intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

77
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn "Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016-2021" là phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021, từ đó đề xuất các giải pháp đối với xuất khẩu xi măng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016-2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021 NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ NGUYỄN THỊ HƯƠNG Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021 Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hương Người hướng dẫn: PGS.TS. Từ Thúy Anh Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS. Từ Thúy Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy, và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hương
  5. iii MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XI MĂNG THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2021 .............. 10 1. Những vấn đề lý luận về xuất khẩu ............................................................. 10 1.1. Khái niệm về xuất khẩu ............................................................................ 10 1.2. Các hình thức xuất khẩu ........................................................................... 10 1.3. Vai trò của xuất khẩu ................................................................................ 12 1.4. Nhiệm vụ của xuất khẩu ........................................................................... 13 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ................................. 14 1.6. Nội dung hoạt động xuất khẩu ................................................................. 15 2. Các chỉ số đánh giá xuất khẩu sản phẩm của một quốc gia...................... 16 3. Tổng quan về ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 - 2021 .................... 20 3.1. Lịch sử ngành xi măng thế giới ................................................................ 20 3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới giai đoạn 2016 - 2021 23 3.2.1. Tình hình sản xuất của ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 - 2021 .................................................................................................................... 23 3.2.2. Tình hình tiêu thụ xi măng trên thế giới giai đoạn 2016 - 2021 ..... 28 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM VÀ .................. 34 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU XI MĂNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2021 ........................................................................................................................... 34 1. Tổng quan ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 ..................... 34 1.1. Quá trình hình thành ngành ..................................................................... 34
  6. iv 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 ....................................................................................................................... 35 1.2.1. Tình hình sản xuất xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 ......... 35 1.2.2. Tình hình tiêu thụ của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 .................................................................................................................... 39 2. Tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 ......... 45 2.1. Kim ngạch xuất khẩu ................................................................................ 45 2.2. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu .................................................................. 50 3. Thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 thông qua một số chỉ số thương mại ...................................................................... 52 3.1. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) ..................................................................... 52 3.2. Chỉ số định hướng khu vực (RO) ............................................................. 54 4. Thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 - Phân tích SWOT ..................................................................................................... 55 4.1. Điểm mạnh (Strengths – S) ....................................................................... 55 4.2. Điểm yếu (Weakness – W) ........................................................................ 56 4.3. Cơ hội (Opportunities – O) ....................................................................... 57 4.4. Thách thức (Threats – T) .......................................................................... 59 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU XI MĂNG VIỆT NAM ................................................................................................. 61 1. Bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị mới của thế giới và Việt Nam ....... 61 1.1. Bối cảnh thế giới ........................................................................................ 61 1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................................. 65 2. Triển vọng và thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới ...................................................................................................... 66 2.1. Thách thức đối với xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới.................................................................................................................... 66 2.2. Triển vọng xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới .... 68 3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành xi măng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 ........................................................ 69
  7. v 4. Kiến nghị một số giải pháp đối với Nhà nước về xuất khẩu xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới.............................................................................. 72 4.1. Chính sách về kinh tế ................................................................................ 72 4.2. Chính sách về tỷ giá và lãi suất ................................................................ 74 5. Đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới .......................................................... 75 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 81
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Top 10 doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất thế giới ........................... 26 Bảng 2: Các vụ M&A nổi bật trong ngành xi măng năm 2021 ................................ 27 Bảng 3: Số lượng lò quay clinker theo công suất của Việt Nam năm 2021 ............. 37 Bảng 4: Sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 39 Bảng 5: Khả năng sản xuất và tiêu thụ năm 2020 – 2021 ......................................... 40 Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn ....................... 46 Bảng 7: Chỉ số RCA của ngành xi măng của một số quốc gia giai đoạn 2016 – 2021 ................................................................................................................................... 52 Bảng 8: Chỉ số RO của ngành xi măng tại một số thị trường chủ yếu ..................... 54
  9. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Top 10 quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới năm 2016 – 2021 .. 24 Biểu đồ 2: Tỷ trọng sản lượng xi măng Trung Quốc trên thế giới ........................... 25 Biểu đồ 3: Tăng trưởng tiêu thụ và giá bán trung bình xi măng thế giới giai đoạn 2011 – 2019 ............................................................................................................... 28 Biểu đồ 4: Tỷ trọng tiêu thụ xi măng của Trung Quốc so với các nước khác .......... 29 Biểu đồ 6: Sản lượng tiêu thụ xi măng trên thế giới 2020 – 2021 ............................ 30 Biểu đồ 7: Tăng trưởng doanh thu nhà mới của Trung Quốc giai đoạn 2012 – 2021 ................................................................................................................................... 31 Biểu đồ 8: Sản lượng sản xuất xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 ............... 36 Biểu đồ 9: Tỷ trọng tiêu thụ xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 ............ 41 Biểu đồ 10: Sản lượng tiêu thụ xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 ....... 41 Biểu đồ 11: Cơ cấu giá thành sản xuất xi măng năm 2021 ....................................... 42 Biểu đồ 12: Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu ngành xi măng ....................................... 43 Biểu đồ 13: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu xi măng giai đoạn 2016 – 2021 .... 45 Biểu đồ 14: Sản lượng xuất khẩu tại các thị trường chính của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 ............................................................................................................... 47 Biểu đồ 15: Đơn giá xi măng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ...... 48 Biểu đồ 17: Thị phần xi măng Việt Nam xuất khẩu tại Trung Quốc ........................ 49 Biểu đồ 18: Thị phần xi măng Việt Nam xuất khẩu tại Philippines ......................... 50 Biểu đồ 16: Tăng trưởng tiêu thụ và giá bán trung bình xi măng ............................. 51 Biểu đồ 19: Xu hướng thay đổi RCA ngành xi măng Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2021 ................................................................................................ 53
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Asian Nations Nam Á Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và CPTPP Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội M&A Mergers & Acquisitions Mua bán và Sáp nhập Strengths - Weaknesses – Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ SWOT Opportunities - Threats hội – Thách thức Revealed Comparative RCA Chỉ số lợi thế so sánh Advantage RO Regional Orientation Chỉ số định hướng khu vực Vietnam National Cement VNCA Hiệp hội xi măng Việt Nam Association VLXD Vật liệu xây dựng WTO World trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành và lĩnh vực kinh doanh thương mại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới. Để khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình, các ngành hàng cần nắm bắt được thị trường và xu hướng sản xuất, tiêu dùng của thế giới. Luận văn đi sâu phân tích hoạt động xuất khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 để cung cấp một cách tổng quan về ngành xi măng và hoạt động xuất khẩu xi măng của Việt Nam, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn để xác định những cách thức, chiến lược phù hợp cũng như những giải pháp cụ thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc phát triển thị trường. Luận văn vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích định tính, thống kê mô tả, phương pháp so sánh, tính toán các chỉ số thương mại từ đó đưa ra các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Chương I của luận văn sẽ khái quát một số lý luận về xuất khẩu, hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia và tổng quan về ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 – 2021 thông qua lịch sử hình thành ngành và tình hình cung cầu của ngành. Chương II sẽ đánh giá tổng quan về ngành xi măng Việt Nam và đi sâu phân tích tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 thông qua một số chỉ số RCA và chỉ số RO và phân tích SWOT hoạt động xuất khẩu xi măng Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp đối với xuất khẩu xi măng Việt Nam tại chương III. Luận văn có những gợi ý giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam một các kịp thời, đồng bộ mà vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, sự phát triển của thương mại hóa là nền tảng chiến lược của các quốc gia để phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức thương mại và quốc tế như WTO, ASEAN và đang tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các nước khác trên thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tận dụng được lợi thế so sánh của mỗi nước. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực và dưới nhiều góc độ khác nhau cả song phương lẫn đa phương. Một trong những hoạt động chính của thương mại quốc tế là xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc liên kết thương mại giữa các nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển kinh tế, các nước tích cực đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng do đó nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng rất lớn. Với lợi thế 75% diện tích là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng. Hiện nay, xi măng là vật liệu xây dựng cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, hiện chưa có sản phẩm thay thế. Với vai trò là nguyên liệu đầu vào chính cho các ngành kinh tế lớn khác như bất động sản, xây dụng, đầu tư công, ngành xi măng được coi là ngành công nghiệp trụ cột cho quá trình phát triển của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của ngành xi măng, các quốc gia trên thế giới đã giành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành. Với mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại, Việt Nam đã coi ngành sản xuất xi măng là ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, đáp ứng tối đa nhu cầu về xi măng và tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình kinh tế - chính trị có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khủng hoảng năng lượng và sự bùng
  13. 2 phát của đại dịch Covid – 19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới. Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 của Bộ Công thương, năm 2020 GDP toàn cầu đã giảm 4,2% so với năm 2019. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu trên thế giới cũng suy giảm mạnh mẽ khi nhu cầu về hàng hóa, nguyên liệu sản xuất giảm mạnh và các chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn. Cuộc khủng hoảng về năng lượng đã gây áp lực mạnh lên các quốc gia và các ngành hàng có tỷ trọng sử dụng than cao do phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung và giá tăng. Giá nhiên liệu quá cao đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng dành cho sản xuất, chi phí vận tải hàng hóa và sản xuất tăng mạnh. Xi măng là ngành sử dụng than là chất đốt chính trong sản xuất, chi phí than chiếm khoảng 30% giá thành sản xuất xi măng. Do đó, chi phí than đầu vào tăng sẽ làm sụt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng. Vì vậy, để khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có trong hoạt động xuất khẩu xi măng thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu xi măng Việt Nam phải nắm bắt được thị trường xây dựng và xu hướng sản xuất của thế giới. Với mục đích cung cấp một cách tổng quan về ngành xi măng và hoạt động xuất khẩu xi măng của Việt Nam những năm gần đây, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn để xác định những cách thức, chiến lược phù hợp cũng như những giải pháp cụ thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu xi măng. Đồng thời có những gợi ý giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam một cách kịp thời, đồng bộ mà vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Theo nghiên cứu “Psychology and Positive Brand Awareness: Practical Evidences from The Cement Industry before Covid – 19 in Vietnam” của Phan Minh
  14. 3 Đức, Phan Tuyết Mai, Dương Ngọc Anh được xây dựng dựa trên mô hình nhận biết thương hiệu của David A. Aaker để phân tích về việc phát triển và nhận diện thương hiệu xi măng của một số doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Phân tích hiệu quả chiến lược thương hiệu của Vicem Tam Điệp đối với sản phẩm xi măng trên các mặt: khả năng khách hàng, phân tích nội bộ và phân tích đối thủ cạnh tranh trước khi bùng phát dịch bệnh Covid – 19, từ đó đưa ra các giải pháp kéo dài sự tăng trưởng bền vững sau dịch bệnh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Vicem Tam Điệp hoàn toàn không có các hoạt động để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, chưa chú trọng thực hiện các chính sách khuyến mại với khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới để thu hút khách hàng, việc truyền thông thương hiệu vẫn chưa tốt (Phan Minh Đức, 2022). Mặt khác, nghiên cứu “Benefits of a regional co-processing scheme: The case of steel/iron and cemnt industries in Vietnam, Laos, and Cambodia” của Jordi Cravioto, Eiji Yamasue, Duc-Quang Nguyen, Tran-Duc Huy đã phân tích những lợi ích về môi trường của việc thực hiện kế hoạch đồng chế biến theo quy mô khu vực giữa ngành công nghiệp gang thép và xi măng của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Kết quả đã chỉ ra những lợi ích từ việc đồng chế biến gang và xỷ thép tại các cơ sở xi măng ở Việt Nam, Lào và Campuchia (Jordi Cravioto, 2021). Atefeh Ahmadi và cộng sự (2022) trong nghiên cứu “Estimating the productivity threshold of the trading partner countries of Iran Cement counting the costs of market penetration” bằng cách tính toán ngưỡng năng suất, tính toán chi phí thâm nhập của các nước đối tác thương mại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã được nghiên cứu bằng mô hình solow, dữ liệu bảng và phương pháp kinh tế lượng (FGLS) cho giai đoạn 2003-2020. Kết quả đối với 12 quốc gia đối tác thương mại cho thấy các công ty có năng suất gần với giá trị ngưỡng có thể thâm nhập thị trường nhiều hơn. Tuy nhiên, sự hiện diện của các mối đe dọa từ bên ngoài (như trừng phạt kinh tế, suy thoái kinh tế trong nước, phương tiện giao thông, bệnh tim mạch vành, v.v.) có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xi măng mặc dù ảnh hưởng ngày càng tăng của việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp ... Ngoài ra, các biện pháp như tăng năng suất của doanh nghiệp, mở rộng hoạt động tiếp thị quốc tế
  15. 4 và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tác động của các mối đe dọa từ bên ngoài đối với xuất khẩu xi măng đã phần nào giảm bớt (Atefeh Ahmadi, 2022). Tetsuji Okazaki và cộng sự (2021) “Excess Capacity and Effectiveness of Policy Interventions: Evidence from the cement industry” thông qua việc nghiên cứu các chính sách điều phối năng lực - buộc các công ty phải giảm công suất đồng thời - áp dụng cho ngành xi măng Nhật Bản. Kết quả ước tính cho thấy những can thiệp này không làm tăng sức mạnh thị trường vì việc giảm công suất dẫn đến hiệu suất sử dụng cao hơn của các nhà máy còn lại và không làm sai lệch quyết định loại bỏ của các công ty (Tetsuji Okazaki, 2021). Trong bài nghiên cứu “Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập” của Nguyễn Minh Tâm đã phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng của các công ty thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, các công ty liên doanh và các nhà máy địa phương thông qua phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh số liệu và từ đó đưa ra các giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Nghiên cứu này đã đánh giá môi trường kinh doanh đới với ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, thực trạng của ngành công nghiệp xi măng thời điểm năm 2005, bao gồm việc đánh giá các yếu tố tác động đến ngành xi măng, các dự báo có liên quan đến nhu cầu xi măng làm cơ sở để tính toán công suất cũng như sự phát triển của các dự án xi măng, đề ra các giải pháp định hướng phát triển cho ngành công nghiệp xi măng (Nguyễn Minh Tâm, 2005). Nguyễn Quốc An trong bài nghiên cứu “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam” đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Leenin, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa và tổng hợp để phân tích và đánh giá vai trò của ngành xi măng trong nền kinh tế và trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Kết quả đã chỉ ra ngành xi măng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh nội bộ và trong xu hướng hội nhập thế giới. Do đó, thông qua việc phân tích thực trạng và quy hoạch phát triển của ngành xi măng đến năm
  16. 5 2010, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam (Nguyễn Quốc An, 2007). Tác giả Toàn Thắng (2021), trong chuyên đề “Tháo gỡ khó khăn cho các ngành hàng tỷ đô: Xi măng và những thách thức nhãn tiền” trên Cổng thông tin Chính phủ số thứ 4 cũng đã đưa ra những thách thức khó khăn của ngành xi măng Việt Nam trong đại dịch Covid -19. Kết quả cho thấy, ngành xi măng Việt Nam phải chịu những áp lực cạnh tranh lớn về giá bán và sản lượng tại một số thị trường nhập khẩu sản phẩm xi măng như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ hay các nước khu vực Trung Đông. Đồng thời giá nguyên nhiên liệu tăng cao, đặc biệt là than cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất xi măng (Toàn Thắng, 2021). Phạm Thị Huyền và cộng sự (2021), trong nghiên cứu “Doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam – thực trạng hoạt động và năng suất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” đã phân tích thực trạng hoạt động và năng suất của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên cơ sở dữ liệu tổng hợp từ kết quả thống kê 141 doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam của Tổng cục thống kê năm 2019, đồng thời cũng đưa ra một số vấn đề về năng suất và phân tích khả năng nâng cao năng suất cho doanh nghiệp sản xuất xi măng dưới tác động của CMCN 4.0 (Phạm Thị Huyền, 2021). Đồng thời, trong Báo cáo ngành xi măng Việt Nam 2021, Hiệp hội xi măng Việt Nam đã đưa ra các số liệu về sản xuất và tiêu thụ của ngành xi măng Việt Nam hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tình hình bất ổn chính trị tại một số quốc gia trên thế giới, đưa ra một số cơ hội và thách thức của ngành xi măng trong giai đoạn tiếp theo (Hiệp hội xi măng Việt Nam, 2022). Theo “Báo cáo ngành xi măng – Tập trung phát triển theo chiều sâu, cạnh tranh bền vững” của Công ty chứng khoán FPT đã đưa ra những khó khăn và thách thức của xi măng Việt Nam. Đồng thời, đánh giá mức độ tiêu thụ xi măng của ngành xi măng Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn tại thị trường nội địa và thế giới trong
  17. 6 giai đoạn 2020 – 2030 (Nguyễn Lý Thanh Lương, 2019). Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới đang diễn biến phức tạp và sự bùng phát của đại dịch Covid-19 bùng phát gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các ngành nghề trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Những bài viết nghiên cứu đều phân tích về tình hình ngành xi măng trong bối cảnh kinh tế - chính trị xã hội hiện nay nhưng chưa có bài nghiên cứu cụ thể nào về hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam. Hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá chi tiết hoạt động xuất khẩu của xi măng Việt Nam thông qua các chỉ số thương mại mà hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng ở mức nghiên cứu đánh giá thực trạng, cơ hội thách thức của ngành xi măng tại một số thị trường nói chung. Do đó, luận văn sẽ đi sâu phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu của luận văn là phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021, từ đó đề xuất các giải pháp đối với xuất khẩu xi măng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa và một số chỉ số để đánh giá khả năng xuất khẩu của một sản phẩm trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá tổng quan về ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 – 2021. Thứ hai, phân tích thực trạng xuất khẩu xi măng của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 thông qua chỉ số RCA, chỉ số RO và một số chỉ số khác; từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của xuất khẩu xi măng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  18. 7 Thứ ba, đề xuất các giải pháp đối với xuất khẩu xi măng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ môi trường. 4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cơ bản nêu trên, luận văn sẽ tập trung trả lời và làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng xuất khẩu xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 như thế nào? - Xuất khẩu xi măng Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác không và định hướng khu vực xuất khẩu của xi măng Việt Nam là gì? -Ngành xi măng Việt Nam đang có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gì khi xuất khẩu? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của ngành xi măng (bao gồm xi măng và clinker) Việt Nam. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: • Về nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu xi măng (bao gồm xi măng và clinker) của Việt Nam thông qua các chỉ tiêu và chỉ số thương mại. Xác định những kết quả đã đạt được, những cơ hội và thách thức đối với ngành xi măng Việt Nam, từ đó, có cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp đối với xuất khẩu xi măng. Do ngành xi măng Việt Nam mới chỉ có hoạt động xuất khẩu xi măng (bao gồm xi măng và clinker) chưa có hoạt động nhập khẩu nên luận văn sẽ tập trung phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu xi măng (bao gồm xi măng và clinker) và không phân tích mảng nhập khẩu. •Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng sản xuất và xuất khẩu xi măng của Việt
  19. 8 Nam trong giai đoạn 2016 – 2021. Đây là giai đoạn hoạt động xuất khẩu của ngành xi măng Việt Nam có nhiều biến động và chính sách quản lý định hướng ngành xi măng giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đã có những kết quả nhất định. Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu, được thu thập trong khoảng thời gian từ 2016 – 2021. •Về không gian: Luận văn nghiên cứu tập trung vào Trung Quốc và một số quốc gia sản xuất và xuất nhập khẩu xi măng trên thế giới và các doanh nghiệp sản xuất, thương mại xuất khẩu trong ngành xi măng Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: được sử dụng nhằm diễn giải những số liệu thống kê về thực trạng vấn đề nghiên cứu, so sánh giữa thực tế và cơ sở luận để xác định xem lợi thế của sản phẩm xuất khẩu. Từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Thông qua hệ thống các chỉ số và biểu đồ để có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động xuất khẩu xi măng của Việt Nam. Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá biến động về lượng kim ngạch xuất khẩu và kết quả tính toán chỉ số cũng như xác định các xu hướng biến động của hoạt động xuất khẩu xi măng Việt Nam theo thời gian. Phương pháp chỉ số thương mại: được sử dụng để đánh giá tác động của hiệp định thương mại giữa các quốc gia thông qua việc xác định tiềm năng được lợi và tiềm năng bị ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ số thương mại được sử dụng trong luận văn bao gồm: giá trị, tỷ trọng xuất khẩu, chỉ số lợi thế so sánh (RCA) và chỉ số định hướng khu vực (RO). Các chỉ số này được sử dụng không chỉ để mô tả, so sánh mà còn giúp đánh giá thực trạng, xu hướng thương mại của ngành hàng xi măng.
  20. 9 Phương pháp phân tích SWOT: được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức của hàng xi măng xuất khẩu của Việt Nam để đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình và xu hướng diễn biến mới của nền kinh tế thế giới. 7.Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu và tổng quan về ngành xi măng thế giới giai đoạn 2016 -2021 - Chương II: Tổng quan ngành xi măng Việt Nam và thực trạng xuất khẩu ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2016 -2021 - Chương III: Định hướng giải pháp đối với xuất khẩu xi măng Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2