intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách đối với đầu tư thiên thần tại Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích chính sách đối với đầu tư thiên thần tại Trung Quốc; đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam nhằm tăng cường thu hút vốn thiên thần cho phát triển hoạt động khởi nghiệp trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách đối với đầu tư thiên thần tại Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HÒA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ THIÊN THẦN TẠI TRUNG QUỐC VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60310106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HÒA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ THIÊN THẦN TẠI TRUNG QUỐC VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60310106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Chính sách đối với đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam” là do chính tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong Luận văn là có thật và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hòa
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trƣớc hết, tác giả xin đƣợc trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đến Quý thầy cô trong Khoa Kinh tế Quốc tế - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Đăc biệt tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ về kiến thức nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp trình bày để tác giả có thể hoàn thiện nội dung của luận văn này. Mặc dù tác giả đã cố gắng nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên do nhận thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để đề tài nghiên cứu này đƣợc hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hòa
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu .......................................................................2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ THIÊN THẦN TẠI TRUNG QUỐC..............................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài .......................................4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý thuyết ....................................................4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách thu hút đầu tƣ thiên thần cho phát triển startups tại Trung Quốc.......................................................................6 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách đầu tƣ thiên thần tại Việt Nam 7 1.1.4. Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu ....................................8 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách đối với đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup tại Trung Quốc ........................................................................................................9 1.2.1. Khái niệm cơ bản về start up và đầu tƣ thiên thần ....................................9 1.2.2. Các đặc điểm của hoạt động đầu tƣ thiên thần .......................................20 1.2.3. Vai trò của đầu tƣ thiên thần với phát triển start up................................25 1.2.4. Nhân tố thúc đẩy đầu tƣ thiên thần: Chính sách đối với đầu tƣ thiên thần, và các yếu tố từ phía startup và nhà đầu tƣ thiên thần ......................................28 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................40 2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................40 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................41
  6. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ THIÊN THẦN CHO PHÁT TRIỂN START UP TẠI TRUNG QUỐC ...........................................42 3.1. Các chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với đầu tƣ thiên thần ...........42 3.1.1. Chính sách của chính phủ về đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc .............42 3.1.2. Chính sách cầu - chính sách dành cho startup ........................................48 3.2. Yếu tố từ phía startup ảnh hƣởng tới đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc ........49 3.2.1. Yếu tố con ngƣời .....................................................................................49 3.2.2. Tiềm năng thị trƣờng...............................................................................49 3.3. Thực trạng đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup tại Trung Quốc. .............50 3.3.1. Tình hình khởi nghiệp tại Trung Quốc ...................................................50 3.3.2. Đặc điểm của nhà đầu tƣ thiên thần và mạng lƣới đầu tƣ thiên thần Trung Quốc ................................................................................................................... 53 3.3.3. Đặc điểm về hoạt động đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc ......................58 3.4. Đánh giá chung về chính sách và thực trạng đầu tƣ thiên thần cho phát triển start up tại Trung Quốc .........................................................................................59 3.4.1. Thành công và hạn chế trong thúc đẩy đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc ..... 59 CHƢƠNG 4: HÀM Ý CHO VIỆT NAM ĐỂ TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ THIÊN THẦN VÀO PHÁT TRIỂN STARTUP ...................................................................62 4.1. Khái quát tình hình khởi nghiệp và đầu tƣ thiên thần cho phát triển start up Việt Nam ...............................................................................................................62 4.1.1. Khái quát tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam. .......................................63 4.1.2. Một số vấn đề tồn đọng ...........................................................................69 4.2. Hàm ý cho Việt Nam......................................................................................71 4.2.1. Cải thiện chính sách ƣu đãi thuế đối với startup và đầu tƣ thiên thần ....71 4.2.2. Tăng cƣờng biện pháp, chính sách thúc đẩy phát triển mạng lƣới đầu tƣ thiên thần và hệ sinh thái khởi nghiệp ..............................................................73 4.2.3. Tăng cƣờng giáo dục về đầu tƣ thiên thần. .............................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................80
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AAAI Hiệp hội các nhà đầu tƣ thiên thần Úc 2 ACA Hiệp hội thiên thần 3 AI Trí tuệ nhân tạo 4 BA Nhà đầu tƣ thiên thần 5 BAN Mạng lƣới đầu tƣ thiên thần 6 BIRD Quỹ tài trợ nghiên cứu và phát triển song phƣơng 7 DIPP Cục chính sách và xúc tiến công nghiệp 8 DN Doanh nghiệp 9 DNKN Startup 10 ĐMST Đổi mới sang tạo 11 EBAN Mạng lƣới đầu tƣ thiên thần Châu Âu 12 EBAN Mạng lƣới đầu tƣ thiên thần Châu Âu 13 GEI Chỉ số khởi nghiệp toàn câù 14 GEM Theo dõi khởi nghiệp toàn cầu 15 GTGT Giá trị gia tăng 16 PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 17 RMB Nhân dân tệ 18 SMES Doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 20 VC Đầu tƣ mạo hiểm 21 VCCI Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam i
  8. DANH MỤC BẢNG Số STT Bảng Nội dung trang 1 Bảng 1.1 Top 10 Quốc gia trên xếp hạng GEI thế giới năm 2016 14 2 Bảng 1.2 Đầu tƣ theo từng giai đoạn 17 3 Bảng 1.3 Sự khác biệt giữa đầu tƣ thiên thần và đầu tƣ mạo hiểm 24 Các công cụ chính sách đối với đầu tƣ thiên thần và 4 Bảng 1.4 30 startup 5 Bảng 1.5 Các quỹ, tổ chức đầu tƣ thiên thần OECD 32 Xếp hạng GEI một số quốc gia phát triển Châu Á - 6 Bảng 3.1 52 Thái Bình Dƣơng năm 2016 Xếp hạng GEI một số quốc gia phát Châu Á - Thái 7 Bảng 4.1 63 Bình Dƣơng năm 2016 ii
  9. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình GEI hệ sinh thái khởi nghiệp 13 2 Hình 1.2 Khoảng tin cậy của 10 quốc gia dẫn đầu chỉ số GEI 14 3 Hình 1.3 Cơ cấu nhà đầu tƣ thiên thần phân theo giới tính 21 4 Hình 1.4 Cơ cấu nhà đầu tƣ thiên thần theo độ tuổi 21 5 Hình 1.5 Cơ cấu nhà đầu tƣ thiên thần phân theo kinh nghiệm 21 6 Hình 1.6 Cơ cấu nhà đầu tƣ phân theo quy mô dự án đầu tƣ 22 7 Hình 1.7 Vị trí của đầu tƣ thiên thần so với 3Fs và đầu tƣ mạo hiểm 23 Quy trình nghiên cứu về Chính sách đầu tƣ thiên thần tại 40 8 Hình 2.1 Trung Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam 9 Hình 3.1 Sự phát triển đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc 51 Chỉ số GEI của các quốc gia phát triển Châu Á - Thái 53 10 Hình 3.2 Bình Dƣơng năm 2016 11 Hình 3.3 Đặc điểm nhân khẩu họ của nhà đâu tƣ thiên thần 53 12 Hình 3.4 Đặc điểm vốn của các dự án start up Trung Quốc 54 Đặc điểm nhà đầu tƣ thiên thần dựa trên thời gian ra 54 13 Hình 3.5 quyết định đầu tƣ Quy mô đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc - giai đoạn 55 14 Hình 3.6 2008-2014 Đặc điểm nhà đầu tƣ thiên thần Trung Quốc phân theo 56 15 Hình 3.7 quy mô dự án 16 Hình 3.8 Số lƣợng các quỹ đầu tƣ thiên thần giai đoạn 2008-2015 57 17 Hình 3.9 Số tiền đầu tƣ cho các dự án thiên thần (Đơn vị: 1000 USD) 68 Chỉ số GEI của các quốc gia đang phát triển Châu Á - 64 18 Hình 4.1 Thái Bình Dƣơng năm 2016 19 Hình 4.2 Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua các năm 64 20 Hình 4.3 Tốc độ tăng trƣởng đăng ký kinh doanh theo ngành nghề. 65 21 Hình 4.4 Các thƣơng vụ đầu tƣ tại Việt Nam năm 2016 58 iii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu có ảnh hƣởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, khởi nghiệp sang tạo (Startup) có vai trò gì đối với mỗi quốc gia. Để thành công, bên cạnh việc có ý tƣởng tốt, đội ngũ mạnh, phƣơng pháp, công cụ quản trị phù hợp nhà khởi nghiệp cần bƣớc qua các rào cản, tiếp cận với các nguồn vốn chính thức từ các ngân hàng và vốn phi chính thức từ các cá nhân giàu có để giải quyết vấn đề thiếu vốn ban đầu. Đầu tƣ thiên thần thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ là một nguồn vốn đầu tƣ tƣ nhân vô cùng quan trọng cho startup nói riêng và cho hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong phát triển startups ở nhiều quốc gia. Mặc dù “đầu tƣ thiên thần” có tầm quan trọng nhƣ vậy, song trên thực tế, chỉ khoảng 5% startup có thể tiếp cận đến nguồn vốn đầy giá trị ấy (Riding et al., 1997). Chính phủ của nhiều quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút nhà đầu tƣ thiên thần nhƣ: ban hành các chính sách hỗ trợ, các chƣơng trình khuyến khích đầu tƣ. Điều đó đã khiến hệ sinh thái khởi nghiệp của các quốc gia này lớn mạnh và các công ty startup trở nên năng động hơn bao giờ hết. Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu biểu về thu hút đầu tƣ thiên thần. Làn sóng start-up đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc bởi đây cũng là một phần trong chiến lƣợc của chính phủ Trung Quốc nhằm định hình lại con đƣờng phát triển kinh tế dựa vào sáng tạo ra ý tƣởng, công nghệ và tự tạo ra việc làm thay vì dựa vào xuất khẩu. Trung Quốc chứng kiến sự nở rộ của các startup khi chính phủ cam kết sẽ hành động nhiều hơn nữa để thực hiện chiến lƣợc phát triển theo hƣớng đổi mới nhằm giúp đất nƣớc trở nên cạnh tranh hơn. Trên khắp đất nƣớc Trung Quốc, các cá nhân, tổ chức xây dựng các quỹ đầu tƣ, trợ cấp tiền mặt và xây dựng các vƣờn ƣơm khởi nghiệp bằng chính nguồn vốn thiên thần. Các nhà đầu tƣ mạo hiểm đã rót hàng tỷ USD vào những lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo cho tới blockchain, bị thu hút bởi triển vọng tạo ra Alibaaba, Tencent hay Baidu tiếp theo 1
  11. của Trung Quốc, còn ngƣời sáng lập trở thành những tỷ phú nhƣ Jack Ma, Ma Huateng. Từ sự thành công của Trung Quốc, có thể nhận thấy hoạt động đầu tƣ thiên thần tại quốc gia này có nhiều điều đáng để Việt Nam - một quốc gia đang trong giai đoạn khởi nghiệp sôi động, nghiên cứu và học tập. Tuy nhiên vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về các chính sách chính phủ Trung Quốc đã áp dụng để thúc đẩy hoạt động đầu tƣ thiên thần tại quốc gia này, do vậy tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách đối với đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Từ đó mong muốn đƣa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam để có thể thu hút nguồn vốn quan trọng này cho phát triển khởi nghiệp. 2. Câu hỏi nghiên cứu  Thực trạng chính sách thu hút đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc nhƣ thế nào?  Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể rút ra những hàm ý chính sách nào để thúc đẩy đầu tƣ thiên thần cho phát triển các start up tại Việt Nam? 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục đích:  Phân tích chính sách đối với đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc.  Đƣa ra một số hàm ý cho Việt Nam nhằm tăng cƣờng thu hút vốn thiên thần cho phát triển hoạt động khởi nghiệp trong nƣớc. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về chính sách đối với đầu tƣ thiên thần thông qua hệ thống hoá các nhân tố ảnh hƣởng tới đầu tƣ thiên thần.  Phân tích chính sách đối với đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup tại Trung Quốc.  Đƣa ra một số hàm ý chính sách đối với đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu:  Chính sách đối với đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup tại Trung Quốc 2
  12. Phạm vi nghiên cứu về không gian:  Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông, Macao và Đài Loan). Để rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam, Luận văn có tổng quan chính sách và hoạt động đầu tƣ thiên thần tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu về nội dung:  Chính sách đối với đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc - một trong những nhóm nhân tố ảnh hƣởng tới đầu tƣ thiên thần. 5. Đóng góp của đề tài  Hệ thống hóa đƣợc các lý luận cơ bản về chính sách và nhân tố ảnh hƣởng tới đầu tƣ thiên thần.  Phân tích đƣợc thực trạng chính sách đối với đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc.  Đề xuất đƣợc một số hàm ý cho Việt Nam để thúc đẩy đầu tƣ thiên thần vào phát triển startup. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 4 phần: Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu, và cơ sở lý luận về chính sách đối với đầu tƣ thiên thần tại Trung Quốc Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng chinh sách đối với đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup tại Trung Quốc Chƣơng 4. Hàm ý cho Việt Nam để tăng cƣờng đầu tƣ thiên thần vào phát triển startup 3
  13. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ THIÊN THẦN TẠI TRUNG QUỐC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý thuyết Xuất hiện lần đầu tiên năm 1978, cụm từ đầu tƣ thiên thần lần đầu tiên đƣợc định nghĩa bởi Wiliamm Wetzet (Đại học New Hampshire, Mỹ) khi ông nghiên cứu về cách thức các startup thu hút vốn đầu tƣ. Ông cũng là ngƣời đặt nền tảng cho lý thuyết về đầu tƣ thiên thần kể từ nghiên cứu năm 1983. Tiếp nối Wetzet, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào làm rõ các đặc điểm mô tả về nhà đầu tƣ thiên thần, sự tham gia và vai trò của họ trong quá trình đầu tƣ. Wong từng chỉ ra rằng nhà đầu tƣ thiên thần đƣợc biết đến nhƣ những cá nhân có giá trị ròng cao, họ thƣờng đầu tƣ vào các công ty nhỏ, công ty tƣ nhân (Wong et al., 2009). Những công ty này thƣờng có rủi ro lớn nhƣng tăng trƣởng trong giai đoạn đầu khởi nghiệp tƣơng đối cao (Frear et al., 1994). Trong giai đoạn khởi nghiệp, đầu tƣ thiên thần đƣợc coi là vòng tài chính thứ 2 sau vốn nội tại của các start up. Các nhà đầu tƣ thiên thần sử dụng những kinh nghiệm kinh doanh của bản thân để tƣ vấn cho các startup mà họ rót vốn đầu tƣ (Politis, 2008). Ngày nay, ngƣời ta thừa nhận rằng, các nhà đầu tƣ thiên thần không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc rót vôn đầu tƣ mà còn cung cấp các kỹ năng kinh doanh, mạng lƣới của cá nhân họ cho các doanh nghiệp start up trong quá trình phát triển (Mason, 2007; Kelly, 2007). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tƣ thiên thần mang đến nguồn vốn tài chính quan trọng nhất cho các công ty khởi nghiệp tầm trung. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã có gắng tìm hiểu về thị trƣờng vốn rủi ro không chính thức bằng cách xác định đặc điểm của các nhà đầu tƣ thiên thần nhƣ tuổi tác, giới tính, nền tảng kinh doanh, lƣợng tài sản…; đặc điểm đầu tƣ nhƣ số tiền đầu tƣ cho mỗi thƣơng vụ, mức độ thƣờng xuyên đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ, đối tƣợng đầu tƣ đang ở giai đoạn phát triển nào…; quá trình đầu tƣ nhƣ nguồn thông tin, tìm đối tác, thảo hợp đồng, vai trò trong công ti nhận đầu tƣ…; và cuối cùng là động lực đầu tƣ 4
  14. của họ bao gồm các đồng lực tài chính và phi tài chính. Đối với doanh nghiệp start up đƣợc rót vốn, các nhà đầu tƣ thiên thần thƣờng nắm giữ vai trò chủ chốt nhƣ thành viên ban giám đốc (Gaston and Bell, 1988; Postma and Sullivan, 1990). Họ có khuynh hƣớng rót vốn, đầu tƣ vào giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp. Các start up đƣợc cấp vốn thƣờng nằm trong khu vực địa lý gần và quen thuộc đối với nhà đầu tƣ thiên thần (Freear,1994). Nghiên cứu của Politis, Freear, Gaston, Bell, Postma, Sullivan chỉ ra rằng phần lớn các nhà đầu tƣ thiên thần là những ngƣời đàn ông trung niên, có nền tảng học thức, kinh nghiệm kinh doanh làm chủ hoặc quản lý (Politis, 2008). Sự tham gia của các nhà đầu tƣ thiên thần trong hoạt động kinh doanh thể hiện ở một số phƣơng diện nhƣ quản lý, giám sát, cố vấn. Các nghiên cứu của Mason, Harrison, Prahalad, Hamel, Barney chỉ ra rằng các nhà đầu tƣ thiên thần đóng vai trò chiến lƣợc trọng các doanh nghiệp start up. Vai trò chiến lƣợc của các thiên thần thể hiện ở việc đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh, tang cƣờng hệ thống quản lsy sẵn có của doanh nghiệp, đƣa ra lời khuyên về cách thức, thời gian, phƣơng pháp để tạo gia giá trị cho doanh nghiệp. Kiểu tham gia này thƣờng tới từ các thiên thần có nhiều kinh ngiệm, đang làm việc hoặc làm việc trong lĩnh vực liên quan tới các dự án đang phát triển. Về mặt lý thuyết, việc cung cấp bí quyết kinh doanh và kinh nghiệm quản lý của các thiên thần thƣờng gắn với các đối số của doanh nghiệp nhƣ tài nguyên công ty, nguồn lực nội bộ vững chắc là các nhân tố quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh (Prahalad and Hamel 1990; Barney, 1991; Teece et al. 1997). Bí quyết kinh doanh, chuyên môn quản lý đƣợc cung cấp bởi các nhà đầu tƣ thiên thần có kinh nghiệm đƣợc coi là nguồn lực chiến lƣợc quan trọng của các start up. Trong các nghiên cứu khác, Ehrlich và Politis chỉ ra rằng các nhà đầu tƣ thiên thần đóng vai trò giám sát trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự giám sát này xuất phát từ việc chủ sở hữu vốn, chủ đầu tƣ và nhân viên các doanh ngiệp thƣờng có hành vi che đậy những khoản đầu tƣ sai trái, không hợp lý của mình (Van Osnabrugge 2000). Một cách phổ biến để thực hiện hoạt động giám sát này của các nhà 5
  15. đầu tƣ thiên thần là thành lập, xây dựng hệ thống thông tin kế toán phù hợp (Mitchell, 1996) hoặc tham gia vào ban giám đôc trong các dự án đầu tƣ (Gabrielsson & Huse, 2002). Hoạt động giám sát này cho phép nhà đầu tƣ kiểm soát và bảo vệ tài sản của công ty, rang bộc các cấp quản lý chịu trách nhiệm cho hành động của họ, để đảm bảo sự sống còn và thành công của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Freear, Mason và Harrison cũng chỉ ra rằng, nhà đầu tƣ thiên thần còn đóng vai trò cố vấn trong các doanh nghiệp start up mà họ rót vốn vào. Sự cố vấn này thể hiện trong mối quan hệ của các thiên thần giàu kinh nghiệp với các chủ doanh nghiệp ít kinh nghiệm Freear 1997; Mason & Harrison, 1997). Các chƣơng trình hỗ trợ khởi nghiệp, tọa đàm, hội thảo đƣợc tổ chức với tần xuất ngày một nhiều. Thập kỷ qua đã chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng và sâu sắc các hình thức, phƣơng tiện tài trợ cho các startup trên toàn thế giới. Trong khi đầu tƣ mạo thƣờng chỉ tập trung tại các trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ Hoa Kỳ thì đầu tƣ thiên thần lại có xu hƣớng ngày một gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới (Wilson và Silva, 2013). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách thu hút đầu tƣ thiên thần cho phát triển startups tại Trung Quốc Không giống nhƣ hoạt động đầu tƣ thiên thần ở các nƣớc Phƣơng Tây, đầu tƣ thiên thần ở Trung Quốc bắt đầu khá chậm nên những nghiên cứu về vấn đề thiên thần tại Trung Quốc chƣa thực sự nở rộ. Trong nghiên cứu “Financing Entrepreneurship and Innovation in China: A Public Policy Perspective” Lin William Cong và cộng sự đã chỉ ra sự chi phối của chính sách công Trung Quốc trong việc các doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng vốn đồng thời đƣa ra khung nghiên cứu, đánh giá những thách thức liên quan tới việc tài trợ, đầu tƣ cho các doanh nghiệp Trung Quốc.Thị trƣờng đầu tƣ thiên thần chính thức những năm gần đây của Trung Quốc đang phát triển một cách nhanh chóng, thu hút cả nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhà đầu tƣ trong nƣớc. Cùng với sự gia tăng của các tổ chức thiên thần, chính phủ đã ban hành các chính sách để thúc đẩy hoạt động đầu tƣ này. 6
  16. Báo cáo Global enterprise index của GEID đã phân tích độ tin cậy của Trung Quốc và nhóm 8 nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút vốn thiên thần cho khởi nghiệp tại Quốc gia này một cách trực quan, từ đó đƣa ra thứ hạng của Trung Quốc trên bảng xếp chỉ số khởi nghiệp toàn cầu, điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình thu hút vốn đầu tƣ tại đây. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách đầu tƣ thiên thần tại Việt Nam Để thực hiện ba đột phá chiến lƣợc, bao gồm thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, Đảng và Chính Phủ luôn chủ trƣơng, định hƣớng khuyến khích phát triển startup đổi mới sang tạo (ĐMST), nhƣng cho đến nay, sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ thiên thần không có gì nổi bật, hay nói đúng ra, nhà đầu tƣ thiên thần không mặn mà với các start up Việt Nam. Tác giả Phan Hoàng Liên, Từ Minh Hiệu - Cục phát triển thị trƣờng và khoa học công nghệ Bộ khoa học công nghệ chỉ ra rằng ở Việt Nam vẫn chƣa có hành lang pháp lý thuận lợi cũng nhƣ những chính sách đặc thù dành cho các nhà đầu tƣ cho startup. Cùng chung nhận định, bà Phan Hoàng Lan, cán bộ Cục Phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) cũng cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chƣa thành lập quỹ đầu tƣ mạo hiểm cũng nhƣ chƣa xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho đầu tƣ mạo hiểm thì việc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tƣ thiên thần là biện pháp khả thi nhất đối các startup (DNKN) Việt Nam. Tuy nhiên, sự tham gia của các nhà đầu tƣ thiên thần mang đến những rủi ro đối với DNKN vì vậy cần có một quy định, chế tài, chính sách rõ ràng. Trong một nghiên cứu khác, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chỉ ra rằng: năm 2017, Việt Nam có 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; trong đó có tới 80% các dự án khởi nghiệp thất bại. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này chƣa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý, chọn sai loại hình doanh nghiệp, thiếu hợp tác, xác định sai phƣơng pháp khởi nghiệp và không kêu gọi đƣợc nguồn vốn đầu tƣ. Thêm nữa, ở Việt Nam, các nhà đầu tƣ thƣờng đầu tƣ vào các dự án ngắn hạn, trong khi dự án dài hạn ít đƣợc quan tâm. Về phía DNKN thì không có khả năng định giá đúng ý tƣởng công nghệ của mình, dẫn đến việc thẩm định giá quá thấp thì bị thiệt, 7
  17. mà định giá quá cao thì không kêu gọi đƣợc vốn. Để giải quyết vấn đề trên, bên cạnh một hành lang pháp lý rõ ràng Việt Nam cần chú trọng hơn vào việc đào tạo yếu tố con ngƣời. Tác giả Nguyễn Đình Đạt (2018) cho rằng Việt Nam vẫn có tình trạng chính quyền các địa phƣơng không cho phép hay hạn chế việc thử nghiệm các phát minh của ngƣời dân, điều này gây chán nản cho những ngƣời sáng chế. Chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng ở Việt Nam nên cởi mở đón nhận sáng chế, những sản phẩm, ý tƣởng mới mẻ. Việt Nam cần khởi nghiệp với một tình thần không bó buộc, chỉ nhƣ thế chúng ta mới có thể khởi nghiệp thành công. 1.1.4. Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu Các nhà đầu tƣ thiên thần đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế ở các nƣớc trên thế giới. Do đó, họ đã thu hút không ít sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về các nhà đầu tƣ thiên thần vì vậy rất khó làm sáng tỏ thị trƣờng đầu tƣ thiên thần là gì? Thị trƣờng ấy hoạt động nhƣ thế nào? Phát triển ra sao? Loại chính sách nào đã đƣợc sử dụng với mục tiêu tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng? Do tính phân mảnh, nhỏ lẻ của đầu tƣ thiên thần nên có rất ít nghiên cứu về vấn đề này ra, hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng tập trung vào quá trình các nhà đầu tƣ mạo hiểm ra quyết định đầu tƣ vì vây các nghiên cứu sẵn có về đầu tƣ thiên thần là vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý luận về hoạt động đầu tƣ thiên thần, đã phác họa lại đặc điểm của các nhà đầu tƣ, cách thức các thiên thần ra quyết định và các nhân tố thu hút vốn thiên thần. Từ đó, ta có thể nắm bắt phần nào cách thức hoạt động của các nhóm thiên thần nói chung, đặc điểm đầu tƣ của các thiên thần nói riêng. Hạn chế lớn nhất của các nghiên cứu về đầu tƣ thiên thần là vấn đề thông tin không hoàn hảo, phƣơng thức lấy mẫu, khả năng tiếp cận mẫu nghiên cứu gặp nhiều rào cản do tính phân mảnh nhỏ lẻ của hoạt động thiên thần, do đó các nghiên cứu về đầu tƣ thiên thần chƣa có tính tổng quan cao. Ranh giới phân biệt giữa đầu tƣ thiên thần và đầu tƣ mạo hiểm luôn tồn tại một cách mờ nhạt do đó trong các nghiên cứu thƣờng rất khó để tách bạch và chỉ rõ đặc điểm của hoạt động đầu tƣ thiên thần, 8
  18. cách thức mà chúng vận hành và tồn tại. Tại Trung Quốc các tài liệu nghiên cứu về đầu tƣ thiên thần tuy không nhiều nhƣng cũng đã bao hàm đƣợc thực trạng và chỉ ra một số chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tƣ thiên thần. Tuy nhiên các nghiên cứu sẵn có về đầu tƣ thiên thần tại đây thƣờng đƣợc thực hiện nghiên cứu đồng thời với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới duy chỉ có tác phẩm Angel investing in China của nhóm tác giả Manhong Manie, Jiani Wang, Su Chen đề cập tới hoạt động đầu tƣ thiên thần tại quốc gia đông dân nhất thế giới một cách độc lập. Tác phẩm tập chung nghiên cứu các biện pháp, chính sách thu hút đầu tƣ thiên thần mmang tính đia phƣơng do đó số liệu nghiên cứu chƣa mang tính tổng quát, vì vậy còn tồn tại một khoảng trống nghiên cứu khá lớn về vấn đề này. 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách đối với đầu tƣ thiên thần cho phát triển startup tại Trung Quốc 1.2.1. Khái niệm cơ bản về start up và đầu tƣ thiên thần 1.2.1.1. Start up Trong những năm gần đây cụm từ startup - khởi nghiệp đƣợc biết đến nhƣ những thuật ngữ thời thƣợng đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên, rộng rãi nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào đƣa ra đƣợc định nghĩa toàn bộ triết lý về khởi nghiệp. Theo chuyên gia khởi nghiệp Steve Blank, công ty khởi nghiệp là một “tổ chức tạm thời đƣợc thiết kế để tìm kiếm một mô hình kinh doanh có thể lặp lại và có thể mở rộng”. Đối với ngƣời sáng lập các công ty khởi nghiệp, khái niệm startup có 3 chức năng chính sau:  Để cung cấp một tầm nhìn của một sản phẩm với một tập hợp các đặc điểm;  Tạo một loạt các mô hình kinh doanh liên quan đến khách hàng, phân phối và tài chính của công ty.  Xác định đƣợc liệu mô hình có đúng hay không, dựa trên hành vi của khách hàng, nhƣ mô hình của bạn dự đoán. Theo các khái niệm về mặt học thuật trên thế giới, startup đƣợc định nghĩa bởi “tiềm năng” lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng, cũng có thể nói là “tiềm năng 9
  19. tăng trƣởng nhanh” về quy mô ngƣời dùng, khách hàng hay doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chỉ là “tiềm năng” và không phải tại bất kỳ thời điểm nào startup cũng thể hiện đƣợc việc tăng trƣởng nhanh của mình. Đặc biệt khi startup ở giai đoạn đầu, cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng hoặc làm sản phẩm thử nghiệm thì số lƣợng ngƣời dùng chƣa nhiều đồng nghĩa với việc chƣa có doanh thu. Vậy thì tiềm năng này đƣợc thể hiện ở “đầu vào” của startup, hầu hết là công nghệ mới hay mô hình kinh doanh mới có thể lặp lại hoặc có thể đƣợc nhanh chóng mở rộng. Đặc biệt, startup phải chứng minh đƣợc thực sự có nhu cầu lớn trên thị trƣờng đối với sản phẩm của mình. Thƣờng thì những ngƣời có kinh nghiệm thƣờng xuyên làm việc với startup, hỗ trợ startup nhƣ các nhà đầu tƣ, chuyên gia tƣ vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp sẽ có thể đánh giá đƣợc tiềm năng này một cách chính xác nhất. Nhƣng không phải mọi ngƣời đều có ý kiến giống nhau và cũng không có gì là “chuẩn tuyệt đối” cho khái nhiệm start up. Chủ tịch HĐQT của FPT - ông Trƣơng Gia Bình (2016) lại cho rằng: “nói đến startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chƣa từng làm” và không tính đến các doanh nghiệp mở quán cà phê hay quán phở. Startup là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trƣởng nhanh. Còn theo bà Trƣơng Lý Hoàng Phi- Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TPHCM (2017) cho rằng start up phải bảo đảm đƣợc hai yếu tố là “start” và “up”. “Start” có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tƣởng mới, hoặc nếu ý tƣởng đó không mới thì cách làm phải đột phá và thƣờng thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến khả năng thƣơng mại hóa và quy mô của thị trƣờng, nghĩa là ý tƣởng đó phải có khả năng đƣợc triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở rộng đƣợc để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt. Trong bản kế hoạch hành động của Startup năm 2016 do cục chính sách và xúc tiến công nghiệp Ấn Độ (DIPP) ban hành, startup đƣợc hiểu nhƣ một công ty 10
  20. hoạt động không quá 5 năm, hƣớng tới cải tiến sáng tạo, chú trọng phát triển và cải thiện sản phẩm, quy trình, hay dịch vụ để phát triển công nghệ hay một tài sản trí tuệ nào đó. Theo quy định trong dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa đƣợc Chính Phù trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khóa 14 năm 2016 lại cho rằng: Startup là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trƣởng nhanh. Nhƣ vậy, để đƣợc xem là một "startup", một startup cần phải đáp ứng các điều kiện sau:  Là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý.  Mục đích của các kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý là nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.  Có khả năng tăng trƣởng nhanh. Nhìn chung các định nghĩa về startup đều nhấn mạnh về thời gian hoạt động còn ngắn của công ty và trọng tâm hoạt động xoay quanh việc cải tiến sáng tạo về công nghệ hoặc nguyên tắc vận hành. Tổng quát lại, có thể hiểu Startup là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), gắn với những đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến những điều thế giới chƣa từng làm. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức đƣợc thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất và có cơ hội tăng trƣởng nhanh nhất, xây dựng một phân khúc thị trƣờng mới, tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nƣớc mà với tất cả công ty trên thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp là một thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trƣởng 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1