intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự hài lòng của người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đô thị mới Phước Kiển Nhơn Đức giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Nhà Bè TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu nhằm tìm được tiếng nói chung giữa Nhà nước và người dân bị thu hồi đất trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng. Góp phần làm giảm bớt bức xúc người dân khi thu hồi đất, giảm bớt khiếu kiện đông người gây mất trật tự an ninh xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự hài lòng của người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đô thị mới Phước Kiển Nhơn Đức giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Nhà Bè TP. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------- NGUYỄN THỊ OANH SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ MỚI PHƯỚC KIỂN - NHƠN ĐỨC GIAI ĐOẠN 1 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ TP.HCM Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GV HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS .PHAN MỸ HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN  Tôi: NGUYỄN THỊ OANH, là học viên lớp Cao học Thành Ủy K19 Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy cô khoa Tài chính-ngân hàng, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn “Sự hài lòng của người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển- Nhơn Đức giai đoạn 1”. Tôi xin cam đoan rằng: Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Với tư cách là tác giả luận văn nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra trong luận văn này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chứng kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có đạo văn và sao chép, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng khoa học. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện luận văn. Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu : ...................................................................................3 1.4 Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu. .......................................................3 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu: .....................................................................3 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................................4 1.6 Kết cấu của đề tài: .................................................................................................5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. .....................................................................6 1.1. Những vấn đề cơ bản về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. ............................6 1.1.1. Một số khái niệm. .......................................................................................6 1.1.2. Sự cần thiết phải bồi thường thiệt hại khi Giải phóng mặt bằng................7 1.1.3. Nguyên tắc bồi thường và hỗ trợ: ...............................................................8 1.2. Tiến độ giải phóng mặt bằng. ...............................................................................9 1.2.1. Khái niệm chung về tiến độ giải phóng mặt bằng. .....................................9 1.2.2. Sự cần thiết đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. ................................9
  4. 1.3. Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. ........................10 1.4. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng. ...................................................................................................................12 1.5. Kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng ở Trung quốc và của một số tỉnh thành của Việt Nam. ..........................................................................................14 1.5.1. Kinh nghiệm bồi thường tại Trung Quốc. ................................................14 1.5.2. Công tác bồi thường ở một số tỉnh thành tại Việt Nam. ..........................17 1.5.2.1. Công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. ..........17 1.5.2.2. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. ....................................................................................................18 1.5.2.3. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở tỉnh Long An. .......................19 1.5.3. Tóm tắt kinh nghiệm. ...............................................................................23 1.6. Xây dựng mô hình nghiên cứu và kế hoạch phân tích dự liệu ...........................24 1.6.1. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. .....................................................24 1.6.1.1. Năm khoảng cách chất lượng dịch vụ. ............................................24 1.6.1.2. Thang đo SERVQUAL ...................................................................26 1.6.1.3. Quy trình nghiên cứu: ....................................................................27 1.6.2. Ứng dụng mô hình chất lượng dịch vụ của Parasunaman vào nghiên cứu định tính của đề tài. ...........................................................................................................28 1.6.2.1. Xây dựng các biến thang đo. ...........................................................29 1.6.2.2 Điều chỉnh các biến thang đo thông qua kết quả nghiên cứu và thảo luận. ..............................................................................................................29 1.6.2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................31 1.6.3. Thiết kế phiếu khảo sát:............................................................................33 1.6.4. Nghiên cứu định lượng. ...........................................................................34 1.6.4.1. Thu thập thông tin ...........................................................................34 1.6.4.2. Mẫu nghiên cứu...............................................................................34 1.6.4.3. Phân tích dữ liệu được thực hiện qua các bước ..............................34 1.7. Tóm tắt chương. .................................................................................................36
  5. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ VÀ TẠI DỰ ÁN ĐẨU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI PHƯỚC KIỂN-NHƠN ĐỨC. ..........................................................................37 2.1. Một số qui định bồi thường hiện hành trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (Quy định kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UB ngày 28/5/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). .........................................................................................37 2.1.1. Bồi thường về đất. ....................................................................................37 2.1.2. Bồi thường về nhà, công trình và tài sản gắn liền với đất: .......................38 2.1.3. Các khoản hỗ trợ cho các trường hợp bị thu hồi đất. ...............................38 2.2. Công tác bồi thường qua các thời kỳ. ................................................................39 2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Nhà Bè .......................................................41 2.3.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................41 2.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ...........................................................................42 2.3.3. Định hướng phát triển. .............................................................................43 2.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Nhà Bè trong những năm qua. .........................................................................................................44 2.4.1. Ban bồi thường - cơ quan chuyên trách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè. ....................................................................................44 2.4.2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn từ 2006-2010. ..............................................................45 2.4.3. Công tác bồi thường dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức (đô thị mới). ......................................................................................49 2.5. Tóm tắt chương. .................................................................................................51 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỒI THƯỜNG GPMB DỰ ÁN ĐẨU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI PHƯỚC KIỂN - NHƠN ĐỨC GIAI ĐOẠN 1 .................................52 3.1. Mô tả mẫu. .........................................................................................................52 3.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ..................................54 3.2.1. Thang đo sự hài lòng của người dân bồi thường GPMB. ........................54
  6. 3.2.2. Hệ số Cronbach’alpha của các nhân tố cấu thành sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB...................................................................................54 3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................56 3.3.1. Thang đo sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB. ...................56 3.3.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng: ..............................................................................56 3.4. Đánh giá chung về sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển Nhơn Đức giai đoạn 1. .............................60 3.4.1. Tuân thủ thủ tục pháp lý trong công tác bồi thường: ...............................60 3.4.2. Khả năng đáp ứng của nhân viên bồi thường:..........................................61 3.4.3. Mức đồng cảm của nhân viên bồi thường: ...............................................62 3.4.4. Khu tái định cư. ........................................................................................63 3.4.5. Đào tạo nghề nghiệp sau giải tỏa: ............................................................64 3.4.6. Mức độ tin cậy của người dân đối với Ban Bồi thường. ..........................65 3.4.7. Giá Bồi thường. ........................................................................................66 3.5. Phân tích hồi quy. ..............................................................................................67 3.5.1. Kiểm tra giả định quan hệ cộng tuyến......................................................67 3.5.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui. ..............................................68 3.5.3. Kiểm định sự vi phạm giả thuyết trong mô hình......................................69 3.5.4. Phân tích sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB. ....................69 CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG SỰ HÀI LÒNG CHO NGƯỜI DÂN VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN NHÀ BÈ. .............................................................................................................................73 4.1. Kết Luận. ............................................................................................................73 4.1.1. Thuận lợi: .................................................................................................73 4.1.2. Khó khăn: .................................................................................................74 4.2. Một số đề xuất. ...................................................................................................76 4.2.1. Đối với cơ quan thực hiện công tác bồi thường – Ban Bồi thường GPMB huyện Nhà Bè. ....................................................................................................76
  7. 4.2.2. Đối với cơ quan chức năng hỗ trợ. ...........................................................80 4. 3. Giới hạn đề tài. ..................................................................................................82 4.4. Gợi ý nghiên cứu. ...............................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  GPMB : Giải phóng mặt bằng. UBND : Ủy ban nhân dân. PTTH : Phổ thông trung học. QSDĐ : Quyền sử dụng đất. KCN : Khu công nghiệp. BBT : Ban bồi thường giải phóng mặt bằng. BT : Bồi thường. NSDĐ : Người sử dụng đất. CB. BBT : Cán bộ ban bồi thường. D.A : Dự án. TĐC : Tái định cư.
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thang đo lường sự hài lòng của người dân bị giải tỏa .............................30 Bảng 2.1: Tổng dự án bồi thường thực hiện trong giai đoạn 2006-2010 ............................46 Bảng 2.2: Các hộ dân bị giải tỏa trong giai đoạn 2006-2010 ...................................46 Bảng 2.3: Tiến độ bồi thường dự đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức. .................................................................................................................50 Bảng 3.1. Thống kê biến quan sát và hệ số cronbach’s alpha của các thành phần thang đo sau khi điều chỉnh. ......................................................................................56 Bảng 3.2. Ma trận xoay nhân tố trong phân tích EFA lần 2 .....................................58 Bảng 3.3: Thống kê tuân thủ trình tự thủ tục pháp lý của Ban bồi thường. .......................60 Bảng 3.4: Thống kê khả năng đáp ứng của Ban Bồi thường ....................................62 Bảng 3.5: Thống kê mức độ đồng cảm của Ban Bồi thường ....................................63 Bảng 3.6: Thống kê về mức độ hài lòng của người dân về tái định cư ....................64 Bảng 3.7: Thống kê mức độ hài lòng của người dân về đào tạo nghề nghiệp sau giải tỏa ..............................................................................................................................65 Bảng 3.8: Thống kê độ tin cậy của người dân bị giải tỏa đối với nhân viên Ban Bồi Thường ......................................................................................................................66 Bảng 3.9: Mức độ đồng ý của người dân đối với giá bồi thường .............................67 Bảng 3.10: Hệ số phù hợp của mô hình ....................................................................68 Bảng 3.11: Kết quả hồi quy......................................................................................70
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ .........................................25 Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................28 Hình 1.3. Mô Hình nghiên cứu sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB dự án đầu tư, xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức giai đoạn 1. .............31 Hình 2.1: Tình hình thực hiện công tác bồi thường giai đoạn 2006 - 2010 ..............47 Hình 2.2: Nguồn hình thành quỹ nền tái định cư giai đoạn 2006 - 2010 ..................48 Hình 3.1: Biểu đồ thống kê nghề nghiệp trước khi thu hồi đất .................................52 Hình 3.2 Biểu đồ thống kê vị trí thu hồi đất .............................................................53
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và đầu tư xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, khu đô thị là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, làm sao đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư có thể thi công kịp tiến độ dự án và đồng thời tạo được sự đồng thuận của người dân bị giải tỏa trong dự án đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì thực tế cho thấy công tác giải phóng mặt bằng của các dự án trên cả nước đều không đảm bảo tiến độ yêu cầu cho nhà đầu tư gây ra nhiều lãng phí, bên cạnh đó GPMB là nguyên nhân khiếu nại tập thể, khiếu kiện kéo dài gây dư luận xã hội không tốt trong những năm qua. Huyện Nhà Bè nằm phía nam Thành phố Hồ Chí Minh, là một huyện ngoại thành của Thành Phố. Cũng như các huyện ngoại thành khác của Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hoá của huyện đang diễn ra nhanh chóng, nhiều công trình đô thị, cảng đang được xây dựng như: khu đô thị mới, khu công nghiệp Hiệp Phước và khu đô thị - cảng với qui mô lớn… Vì thế công tác giải phóng mặt bằng trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới chiếm vị trí quan trọng trong công tác chính trị của Huyện. Công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian vừa qua trên địa bàn Thành Phố nói chung và trên địa bàn huyện Nhà Bè nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án kéo dài không đảm bảo tiến độ và nhiều vụ khiếu kiện kéo dài do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Có thể nói nguyên nhân việc khiếu kiện đến vấn đề bồi Trang 1
  12. thường giải phóng mặt bằng nhiều, nhưng nguyên nhân chính là gì, có phải chăng thực sự đơn giá bồi thường, hay bên cạnh đó có nguyên nhân khác mà chưa thực sự được nhận diện và đánh giá đúng. Xuất phát từ thực tế trên mục đích của đề tài đánh giá, nhận diện những mặt hạn chế và thuận lợi công tác giải phóng mặt bằng nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi thường trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Nhận dạng và xác định nhân tố tác động ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB dự án đầu tư, xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức giai đoạn 1, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường GPMB dự án đầu tư, xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức giai đoạn 1, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Gợi ý một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng về công tác bồi thường trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2006-2010. Đối tượng khảo sát và nghiên cứu là những hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trong dự án đẩu tư, xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Nhà Bè Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 2
  13. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu : Do giới hạn thời gian, nguồn lực nên đề tài chỉ tập trung xem xét, phân tích, đánh giá các yếu tố trong phạm vi và giới hạn sau: - Địa bàn khảo sát thu thập thông tin: Phỏng vấn các tổ chức, cá nhân có đất và tài sản bị thu hồi trong phạm vi dự án khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức (giai đoạn 1: 79ha) hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Nhà Bè và Quận 7. - Ngoài ra tiến độ bồi thường còn chịu tác động một số yếu tố khác như lũ lụt, thiên tai, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc của cơ quan nhà nước có liên quan như phòng Tài nguyên & Môi trường, chính quyền địa phương xã, sở Tài Chính… nhưng trong phạm vi của đề tài này không nghiên cứu, đề tài chủ yếu chỉ điều tra khảo sát dựa trên mối tương tác giữa Ban Bồi thường GPMB mà chủ yếu là cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường và người dân bị thu hồi đất trong dự án. 1.4 Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu. 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn cán bộ lãnh đạo địa phương về thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Kết quả phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở để xác định, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng. Sau đó bảng câu hỏi chính thức sẽ được xây dựng và tiến hành khảo sát 180 hộ dân có đất bị thu hồi đất bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập dự liệu thông qua đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu như: Báo cáo Trang 3
  14. tham luận của các quận huyện trong thời gian vừa qua; Báo cáo tổng kết năm của Ban bồi thường GPMB huyện Nhà Bè. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu khám phá, đề tài vận dụng các phương pháp định tính: Nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường trên địa bàn huyện Nhà Bè trong giai đoạn 2006-2010; tham khảo ý kiến một số cán bộ chuyên môn và lãnh đạo BBT; đồng thời tiến hành phỏng vấn thử một số người dân có đất bị thu hồi trong dự án nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường GPMB. Đề tài vận dụng phương pháp SPSS để tiến hành nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ bồi thường GPMB. Việc định lượng thông qua phỏng vấn người dân có đất bị thu hồi bằng phiếu khảo sát, kết quả thu thập được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.0 để đánh giá mức độ tác động của các thành phần trong thang đo. Từ kết quả nghiên cứu được, kiến nghị một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB của dự án. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu nhằm tìm được tiếng nói chung giữa Nhà nước và người dân bị thu hồi đất trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng. Góp phần làm giảm bớt bức xúc người dân khi thu hồi đất, giảm bớt khiếu kiện đông người gây mất trật tự an ninh xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được tham khảo nhằm làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Nhà Bè. Trang 4
  15. 1.6 Kết cấu của đề tài: Phần mở đầu. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong bốn chương: Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về bồi thường GPMB và mô hình nghiên cứu. Chương II. Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Nhà Bè và tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức. Chương III: Phân tích kết quả nghiên cứu sự hài lòng của người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức giai đoạn 1; Chương IV: Một số giải pháp và đề xuất nâng sự hài lòng cho người dân về bồi thường giải phóng mặt bằng. Trang 5
  16. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 1.1. Những vấn đề cơ bản về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. 1.1.1. Một số khái niệm. Để phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện các dự án phát triển đất nước đòi hỏi phải có mặt bằng. Trong khi đó, hiện nay quỹ đất chưa sử dụng rất hiếm, có thể nói hầu như không có, nhất là khu vực tập trung các trung tâm đô thị, công nghiệp, cảng như thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế để tạo mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội, Nhà Nước phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất. Vậy công tác bồi thường là gì?, theo Luật Đất đai năm 2003, thuật ngữ bồi thường và thu hồi đất được giải thích như sau: “Thu hồi đất là Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND phường, xã, thị trấn quản lý theo qui định Luật đất đai” (trích theo qui định điểm 5 điều 4 Luật đất đai năm 2003). “Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” (trích theo qui định tại điểm 6 điều 4 Luật đất đai 2003). Trên thực tế sử dụng đất hiện nay, không phải tất cả các trường hợp khi Nhà Nước thu hồi đất đều được bồi thường quyền sử dụng đất. Vì thế bên cạnh thuật ngữ về bồi thường, Luật Đất Đai 2003 cũng nêu lên chính sách hỗ trợ khi Nhà Nước thu hồi đất. Trong những chính sách hỗ trợ bao hàm giúp Trang 6
  17. đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. 1.1.2. Sự cần thiết phải bồi thường thiệt hại khi Giải phóng mặt bằng. Ngân hàng thế giới (World Bank, 2004) cho rằng quá trình đền bù giải tỏa có thể dẫn đến những nguy cơ như người thu hồi đất bị mất công ăn việc làm, mất văn hóa làng quê, mất điều kiện và môi trường sinh hoạt truyền thống. Người dân phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo khi những điều kiện sản xuất và nguồn thu nhập của họ mất đi, các mối quan hệ họ hàng cũng bị ảnh hưởng. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1995) còn nêu thêm, những thiệt hại khác mà người dân bị thu hồi đất có thể gặp phải như cư dân tại nơi sống mới không thân thiện hay không có những nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về công việc làm ăn nơi ở mới, có thể khiến người dân bị thu hồi đất phải khai thác tối đa đến mức kiệt quệ các tài nguyên môi trường để sinh tồn và điều này gây ra hậu quả hết sức tai hại cho môi trường. Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước đại diện làm chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất ổn định; Đồng thời, qui định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng khi nhà nước giao quyền sử dụng đất. Trong những quyền lợi đó có quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng “Điều 5 Luật đất đai năm 2003“. Nhận thức tầm quan trọng thu hồi đất bị ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nên trong quy hoạch phát triển đô thị, Nhà Nước đã tránh trưng dụng đất ở những khu vực có nhiều cư dân sinh sống để Trang 7
  18. giảm được thiệt hại của người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chính sách bồi thường những thiệt hại cho người dân khi bị thu hồi đất, như các chính sách bồi thường về đất, công trình xây dựng trên đất, tài sản hoa màu .... Có thể nói việc bồi thường chưa đáp ứng được những thiệt hại hữu hình và vô hình mà người dân khi bị thu hồi đất phải gánh chịu. Tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành, sửa đổi nhiều lần chính sách liên quan đến bồi thường để đảm bảo người dân giảm thiểu được thiệt hại và điều này được thấy rõ được chính sách bồi thường qua các thời kỳ được trình bày tại 1.1.4 chương này. 1.1.3. Nguyên tắc bồi thường và hỗ trợ: Khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia theo nguyên tắc chung thường áp dụng thì phải bồi thường thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra, giá trị bồi thường phải đảm bảo cho người dân có cuộc sống ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn trước khi giải tỏa. Nguyên tắc thu hồi đất cũng được xác định tại quyết định số 35/2010/QĐ-UB ngày 28/5/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: Trước hết người đang sử dụng đất được nhà nước giao, cho thuê đất và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì khi nhà nước thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền. Trang 8
  19. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật, thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước. 1.2. Tiến độ giải phóng mặt bằng. 1.2.1. Khái niệm chung về tiến độ giải phóng mặt bằng. Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng là qui định thời gian từ lúc triển khai bồi thường đến khi hoàn thành công tác bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án. Khi nói đến tiến độ, là nói đến khả năng đáp ứng về thời gian bàn giao mặt bằng của dự án cho chủ đầu tư, khoảng thời gian đó ít nhất nằm trong khoảng thời gian kế hoạch mà hội đồng bồi thường lập. Theo qui định quyết định 35/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, giao cho hội đồng bồi thường lập kế hoạch thực hiện công tác bồi thường, qui định cụ thể thời gian công bố, công khai, tiến độ giải phóng mặt bằng được chia ra làm nhiều giai đoạn, từ khi có quyết định thu hồi đất đến cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp người bị thu hồi đất không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. 1.2.2. Sự cần thiết đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đúng tiến độ, mang lại lợi ích thiết thực cho kinh tế và đời sống xã hội, cụ thể có thể điểm qua như sau: -Đối với Nhà nước giảm được những khoản điều chỉnh trượt giá do chậm tiến độ GPMB gây ra như: Nhà nước phải bù trượt giá bằng hỗ trợ thêm Trang 9
  20. lãi suất ngân hàng hoặc xác định lại giá bồi thường do giá bồi thường không còn phù hợp và gây mất trật tự an ninh xã hội do bức xúc của người dân. -Đối với người dân nằm trong khu vực giải tỏa không những chịu ảnh hưởng về vật chất mà còn chịu ảnh hưởng về mặt tinh thần. Về vật chất bị ảnh hưởng đó là nhà cửa hư hỏng nhưng không dám đầu tư sửa chữa do lo sợ sửa chữa thay đổi kết cấu không được bồi thường, hay giá bồi thường nhận được không đủ để hoàn vốn. Ngoài ra, do chờ đợi lâu nên người dân có xu hướng bán rẻ tài sản để tìm nơi ở khác, điều này ảnh hưởng đến hệ lụy không ổn định được đời sống sau giải tỏa. -Ban bồi thường là cơ quan sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí, vì vậy dự án kéo dài cũng ảnh hưởng đến nguồn thu trong khi đó vẫn phải duy trì chi phí hoạt động thường xuyên. 1.3. Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo quy định hiện hành (Quyết định số 35/2010/QĐ-UB ngày 28/5/2010), công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện thông qua các bước như sau: Bước 1: Tiếp nhận dự án bồi thường, Ban bồi thường ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ bồi thường GPMB dự án. Bước 2: Thu thập các và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án bồi thường gồm: - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư. - Văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư và bản đồ hiện trạng vị trí thu hồi đất để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - UBND Quận (Huyện) thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án. Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1