intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LƢU VĂN CHUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2016 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LƢU VĂN CHUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VŨ HÀ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 1
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, công trình nghiên cứu, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Lƣu Văn Chung 1
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Qua luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Vũ Hà – Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, định hƣớng, hƣớng dẫn và giúp đỡ có giá trị lớn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn tới Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, toàn thể giảng viên và chuyên viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bộ phận sau đại học – Phòng Đào tạo nhà trƣờng đã tổ chức chƣơng trình đào tạo, trang bị cho tác giả những kiến thức và hỗ trợ trong nhiều quy trình liên quan trong quá trình đào tạo, học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn tại trƣờng. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên của Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ luận văn thạc sĩ của tác giả, đã đƣa ra những nhận xét và góp ý thẳng thắn, chân thành, có giá trị cao góp phần quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan cùng toàn thể cán bộ chủ chốt và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về công tác, nhiệm vụ, hỗ trợ tài chính và động viên, giúp đỡ, cho phép tác giả thuận lợi học tập, nghiên cứu và hoàn thành chƣơng trình thạc sỹ. Sau cùng, tác giả xin đƣợc biểu thị lòng cảm ơn to lớn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời thân thƣơng đã dành sự quan tâm, hỗ trợ và động viên không thể thiếu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Lƣu Văn Chung 1
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 4 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC..........................................................................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam .................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu về các chính sách trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ...... 8 1.1.3. Đánh giá chung ............................................................................................... 11 1.2. Cơ sở khoa học về chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô...................... 11 1.2.1. Cơ sở lý luận về ngành công nghiệp ôtô ....................................................... 11 1.2.2. Các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô .............................................. 16 1.2.3. Kinh nghiệm về việc áp dụng chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô của một số nƣớc trên thế giới .......................................................................................... 19 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 34 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................. 34 2.1.1. Tiếp cận thực tiễn và hệ thống ....................................................................... 34 2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng................................................ 34 2.2. Khung khổ phân tích .................................................................................... 34 1
  6. 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 36 2.3.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng................................................................... 36 2.3.2. Phƣơng pháp kế thừa ...................................................................................... 36 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp .............................................................. 37 2.3.4. Phƣơng pháp so sánh ...................................................................................... 39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ Ở VIỆT NAM .............................................................................. 41 3.1. Thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam .............................................. 41 3.1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam .......................................... 41 3.1.2. Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ........................ 47 3.2. Thực trạng áp dụng chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................. 60 3.2.1. Chính sách hỗ trợ tài chính và thuế................................................................ 60 3.2.2. Chính sách thu hút đầu tƣ ............................................................................... 65 3.2.3. Chính sách kích cầu thị trƣờng....................................................................... 69 3.3. Tác động của các chính sách hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ..................................................................................................................... 75 3.3.1. Đánh giá chung ............................................................................................... 75 3.3.2. Nguyên nhân ................................................................................................... 78 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ Ở VIỆT NAM .............................................................................. 82 4.1. Dự báo tình hình phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................... 82 4.1.1. Bối cảnh chung về hội nhập kinh tế quốc tế về ngành công nghiệp ôtô ..... 82 4.1.2. Định hƣớng phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam ..................... 84 4.1.3. Dự báo tình hình phát triển của ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam ........ 86 2
  7. 4.2. Một số gợi ý chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới ......................................................................................................... 91 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 98 3
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 ATIGA Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN 4 CHLB Cộng hòa liên bang 5 CKD Xe lắp ráp trong nƣớc với 100% linh kiện nhập khẩu 6 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 7 CV Xe thƣơng mại (Commercial Vehicles) 8 EU Liên minh Châu Âu 9 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 10 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 11 GM General motors 12 HNKTQT Hội nhập Kinh tế quốc tế Xe đƣợc lắp ráp từ linh kiện không đồng bộ từ nguồn 13 IKD nhập khẩu và các linh kiện nội địa hóa 14 OICA Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ôtô 15 PC Xe du lịch (Passenger Cars) 16 R&D Nghiên cứu và Triển khai Xe lắp ráp trong nƣớc có một số linh kiện đã đƣợc 17 SKD nội địa hoá 18 TMT Công ty Cổ phần ôtô Cửu Long 19 UNECE Ủy ban Kinh tế Châu Âu thuộc Liên Hợp quốc 20 VAMA Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam 21 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới i
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Sản lƣợng tiêu thụ ôtô một số quốc gia trên thế giới 48 ii
  10. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Sản lƣợng ôtô các nƣớc Đông Nam Á giai đoạn 1 Hình 3.1 49 2012 – 2013 Tỷ trọng ôtô lắp ráp trong nƣớc và ôtô nhập khẩu 2 Hình 3.2 nguyên chiếc trên thị trƣờng trong một số năm gần 52 đây Doanh số bán xe ôtô du lịch và xe ôtô thƣơng mại trên 3 Hình 3.3 53 thị trƣờng trong một số năm gần đây Tỷ lệ nội địa hóa ngành ôtô của các nƣớc Đông Nam 4 Hình 3.4 58 Á 5 Hình 4.1 Dự báo cơ cấu ôtô lƣu hành đến năm 2019 86 6 Hình 4.2 Dự báo tiêu thụ ôtô (2015 – 2019) 87 iii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đƣợc bắt đầu vào những năm 1990 với sự xuất hiện của hai công ty ôtô có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Sau gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có nhiều Doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô ra đời trong nƣớc. Con số 25 năm so với các nƣớc trong khu vực lại là non trẻ vì ngành ôtô của Việt Nam ra đời sau đến cả 40 - 50 năm. Tuy nhiên, Nhà nƣớc Việt Nam, với mục đích thu hút đầu tƣ và xây dựng một ngành công nghiệp ôtô để theo kịp các nƣớc trong khu vực, cho nên kể từ khi ra đời cho đến nay, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đƣợc coi là ngành trọng điểm và là ngành luôn đƣợc ƣu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp. Sự ƣu đãi đặc biệt này đƣợc thể hiện qua những chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô nhƣ chính sách về thuế quan của Bộ Tài chính, chính sách thuế ƣu đãi về tỷ lệ nội địa hóa, thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, kết quả của một quá trình phát triển đƣợc ƣu đãi của ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam là sau hơn 20 năm vẫn không đem lại gì cho đất nƣớc: không phát triển về kỹ thuật, không phát triển về đào tạo nhân sự, không tạo điều kiện tối ƣu để phát triển ngành sản xuất linh kiện theo tiêu chuẩn thế giới và đặc biệt hơn là không tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng trong nƣớc. [5] Bên cạnh đó, xu hƣớng quốc tế hóa, hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO chúng ta có những cam kết phải thực hiện nhƣ việc giảm thuế nhập khẩu, chính sách rõ ràng, xóa bỏ bảo hộ tạo sân chơi bình đẳng… Tiến trình hội nhập kinh tế của các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thực hiện một bƣớc chuyển lớn bằng việc ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày cuối cùng của năm 2015 là cơ hội phát triển của ngành công 1
  12. nghiệp ôtô khu vực cùng với sự cạnh tranh lớn hơn giữa các quốc gia, các nhà sản xuất, dù còn có những trở ngại cho sự phát triển của ngành này. Việt Nam đã nỗ lực mời gọi các hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới đến đầu tƣ vào ngành công nghiệp ôtô nhằm thúc đẩy cơ hội chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệp phụ trợ; trong khi vẫn tiếp tục các chính sách ƣu đãi về thuế nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nƣớc tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, sau khi AEC ra đời, mức thuế 50% đánh vào xe nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN sẽ giảm xuống 0% vào năm 2018 theo điều khoản của Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), tiên lƣợng một sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng ôtô mà sự chênh lệch sức mạnh lớn thuộc về các đối thủ từ các nƣớc trong khu vực, một tình thế không mấy khả quan là rất có thể Việt Nam yếu thế ngay trên sân nhà. Không khó để hình dung tình thế ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam đang ở “ngã ba đƣờng” khi các nhà nhập khẩu ôtô nguyên chiếc cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô trong nƣớc khi tiến trình tự do hóa nền kinh tế [30]. Các công ty lắp ráp xe trong nƣớc lo ngại về việc thực thi điều khoản của ATIGA về bãi bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc. Đến lúc đó, hàng loạt mẫu xe từ các nƣớc Indonesia, Philippines hay Thái Lan sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam với giá thành thấp hơn đáng kể. Vì vậy nếu chính phủ Việt Nam không có giải pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời, sẽ rất khó để cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam có thể trụ lại trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc trong khu vực và thế giới. Xuất phát từ tính thời sự của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu. - Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Kinh tế Quốc tế trang bị cho học viên phƣơng pháp tƣ duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các 2
  13. vấn đề về kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế. Việc nghiên cứu về sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng của đất nƣớc là vấn đề thời sự. Trong đó, các chính sách hỗ trợ của chính phủ là một trong những nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành này, đặc biệt có sự tƣơng tác với các quan hệ kinh tế quốc tế. Do đó, đề tài “Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo. - Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau: + Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam? + Chính phủ đã và nên tiếp tục thực hiện chính sách gì để hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển? + Những gợi ý mới về chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là phân tích và đánh giá việc thực hiện của các chính sách đã áp dụng để hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nƣớc, đồng thời dựa trên những bài học kinh nghiệm của các nƣớc khác đã thành công trong việc hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô của mình từ đó rút ra bài học và đóng góp ý kiến giúp cho ngành công nghiệp ôtô của đất nƣớc phát triển. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung khổ lý thuyết về chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô; - Phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam; - Phân tích các chính sách hỗ trợ và đánh giá mức độ đạt đƣợc trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam; 3
  14. - Đề xuất một số gợi ý chính sách hỗ trợ cho sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích vào các chính sách hỗ trợ chính đã đƣợc Việt Nam thực hiện trong thời gian 2007 – 2015, đó là nhóm các chính sách ƣu đãi về tài chính và thuế, các chính sách về thu hút đầu tƣ, chính sách kích cầu thị trƣờng và các chính sách khác. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn nghiên cứu về sự phát triển ngành công nghiệp ôtô dƣới sự tác động của các chính sách hỗ trợ đã và đang đƣợc thực hiện trong nƣớc Việt Nam, và có thể mở rộng sang một số nƣớc có ngành công nghiệp ôtô phát triển nhƣ Mỹ, Nhật và một số nƣớc khác trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia để so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm. - Thời gian: Luận văn tổng hợp và phân tích số liệu nghiên cứu tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2015. Tuy nhiên, để sử dụng phƣơng pháp so sánh và các lập luận nhằm làm sáng tỏ quan điểm của mình, tác giả có sử dụng một số dữ liệu ở thời điểm trƣớc thời gian trên. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa khung khổ lý thuyết về chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô; - Phân tích đƣợc thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam; - Tổng hợp và đánh gía các chính sách hỗ trợ chính của Việt Nam đối với ngành công nghiệp ôtô; - Đề xuất một số gợi ý chính sách hỗ trợ cho Việt Nam nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô. 4
  15. 5. Kết cấu luận văn Luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng ngành công nghiệp ôtô và áp dụng các chính sách hỗ trợ của Việt Nam Chƣơng 4. Một số gợi ý chính sách hỗ trợ nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô việt nam trong thời gian tới 5
  16. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 20 năm qua, đƣợc xác định là lĩnh vực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và luôn là trọng tâm của những chính sách ƣu đãi, hỗ trợ từ phía chính phủ. Với tính chất quan trọng nhƣ vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên các bài viết trong nƣớc hầu nhƣ tập trung vào phân tích sự phát triển toàn ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô hoặc chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ôtô trong nƣớc, hiếm hoi những tài liệu nào nói rõ về công cụ hay chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Thông qua các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo hay qua các tạp chí chuyên ngành, các học giả muốn gửi gắm thông điệp riêng đến chính phủ Việt Nam những đóng góp nhằm phát triển ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nƣớc. 1.1.1. Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam Tác phẩm “The automotive industry in Vietnam: prospects for development in a globalizing economy” (Ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam: triển vọng phát triển trong nền kinh tế toàn cầu) của Timothy J. Sturgeon (1998), Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ, nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc, cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, thảo luận về những xu hƣớng vĩ mô trong ngành công nghiệp ôtô thế giới và chính sách hiện tại mà Việt Nam đang áp dụng, từ đó đƣa ra các khuyến nghị rất hợp lý và có ý nghĩa ngay tại thời điểm này nhƣ: phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách ổn định và minh bạch, thiết lập chuỗi cung ứng và tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, do đƣợc viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lƣờng 6
  17. trƣớc đƣợc các thay đổi chính sách cũng nhƣ vấn đề phát sinh đối với ngành công nghiệp ôtô đến nay đặc biệt trong giai đoạn HNKTQT. Tác phẩm “The Automobile Industry in Vietnam, Remaining Issues in Implementing the Master Plan” (Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ngành) của Kenichi Ohno và Mai Thế Cường (2004) tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) năm 2004, đánh giá sâu sắc về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, đặt ra một số vấn đề cần đƣợc xem xét trong việc thực hiện và điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành trong tƣơng lai. Cùng với những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích, tác giả đƣa ra những khuyến nghị chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở Việt Nam là nguyên nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chƣa có ý nghĩa thực tiễn. Tác phẩm “Vietnam’s Industrial Policy Formulation: To Become a Reliable Partner in Integral Manufacturing” của Kenichi Ohno (2006) tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam VDF năm 2006, đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu tồn tại trong chính sách phát triển công nghiệp sản xuất ôtô, từ đó đƣa ra quan điểm cần có một chính sách mới nhằm cải thiện hiện thực này. Từ việc nghiên cứu chính sách của Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản, tác giả muốn gửi gắm kết quả đến các nhà hoạch định chính sách Việt Nam góp phần xây dựng chính sách để phát triển ngành công nghiêp sản xuất ôtô trong nƣớc. Tác phẩm “Developing the Vietnamese Automobile Industry” của Takayasu (1998), Viện nghiên cứu Sakura, Nhật Bản, thảo luận về phƣơng pháp tiếp cận với sự phát triển của một ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam trên cơ sở phân tích về tình hình trong nƣớc và quốc tế xung quanh ngành công nghiệp ôtô. Tác giả đƣa ra một loạt các vấn đề khó khăn đang phải đối mặt của ngành và nêu rõ 3 yếu tố khi xây dựng và triển khai thực hiện một 7
  18. chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô phải đặc biệt chú trọng. Đó là, thứ nhất chính phủ Việt Nam nên duy trì mối quan hệ tốt với các công ty nƣớc ngoài để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực kinh doanh của họ; thứ hai, mỗi công cụ chính sách có thể sẽ đƣợc sử dụng để thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nƣớc ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất các bộ phận địa phƣơng; thứ ba, chính phủ nên nhắm đến chính sách của mình đối với việc sản xuất các loại xe có tỷ lệ nội địa hóa cao. Bài viết chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, chƣa có số liệu thống kê minh họa chi tiết. Các lý lẽ nhận xét hoàn toàn trên quan điểm cá nhân. Do đó tính thuyết phục của nó chƣa cao. 1.1.2. Nghiên cứu về các chính sách trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam Bài nghiên cứu của T.S Nguyễn Bích Thủy (2008): “Industrial policy as determinant localization: the case of Vietnamese automobile industry”, đại học Waseda Nhật Bản, cung cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các hãng xe tại Việt Nam thông qua khảo sát với bảng câu hỏi phân phối cho các hãng xe thuộc hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam VAMA. Nghiên cứu này tập trung vào các mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và nội địa hóa để tìm ra những quy định khác nhau có tác dụng tốt trên nội địa hóa. Nghiên cứu cũng phát hiện ra tình trạng thực tế của nội địa hóa các sản phẩm ôtô, nguyên nhân của sự trì trệ trong nội địa hóa các sản phẩm xe và vai trò của chính sách hiện hành trong nội địa hóa Cuối cùng bài viết đi đến kết luận rằng chính sách của chính phủ, thị trƣờng và công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định đến thành công của chính sách nội địa hóa. Do vậy, chỉ khi tác động vào 3 yếu tố này mới phá vỡ đƣợc sự yếu kém trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nhằm cung cấp các số liệu sơ cấp về tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm nhân tố tác động mạnh nhất, bài viết chƣa đƣa ra các công cụ chính sách cụ thể. 8
  19. Tác phẩm “Driving Development? The Problems and Promises of the Car in Vietnam” của Arve Hansen (2016), Trung tâm Phát triển và Môi trường, Đại học Oslo, Na Uy, phân tích về triển vọng và những vấn đề của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô nội địa nhƣ một ngành mũi nhọn của đất nƣớc trong nỗ lực nâng cấp ngành công nghiệp, nhƣng song song với đó, Chính phủ lại có những động thái nhằm kiềm chế sự phát triển của ngành thông qua các công cụ nhƣ thuế phí rất cao đánh vào xe ô tô, khiến chúng trở nên xa xỉ và chỉ có một lƣợng dân chúng mới có đủ khả năng sở hữu và sử dụng. Tác phẩm phân tích những chính sách liên quan đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng nhƣ bàn luận về một số nguyên do dẫn đến sự chƣa thành công của ngành này tại Việt Nam. Tác giả biện luận rằng, sự thất bại này phản ánh những điểm yếu trong chiến lƣợc phát triển của Việt Nam, đồng thời cũng sẽ dẫn đến những vấn đề tiềm ẩn khi sự sở hữu ô tô tƣ nhân ngày càng đƣợc nở rộng. Tác phẩm cũng chỉ ra sự tiến thoái lƣỡng nan của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khi muốn đồng thời đạt đƣợc thành quả của tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc và sự an toàn về môi trƣờng, năng lƣợng và các vấn đề xã hội mà đƣợc coi là nguyên nhân căn bản của chính sách hạn chế sở hữu ô tô tƣ nhân tại Việt Nam. Tác phẩm “Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam” của Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 4 (2014) tập trung phân tích sự ảnh hƣởng của các chính sách tới phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô của Việt Nam trong những năm qua, nhƣ nhóm chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhóm chính sách phát triển các doanh nghiệp mới, nhóm chính sách khu, cụm công nghiệp, nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế. Kết quả phân tích chỉ ra rằng ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô 9
  20. đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận, song chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của toàn ngành công nghiệp ôtô. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Bài nghiên cứu của Phan Tuấn - Cục Hải quan Hà Nội và Nguyễn Thị Vân Anh – Bộ Tài chính Việt Nam (2008): “Impacts of the protection policy for the vietnam’s automobile industry” (Tác động của chính sách bảo hộ cho công nghiệp ôtô Việt Nam), nhằm mục đích chính trả lời cho câu hỏi: liệu các chính sách bảo hộ của chính phủ có thành công đƣợc hay không? Qua việc phân tích định tính và dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn, tác giả đã kết luận rằng cho đến nay nó là một thất bại cả về các mục tiêu chính sách quan trọng lẫn thặng dƣ phúc lợi xã hội. Bài viết này đƣợc giới hạn trong một phân tích ban đầu về tác động của các chính sách bảo vệ trên ba bên chủ yếu, liên quan trực tiếp: ngƣời tiêu dùng, các nhà sản xuất trong nƣớc và chính phủ. Hơn nữa, do các hạn chế về số liệu, tài liệu chƣa thể cung cấp chi tiết tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu trong ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam và đánh giá chính xác trên tổng thiệt hại xảy ra phúc lợi từ chính sách. Luận văn thạc sĩ của Đặng Minh Sang (2011): “Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG thành phố HCM, trên cơ sở phân tích cụ thể và tổng quát các chính sách bảo hộ và phát triển ngành công nghiêp ôtô Việt Nam từ khi ngành này ra đời năm 1992 cho đến nay, đề tài đã chỉ ra những thành tựu cũng nhƣ hạn chế cơ bản của các chính sách này. Từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát triển ngành công nghiệp ôtô nói riêng cũng nhƣ hiệu quả cho toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên bài viết lại chƣa nói rõ đƣợc cơ sở để phân tích số liệu hay nguồn thông tin, không đề cập đến phƣơng pháp 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0