intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu tác động của công bằng thuế đối với sự tuân thủ thuế ở Việt Nam, cụ thể là phân tích mối quan hệ giữa từng nhân tố công bằng thuế và sự tuân thủ thuế ở Việt Nam. Từ đó, xây dựng các quan điểm, định hướng trong chính sách, các giải pháp hoàn thiện công bằng thuế và sự tuân thủ của người nộp thuế ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- PHẠM HUỲNH THỤY GIAO NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BẰNG THUẾ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. 1 MỤC LỤC Danh sách bảng biểu .......................................................................................... 4 TÓM TẮT .......................................................................................................... 5 Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 6 1.1 Giới thiệu...................................................................................................... 6 1.2 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................. 6 1.3 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 6 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.6 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.7 Kết cấu của luận văn .................................................................................... 8 Chương 2 LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BẰNG THUẾ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ ........................................... 9 2.1 Giới thiệu...................................................................................................... 9 2.2 Lý thuyết công bằng thuế ............................................................................. 9 2.3 Thƣớc đo công bằng thuế ........................................................................... 10 2.3.1 Lý thuyết công bằng........................................................................... 11 2.3.2 Lý thuyết công bằng phân phối.......................................................... 12 2.3.3 Lý thuyết công bằng thủ tục............................................................... 13 2.4 Lý thuyết tuân thủ thuế .............................................................................. 14 2.4.1 Lý thuyết răn đe ................................................................................. 16 2.4.2 Lý thuyết tâm lý tài chính .................................................................. 18 2.5 Tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ thuế ................................... 20
  3. 2 2.6 Các nhân tố công bằng thuế ....................................................................... 20 2.6.1 Công bằng chung và phân phối gánh nặng thuế ................................ 21 2.6.2 Trao đổi với chính phủ ....................................................................... 23 2.6.3 Các điều khoản đặc biệt ..................................................................... 25 2.6.4 Cấu trúc thuế suất............................................................................... 26 2.6.5 Lợi ích cá nhân ................................................................................... 27 2.7 Tổng quan về Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ............................. 28 2.8 Tổng quan về các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam ........................... 31 2.8.1 Tổng quan về các nghiên cứu của thế giới ........................................ 31 2.8.2 Tổng quan về các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................ 33 2.9 Tóm tắt ....................................................................................................... 34 Chương 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 35 3.1 Giới thiệu.................................................................................................... 35 3.2 Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 35 3.3 Thang đo..................................................................................................... 36 3.3.1 Thang đo công bằng thuế ................................................................... 37 3.3.2 Thang đo sự tuân thủ thuế .................................................................. 39 3.4 Mô hình lý thuyết ....................................................................................... 41 3.5 Mẫu nghiên cứu định lƣợng chính thức ..................................................... 41 3.6 Tóm tắt ....................................................................................................... 44 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BẰNG THUẾ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM ............................................................................... 45
  4. 3 4.1 Giới thiệu.................................................................................................... 45 4.2 Thống kê mô tả........................................................................................... 45 4.3 Kiểm định thang đo .................................................................................... 49 4.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach alpha ............................................................ 50 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 53 4.4 Ma trận tƣơng quan giữa công bằng thuế và tuân thủ thuế........................ 55 4.5 Kiểm định mô hình giả thiết bằng mô hình hồi quy bội ............................ 56 4.6 Tóm tắt ....................................................................................................... 58 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................... 59 5.1 Giới thiệu.................................................................................................... 59 5.2 Kết luận của nghiên cứu ............................................................................. 59 5.2.1 Kết quả đo lƣờng ................................................................................ 59 5.2.2 Kết quả về mô hình lý thuyết ............................................................. 60 5.3 Một số gợi ý để tăng cƣờng sự tuân thủ ..................................................... 61 5.3.1 Về chính sách thuế ............................................................................. 61 5.2.2 Về cơ quan quản lý thuế .................................................................... 63 5.4 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo..................................................... 65 5.5 Kết luận của luận văn ................................................................................ 66 TÀI LIỆU ĐÃ DẪN Phụ lục: BẢNG CÂU HỎI
  5. 4 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tóm tắt các phát hiện chính của công bằng thuế và tuân thủ thuế trên thế giới ................................................................... 71 Bảng 2.1 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lƣơng, tiền công của cá nhân cƣ trú ........................................ 72 Bảng 2.2 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với các nguồn thu nhập khác .................................................................... 73 Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 36 Bảng 3.2 Thang đo công bằng thuế......................................................................37 Bảng 3.3 Thang đo sự tuân thủ thuế ................................................................... 39 Bảng 3.4 Đặc điểm mẫu ...................................................................................... 42 Bảng 4.1 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến công bằng thuế ........45 Bảng 4.2 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến tuân thủ thuế ...........47 Bảng 4.3 Giá trị trung bình của từng nhân tố công bằng thuế và tuân thủ thuế .....................................................................................48 Bảng 4.4 Kết quả Cronbach alpha các thang đo ..................................................50 Bảng 4.5 Kết quả Cronbach alpha lần 2 của thang đo công bằng chung sau khi loại 2 biến 6 và 7 ..................................................................... 52 Bảng 4.6 Trọng số nhân tố, kiểm định KMO Barlett của các biến công bằng thuế ......................................................................................54 Bảng 4.7 Trọng số nhân tố, kiểm định KMO Barlett của các biến tuân thủ thuế .........................................................................................54 Bảng 4.8 Hệ số tƣơng quan Person (r) giữa công bằng thuế và tuân thủ thuế .................................................................................... 56 Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................57
  6. 5 TÓM TẮT Thuế là nguồn thu chính cho ngân sách của các quốc gia. Việc xây dựng “chiến lƣợc tuân thủ tự nguyện” đang đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lí thuế hiện đại – mô hình quản lí tuân thủ. Đây là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan thừa hành trong lĩnh vực thuế cũng nhƣ cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên phải thấy rằng, sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: hệ thống chính sách, pháp luật thuế; các biện pháp quản lý thuế; ý thức tự giác tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế; trình độ quản lý, điều hành của cán bộ công chức thuế… và một nhân tố quan trọng tác động tới ý thức tuân thủ của ngƣời nộp thuế là cảm nhận công bằng thuế của ngƣời nộp thuế. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ thuế ở Việt Nam. Có năm nhân tố công bằng thuế đƣợc đo lƣờng trong nghiên cứu này, đó là: công bằng tổng quát (general fairness), sự trao đổi với chính phủ (exchange with government), cấu trúc thuế (tax structure), những điều khoản đặc biệt (special provisions) và lợi ích cá nhân (self interest). Một cuộc phỏng vấn điều tra đƣợc tiến hành ở các chi cục thuế ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha cho thấy chỉ có nhân tố công bằng tổng quát và những điều khoản đặc biệt là có ý nghĩa và có tƣơng quan với sự tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số thông tin hữu ích cho cơ quan thuế trong việc nâng cao nguồn thu ở Việt Nam.
  7. 6 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu Chƣơng này cung cấp sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của báo cáo nghiên cứu tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam. 1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Chức năng chính của thuế là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Một biện pháp để tăng nguồn thu này là hệ thống thuế phải đƣợc đối đãi công bằng với tất cả ngƣời dân (Huxham & Haupt, 1998). Thật quan trọng khi ngƣời nộp thuế cảm nhận đƣợc hệ thống thuế công bằng. Đây là điều quan trọng nhất, vì công bằng đƣợc xem nhƣ là động cơ cho sự tuân thủ thuế và là yếu tố quyết định sự hài lòng của ngƣời nộp thuế với sự hoàn trả từ chính phủ, từ đó dẫn đến sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế (Cowel, 1990). Vì vậy, chuyên đề nghiên cứu “Tác động công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” thực sự thiết thực và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu tác động của công bằng thuế đối với sự tuân thủ thuế ở Việt Nam, cụ thể là phân tích mối quan hệ giữa từng nhân tố công bằng thuế và sự tuân thủ thuế ở Việt Nam. Từ đó, xây dựng các quan điểm, định hƣớng trong chính sách, các giải pháp hoàn thiện công bằng thuế và sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam.
  8. 7 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Giải quyết câu hỏi nghiên cứu:  Công bằng thuế ở Việt Nam có thể đƣợc đo lƣờng bởi 5 nhân tố: công bằng tổng quát (general fairness), sự trao đổi với chính phủ (exchange with government), cấu trúc thuế (tax structure), những điều khoản đặc biệt dành cho ngƣời giàu có (special provisions for the wealthy) và lợi ích cá nhân (self interest)?  Tác động của từng nhân tố công bằng thuế đến sự tuân thủ thuế ở Việt Nam? 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu Ý nghĩa của nghiên cứu là nghiên cứu xem tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế ở các nƣớc đã phát triển (nhƣ Mỹ, Canada…) có tƣơng tự với các nƣớc đang phát triển (nhƣ Việt Nam) hay không? Nghiên cứu đo lƣờng mức độ tác động công bằng thuế trong vai trò là một yếu tố quyết định đến hành vi tuân thủ thuế ở Việt Nam. Năm nhân tố công bằng thuế của Gerbing (1988) đƣợc khảo sát để tìm ra nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Ngoài ra, sự khác biệt địa lý đƣợc xem nhƣ một đóng góp mới cho kiến thức về công bằng thuế và tuân thủ thuế của nghiên cứu này khi xem xét ở Việt Nam. Biết đƣợc ngƣời nộp thuế cảm thấy tác động của hệ thống thuế nhƣ thế nào là công bằng, sẽ giúp cho cơ quan thuế trong việc lập kế hoạch cho một chiến lƣợc nhằm đạt đƣợc sự tuân thủ tốt hơn của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam. 1.6 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ giới hạn xem xét hành vi tuân thủ của ngƣời nộp thuế là cá nhân. ngƣời nộp thuế cá nhân bao gồm những ngƣời làm công ăn lƣơng làm việc trong cơ quan nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân hoặc tự kinh doanh. Nhƣ đã đề
  9. 8 cập trƣớc đây có rất nhiều yếu tố quyết định đến không tuân thủ thuế đƣợc ghi trong lý thuyết tuân thủ thuế. Tuy nhiên, đối tƣợng của nghiên cứu này là kiểm tra mức độ ảnh hƣởng công bằng thuế đến hành vi tuân thủ thuế. Mức độ này đƣợc đo lƣờng bằng cảm nhận của ngƣời nộp thuế trên các nhân tố tuân thủ thuế và hành vi tuân thủ của họ. Đánh giá của ngƣời nộp thuế có thể có ích cho cơ chế hoạt động của cơ quan thuế và cơ quan lập pháp. 1.7 Kết cấu của luận văn Chƣơng 1. Mở đầu. Chƣơng này sẽ thảo luận lý do tại sao cơ quan thuế nhấn mạnh sự tuân thủ thuế và tầm quan trọng của thuế trong phát triển đất nƣớc. Chƣơng 2. Lý thuyết tổng quan về tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế. Chƣơng này sẽ xem xét lý thuyết công bằng thuế và lý thuyết tuân thủ thuế, nhấn mạnh đến tác động của cảm nhận công bằng thuế nhƣ là một đóng góp cho sự tuân thủ thuế. Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này sẽ chấp nhận phƣơng pháp đƣợc sử dụng bởi các nhà nghiên cứu trƣớc đây và áp dụng nó vào bối cảnh Việt Nam để xem xét sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu. Chƣơng này sẽ thảo luận những phát hiện đối với những câu hỏi nghiên cứu và giả thiết. Chƣơng 5. Thảo luận và kiến nghị. Chƣơng này sẽ thảo luận kết luận rút ra từ kết quả của nghiên cứu. Cuối cùng là hàm ý của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu sắp tới và một số kiến nghị để cơ quan thuế đạt đƣợc sự tuân thủ cao và đạt đƣợc mức độ quản lý thuế hiệu quả hơn.
  10. 9 Chƣơng 2 LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BẰNG THUẾ ĐẾN SỰ TUÂN THỦ CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ 2.1 Giới thiệu Chƣơng này sẽ đƣa ra một lời giải thích toàn diện về hệ thống thuế ở Việt Nam, lý thuyết công bằng thuế, lý thuyết tuân thủ thuế, tác động của cảm nhận công bằng thuế đến sự tuân thủ thuế, các nhân tố của công bằng thuế và tác động của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế. 2.2 Lý thuyết công bằng thuế Định nghĩa công bằng là rất khó khăn và một số ngƣời cho rằng không thể xác định đƣợc. Phán quyết một quy định hay một hành động có công bằng hay không là khá chủ quan. Công bằng là một yêu cầu rất quan trọng trong việc xây dựng luật thuế. Tính công bằng của luật thuế thể hiện ở hai mặt pháp lý và kinh tế. Theo các nhà kinh tế, tính công bằng của thuế đƣợc xem xét ở hai khía cạnh, công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang là các đối tƣợng có tình trạng và khả năng nộp thuế ngang nhau thì phải đƣợc đối xử về thuế nhƣ nhau. Công bằng theo chiều dọc là sự đối xử về thuế khác nhau đối với các đối tƣợng có tình trạng và khả năng đóng thuế khác nhau. Tính công bằng thuế còn đƣợc các nhà kinh tế xem xét ở khía cạnh khả năng đóng thuế, lợi ích của ngƣời nộp thuế. Theo quan niệm này, công dân chỉ đóng thuế theo tỉ lệ tƣơng ứng với những lợi ích mà họ nhận đƣợc từ Nhà nƣớc và họ chỉ đóng thuế theo khả năng của họ. Xét ở khía cạnh lý luận, những quan điểm này rất hợp lý và thể hiện quan điểm nhân văn cũng nhƣ dân chủ của chính sách thuế, tránh đƣợc tình trạng tận thu thuế, cũng nhƣ đòi hỏi Nhà nƣớc phải
  11. 10 chú ý đến việc cung cấp các lợi ích công cộng tƣơng ứng với sự đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế, có một số khó khăn khi vận dụng các quan điểm này. Xuất phát từ sự hoàn trả không trực tiếp của thuế, rất khó để cân đong đo đếm xem một ngƣời có nhận đƣợc những lợi ích công cộng tƣơng đƣơng với sự đóng góp của họ hay không. Ở những trƣờng hợp mà mục tiêu của thuế là nhằm điều tiết thu nhập, rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo thì việc xác định mức độ tƣơng thích giữa sự đóng góp và lợi ích nhận đƣợc này còn phải đƣợc phân tích kỹ lƣỡng hơn vì một số lợi ích công cộng mà ngƣời giàu nhận đƣợc từ Nhà nƣớc sẽ khác so với một số lợi ích mà ngƣời nghèo đƣợc hƣởng. Hoặc có một số lợi ích giống nhau nhƣng ngƣời giàu sẽ có điều kiện để hƣởng nhiều hơn và ngƣợc lại. Áp dụng việc đánh thuế dựa trên khả năng đóng thuế của ngƣời dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với các quốc gia mà ở đó Nhà nƣớc không thể quản lý đƣợc tất cả các nguồn thu nhập (chính thức, không chính thức) của ngƣời dân. Về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam luôn luôn hƣớng đến sự công bằng, bình đẳng. Nguyên tắc này cũng đƣợc công nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Theo đó mọi cá nhân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, không bị phân biệt đối xử. Nguyên tắc công bằng này đƣợc đảm bảo bằng việc gắn chặt chính sách thuế với chế độ dân chủ và Nhà nƣớc pháp quyền. 2.3 Thƣớc đo công bằng thuế Ngƣời ta thƣờng đo lƣờng công bằng thuế thông qua mức độ công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Công bằng theo chiều dọc là sự đối xử về thuế khác nhau đối với các đối tƣợng có tình trạng và khả năng đóng thuế khác nhau (Erich và cộng sự, 2006). Điều này sẽ dẫn đến ngƣời có thu nhập cao nộp thuế ở mức thuế cao hơn so với ngƣời thu nhập thấp. Công bằng theo
  12. 11 chiều dọc đƣợc đánh giá dựa trên khả năng chi trả và sự ƣa thích cấu trúc thuế (thuế tỷ lệ hay thuế lũy tiến). Công bằng theo chiều ngang là các đối tƣợng có tình trạng và khả năng nộp thuế ngang nhau thì phải đƣợc đối xử về thuế nhƣ nhau. Hai nhân tố công bằng này bắt nguồn từ lý thuyết công bằng phân phối. Lý thuyết này khẳng định một hệ thống đƣợc xem là công bằng thì nó cần phải đối xử với những ngƣời trong hoàn cảnh tƣơng tự theo một cách tƣơng đƣơng, không bỏ qua những nhu cầu cá nhân. Nói cách khác, lý thuyết cho thấy có sự tƣơng quan giữa các nhân tố công bằng với cảm nhận công bằng trong hệ thống thuế. Các nhân tố công bằng khác bao gồm công bằng chung, lợi ích cá nhân, công bằng cấu trúc thuế, các điều khoản đặc biệt, công bằng trao đổi (Gilligan và Richardson, 2005; Richardson, 2005a; Christensen và Weichrich, 1996; Christensen và cộng sự, 1994; Gerbing, 1988). 2.3.1 Lý thuyết công bằng Lý thuyết công bằng cho rằng cá nhân quyết định công bằng hay không dựa trên kết quả, và họ tin rằng những ƣu đãi và hình phạt sẽ đƣợc phân phối phù hợp tƣơng ứng với sự đóng góp (Bobek, 1997). Ngoài ra, lý thuyết công bằng thừa nhận cá nhân sẽ tuân thủ quy định hơn nếu họ cảm nhận họ đang đƣợc đối xử công bằng. Trong thuật ngữ đơn giản, lý thuyết công bằng liên quan đến công bằng trao đổi. Trong lĩnh vực thuế, công bằng trao đổi đề cập đến sự trao đổi giữa ngƣời nộp thuế và chính phủ. Về mặt lý thuyết, ngƣời nộp thuế sẽ cảm nhận hệ thống thuế công bằng nếu những lợi ích nhận đƣợc từ chính phủ so với số tiền thuế đã nộp là một tỷ lệ công bằng. Nếu tỷ lệ này không công bằng (bất lợi cho ngƣời nộp thuế) thì trao đổi với chính phủ đƣợc xem nhƣ không công bằng và ngƣời
  13. 12 nộp thuế sẽ tìm cách để lập lại sự công bằng thông qua việc không tuân thủ. Tuy nhiên, trong thực tế, công bằng trong trao đổi trong lĩnh vực thuế có thể không đạt đƣợc do nhu cầu của ngƣời nộp thuế khác nhau. 2.3.2 Lý thuyết công bằng phân phối Bản chất của lý thuyết công bằng phân phối là cá nhân đánh giá công bằng phân phối bằng cách so sánh những lợi ích nhận đƣợc với tỷ lệ đóng góp của họ với những ngƣời khác trong nhóm. Họ sẽ cảm thấy công bằng nếu kết quả phân phối là bình đẳng giữa những ngƣời đóng góp tƣơng tự (Walster và cộng sự, 1978); Đó chính là công bằng theo chiều ngang. Trong lĩnh vực thuế, công bằng theo chiều ngang cho rằng ngƣời nộp thuế ngang bằng nhau trƣớc thuế thì cũng ngang bằng sau thuế. Nói cách khác, công bằng theo chiều ngang yêu cầu các cá nhân ở vị trí kinh tế tƣơng tự nhau bị đánh thuế ở mức tƣơng đƣơng bất kể phúc lợi của họ. Điều này dựa trên nguyên tắc bình đẳng đƣợc đề xuất bởi Leventhal (1976). Tuy nhiên, với cùng một mức thu nhập tƣơng tự nhau, hai ngƣời có thể có những hoàn cảnh khác nhau nhƣ số ngƣời phụ thuộc. Do đó, nhân tố công bằng thuế cần phải đƣợc bổ sung các nhân tố khác để đảm bảo công bằng tổng thể. Leventhal (1976) đề nghị rằng công bằng phân phối nên thực hiện sau khi tinh đến nhu cầu của cá nhân. Ý tƣởng của nguyên tắc này là tỷ lệ đầu vào và đầu ra không nhất thiết phải tƣơng đƣơng để đạt đƣợc sự công bằng, mà phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Đó chính là công bằng theo chiều dọc. Trong lĩnh vực thuế, công bằng theo chiều dọc thƣờng có liên quan đến khả năng chi trả (Kirchler và cộng sự, 2006). Nói cách khác, công bằng theo chiều dọc cho thấy rằng ngƣời có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn (ở một thuế suất cao hơn) so với những ngƣời có thu nhập thấp hơn. Một cách khác, công bằng theo chiều dọc
  14. 13 cũng đƣợc liên kết với lợi ích nhận đƣợc của ngƣời có thu nhập thấp. Trong mối quan hệ này, ngƣời có thu nhập thấp không chỉ nộp thuế ít hơn mà họ còn có quyền nhận đƣợc nhiều lợi ích hơn từ chính phủ. Do đó, không giống với công bằng theo chiều ngang, công bằng theo chiều dọc xem xét phúc lợi của cá nhân trƣớc khi xác định sự đóng góp thuế và quyền nhận trợ cấp của chính phủ. Lý thuyết công bằng phân phối cũng liên quan đến việc phân bổ công bằng các hình phạt, đƣợc biết đến nhƣ công bằng trừng phạt (Cook và Hegtvedt, 1983). Một hình phạt đƣợc xem nhƣ công bằng nếu mức phạt tƣơng xứng với hành vi vi phạm. Trong lĩnh vực thuế, có nhiều mức phạt dành cho hành vi không tuân thủ. Để đạt đƣợc sự công bằng, hệ thống thuế phải áp dụng hình phạt phù hợp với hành vi không tuân thủ. 2.3.3 Lý thuyết công bằng thủ tục Lý thuyết công bằng thủ tục cho thấy rằng việc sử dụng các thủ tục công bằng có thể làm cá nhân cảm nhận công bằng hơn khi sử dụng các thủ tục không công bằng. Ngoài ra, Leventhal (1980) khẳng định rằng có 6 tiêu chuẩn xác định sự công bằng thủ tục: tính nhất quán, không thiên vị, chính xác, khả năng hiệu chỉnh, tính đại diện, và đạo đức. Trong lĩnh vực thuế, công bằng thủ tục đƣợc sử dụng trong hệ thống thuế có thể ảnh hƣởng đến cảm nhận công bằng của ngƣời nộp thuế. Nếu ngƣời nộp thuế nhận thức rằng các thủ tục áp dụng trong việc tính thuế của họ là không công bằng, xu hƣớng ngƣời nộp thuế không tuân thủ là cao và ngƣợc lại. Khi xem xét công bằng thuế, ngƣời nộp thuế thƣờng đánh giá tính nhất quán của các thủ tục đƣợc áp dụng trong hệ thống thuế. Thủ tục áp dụng trong hệ thống thuế nên nhất quán trong một khoảng thời gian và đối với tất cả ngƣời nộp thuế. Thêm vào đó, không thiên vị cũng là một nhân tố quan trọng của thủ tục công
  15. 14 bằng. Các thủ tục trong hệ thống thuế không nên khuyến khích đối xử ƣu tiên hoặc lợi ích cá nhân. Nói cách khác, tất cả ngƣời nộp thuế phải đƣợc đối đãi nhƣ nhau. Liên quan đến tính chính xác, hệ thống thuế nên xử lý vấn đề về thuế với sự thận trọng nhất. Ra quyết định dựa trên thông tin sai sẽ dẫn đến cảm nhận không công bằng của ngƣời nộp thuế. Tiêu chí khả năng hiệu chỉnh nói đến cơ hội đƣợc sửa đổi của các thông tin không chính xác của ngƣời nộp thuế. Để đạt đƣợc sự đồng thuận, các thủ tục sử dụng trong hệ thống thuế phải đại diện cho tất cả ngƣời nhận. Cuối cùng, các thủ tục sử dụng phải dựa trên chuẩn mực đạo đức. Sự hiện diện của các tiêu chuẩn trên trong hệ thống thuế là rất quan trọng vì đó là cơ sở đánh giá công bằng thủ tục. Nếu ngƣời nộp thuế nhận thấy công bằng thủ tục bị vi phạm, cảm nhận công bằng của họ sẽ giảm và ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế của họ (Ajzen, 1982; Douglas và cộng sự, 2007). 2.4 Lý thuyết tuân thủ thuế Tuân thủ thuế có nghĩa là tuân theo luật thuế. Theo Singh (2003), định nghĩa tuân thủ thuế là một hành động của một ngƣời kê khai đầy đủ tờ khai thuế thu nhập, khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và đóng số thuế phải nộp trong thời hạn qui định mà không bị cơ quan thuế nhắc nhở hay sử dụng các biện pháp đối phó với ngƣời nộp thuế không tuân thủ. Roth và các cộng sự (1989) phát biểu rằng tuân thủ với quy định về báo cáo thuế có nghĩa là ngƣời nộp thuế nộp tất cả tờ khai thuế yêu cầu đúng hạn và tờ khai đó báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định của Luật thuế, các hƣớng dẫn thi hành và các quyết định của tòa án áp dụng tại thời điểm nộp tờ khai thuế. Không tuân thủ đề cập đến không tuân thủ pháp luật thuế. Các loại không tuân thủ: Thứ nhất, không tuân thủ trong nộp hồ sơ thuế, đề cập đến việc không
  16. 15 nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế, điều này sẽ dẫn đến lỗ hổng thuế, nghĩa là số thuế chƣa thanh toán bị bỏ qua. Thứ hai, không tuân thủ trong nộp thuế, đề cập đến việc nộp thuế không kịp thời, có nghĩa là nộp thuế không đúng hạn với cơ quan thuế. Nộp thuế đúng hạn rất quan trọng với cơ quan thuế. Thuế thu đƣợc bây giờ sẽ đƣợc sử dụng cho chi tiêu của chính phủ, nếu ngân sách không đủ thì phải vay và phải chịu chi phí tăng thêm. Thứ ba, không tuân thủ trong khai báo thuế chính xác (báo cáo thấp thuế). Đây đƣợc xem nhƣ là hành vi phạm tội mà phải chịu hình phạt nặng. Ngƣời nộp thuế âm mƣu không báo cáo thuế bằng cách tránh thuế hay trốn thuế đều là bất hợp pháp. Ngƣời nộp thuế không tuân thủ gây ra một vấn đề nghiêm trọng với cơ quan thuế bởi vì ngƣời nộp thuế trốn đƣợc thuế và gánh nặng thuế của họ đƣợc đẩy sang cho ngƣời nộp thuế tuân thủ khác. Andreoni và cộng sự (1998) gọi độ lớn của trốn thuế là lổ hổng thuế, đó là chênh lệch giữa thuế thu nhập mà ngƣời nộp thuế thực sự phải nộp và những gì họ tự nguyện báo cáo và nộp đúng hạn. Brown và Mazur (2003) cho rằng định nghĩa lý thuyết tuân thủ của ngƣời nộp thuế bao gồm “ba thƣớc đo toàn diện và loại trừ nhau” tuân thủ thanh toán, tuân thủ nộp hồ sơ thuế và tuân thủ kê khai thuế. Có rất nhiều biến độc lập trong dự báo về tuân thủ thuế từ các yếu tố kinh tế đến phi kinh tế. Các yếu tố kinh tế là phát hiện và trừng phạt, sự cƣỡng bức, gánh nặng thuế trong khi các yếu tố phi kinh tế nhƣ đề cập của Alm, Sanchez và Ana (1995) là hành vi trong tự nhiên. Yếu tố tâm lý tài chính là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu tuân thủ thuế và nhiều nghiên cứu tuân thủ thuế trên sự công bằng thuế cho thấy kết quả có ý nghĩa. Nói chung quyết định tuân thủ hay không là thái độ tìm kiếm lợi nhuận hợp lý của một cá nhân (Allingham và Sandmo, 1972). Một khó khăn chính trong phân tích không tuân thủ là phƣơng pháp đo lƣờng.
  17. 16 Braithwaite (2003) lập luận rằng thái độ của ngƣời nộp thuế đối với hệ thống thuế và hành vi nộp thuế của ngƣời nộp thuế sẽ ảnh hƣởng đến mức độ không tuân thủ thuế. Vì vậy cả hai phải đƣợc đo lƣờng để hiểu đƣợc mức độ tổng thể của hành vi không tuân thủ. Một cách tự nhiên, cá nhân có động cơ để che giấu sự gian lận của họ. Nghiên cứu này nhằm xem xét các mối quan hệ giữa công bằng thuế và tuân thủ thuế sử dụng 14 yếu tố không tuân thủ đƣợc phát triển bởi Yankelovich và cộng sự (1984) và đã đƣợc sử dụng bởi Galligan và Richardson (2005) và Richardson (2006). Trong việc giải thích hành vi tuân thủ của ngƣời nộp thuế, có nghĩa là lý do tại sao ngƣời nộp thuế tuân thủ và không tuân thủ, có hai lý thuyết phổ biến là lý thuyết dựa trên các yếu tố kinh tế, nhấn mạnh đến sự khuyến khích và lý thuyết dựa trên tâm lý, nhấn mạnh đến thái độ (Trivedi và Shehata, 2005). Phần tiếp theo sẽ xem xét lý thuyết răn đe và lý thuyết tâm lý học có liên quan đến tuân thủ thuế. 2.4.1 Lý thuyết răn đe Lý do của việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế là mối quan tâm đặc biệt đối với cơ quan thuế trên toàn thế giới. Theo một số nghiên cứu trƣớc đây khi xem xét hành vi tuân thủ thuế và xu hƣớng trốn thuế, sử dụng mô hình lý thuyết răn đe đƣợc ủng hộ nhiều (Jackson và Milliron, 1986; Roth, Scholz và Witte, 1989). Lý thuyết răn đe nhấn mạnh đến việc sử dụng sự đe dọa, ép buộc. Do đó, công cụ mà cơ quan thuế có thể sử dụng để điều chỉnh hành vi của ngƣời nộp thuế là thuế suất, khả năng phát hiện trốn thuế, hậu quả pháp lý và mức độ nghiêm trọng của các hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, một hệ thống mà chủ yếu dựa trên giám sát và xử phạt sẽ rất tốn kém. Lý thuyết răn đe làm đƣợc gì? Điều quan trọng là chúng cần thiết để ngăn chặn hành vi không tuân thủ của ngƣời nộp thuế
  18. 17 nhƣ không nộp đủ thuế cho chính phủ từ nguồn thu nhập hợp pháp của mình. Ngƣời nộp thuế tìm kiếm lợi nhuận từ trò chơi may rủi giữa lợi nhuận từ trốn thuế và rủi ro bị phát hiện và trừng phạt. Lý thuyết răn đe hàm ý các yếu tố thuộc về chính sách thuế và sự quản lý của cơ quan thuế. Chính sách thuế đƣợc xây dựng đồng bộ, rõ ràng, đơn giản, minh bạch và càng ít ngoại lệ sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí tuân thủ, giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà cho ngƣời nộp thuế qua đó cũng giúp cho việc thực hiện tuân thủ thuế tốt hơn. Ngƣợc lại, nếu hệ thống pháp luật thuế phức tạp, không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho ngƣời nộp thuế có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và răn đe của luật pháp. Một cơ quan thuế có tổ chức hợp lý, có trình độ, khả năng quản lý tốt sẽ đảm bảo duy trì tính thực thi của luật pháp, đảm bảo tính công bằng trong giải quyết các vấn đề tranh chấp về thuế, qua đó góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế. Bên cạnh đó tính cƣỡng chế hợp lý của cơ quan thuế cũng là một yếu tố quyết định sự tuân thủ thuế, thể hiện ở các biến số nhƣ: tần suất thanh tra thuế, khả năng phát hiện trốn thuế và rủi ro về thuế, các biện pháp cƣỡng chế thuế, mức độ nghiêm khắc của hình phạt do trốn thuế. Việc kiểm soát và cƣỡng chế hợp lý của cơ quan thuế sẽ đảm bảo tính răn đe đối với các trƣờng hợp cố tình vi phạm pháp luật. Ngoài yếu tố thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế thì việc giám sát tuân thủ thuế nói chung cũng rất quan trọng, giám sát của xã hội, giám sát của các cơ quan dân cử đối với các hành vi không tuân thủ, qua đó phát hiện các trƣờng hợp không tuân thủ và có các biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, cơ quan
  19. 18 thuế phải có sự phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc quản lý thuế. để có thể nắm bắt chính xác về tình trạng tuân thủ của ngƣời nộp thuế. Những lý thuyết xuất hiện sau này vào cuối những năm 80, những biến dựa trên tâm lý đƣợc thử nghiệm để hiểu đƣợc hành vi tuân thủ thuế nhƣ là vai trò của nghĩa vụ đạo đức, cảm nhận công bằng, lợi ích cá nhân… Nhƣ tuyên bố của Torgler (2001), tăng sự răn đe đối với ngƣời nộp thuế trung thực sẽ phá vỡ sự cân bằng. Những ngƣời nộp thuế mà đã nộp đúng thuế nhƣng bị kiểm toán và sau đó bị phạt, và thậm chí còn bị quấy rầy nhiều hơn những ngƣời nộp thuế mà vi phạm pháp luật nhƣng không bị trừng phạt. Vì vậy, ngƣời nộp thuế không thể bị đối đãi một cách khắc nghiệt, bởi vì theo Murphy (2005) thì không trừng phạt nhƣng khắc phục hậu quả và bảo đảm tuân thủ trong tƣơng lai. Nhiều nhà nghiên cứu thuế đã đặt câu hỏi về sự phù hợp của mô hình lý thuyết răn đe mà đƣợc sử dụng để giải thích hành vi tuân thủ bởi vì răn đe cũng có thể phản tác dụng. Do đó, nghiên cứu đề nghị thái độ đối với hệ thống thuế trong việc giải thích hành vi không tuân thủ của ngƣời nộp thuế. 2.4.2 Lý thuyết tâm lý tài chính Với thực tế là các nghiên cứu sự tuân thủ thuế sử dụng lý thuyết răn đe đã báo cáo kết quả không phù hợp liên tục, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi mô hình lý thuyết răn đe có phải là mô hình thích hợp để giải thích hành vi tuân thủ của ngƣời nộp thuế. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đề nghị thái độ của ngƣời nộp thuế đối với hệ thống thuế cần đƣa vào khi xem xét lý thuyết không tuân thủ. Những phát hiện của nghiên cứu đƣợc thực hiện về thái độ, niềm tin đối với hệ thống thuế và trốn thuế đã cho thấy thái độ của ngƣời nộp thuế đối với hệ thống thuế và cách đối xử của cơ quan thuế đối với ngƣời nộp thuế là rất quan trọng trong việc giải thích sự không tuân thủ của ngƣời nộp thuế.
  20. 19 Lý thuyết tâm lý cho rằng yếu tố tâm lý, bao gồm cả mối quan tâm đạo đức cũng rất quan trọng đối với ngƣời nộp thuế, và vì vậy ngƣời nộp thuế có thể tuân thủ ngay cả khi rủi ro bị kiểm toán là thấp. Lý thuyết tâm lý ít nhấn mạnh đến kiểm toán và các hình phạt, mà tập trung vào sự thay đổi thái độ của ngƣời nộp thuế đối với hệ thống thuế. Lý thuyết tâm lý tài chính đề cập đến các nhân tố hành vi của ngƣời nộp thuế. Các yếu tố hành vi bao gồm cảm nhận về sự công bằng trong tuân thủ thuế, sự sợ hãi, lo sợ về khả năng vi phạm pháp luật thuế, thái độ của ngƣời nộp thuế đối với rủi ro khi trốn thuế... Cụ thể: Sự khác biệt của từng cá nhân: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, đạo đức, ngành nghề, tính cách, hoàn cảnh... luôn chứa đựng những rủi ro nhất định trong việc tuân thủ pháp luật thuế vì nó tác động đến hành vi của ngƣời nộp thuế. Nếu ngƣời nộp thuế hiểu rõ pháp luật thuế, họ có thể tự giác chấp hành pháp luật thuế tốt hơn và ngƣợc lại sẽ dẫn đến tình trạng tránh thuế, trốn thuế. Cảm nhận về rủi ro tối thiểu cũng có tác động nhất định đến tuân thủ thuế. Nếu ngƣời nộp thuế có cơ hội không tuân thủ và họ có ý nghĩ rằng rủi ro không đáng kể nếu không tuân thủ thì ngƣời nộp thuế đó dễ dàng chấp nhận rủi ro này để đổi lấy sự không tuân thủ, và do vậy có thể xuất hiện tình trạng không kê khai hoặc kê khai số liệu tính thuế thấp hơn số liệu thực tế. Cảm nhận về sự không công bằng là nhân tố có ảnh hƣởng đến mức độ tuân thủ thuế. Nếu ngƣời nộp thuế cho rằng hệ thống pháp luật thuế không đảm bảo sự công bằng hoặc ngƣời nộp thuế bị đối xử không công bằng thì họ có thể ít tuân thủ hơn. Một khi ngƣời nộp thuế cảm thấy bị đối xử không công bằng, thiếu sự tin tƣởng thì nguy cơ hoạt động của nền kinh tế ngầm có thể gia tăng, ngƣời nộp thuế cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó, nhận thức về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2