intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- LÊ NGỌC BẢO CHÂU QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 9 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- LÊ NGỌC BẢO CHÂU QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Long An, tháng 9 năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả (Ký tên) Lê Ngọc Bảo Châu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tâm truyền đạt nhiều kiến thức quý báu làm hành trang để nâng bước tác giả trên con đường tương lai. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Đoàn Thị Hồng, cô đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp đỡ tác giả hoàn thành bài luận văn này. Và nhân đây tác giả cũng xin chân thành cám ơn các cô, chú, anh chị em đang làm vệc tại Cục Thuế, Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tác giả có thể hoàn chỉnh bài luận văn này. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng khả năng và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo; các cô, chú anh chị đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiệnhơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả (Ký tên) Lê Ngọc Bảo Châu
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội. Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước từ đất đai là một nguồn thu quan trọng của NSNN. Làm tốt công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý các khoản thu từ đất nói riêng sẽ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và ổn định đời sống người dân. Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với những lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư luôn được cải thiện, trong những năm gần đây, Tiền Giang là một trong những địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư, do đó các khoản thu về đất ngày càng tăng và đảm bảo nguồn kinh phí thựchiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý nhà nước về các khoản thu từ đấtđai trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những yêu cầu về quản lý về các khoản thu từ đất trên địa bàn để đảm bảo nguồn thu NSNN, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang”. Luận văn nghiên cứu đã đóng góp về phương diện thực tiễn đó là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất trên cơ sở dữ liệu thu thập từ Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang, những kết quả đạt được vàtìm ra những tồn tại và hạn chế.Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị để giúp Cục Thuế tỉnh Tiền Giang khai thác và quản lý có hiệu quả nguồn thu từ đất đai trong thời gian tới. Để thực hiện nghiên cứu này, trong luận văn tác giả sử dụng những dữ liệu được thu thập trực tiếp cũng như gián tiếp từ các báo cáo của cấp có thẩm quyền, niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác đã công bố tại những hệ thống khác nhau, hệ thống mạng internet cùng các nghiên cứu có liên quan.
  6. iv Qua việc thực hiện đề tài, tác giả đã hệ thống những cơ sở lý luận liên quan đến quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất hiện hành của Việt Nam, phân tích rõ thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn, tác giả đưa ra một số biện pháp, những kiến nghị để quản lý các khoản thu từ đất, tăng thu NSNN hoàn thành nhiệm vụ dự toán giao hàng năm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
  7. v ABSTRACT Budget revenue of the State plays an important role in the whole operation of the State and the economy - society. Budget revenues of the State ensure capital sources to implement the State's spending needs, the State's socio-economic development plans. Particularly, Budget revenue of the State from land is a mainly important source of revenue of Budget of the State. Good implementation of land management in general and management of land revenues in particular will contribute to increasing revenues for the state budget, ensuring the benefit of investors and stabilizing people's lives. Tien Giang is a province of the Mekong Delta region and is located in thekey economic region of the Southern, with geographical, infrastructure, and improved investment environment advantages. In recent years, Tien Giang is one of top local of attracting investment in the area, therefore the revenue from landis highly increasing and ensuring the capital source for making infrastructure development investment projects in the province to complete the tasks to develop local socio- economic. However, the state’ management of land revenues in Tien Giang province is also difficult in the current situation. From this matter, the author chose the topic: “Management of state budget revenues from land revenues at the Tax Department of Tien Giang Province”. The thesis has contributed in practical situation such as analyzing and assessing for budget management of the Statefrom land revenues based on data collected from the Tax Department and Department of Finance in Tien Giang province, the collected results and find the shortcomings and limitations. Based on these matters, author will propose solutions and recommendations to help Tax Department of Tien Giang Province effectively exploit and manage land revenue in next time. In order to carry out this research, the author directly and indirectly collected data from reports of authorities, statistical yearbooks, books, journals and
  8. vi specialized journals. Other documents have been published in various systems, internet and related research. Through this thesis, the author has synthetized the theoretical basis related to the budget management of state from land revenues of Vietnam, obviously analyzing the management budget of the state from land at Tien Giang Tax Department. Based on the analysis of the current situation of the budget management from land in the area, the author gives some solutions and recommendations to manage the state from land revenues and increase budget for the state to complete annual tasks in Tien Giang province.
  9. vii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................ iii ABSTRACT............................................................................................................ v MỤC LỤC ............................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ .................................................................... x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................ ..2 2.2. Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 5. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 6. Những đóng góp mới của luận văn .....................................................................2 6.1. Đóng góp về phương diện khoa học ............................................................. ..2 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn ............................................................. ..2 7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ........................................................3 9. Kết cấu luận văn: ................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT ĐAI ...................................................... 5 1.1.Tổng quan về thu ngân sách nhà nƣớc ..........................................................5 1.1.1.Khái niệm về ngân sách nhà nước .............................................................. ..5 1.1.2. Nội dung thu ngân sách nhà nước ............................................................. ..5 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nƣớc từ đất ............................7 1.2.1. Khái niệm về các khoản thu từ đất ............................................................ ..7 1.2.2. Khái niệm quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất ............................. ..8 1.2.3. Đặc điểm quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất .......... ..8 1.2.4. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất .............. ..9 1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất .......... 10 1.2.7. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất ............................................................................. 14 1.2.8. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất tại tỉnh Tiền Giang ........................................................................ 16
  10. viii Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG ....... 18 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang.................................18 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang ........................................................... 18 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang ................................................ 19 2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang .................................................................20 2.2.1. Chính sách của Nhà nước về các khoản thu từ đất đai .............................. 20 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý các khoản thu về đất .......................................... 26 2.2.3. Thực trạng thu ngân sách nhà nước từ đất đai tại Cục ThuếTỉnh Tiền Giang .................................................................................................................................. 28 2.3. Đánh giá chung về quản lý thu ngân sách nhà nƣớc về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang .....................................................................42 2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang ........................................................ 42 2.3.2. Những tồn tại ............................................................................................. 44 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại ................................................................................... 44 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 46 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................................................................... 47 3.1. Định hƣớng, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nƣớc về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang .................................................................47 3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội ......................................................... 47 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 .... 47 3.1.3. Mục tiêu quản lý thuế đến năm 2020 tại Tiền Giang ................................ 49 3.2. Giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nƣớc về các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ......................................................................................51 3.2.1. Tham mưu và phối hợp với các ban ngành................................................ 51 3.2.2. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ..................................................... 52 3.2.3. Xử lý nợ đọng các khoản thu về đất .......................................................... 54 3.2.4. Tích cực triển khai các biện pháp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ các khoản thu từ đất. ............................................................................................ 55 3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra với việc quản lý các khoản thu từ đất. ........... 57 3.2.6. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế. ................................ 57 3.2.7. Ứng dụng tin học trong quản lý các khoản thu từ đất. .............................. 58 3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất cho các Chi cục thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao .................................................................................................................. 59 3.3. Kiến nghị .......................................................................................................59 3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ................................ 59 3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng Cục Thuế ............................................................. 60 KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 63
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Kết quả thu NSNN từ đất giai đoạn 2016- Bảng 2.1 29 29018 Kết quả thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2016- Bảng 2.2 31 2018 Kết quả thu tiền thuê đất giai đoạn 2016- Bảng 2.3 33 2018 Kết quả thu thuế sử dụng đất nông nghiệp Bảng 2.4 35 và phi nông nghiệp giai đoạn 2016-2018 Kết quả thu lệ phí trước bạ và thuế thu nhập Bảng 2.5 từ chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 37 2016-2018 Tình hình nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Bảng 2.6 39 Giang giai đoạn 2016-2018 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế Bảng 2.7 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016- 41 2018
  12. x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Số thu NSNN về các khoản thu Biểu đồ 2.1 từ đất của Cục Thuế tỉnh Tiền 30 Giang giai đoạn 2016-2018 Kết quả thu thuế sử dụng đất Biểu đồ 2.2 nông nghiệp và phi nông nghiệp 36 giai đoạn 2016-2018
  13. xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BĐS Bất động sản 2 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 3 NN Nông nghiệp 4 NNT Người nộp thuế 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 QSDĐ Quyền sử dụng đất 7 TNCN Thu nhập cá nhân 8 UBND Ủy ban nhân dân
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội. Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước từ đất đai là một nguồn thu quan trọng củaNgân sách Nhà nước.Hiện nay quản lý đất đai đặc biệt là quản lý các nguồn thu từ đất là lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm. Công tác quản lý đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, việc đảm bảo công tác thu, quản lý thu ngân sách nhà nướctừ đất đai và quản lý đất đai hiệu quả, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật luôn là nhiệmvụ quan trọng của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.Làm tốt công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý các khoản thu từ đất nói riêng sẽ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và ổn định đời sống người dân. Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tiền Giang nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh sông Mê Kông), với chiều dài trên 120 km, có 32 km bờ biển, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Bắc, cách thành phố Cần Thơ 90 km về phía Nam. Với những lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư luôn được cải thiện, trong những năm gần đây, Tiền Giang là một trong những địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư, do đó các khoản thu về đất ngày càng tăng và đảm bảo nguồn kinh phí thựchiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh để hoàn thành cácnhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý nhà nước về các khoản thu từ đấtđai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng không còn ít những những khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những yêu cầu về công tác quản lý về các khoản thu từ đất trên địa bàn để đảm bảo nguồn thu NSNN, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang” thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế.
  15. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuếtỉnh Tiền Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Cơ sở lý luận quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. - Về thời gian: Từ năm 2016 đến 2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: (1) Thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất như thế nào? (2) Giải pháp nào quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Đóng góp về phƣơng diện khoa học Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đấthiện hành theo quy định của pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất để tăng thu NSNN và hoàn thành dự toán được giao. 6.2. Đóng góp về phƣơng diện thực tiễn Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý thu NSNN về các khoản từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, từ những thực tế đó, tác giả đề xuất
  16. 3 một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Luận văn là tài liệu nghiên cứu cho học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính cụ thể bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản: tiếp cận các giáo trình, các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước rút ra những vấn đề lý luận cần thiết. - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, công tác thu các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu: Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ sách, báo đã được xuất bản, các dữ liệu do cơ quan quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cung cấp, đó là: các báo cáo tống kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tông cục Thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Tiền Giang. Sau khi thu thập được các thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin để đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc Hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý các khoản thu từ đất, có thể kế đến như: - Hoàng Thị Hương, 2017. Quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên. - Nguyễn Bằng Nguyên, 2016. Tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục thuế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên.
  17. 4 - Nguyễn Thị Huệ, 2016. Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Điểm chung của các đề tài nghiên cứu nêu trên: hệ thống cơ sở lý thuyết về các khoản thu từ đất, đánh giá trực trạng các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh; rút ra những kết quả đạt được và hạn chế trong thực hiện thu thuế; đề xuất các giải pháp quản lý các khoản thu từ đất, tăng thu ngân sách nhà nước. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều hướng tới mục tiêu quản lý các khoản thu từ đất tại cơ quan thuế góp phần nâng cao nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, mỗi vùng và mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức bộ máy, quy mô hoạt động của người nộp thuế,… Luận văn “Quản lý thu ngân sách nhà nước vềcác khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang” của tác giả thực hiện trên cơ sở kế thừa cơ sở lý luận, tham khảo thực trạng và giải pháp. Nghiên cứu của tác giả có sự khác biệt về mặt không gian và thời gian, đến nay tại Cục thuếtỉnhTiền Giang chưa có ai nghiên cứu về lĩnh vực này. Từ đó tác giả tìm ra giải pháp thích hợp để quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnhTiền Giang. 9. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất. - Chương 2: Thực trạng quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuếtỉnh Tiền Giang. - Chương 3: Giải pháp quản lý thu NSNN về các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
  18. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT ĐAI 1.1.Tổng quan về thu ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nƣớc NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) quyết định và được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. NSNN là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế tài chính giữa Nhà nước với nền kinh tế xã hội và phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước (các nguồn lực tài chính) để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế và quản lý trật tự xã hội. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Theo Luật Ngân sách nhà nước: “NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. 1.1.2. Nội dung thu ngân sách nhà nƣớc 1.2.2.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước Thu NSNN là tất cả những khoản tiền tài vật chất mà Nhà nước huy động và tập trung vào quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đó là mức động viên các nguồn tài chính từ nền kinh tế xã hội vào trong tay Nhà nước để sử dụng chung cho toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế - xã hội. 1.2.2.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước; Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v...
  19. 6 Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Thu ngân sách theo hai phương thức: tự nguyện và bắt buộc 1.2.2.3. Các nguồn thu của ngân sách nhà nước a/ Thuế - Khái niệm: + Thuế là khoản thu của NSNN mang tính chất bắt buộc theo quy định pháp luật và không hoàn trả. + Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của NSNN. + Mọi tổ chức và cá nhân đều có nghĩa vụ đóng thuế cho NSNN theo quy định của Luật thuế. - Nguyên tắc của thuế: Ổn định - Công bằng - Rõ ràng, chắc chắn. - Phân loại thuế: + Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế: . Thuế trực thu (người nộp thuế là người chịu thuế): thuế thu nhập, thuế nhà, đất. . Thuế gián thu (người chịu thuế là người tiêu dùng): thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng. + Phân loại theo đối tượng đánh thuế: . Thuế thu vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Thuế thu vào hoạt động dịch vụ . Thuế hàng hóa . Thuế thu nhập + Phân loại theo sắc thuế Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà, đất, thuế sử sụng đất phi nông nghiệp b/ Thu từ hoạt động kinh tế nhà nước - Thu lợi tức cổ phần của nhà nước - Thu bán hoặc cho thuê tài sản của nhà nước - Thu bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên - Thu hồi tiền cho vay của nhà nước
  20. 7 c/ Thu lệ phí và phí - Lệ phí là những khoản thu bắt buộc đối với tổ chức cá nhân khi phát sinh sự vụ (lệ phí trước bạ nhà, phương tiện vận chuyển, lệ phí công chứng hợp đồng, chứng thư gốc..vv) - Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí phát sinh (học phí, phí cầu đường, phí giữ xe…vv) d/ Thu về vay nợ và viện trợ - Thu vay nợ trong nước + Vay quốc nội: Chính phủ vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. + Vay quốc tế: Để tăng thêm nguồn lực cho NSNN đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế có thể thực hiện vay nợ nước ngoài bằng cách: Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài, vay ODA, các khoản vay khác của chính phủ. -Viện trợ quốc tế + Viện trợ không hoàn lại + Viện trợ có hoàn lại e/ Thu khác: Các khoản thu khác, không nằm trong 04 khoản nói trên (quà biếu, quà tặng, chiến lợi phẩm, cổ vật, báu vật khai thác…) 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nƣớc từ đất 1.2.1. Khái niệm về các khoản thu từ đất Theo quy định tại Điều 107 Luật Đất đaingày 29/11/2013, các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm: - Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; - Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; - Thuế sử dụng đất; - Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; - Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0