tien Giang province. The thesis uses credit report data, financial statements and risk provisioning for Chau Thanh CEP branch Tien Giang province in a five-year period from 2015 to 2019. The project uses method Data analysis includes statistical methods, comparative methods, integrated analytical methods and methods of combining theory and practice to analyze and evaluate the most accurate and objectively about the situation as well, as a cause of credit risks at the microfinance institution CEP of Chau Thanh branch Tien Giang province; Since then, the best proposals to improve the limitations of credit risk management have also improved credit performance at the MFI CEP in Chau Thanh Branch Tien Giang Province. Through the analysis process, we have a better understanding of the credit activities of the microfinance institution CEP, Chau Thanh Branch Tien Giang Province, saying they and the importance of managing and reducing risks Credit. Therefore, CEP Microfinance Organization Chau Thanh Branch Tien Giang Province needs to have methods and apply risk prevention methods to appropriately manage reasonable risks to achieve dark goals. The lowest profit diversification and risk reduction but also ensuring the fulfillment of the overall organizational mission is to provide funding for difficult and low-income customers. In the solutions, HR solutions and compliance with credit procedures are the two factors that are placed on top, contributing to determine the effectiveness of credit risk management for all credit institutions. What is the microfinance institution CEP Chau Thanh Tien Giang province.
  5. v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. ix-x DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... .xi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ..............................................................................xii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1.Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3 Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................... 2 4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 5 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3 6 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ...................................... 5 1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng ..................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng ...................................................................... 5 1.1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng về tín dụng ngân hàng..................................................... 5 1.2 Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng ...................................................... 07 1.2.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng ............................................................................ 07 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................................. 08 1.2.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng ............................................................................ 09 1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng ............................................................................ 10 1.2.5 Nhận diện rủi ro tín dụng ................................................................................ 11 1.2.6 Đánh giá rủi ro tín dụng .................................................................................. 11 1.2.7 Kiểm soát rủi ro tín dụng ................................................................................ 14 1.2.8 Xử lý rủi ro tín dụng......................................................................................... 14 1.3 Phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng ............................................................. 15 1.3.1 Xây dựng và thực thi chính sách quản lý rủi ro tín dụng ................................. 15 1.3.2 Xây dựng hệ thống các công cụ đo lƣờng và định hạng rủi ro tín dụng .......... 17 1.3.3 Phát triển hệ thống quản lý nợ trễ hạn ............................................................. 17 1.3.4 Phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro ................................ 19 1.4 Tổng quan về tài chính vi mô ........................................................................... 23
  6. vi 1.4.1 Khái niệm về tài chính vi mô ........................................................................... 23 1.4.2 Tổ chức tài chính vi mô ................................................................................... 25 1.4.3 Các loại hình tổ chức tài chính vi mô .............................................................. 27 1.4.4 Hình thức tín dụng, đối tƣợng khách hàng của Tổ chức tài chính vi mô......... 27 1.4.5 Một số tổ chức tài chính vi mô......................................................................... 28 1.4.6 Điểm khác nhau giữa rủi ro tín dụng của các Tổ chức tài chính vi mô và Ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................................ 29 1.4.7 Nguyên nhân, tác động của rủi ro tín dụng trong họạt động của Tổ chức tài chính vi mô ................................................................................................................ 30 1.4.8 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng đối với Tổ chức tài chính vi mô ....... 31 1.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số nƣớc ................................... 31 1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc .......................................................................... 31 1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản .............................................................................. 32 1.6 Một số mô hình tài chính vi mô thành công điển hình .................................. 33 1.6.1 Mô hình hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Grameen .............................. 33 1.6.2 Mô hình Bank Rakyat Indonesia (BRI) ........................................................... 35 1.6.3 Một số bài học tại Việt Nam ............................................................................ 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP CHI NHÁNH CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG39 2.1 Khái quát về Tổ chức tài chính vi mô CEP....................................................39 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 39 2.1.2 Chức năng và vai trò hoạt động của Tổ chức tài chính vi mô CEP ................. 41 2.1.3 Mục tiêu của Tổ chức tài chính vi mô CEP ..................................................... 41 2.1.4 Vị trí của CEP trong nền kinh tế ...................................................................... 42 2.1.5 Nguồn vốn của CEP ......................................................................................... 42 2.1.6 Rủi ro, các loại rủi ro và nguyên tắc quản lý rủi ro tại tổ chức Tổ chức tài chính vi mô CEP ....................................................................................................... 43 2.2 Khái quát về Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ....................... 47 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền
  7. vii Giang ......................................................................................................................... 47 2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ................ 48 2.2.3 Kết quả hoạt động của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2019.................................................................................................................. 49 2.3 Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang .......................................................................................... 54 2.3.1 Quy trình kiểm sóat họat động tín dụng ........................................................... 54 2.3.2 Các rủi ro tín dụng đã xảy ra trong họat động tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ......................................................................................................... 56 2.3.3 Tình hình quản lý trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ........................................................................... 60 2.4 Đánh giá việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang................................................................................................................ 63 2.4.1 Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................. 63 2.4.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân ........................................................... 64 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 68 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP CHI NHÁNH CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................................... 69 3.1 Định hƣớng hoạt động ...................................................................................... 69 3.1.1 Định hƣớng chung của Tổ chức tài chính vi mô CEP ..................................... 69 3.1.2 Mục tiêu cụ thể của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ................ 70 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ............................................ 72 3.2.1 Nhóm giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ................. 72 3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng ........................... 73 3.2.3 Giải pháp khác.................................................................................................. 75 3.3 Một số kiến nghị ................................................................................................ 81 3.3.1 Một số kiến nghị đối với Tổ chức tài chính vi mô CEP .................................. 81 3.3.2 Đối với Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ................................... 83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 85
  8. viii KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................88
  9. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Danh mục Nội dung diễn giải CEP Capital aid for Employment of the Poor Microfinance institution (Ltd.) Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP) CIC Credit Information Center (Thông tin tín dụng Quốc gia) HFIC Công ty đầu tƣ tài chính Nhà nƣớc Thành Phố Hồ Chí Minh MIS Management Information System
  10. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục Nội dung diễn giải CNLĐ Công nhân lao động CKH Có kỳ hạn KH Khách hàng MTV Một thành viên NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội TCVM Tài chính vi mô TK Tiết kiệm TNHH Trách nhiệm hữu hạn RRTD Rủi ro tín dụng Chi nhánh Tổ chức tài chính vi mô CEP Chi nhánh Châu Thành, tỉnh Tiền CEP Châu Giang Thành, tỉnh Tiền Giang
  11. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG BIỂU TRANG BIỂU Bảng 2.1 Chỉ số Tổ chức tài chính vi mô CEP 40 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động tín dụng Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh 49 Tiền Giang năm 2015-2019 Bảng 2.3 Kết quả huy động tiết kiệm Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh 50 Tiền Giang 2015-2019 Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động về mặt tài chính Chi nhánh CEP 52 Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 2015-2019 Bảng 2.5 Cơ cấu sử dụng nguồn vốn của chi nhánh CEP Châu Thành 53 tỉn Tiền Giang qua các năm 2015-2019 Bảng 2.6 Tỷ lệ dƣ nợ của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền 54 Giang qua các năm 2015-2019 Bảng 2.7 Dƣ nợ quá hạn trên 30 ngày trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh 57 CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang qua các năm 2015-2019 Bảng 2.8 Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân tại Chi nhánh CEP 57 Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đến 31/12/2019 Bảng 2.9 Phân tích nợ theo khả năng thu hồi tại Chi nhánh CEP 59 Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đến 31/12/2019 Bảng 2.10 Nợ chiếm dụng tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh 60 Tiền Giang Bảng 2.11 Mức trích dự phòng cụ thể tại Chi nhánh CEP Châu Thành, 61 tỉnh Tiền Giang qua các năm 2015 – 2019 Bảng Mức trích dự phòng chung tại Chi nhánh CEP Châu Thành, 62 2.12 tỉnh Tiền Giang qua các năm 2015 – 2019 Bảng Kết quả đạt đƣợc của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền 63 2.13 Giang đến năm 2019
  12. xii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG HÌNH VẼ Sơ đồ tổ chức Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Hình 2.1 48 Tiền Giang Tốc độ tăng trƣởng tiết kiệm của Chi nhánh CEP Hình 2.2 Châu Thành, tỉnh Tiền Giang qua các năm 2015- 51 2019 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và tỷ trọng dƣ nợ so Hình 2.3 với nguồn vốn tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh 54 Tiền Giang qua các năm 2015-2019 Tỷ lệ xử lý rủi ro theo nguyên nhân tại Chi nhánh Hình 2.4 CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015- 63 2019
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài Tài chính vi mô (TCVM) đƣợc xem là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho ngƣời có thu nhập thấp. Tài chính vi mô ngoài chức năng kinh tế là đem lại nguồn lợi để tự nuôi sống mình, còn đƣợc biết đến với một chức năng xã hội khác là giúp đỡ những hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Mặc dù, ngành tài chính vi mô ở Việt Nam những năm qua đã đóng góp to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ quy mô còn khá nhỏ, số lƣợng tổ chức tài chính vi mô còn ít, khả năng tự vững và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô còn yếu. Trong khi đó tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ những ngƣời có thu nhập thấp, thƣờng không có thế chấp và phải đối mặt với rủi ro mất vốn từ ngƣời vay. Theo quan điểm (Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2018): “Sau một thời gian phát triển, vai trò của TCVM dần được khẳng định. Tuy nhiên, bản chất của TCVM vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và đồng đều ở các cấp, các ngành. Theo đó, TCVM vẫn chỉ được coi là tín dụng vi mô mang tính ưu đãi, bao cấp dành cho người nghèo. Xuất phát từ nhận thức này mà trong một thời gian dài vị trí của TCVM trong hệ thống tài chính - ngân hàng chưa được nhìn nhận đúng mức và chưa được khuyến khích phát triển theo hướng bền vững (không cần trợ cấp để bù lỗ). Từ góc độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ thâm nhập hoạt động ngân hàng trong dân cư thấp nhất trong các quốc gia ASEAN (dưới 30%), đặc biệt là nhóm dân cư có thu nhập thấp”. Tổ chức TCVM cho thấy kết quả hoạt động khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp, góp phần trong việc thực hiện chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi. Mặc dù, hoạt động của TCVM đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan nhƣng TCVM phải đối mặt với những rủi ro và thách thức lớn. TCVM phải đối mặt với việc khách hàng đa phần là ngƣời nghèo và ngƣời có thu nhập thấp nên nhiều khoản vay của khách hàng đầu tƣ không đúng mục đích. Mặc khác, việc xác định thu nhập của khách hàng chƣa chính xác, xác định khách hàng vay nhiều
  14. 2 nguồn hoặc các hoạt động cá nhân theo nhóm lẻ nhƣ: hụi, vay mƣợn họ hàng, bạn bè, láng giềng hoặc đi vay của ngƣời cho vay lãi, vay cầm đồ... dẫn đến khách hàng mất khả năng hoàn trả. Rủi ro trong hoạt động tài chính vi mô có tác động rất lớn đến tính phát triển của ngành và sự hƣởng lợi của ngƣời nghèo cũng nhƣ sự thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nƣớc. Đứng trƣớc những thời cơ và thách thức đó, vấn đề hạn chế rủi ro và giảm rủi ro đến mức thấp nhất trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô đã trở nên cấp thiết. Tài chính vi mô là một ngành kinh doanh đầy rủi ro. Tổ chức TCVM phải chịu hàng loạt các rủi ro. Để nâng cao thành tích hoạt động, tổ chức TCVM cần tìm ra biện pháp xử lý các rủi ro nhằm hạn chế thiệt hại, tổn thất có thể gặp phải. Trong đó, rủi ro tín dụng là rủi ro phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất đối với một TCTCVM. Tổ chức TCVM CEP Chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang (CEP Châu Thành) không nằm ngoài quỹ đạo đó. Hoạt động của chi nhánh CEP Châu Thành luôn chịu sự ảnh hƣởng lớn từ rủi ro tín dụng. Chỉ một khoản tín dụng vi mô thì không gây ra rủi ro tín dụng đáng kế, vì nó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng danh mục vốn cho vay. Tuy nhiên vì hầu hết các khoản tín dụng vi mô đều không đƣợc đảm bảo nên tình trạng nợ quá hạn có thể nhanh chóng lan từ một số ít khoản vay sang một phần lớn trong danh mục cho vay. Tác động lây lan này càng tăng lên do các khoản cho vay tài chính vi mô thƣờng tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ nhất định. Vì vậy, rất nhiều khách hàng gặp cùng mối đe dọa do các tác nhân bên ngoài gây ra. Những yếu tố trên làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay, vì vậy quản lý tốt rủi ro tín dụng tại CEP Châu Thành là rất cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang” để thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế ngành Quản trị kinh doanh 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro trong nhóm khách hàng CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
  15. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng. - Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang. - Giải pháp thực hiện để kiểm soát rủi ro trong nhóm khách hàng CEP Tổ chức tài chính CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang. 3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Quản lý rủi ro tín dụng tại các Tổ chức Tài chính vi mô 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Không gian nghiên cứu: Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang. 4.2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2019. 5 Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận nào đƣợc sử dụng làm nền tảng cho Quản lý rủi ro tín dụng vi mô? - Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang nhƣ thế nào? - Giải pháp gì nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng Tổ chức tài chính CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang? 6 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính với các phƣơng pháp đƣợc vận dụng: 6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu Để phân tích thực trạng hoạt động quản lý và quản trị rủi ro tín dụng của CEP Châu Thành, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn nhƣ sau: - Thứ nhất, nguồn tài liệu nội bộ của Tổ chức TCVM CEP. Thu thập các báo
  16. 4 cáo đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ Tổ chức TCVM CEP; Báo cáo kiểm tra, kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính của Tổ chức TCVM CEP; Báo cáo hoạt động kinh doanh. Ngoài ra tác giả cũng thu thập các tài liệu nhƣ Báo cáo thƣờng niên 2015-2019, Quy chế kiểm soát nội bộ, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát,…. - Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa. Bao gồm các luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học…có liên quan đến đề tài. - Thứ ba, nguồn tài liệu đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật. Các tạp chí chuyên ngành liên quan nhƣ Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí kiểm toán… 6.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phƣơng pháp thống kê: thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu từ quản lí hành chánh nhân lực và phòng tài chính kế toán về các báo cáo qua các năm: 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. - Phƣơng pháp mô tả: đề tài nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng quát về rủi ro tín dụng và chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại CEP Châu Thành. - Phƣơng pháp so sánh: là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trƣớc là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2015,2016, 2017, 2018, 2019 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tƣơng ứng. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Trên cở sở các số liệu thống kê phân tích thực trạng quản lý rủi ro và đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Các kết luận và giải pháp đề xuất đƣợc đúc kết từ quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, tƣ liệu trong thực tế công tác. Qua đó, đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
  17. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời cho vay và ngƣời vay. Trong quan hệ này, ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho ngƣời đi vay trong một thời gian nhất định. Ngƣời đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Theo quan điểm của (Viện Nhân lực Ngân hàng Tài Chính, 2017): “Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán”. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế – tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nƣớc (Nguyễn Đăng Dờn, 2016) Tóm lại, tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay. Trong giao dịch, ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả số tiền vay ngân hàng cùng với lãi suất đã đƣợc thống nhất từ trƣớc khi đến hạn thanh toán. Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là tiền tệ. Tuy nhiên, trong một số hình thức tín dụng nhƣ cho thuê tài chính thì tài sản ngân hàng trong giao dịch tín dụng cũng có thể là tài sản khác nhƣ tài sản cố định. 1.1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tín dụng ngân hàng 1.1.2.1 Chỉ tiêu định tính Uy tín Ngân hàng: là chỉ tiêu quan trọng nhất. Ngân hàng có uy tín sẽ có khả năng thu hút nhiều khách hàng. Đồng thời, nếu một ngân hàng có số lƣợng khách hàng đông đảo và là những khách hàng có uy tín thì đó là một dấu hiệu cho thấy
  18. 6 hiệu quả tín dụng của ngân hàng là khả quan. Ngoài ra, ngân hàng phải thực sự trở thành bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Ngân hàng cũng có thể là ngƣời cung cấp các thông tin bổ ích về thị trƣờng, về tiến bộ khoa học công nghệ cho khách hàng. Sự nỗ lực của khách hàng vay vốn: + Khách hàng phải tuân thủ đúng các nguyên tắc vay vốn. Mục đích sử dụng vốn vay đã kí kết trong hợp đồng tín dụng đã đƣợc cả hai bên phân tích và đánh giá kĩ lƣỡng cả về hiệu quả, tính khả thi cũng nhƣ mức độ phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội chung của ngành, địa phƣơng và của cả nƣớc. + Sự ổn định của nền tài chính quốc gia. Sự ổn định của nền tài chính – tiền tệ quốc gia giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cƣ. Tóm lại: Có thể nói hiệu quả Tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp đƣợc nhìn nhận từ ba góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Các chỉ tiêu trên chỉ là những căn cứ để đánh giá hiệu quả Tín dụng ngân hàng một các khái quát. Để có thể kết luận chính xác hơn cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lƣợng cụ thể. 1.1.2.2 Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dƣ nợ tín dụng: phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, cho biết một đồng dƣ nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dƣ nợ ngân hàng: đánh giá tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tỉ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có đƣợc là từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu về Dƣ nợ cho vay (Dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản): Chỉ tiêu này cho biết tƣơng quan so sánh về quy mô cho vay so với tổng tài sản của ngân hàng. Tỉ lệ này
  19. 7 cao chứng tỏ các khoản cho vay chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu về Thu nợ (Doanh số thu nợ/Tổng dƣ nợ bình quân): Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ qua các thời kì. Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đang đƣợc tiến hành tốt. Ngƣợc lại nếu tốc độ này thấp thì có thể do doanh số cho vay giảm sút hoặc công tác thu nợ gặp khó khăn. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản nợ đến kì trả nợ hoặc hết thời hạn vay vốn với thời gian đƣợc gia hạn thêm (nếu có) nhƣng khách hàng vẫn chƣa trả đƣợc. Tỉ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ: Dƣ nợ quá hạn đƣợc xác định theo phân loại nợ do Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) quy định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quyết định của Chính phủ và nợ tồn đọng cũ đƣợc xử lí theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh đƣợc chất lƣợng tín dụng cao của mình và ngƣợc lại. Tỉ lệ nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng càng cao. Nếu tỉ lệ này của ngân hàng nhỏ hơn 5% thì rất tốt. Ngƣợc lại, tỉ lệ này quá lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất vốn cao, làm mất khả năng thanh toán và thu nhập. Tỉ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỉ lệ đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 tại điều 6 và 7 theo quy định này 1.2 Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng 1.2.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng Rủi ro là một điều không may mắn, không lƣờng trƣớc đƣợc về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng nhƣ mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó. Rủi ro là nguyên nhân khách quan và không lƣờng trƣớc đƣợc. Có loại rủi ro gây thiệt hại cho tài sản này nhƣng không gây thiệt hại cho tài sản khác. Nhƣ
  20. 8 vậy, những gì con ngƣời cố ý gây ra cho chính mình, những gì lƣờng trƣớc đƣợc về không gian và thời gian xảy ra không phải là rủi ro (Nguyễn Hải Quang, 2013) Theo quan điểm của (C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith, 1993): “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con ngƣời. Khi có rủi ro ngƣời ta không thể dự đoán đƣợc chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đƣợc hoặc mất không thể đoán trƣớc”. Tóm lại, theo cách suy nghĩ truyền thống thì “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con ngƣời”. Khái niệm về rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cung cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Các tổ chức tài chính vi mô đƣa ra khái niệm rủi ro tín dụng là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi có thể trong hiện tại và tƣơng lai, không dự đoán trƣớc đƣợc có thể tác động không tốt đến vốn và thu nhập của tổ chức trung gian (tài chính vi mô). Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nhƣ vậy, có thể nói rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0