intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của Pháp vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam thời gian qua, chỉ ra tồn tại của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả ODA của của Pháp vào Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của Pháp vào Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THU HIỀN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THU HIỀN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN XÁC NHẬN CỦA CTHĐ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những số liệu trong các bảng biểu, đồ thị, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và đƣợc phép công bố. Hà nội, ngày…….. Tác giả Vũ Thu Hiền[VTH1]
  4. LỜI CÁM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với PGS - TS. Nguyễn Thị Kim Chi đã nhiệt tình hƣớng dẫn hƣớng dẫn em hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, cũng nhƣ là trong quá trình làm Luận văn, do trình độ lý luận và khả năng thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giúp em có thể nghiên cứu sâu hơn những nội dung đã học tập cũng nhƣ tích lũy thêm kinh nghiệm và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn công việc. Trân trọng!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. i DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN LIÊN QUAN TỚI NGHIÊN CỨU......................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc .....................................................................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................7 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận về ODA ........................................................................................10 1.2.1. Nguồn gốc lịch sử của ODA ...........................................................................10 1.1.2. Khái niệm về ODA..........................................................................................11 1.2.3. Các hình thức ODA .........................................................................................13 1.2.4. Một số đặc điểm của ODA ..............................................................................15 1.2.5. Các nguồn vốn cung cấp ODA trên thế giới ...................................................18 1.2.6. Xu hƣớng và triển vọng của nguồn vốn ODA ................................................20 1.3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nƣớc trên thế giới và bài học đối với Việt Nam .......................................................................................................22 1.3.1. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nƣớc trên thế giới ...........22 1.3.2. Bài học đối với Việt Nam ...............................................................................25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27 2.1. Cách tiếp cận ......................................................................................................27 2.1.1. Tiếp cận hệ thống ............................................................................................27 2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng .................................................27 2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................27 2.2.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ...................................................................28 2.2.2. Phƣơng pháp thống kê.....................................................................................30
  6. 2.2.3. Phƣơng pháp kế thừa.......................................................................................30 2.2.4. Phƣơng pháp so sánh.......................................................................................31 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM.....................................................................................................34 3.1 Tổng quan về nguồn vốn ODA của Pháp cho Việt Nam ....................................34 3.1.1. Tổng quan về tình hình thu hút nguồn vốn ODA của Pháp vào Việt Nam ....34 3.1.2. Tổng quan về tình hình sử dụng vốn và giải ngân nguồn vốn ODA của Pháp vào Việt Nam ............................................................................................................36 3.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam...........................37 3.2.1. Trong lĩnh vực văn hóa – du lịch ....................................................................39 3.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo .................................................................40 3.2.3. Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ..........................................................41 3.2.4. Trong lĩnh vực cấp nƣớc và cải thiện điều kiện vệ sinh .................................42 3.2.5 Một số dự án tiêu biểu ......................................................................................43 3.3. So sánh ODA của Pháp vào Việt Nam với một số nhà tài trợ khác ..................44 3.3.1. New Zealand ...................................................................................................44 3.3.2. Nhật Bản..........................................................................................................45 3.4. Đánh giá chung về thu hút và sử dụng ODA của Pháp tại Việt Nam ................47 3.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc...............................................................................47 3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục ...........................................................................49 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................................50 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM ...............................................................................54 4.1. Định hƣớng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ vào Việt Nam thời kỳ 2018 - 2022 ............................................................................54 4.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ......................................................................54 4.1.2 Định hƣớng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp vào Việt Nam .....59 4.2 Một số giải pháp thúc đẩy thu hút ODA của Pháp vào Việt Nam. .....................61 4.2.1. Những giải pháp đối với chính phủ Pháp........................................................61
  7. 4.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc Việt Nam và nhà tài trợ Pháp ..........................69 4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc Việt Nam ...........................................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
  8. DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Lƣợng vốn của Pháp vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 35 2 Bảng 3.2 Lƣợng ODA của một số nƣớc cho Việt Nam năm 2018 37 i
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Khung Logic nghiên cứu 33 2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu nguồn vốn ODA của Pháp vào Việt Nam theo lĩnh 39 vực năm 2017-2018 3 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu nguồn vốn ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam 46 giai đoạn 2016-2018 4 Sơ đồ 4.1 Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2010 – 2018 55 5 Sơ đồ 4.2 Lƣợng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân giai đoạn 57 2014 – 2018 ii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nƣớc nguồn vốn cho đầu tƣ ở trong nƣớc còn hạn hẹp, tốc độ tích lũy chƣa cao, nên để đáp ứng lƣợng vốn rất lớn cho nhu cầu tái thiết xây dựng nền kinh tế thì nguồn vốn từ bên ngoài có ý nghĩa rất to lớn đối với nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong đó, có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, cho nên Nhà nƣớc ta đã và đang quan tâm sâu sắc trong việc vận động thu hút nguồn vốn này cho phát triển nền kinh tế - xã hội. Việt Nam chính thức đƣợc nhận vốn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới bắt đầu từ năm 1993. Sau 26 năm thực hiện, vốn ODA đã đóng góp phần quan trọng cùng với nguồn trong nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đƣợc các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng trong thu hút và sử dụng vốn ODA và đã nhận đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới, bao gồm cả các nhà tài trợ song phƣơng, đa phƣơng và cả các tổ chức phi chính phủ. Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam thì Pháp đã có nhiều đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nƣớc ta theo đà phát triển quan hệ song phƣơng giữa hai bên. Số vốn ODA mà Pháp viện trợ đã và đang đóng góp một phần quý giá trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam, đem lại nhiều kết quả khả quan mà chúng ta có thể thấy đƣợc. Tuy nhiên, Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình thu hút và nhận viện trợ từ Pháp nhƣ tỷ lệ giải ngân ODA chậm không tƣơng xứng với lƣợng vốn đã đƣợc ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích... Vậy làm thế nào để tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tới? Đây thực sự là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với nƣớc ta hiện nay khi mà quan hệ Việt Nam – Pháp đã và đang có những bƣớc tiến đáng kể. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) của Pháp vào Việt Nam ” làm 1
  11. luận văn tốt nghiệp cho mình. Việc nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA của Pháp vào Việt Nam nói riêng là chủ đề thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều chuyên gia và nhiều nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế quốc tế. Vì vậy, “ Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức của Pháp vào Việt Nam ” sẽ là một đề tài thực sự phù hợp và đi sát với chƣơng trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành kinh tế quốc tế. Luận văn sẽ lần lƣợt đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau:  Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là gì?  Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho Việt Nam?  Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam diễn ra như thế nào?  Có những định hướng và giải pháp nào để tăng cường thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam trong thời gian tới? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi sâu tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam thời gian qua, chỉ ra tồn tại của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả ODA của của Pháp vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thu hút và sử dụng ODA. - Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA của của Pháp vào Việt Nam giai đoạn 2010-2018; chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả ODA của Pháp vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
  12. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thu hút và sử dụng ODA của của Pháp vào Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Luận văn nghiên cứu về ODA của Pháp vào Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của của Pháp vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018. - Về nội dung: Luận văn chủ yếu bàn đến hoạt động thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam trong một số lĩnh vực viện trợ nổi bật nhƣ: Cở sở hạ tầng, cấp nƣớc và cải thiện điều kiện vệ sinh... 4. Những đóng góp mới của luận văn  Về mặt lý luận Luận văn cung cấp nguồn cơ sở dữ liệu đƣợc tổng hợp và phân tích một cách khoa học giúp các tổ chức và các cá nhân có liên quan tham khảo, khai thác và sử dụng.  Về mặt thực tiễn - Luận văn đã phân tích kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số tổ chức, một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này. - Luận văn chỉ ra những điểm đã làm đƣợc, những điểm còn hạn chế trong thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam và các nguyên nhân của thực trạng đó. - Đánh giá đúng về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của của Pháp vào Việt Nam, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút và sử dụng ODA của của Pháp vào Việt Nam trong thời gian tới. 5. Kết cấu luận văn Luận văn đƣợc kết cấu theo 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về thu 3
  13. hút và sử dụng ODA Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Chƣơng 4. Một số định hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam đến năm 2020. 4
  14. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN LIÊN QUAN TỚI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể nói ODA nói chung và ODA tại Việt Nam nói riêng là nhóm đề tài nhận đƣợc sự chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều công trình, sách báo, đề tài nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) của các tác giả trong nƣớc và trên thế giới. Do đó, có thể chia theo hai nhóm nghiên cứu chính sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Helmut FUHRER (1996), với nghiên cứu “A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures”, cho thấy năm 1969, Tổ chức OECD đã đƣa ra khái niệm về nguồn vốn ODA lần đầu tiên nhƣ sau: “Nguồn vốn phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cƣờng phát triển kinh tế và xã hội của các nƣớc đang phát triển; thành tố hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này.”Nhƣ vậy, khái niệm sơ khai đã phân biệt ODA với các nguồn vốn đầu tƣ khác với hai đặc điểm chính: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Có bao gồm thành tố hỗ trợ. Các khái niệm sau về ODA đã bổ sung và lƣợng hóa tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20-30% tùy vào nhà tài trợ và quốc gia nhận tài trợ. Tuy nhiên, qua thời gian mục đích viện trợ cũng thay đổi, từ mục đích ban đầu là hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, sau này là trách nhiệm của các nƣớc giàu giúp các nƣớc nghèo để phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu của Boone (1996) và Lensink và Morrissey (2000) đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nƣớc đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nƣớc đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hƣởng tiêu cực đến 5
  15. chính sách tài chính và đầu tƣ của nƣớc nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Hơn nữa, các tác giả đã khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nƣớc nhận viện trợ. Chenery và Strout (1996) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Tác giả đã lập luận rằng hỗ trợ phát triển từ các nƣớc giàu cho các nƣớc đang phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, bằng cách cung cấp một lƣợng vốn cần thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Teboul và Moustier (2001) cho thấy, lƣợng vốn ODA từ bên ngoài ảnh hƣởng tích cực đối với trƣờng hợp của các nƣớc trong tiểu vùng Sahara Châu Phi. Hỗ trợ phát triển từ nƣớc ngoài đã tác động gia tăng tiết kiệm và tăng trƣởng GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nƣớc), góp phần phát triển kinh tế các nƣớc tiếp nhận ODA của sáu quốc gia đang phát triển bên bờ biển Địa Trung Hải giai đoạn 1960-1966. SANGKIJIN, Quỹ hỗ trợ sinh viên Hàn Quốc(KOSAF)&CHEOLH.OH, Đại học Soongsil, Hàn Quốc (2012), đã nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại các nƣớc nhận viện trợ, trên cơ sở phân tích dữ liệu thu hút và sử dụng ODA tại 117 quốc gia trong suốt 28 năm 1980-2008. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế ODA của các nƣớc đang phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện chính trị (ví dụ, minh bạch quốc gia), và điều kiệnkinh tế của từng quốc gia (ví dụ, mức thu nhập). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,một khi mức độ minh bạch của một quốc gia đạt đến một điểm nhất định, hiệu ứng cận biên ròng kinh tế ODA cho các quốc gia giảm, thì ODA tác động có hiệu quả đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các Quốc gia nhận việntrợ. Tun Lin Moe, với nghiên cứu “An empirical investigation of relationships between official development assistance (ODA) and human and educational development”, đã đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào sự phát triển giáo dục và con ngƣời ở tám quốc gia đƣợc lựa chọn tại 6
  16. khu vực Nam Á và chỉ ra sự khác biệt các chỉ số phát triển con ngƣời; cơsở hạ tầng và chất lƣợng giáo trình, giáo viên đã đƣợc cải thiện sau 15 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA. Theo Anne Maurits van der Veen (2000), “Ideas and In terests in Foreign Policy: The Politics of Official Development Assistance”, ODA hiểu theo bốn cách khác nhau. Cách thứ nhất hiểu ODA theo cách thực dụng (realist) giống với quan điểm của của Jin-Wook Choi (2011); cách thứ hai hiểu ODA theo thuyết thể chế (institutionalist), nhấn mạnh vai trò của các tổ chức quốc tế nhƣ DAC trong việc đƣa ra các nguyên tắc, chuẩn mực để ràng buộc các nƣớc cùng chấp nhận và chia sẻ cùng nhau về các vấn đề quốc tế nhƣ: viện trợ ODA; cách thứ ba là hiểu ODA theo thuyết tự do (liberal), tập trung vào nhóm lợi ìch trong nƣớc để tối đa hóa ảnh hƣởng và lợi ìch riêng của họ; cách thứ tƣ là hiểu ODA theo thuyết kiến tạo (constructivist), nói đến đa mục tiêu trong viện trợ ODA nhƣ: ổn định quốc tế, thúc đẩy dân chủ, và bảo vệ môi trƣờng toàn cầu. Effective and coordination in Lao PDR: Policy implications for power sector development; Khammany Inthirath (2013): Đề tài tập trung phân tìch nguyên nhân của tính trạng thu hút vốn đầu tƣ ODA vào công cuộc phát triển của Lào, đặc biệt là lĩnh vực năng lƣợng. Đƣa ra những chình sách nhằm thu hút vốn ODA nhiều hơn ở Lào. Statistics on international development, October 2014 của UK aid: UK ODA 2013 and the ODA; GNI ratio: Đƣa ra đƣợc thống kê và phân tìch số liệu vốn ODA và các chỉ số kinh tế của quỹ Anh ở các nƣớc đang phát triển. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở trong nƣớc nổi bật có một số công trình sau: Trần Đình Tuấn và Đặng Văn Nhiên (1993), Những điều cần biết về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Nxb. Xây dựng, Hà Nội, đã tổng hợp những điều căn bản nhất về ODA nhƣ: khái niệm ODA là gì?, đặc điểm của ODA, phân loại ODA và vai trò ODA với phát triển kinh tế - xã hội. Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả ODA tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, đã đƣa ra khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA và 7
  17. vai trò trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các nƣớc đang và chậm pháttriển; từ đó, chỉ ra thực trạng sử dụng vốn ODA của Việt nam và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả ODA tại Việt Nam. Hà Thị Ngọc Oanh (2004), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) – Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, đã đƣa ra cơ sở lý luận cơ bản nhất về ODA nói chung và thực tiễn việc thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam nói riêng. Vũ Ngọc Uyên (2007), Tác động của ODA đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, đã phân tích một số mối liên hệ giữa ODA và quá trình tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004. Trên cơ sở đó tác giả rút ra một số kiến nghị chính sách nhằm tăng cƣờng đóng góp của ODA cho tăng trƣởng kinh tế trong thời gian tới. Lê Bá Khởi (2012), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Australia cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, đã nghiên cứu những lý luận về ODA nói chung và ODA của Australia nói riêng. Phân tích thực trạng về thu hút và sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam cùng những đánh giá về kết quả, hạn chế, nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Thùy Hƣơng (2012), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 – 2010, Luận văn thạc sĩ, đãnghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về nguồn vốn ODA đối với ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn từ năm 1993 đến 2010;thông qua đó, đánh giá thực trạng nguồn vốn ODA đối với ngành giáo dục và đề xuất những giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hợp lý nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục Việt Nam. Hà Thị Thu (2014),Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung, Luận án tiến sĩ, đã làm rõ cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể: đánh giá tác động của ODA; xác định quy trình thu hút và sử dụng ODA; đƣa ra các tiêu chí đánh giá thu 8
  18. hút và sử dụng ODA và các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến thu hút và sử dụng ODA. Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng Duyên hải Miền Trung, đã rút ra những kết quả và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Bùi Đính Viên (2016), “Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình” LATSKT, Đại học Quốc gia HN, tác giả đã chỉ ra tác động của nguồn vốn ƣu đãi đến một số ngành, lĩnh vực quan trọng của kinh tế Việt Nam, trong đó phải kể đến giao thông vận tải, y tế giáo dục, môi trƣờng và phát triển đô thị, năng lƣợng và công nghiệp. Nguyễn Hữu Dũng (2017), “Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”, LATSKT, tác giả đã đi phân tìch và đánh giá thực trạng tính hính sử dụng vốn ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015, đặc biệt tính hính quản lì và sử dụng nguồn vốn này sau khủng hoảng tài chình năm 2008, làm rõ những thành tựu và hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong sử dụng nguồn vốn này và từ đó xây dựng giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tối ƣu vốn ODA trong bối cảnh mới ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra một số kiến thức nền tảng phong phú về ODA nói chung và ODA của một số nƣớc nói riêng. Tuy nhiên các bài viết tập trung nghiên cứu về ODA của Pháp cho Việt Nam chƣa nhiều và chƣa hệ thống hóa đƣợc toàn bộ các hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA của Pháp đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam trong giai đoạn dài từ 2010 - 2020. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài [VTH2]nghiên cứu một cách hệ thống, tƣơng đối đầy đủ và cập nhật về thực trạng giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp đối với sự phát triển KT-XH Việt Nam. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề: - Khái niệm về nguồn vốn ODA đã đƣợc làm rõ, và đƣợc định nghĩa 9
  19. theo nhiều cách thức khác nhau song tất cả đều khái quát chung đƣợc những nét cơ bản về vốn ODA. Đồng thời các nghiên cứu cũng đƣa ra đƣợc nội dụng cụ thể về các đặc điểm của ODA. - Các đề tài cũng nêu lên đƣợc thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Pháp vào Việt Nam. Những vấn đề còn vƣớng mắc trong quá trình hoàn thiện và thúc đẩy thu hút ODA của Pháp vào Việt Nam. Bên cạnh đó các tác giả cũng đƣa ra đƣợc các giải pháp mang tính thực tiễn cao trong việc thú hút nguồn vốn ODA của Pháp nói riêng và các nƣớc trên thế giới nói chung để ngày một tốt hơn. Nói chung mỗi đề tài có cách đánh giá, nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau tại thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài đều gắn kết giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Hạn chế: - Do tính chất thời điểm của các đề tài nghiên cứu, nên các thông tin về những chính sách, quy định mới chƣa đƣợc cập nhật và phản ánh trong những đề tài này. - Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp và Việt Nam một cách đầy đủ. 1.2. Cơ sở lý luận về ODA 1.2.1. Nguồn gốc lịch sử của ODA Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Tƣ bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ. Hai cƣờng quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình. Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh. Năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, bằng 40% tổng sản phẩm toàn thế giới. Nhƣng ở thái cực khác, các nƣớc đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh, và chính sự yếu kém về kinh tế của các nƣớc này khiến Hoa Kỳ lo ngại trƣớc sự mở rộng của phe XHCN. Để ngăn chặn sự phát triển đó giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nƣớc tƣ bản sớm 10
  20. hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, viện trợ ồ ạt cho các nƣớc Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951 Hoa Kỳ viện trợ cho các nƣớc Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tƣơng đƣơng 2,2% GDP của thế giới và 5,6% GDP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ). Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lƣợng các nƣớc gia nhập phe XHCN. Với tinh thần “quốc tế vô sản” Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nƣớc ở châu Âu, châu Á, đến châu Phi và Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nƣớc còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi ra đôla Mỹ là 120 tỷ. Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nƣớc Tây Âu và của Liên Xô cho các nƣớc XHCN đƣợc coi là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhƣng chúng cũng đã có tác dụng nhất định giúp các nƣớc tiếp nhận phát triển KTXH. Đến năm 1960, trƣớc sự đấu tranh mạnh mẽ của các nƣớc đang và kém phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nƣớc giàu đối với sự phát triển của các nƣớc nghèo, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nƣớc OECD cho các nƣớc đang và kém phát triển. Kể từ khi bản báo cáo đầu tiên của DAC ra đời vào năm 1961, thuật ngữ ODA đƣợc chính thức sử dụng, với ý nghĩa là sự trợ giúp có ƣu đãi về mặt tài chính của các nƣớc giàu, các tổ chức quốc tế cho các nƣớc nghèo.1Từ sự thỏa thuận của các nƣớc phát triển sau Chiến tranh Thế giới thứ II về viện trợ cho các nƣớc đang phát triển, sự hỗ trợ của các nƣớc phát triển cho phát triển kinh tế ở các nƣớc nghèo không còn mang tính tự giác nữa mà đã mang tính chất bắt buộc. Năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề nghị các nƣớc tài trợ dành khoản 0,7% GNP của nƣớc mình để tạo nguồn viện trợ cho các nƣớc nghèo. 1.1.2. Khái niệm về ODA Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức đƣợc gọi tắt là ODA bắt nguồn từ cụm từ tiếng Anh - Oficial Development Assistance. Mặc dù ODA đƣợc sử dụng phổ biến và mang tính toàn cầu, hiện nay vẫn chƣa có một định nghĩa hoàn chỉnh về Hỗ trợ phát triển chính thức. Mỗi chính phủ, mỗi tổ chức có thể 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2