Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bệnh truyền nhiễm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia thu nhập trung bình
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá tác động của bệnh truyền nhiễm lên Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các quốc gia được phân loại nhóm thu nhập trung bình, và thông qua đó minh họa cho sự tương quan giữa hai khái niệm: Y tế sức khỏe và Sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bệnh truyền nhiễm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia thu nhập trung bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ TRẦN MINH MẪN TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA THU NHẬP TRUNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ TRẦN MINH MẪN TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA THU NHẬP TRUNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Tác động của bệnh truyền nhiễm đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các quốc gia thu nhập trung bình” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Học viên TRẦN MINH MẪN
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký tự viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình và đồ thị Tóm tắt Chƣơng 1 – DẪN NHẬP ....................................................................................... 1 Chƣơng 2 – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT .............. 4 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn nhân lực ......................................... 4 2.2. Tác động của sức khỏe lên phát triển và đầu tư ............................................... 6 2.3. Tham khảo mô hình kinh tế học của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................. 12 2.4. Mô phỏng lý thuyết ngoại tác ........................................................................ 14 Chƣơng 3 – PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................ 18 3.1. Lập luận mô hình kinh tế học ......................................................................... 18 3.2. Vận dụng mô hình kinh tế lượng ....................................................................21 3.3. Lập luận về nhận diện ngoại tác ......................................................................29 3.4. Mô tả nguồn gốc dữ liệu .................................................................................31 Chƣơng 4 – ƢỚC LƢỢNG HỒI QUY ............................................................. 36 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................. 36 4.2. Kiểm định tương quan cặp biến ..................................................................... 40 4.3. Mô hình hồi quy và các kiểm định cơ bản ..................................................... 42
- 4.4. Mô hình hồi quy dạng Robust ........................................................................ 52 Nhận xét chung cho bốn mô hình Robust ………………………………….. ............. 53 Nhận xét tác động riêng phần trong mô hình RobustTB ............................. ......... 55 Chƣơng 5 – KẾT LUẬN ..................................................................................... 59 5.1. Phát hiện của nghiên cứu ............................................................................... 59 5.2. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................60 5.3. Đề suất các nghiên cứu liên quan hoặc phái sinh .......................................... 62 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immune Deficiency Syndrome) FDI: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNI: Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income) HIV: Tác nhân truyền nhiễm làm suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus) MEB Lợi ích ngoại tác biên (Marginal External Benefit) MSB Lợi ích xã hội biên (Marginal Social Benefit) ODA: Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) OLS: Bình phương cực tiểu thông thường (Ordinary Least Squares) PPP: Đồng mãi lực (sức mua tương đương) (Purchasing Power Parity) SARS: Hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Severe Acute Respiratory Syndrome) TB: Bệnh lao (Tuberculosis) TFP: Năng suất tổng nhân tố (Total Factor Productivity) UNCTAD: Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) USD: Mỹ kim (United States Dollar) WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank) WHO: Tổ chức Y Tế Thế giới (World Health Organization)
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Mô tả biến số và dẫn nguồn gốc ........................................................... 33 Bảng 4.1. Thống kê dữ liệu các biến ..................................................................... 37 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các yếu tố định lượng ................................................. 38 Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy .................................. 39 Bảng 4.4. Ma trận tương quan cặp biến .................................................................40 Bảng 4.5. Ước lượng hồi quy dạng OLS ...............................................................43 Bảng 4.6. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình OLS4 .................................... 44 Bảng 4.7. Kiểm định dị phương sai và thừa thiếu biến trong mô hình OLS4 ....... 44 Bảng 4.8. Tương quan giữa phần dư và biến độc lập trong mô hình OLS4 .......... 46 Bảng 4.9. Ước lượng hồi quy dạng OLS, BsQuantile(.5) và Robust ................... 50 Bảng 4.10. Ước lượng hồi quy dạng Robust ......................................................... 52
- DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1. Ngoại tác tích cực của thị trường kiềm chế bệnh truyền nhiễm ........... 15 Hình 3.1. Khung lý thuyết kinh tế học dạng khái niệm ........................................ 21 Hình 3.2. Khung phân tích mô hình kinh tế lượng dạng khái niệm ...................... 24 Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn phân phối giữa phần dư và biến Ln_FDI ....................46 Hình 4.2. Đồ thị phân tán giữa Ln_FDI và một số biến giải thích tiêu biểu .........47 Hình 4.3. Quy trình chọn mô hình hồi quy ...........................................................49 Đồ thị 4.4. Hiển thi % thay đổi của FDI ròng trong mô hình hồi quy .................. 57
- Tóm tắt Nghiên cứu này điều tra tác động của ba bệnh truyền nhiễm là lao, sốt rét và AIDS đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dữ liệu bảng được phân tích từ 54 quốc gia và lãnh thổ thuộc nhóm có thu nhập trung bình theo danh sách phân loại bởi Ngân Hàng Thế Giới trong giai đoạn 1993-2013. Phát hiện chính của tác giả theo phương pháp hồi quy robust là tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đến dòng vốn FDI ròng ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình. Ước tính của nghiên cứu cho thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, việc giảm một phần trăm tử suất bệnh lao trên 100.000 người có thể mang lại kỳ vọng tăng dòng vốn FDI ròng hằng năm lên khoảng 0,11% vào năm tiếp theo. Phát hiện này là bằng chứng thực nghiệm phù hợp để minh họa rằng bệnh tật và sức khỏe tạo ra ngoại tác xuyên biên giới trên sự chuyển dịch của dòng vốn quốc tế. Mặt khác, nghiên cứu phát hiện các quốc gia nhóm thu nhập trung bình không phải là địa chỉ ưu tiên của FDI so với phần còn lại của thế giới. Kết quả ước lượng cũng cung cấp bằng chứng cho thấy xung đột vũ trang có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư nước ngoài. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, bệnh lao, bệnh sốt rét, AIDS, ngoại tác. Phân loại của JEL: D62, F21, I15
- 1 Chƣơng 1: DẪN NHẬP Thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho thấy rằng, trong vòng 20 năm qua, số lượng ca bệnh và tử suất của các bệnh truyền nhiễm phổ biến đang đi theo xu hướng tụt giảm. Mặt khác, trong cùng giai đoạn thời gian này, dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB) phản ảnh xu hướng gia tăng ngày càng nhiều hơn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phạm vi toàn cầu. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế vĩ mô và Y tế từng khẳng định: “một lực lượng lao động lành mạnh là quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” (Alsan, Bloom và Canning, 2006). Những dữ liệu này được thống kê ở những lĩnh vực riêng biệt theo cách phân loại chuyên ngành phổ biến trong điều tra và nghiên cứu kinh tế xã hội, và thông thường, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động của các nhân tố kinh tế thuần tuy. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu rằng có khả năng y tế nói chung hay bệnh truyền nhiễm nói riêng đang tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay không, cho dù có thể ở mức độ tác động là rất nhỏ? Với một số đóng góp, nghiên cứu này quan trọng vì hai lý do. Trước hết, kết quả ước lượng qua mô hình hồi quy robust phản ảnh sự tương quan có ý nghĩa thống kê rõ rệt giữa tử suất bệnh lao và đầu tư trực tiếp nước ngoài và đây là bằng chứng thực nghiệm cũng cố cho lập luận về vai trò của y tế như một thành phần nhập lượng trong sự thu hút đầu tư. Cách đây gần một thập niên, đồng tác giả Alsan, Bloom và Canning (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe và đầu tư trực tiếp nước ngoài với một số thành công, tuy nhiên, dữ liệu trong quá khứ đã hạn chế các nhà khoa học này tìm thấy kết quả tương quan giữa bệnh truyền nhiễm và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ hai, đóng góp của nghiên cứu ở khía cạnh dữ liệu cho các nghiên cứu minh họa về ngoại tác của thị trường kiểm soát dịch bệnh, với điều kiện cần có bổ sung công cụ và phương pháp phân tích chuyên sâu về toán học, khi kết quả ước lượng của nó được xem là bằng chứng có giá trị tham khảo. Theo quan điểm này, có khả năng rằng những nỗ lực kiểm soát bệnh truyền nhiễm của các nền y tế địa phương nói riêng và của Tổ Chức Y Tế Thế Giới
- 2 nói chung có được dữ liệu hỗ trợ trong chiến lược thu hút nguồn tài trợ cho ngân sách hoạt động. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của bệnh truyền nhiễm lên Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các quốc gia được phân loại nhóm thu nhập trung bình, và thông qua đó minh họa cho sự tương quan giữa hai khái niệm: Y tế sức khỏe và Sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các quốc gia và lãnh thổ được phân loại là nhóm thu nhập trung bình theo tiêu chí GNI trong giai đoạn 1993-2013 nhưng loại trừ đi các quốc gia có quy mô dân số nhỏ. Theo đó, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là tìm hiểu sự tác động của bệnh truyền nhiễm đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và điều đó được diễn giải dưới dạng câu hỏi nghiên cứu như sau: (i) Liệu rằng một nền kinh tế nhóm thu nhập trung bình nếu thành công trong nỗ lực hạ thấp tử suất bệnh lao (TB) có được coi là động lực để thu hút thêm dòng FDI hay không ? (ii) Có phải dòng FDI đang xem kết quả kiềm hãm bệnh sốt rét như một chỉ báo để quyết định gia tăng dòng chảy vào một quốc gia ? (iii) Việc hạn chế tử suất của AIDS đồng nhiễm bệnh lao có giúp một địa phương nhận được thêm nhiều hơn FDI ? Có một số kênh giải thích cơ chế hình thành của mối quan hệ này, và phân tích sự tương quan sẽ được nhìn dưới hai góc độ, ở cả biến độc lập và biến phụ thuộc. Trên góc nhìn từ FDI, khả năng kiềm chế bệnh truyền nhiễm được xem như hỗ trợ cho thành phần của vốn nhân lực, và điều này coi như một yếu tố nhập lượng của đầu tư. Mặt khác, ở góc nhìn từ bệnh truyền nhiễm, thì tác động đến FDI được xem như sự hiện tượng ngoại tác, mà theo đó đầu tư như là một phần của cầu xã hội, bên cạnh cầu cá nhân là cầu riêng của thị trường kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Trong quá trình tìm kiếm câu trả lời cho các mục tiêu như đã nói trên, nghiên cứu phải đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, sự hạn chế về các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa hai khái niệm này làm cho việc tham khảo các tài
- 3 liệu gặp nhiều khó khăn về cả phương pháp lẫn dữ liệu. Tác giả phải khắc phục trở ngại khách quan này phần lớn thông qua tìm kiếm mối quan hệ kinh tế bắc cầu thay cho việc tổng quan các nghiên cứu tương quan trực tiếp giữa hai yếu tố. Thứ hai, phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các quốc gia nhóm thu nhập trung bình thường không phong phú và đầy đủ về dữ liệu ở cả chiều dài và tính liên tục. Theo đó, không giống như ở các quốc gia phát triển, dữ liệu không thể được thu thập từ tất cả các quốc gia và lãnh thổ trong nhóm nghiên cứu và có nhiều trường hợp gặp phải sự gián đoạn các quan sát liên tục ở từng quốc gia. Kết cấu của phần nội dung chính của nghiên cứu được chia thành năm chương. Theo trình tự, Chương một dẫn nhập vào nghiên cứu, qua đó cho thấy mục đích nghiên cứu và hướng tiếp cận. Chương hai trình bày phần tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa hai khái niệm sức khỏe và đầu tư, và lý thuyết có tác dụng đính hướng cho toàn bộ mô hình. Nội dung của Chương ba thể hiện mô hình kinh tế học và mô hình kinh tế lượng, bộ khung chính của bài viết, và mô tả nguồn gốc dữ liệu mà trên đó các thao tác ước lượng được thực hiện. Trình tự từng bước của ước lượng hồi quy, hiển thị kết quả và sự phân tích, giải thích kết quả được trình bày ở Chương bốn, chương trọng tâm của nghiên cứu. Phần thảo luận kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương năm. Ngoại trừ chương một, phần còn lại sẽ có mục tóm tắt nội dung được trình bày ở đoạn cuối mỗi chương. Nghiên cứu này, mặc dù trong quá trình tìm câu trả lời cho quan hệ giữa các biến thành phần của bệnh truyền nhiễm và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với giả thuyết là có tác động nghịch biến, nhưng vẫn đảm bảo đây là một nghiên cứu khách quan. Khi thực hiện các tác nghiệp, tác giả đảm bảo rằng không có ý định thiên lệch, hoặc có lập trường ủng hộ hoặc phản đối gì đối với việc triển khai các chính sách cải thiện điều kiện y tế vì động cơ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- 4 Chƣơng 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT 2.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và vốn nhân lực Đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung cho phát triển kinh tế, FDI đã trở thành ngày càng quan trọng trong nguồn tài chính trên toàn thế giới (Bloom, Canning và Sevilla, 2004). Trong 15 năm qua, dòng vốn FDI toàn cầu có tăng vọt từ 5.754,8 tỷ USD vào năm 1998 đến 22.812,7 tỷ trong năm 2012 (UNCTAD, 2013). Thu hút FDI là chiến lược của hầu hết các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển, đặc biệt đối với các nền kinh tế thuộc nhóm thu nhập trung bình (Desbordes và Azémar, 2008). Cách lập luận hợp lý là các quốc gia đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm và mức thu nhập thấp nên cần dựa vào ngoại lực (Alsan, Bloom và Canning, 2006). FDI càng ngày càng mang tính đại diện cho nguồn vốn lớn nhất chảy vào các nước đang phát triển, vượt qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư danh mục (portfolio investment) và các khoản vay ngân hàng (Alsan, Bloom và Canning, 2006; Miyamoto, 2003). Bên cạnh thuộc tính cung cấp vốn rất cần thiết cho nhu cầu phát triển, đối với các nền kinh tế thuộc nhóm thu nhập trung bình, FDI còn bao gồm theo nó là chức năng giúp mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp và theo đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ (Krugman, Obstfeld và Melitz, 2011; Alsan, Bloom và Canning, 2006). FDI cũng có thể giúp tăng thuế doanh thu cho các nền kinh tế nhận vốn và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp quốc nội thông qua hiệu ứng lan tỏa (Alsan, Bloom và Canning, 2006; Loungani và Razin, 2001). Lợi ích tiềm năng FDI đã được công bố rộng rãi, bao gồm cơ hội cho các nền kinh tế nhận vốn được tham gia vào nhiều công đoạn sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Antràs và Helpman, 2004). Trên cách nhìn tổng quát, dòng vốn FDI hiện nay được phân bố không đều (Desbordes và Azémar, 2008; Antràs và Helpman, 2004). Các nền kinh tế công nghiệp hóa là điểm đến có khả năng nhất của FDI; và một số nước đang phát triển nhận dòng vốn lớn nhiều hơn hẳn so với những nền kinh tế khác (Alsan, Bloom và
- 5 Canning, 2006). Dẫn chứng rõ rệt nhất là các nước Châu Phi hạ Sahara, nơi đặc biệt đang phải vật lộn một cách khó khăn để thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (Desbordes và Azémar, 2008). Nhìn chung, có thể nói rằng các quốc gia đang bất đồng về chính sách làm thế nào có thể thu hút FDI, họ cảm thấy cần phải hiểu rõ những nhân tố có thể tác động đến dòng vốn, những gì là trong tầm tay để có thể cải thiện hay thay đổi. Theo giả định Tân Cổ Điển (theo đó xuất lượng của nền sản xuất có được từ hai yếu tố nhập lượng là vốn và lao động), dòng vốn được dự đoán sẽ chảy từ những nền kinh tế giàu có sang những quốc gia nghèo cho đến khi tỷ lệ vốn và lao động cân bằng giữa các nước (Krugman, Obstfeld và Melitz, 2011). Nhưng các mô hình quan sát FDI cách đây một thập kỷ lại nhận thấy hầu hết dòng vốn chảy từ một quốc gia giàu này sang quốc gia giàu khác, ví dụ như FDI chảy từ Nhật sang Anh và Mỹ. Lucas (1990) lập luận rằng chính sự khác biệt về vốn nhân lực (human capital) có thể là nguyên nhân để giải thích cho điều đó. Theo ý tưởng này, bên cạnh vốn vật chất và kỹ năng làm việc cấu thành nên yếu tố nhập lượng, thì sự hiện diện một lực lượng lao động với thể trạng khỏe mạnh có thể làm tăng năng suất sử dụng vốn đầu tư (Cohen và Soto, 2007; Alsan, Bloom và Canning, 2006). Trên thực tế, FDI đang hướng đến các ngành công nghiệp có tri thức và kỹ năng chuyên sâu. Có thể nói rằng các quốc gia nào có vốn nhân lực ở trình độ cao sẽ là điểm đến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư (Desbordes và Azémar, 2008; Blomström và Kokko, 2003). Nghiên cứu của Noorbakhsh và Youseff (2001) đóng góp xây dựng lý thuyết để giải thích vốn nhân lực là động lực quan trọng giúp một nền kinh tế thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng hầu hết các điều tra đa quốc gia dựa trên ý tưởng này lại đều xác định nguồn nhân lực chỉ hạn hẹp với khía cạnh giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu hiếm hoi gần đây đã thay đổi quan điểm và sức khỏe đã bắt đầu được xem là một thành phần không thể tách rời của vốn nhân lực (Desbordes và Azémar, 2008; Alsan, Bloom và Canning, 2006; Dupasquier và Osakwe, 2006).
- 6 Theo tiến trình tự nhiên của việc tìm kiếm chủ đề nghiên cứu, bài viết này có động cơ thông qua bằng chứng thực nghiệm để xác định xem tình trạng sức khỏe có tác động khuyến khích các dòng vốn FDI hay không. Theo cách hiểu thông thường thì khái niệm sức khỏe và bệnh truyền nhiễm có liên quan với nhau. Với những lý thuyết chúng ta có được ngày hôm nay, sức khỏe có thể được xem như là một hình thức phái sinh của nguồn vốn nhân lực, và hàm sản xuất Cobb-Douglas là nền tảng cơ bản nhất để phân tích. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này còn nhìn mối liên kết giữa bệnh truyền nhiễm và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo giả định rằng đây là một trường hợp hiện diện của ngoại tác và có thể giải thích thông qua lý thuyết đó. 2.2. Tác động của sức khỏe lên phát triển và đầu tƣ Sức khỏe có thể được xem như là nội dung quan trọng của vốn nhân lực, và nó giúp tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế ở góc độ các cá nhân lẫn góc độ kinh tế (Bloom, Canning và Sevilla, 2004). Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sức khỏe dân cư, hay nói cụ thể là y tế, trở thành yếu tố dự báo chính xác cho tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (Desbordes và Azémar, 2008; Alsan, Bloom và Canning, 2006; Bloom, Canning, và Sevilla, 2004; Barro và cộng sự, 1991). Tuy nhiên, đang có sự khác biệt giữa các quốc gia trong mức độ hưởng lợi ích từ việc cải thiện sức khỏe dân cư, và sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào điều này được thể hiện rõ nét ở các nền kinh tế đang phát triển hơn so với các quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao (Alsan, Bloom và Canning, 2006). Y tế có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế thông qua các cơ chế tác động cả trực tiếp và gián tiếp (Alsan, Bloom và Canning, 2006). Một quốc gia có được nền y tế tốt có thể sẽ gián tiếp cải thiện tuổi thọ tương lai của người lao động. Một khi xã hội có tuổi thọ bình quân tăng lên, như trường hợp ở Nhật và Ý chẳng hạn, có thể dẫn đến nhu cầu cần thiết phải tích lũy tiền tiết kiệm để dành cho thời gian hưu trí, từ đó dẫn đến xã hội có thêm nguồn vốn tạo nên sự bùng nổ đầu tư (Bloom, Canning và Graham, 2003). Về mặt tác động trực tiếp, cách lập luận hợp lý là nếu người lao động trong trạng thái mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần sẽ có năng suất
- 7 làm việc chắc chắn vượt trội hơn so với những công nhân đang mắc bệnh tật hoặc mang khuyết tật (Savedoff và Schultz, 2000). Hơn nữa, một nền kinh tế kiểm soát dịch bệnh tốt thì hoạt động sản xuất sẽ không bị trở ngại do công nhân có khả năng phải nghỉ việc, hoặc giảm năng suất thấp làm việc khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị bệnh. Ngược lại, sức khỏe yếu kém có thể dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế sẽ vướng vào bẫy nghèo (Alsan, Bloom và Canning, 2006). Phát hiện từ nghiên cứu của Alsan, Bloom và Canning (2006) cho thấy việc tăng thêm một năm tuổi thọ bình quân cho người dân sẽ giúp một quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thấp nhận tăng thêm 9% nguồn vốn FDI. Các tác giả phân tích dữ liệu của 74 quốc gia công nghiệp và đang phát triển trong giai đoạn 1980-2000. Phát hiện này là bằng chứng phù hợp với quan điểm đặt yếu tố y tế sức khỏe là một phần không thể thiếu của vốn nhân lực. Tác động của y tế, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đều có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua một số cơ chế. Theo cách nhìn trên hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư, người lao động có thể trạng tốt và sức khỏe lành mạnh có thể nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều hơn xuất lượng trên cùng một nhập lượng và đó là động lực thu hút dòng vốn FDI (Desbordes và Azémar, 2008; Gallup và Sachs, 2001). Mặt khác, theo cách nhìn trên giá cả của nhập lượng, mà lao động là một nhập lượng quan trọng, doanh nghiệp FDI sẽ cảm thấy lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng nếu các chi phí liên quan đến sức khỏe tăng cao. Các công ty đa quốc gia hoạt động tại một nơi mà cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn có thể cần phải phát triển hoặc trợ cấp đáng kể cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của họ, đưa đến tạo nên gánh nặng chi phí cho dòng vốn đầu tư (Alsan, Bloom và Canning, 2006; Gallup và Sachs, 2001). Ngoài ra, vì sợ gây nguy hiểm sức khỏe cho chính mình và cho những nhân viên người nước ngoài của mình, nhà đầu tư có thể tránh xa những quốc gia mà bệnh dịch tràn lan và người dân gặp hạn chế trong việc truy cập vào hệ chăm sóc sức khỏe công cộng (Desbordes và Azémar, 2008; Alsan, Bloom và Canning, 2006).
- 8 Một ví dụ cổ điển cho thấy bệnh dịch can thiệp vào các quyết định đầu tư, điều đã xảy ra trong quá trình xây dựng kênh đào Panama vào thế kỷ XIX. Khi đó, bệnh sốt vàng da (yellow fever) và các tác nhân gây bệnh đã cướp đi sinh mạng của 10.000-20.000 người lao động trong thời gian 1882-1888, buộc Ferdinand de Lesseps1 và người Pháp phải từ bỏ dự án xây dựng (Alsan, Bloom và Canning, 2006). Cách đây hơn một thập niên, hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS) làm 774 người tử vong (WHO, 2004), đã làm dấy lên mối lo ngại rằng nếu bùng phát thêm một đợt dịch bệnh truyền nhiễm nữa có thể làm suy yếu hội nhập kinh tế toàn cầu. Các nghiên cứu thực nghiệm nhận thấy ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm đối với nền kinh tế được còn biểu hiện một cách dài hạn và ở tầm mức sâu xa hơn các tính toán lợi ích đơn thuần của một dòng vốn đầu tư trong một thời kỳ cụ thể. Đối với một nền kinh tế, đại dịch AIDS đã gây ảnh hưởng lên việc tích lũy nguồn vốn nhân lực và làm giảm tăng trưởng của cải xã hội do nó dẫn đến việc tạo ra rất nhiều trẻ em mồ côi (Corrigan, Glomm và Mendez, 2005). Điều này được giải thích rằng, khi người lớn phải đối mặt với tử vong sớm vì AIDS thì hình thành số lượng lớn của một thế hệ trẻ có nguy cơ bị mồ côi, dẫn đến thời gian đầu tư vào việc học hành sẽ bị giảm đi, và điều đó làm giảm tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai (Ferreira và Pessóa, 2003). Bởi vì thông thường sau cái chết của cha mẹ, trẻ em mồ côi phải từ bỏ việc học để dùng thời gian đi làm nhằm bổ sung cho thu nhập của gia đình. Hơn nữa, trong thời gian cha mẹ của chúng đã nhiễm HIV nhưng vẫn còn sống, thì yêu cầu cần chi tiêu thêm cả về thời gian lẫn tài chính cho hoạt động chăm sóc bệnh nhân AIDS chắc hẳn sẽ dẫn đến gia đình còn lại ít nguồn lực sẵn có để đầu tư cho học hành và cho các khoản tiết kiệm hay tiêu dùng khác (Corrigan, Glomm và Mendez, 2005). 1 Ferdinand-marie, tử tƣớc de Lesseps (1805–1894): Nhà ngoại giao và tổng công trình sư người Pháp từng xây tuyến kênh đào Suez ở Ai Cập. Sau công trình này, ông nỗ lực bất thành trong việc thực hiện dự án xây dựng kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Theo Encyclopædia Britannica.
- 9 Corrigan, Glomm và Mendez (2005) phân tích thấy rằng AIDS làm gia tăng chi phí y tế bao gồm việc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, và điều này có thể làm chuyển hướng nguồn lực công, thay vì dành để đầu tư và chi tiêu cho giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp trong một nền kinh tế như vậy có thể sẽ phải miễn cưỡng tuyển dụng công nhân có điều kiện sức khỏe ngày càng suy sụp để làm việc, và có một xác suất cao là họ phải đối mặt với việc sẽ phải đầu tư đào tạo nhân sự mới nếu như công nhân mà họ đang thuê bị chết vì AIDS. Ở góc độ thị trường, bệnh tật làm tăng thêm chi phí sức khỏe và tất nhiên nó ăn mòn vào khả năng chi trả cho các hàng hóa khác. Nói chung, đại dịch AIDS có thể ảnh hưởng bất lợi đến tỷ lệ hoàn vốn đầu tư lẫn khả năng tích lũy vốn. Tương tự như AIDS, giữa bệnh sốt rét và nghèo cũng có sự liên quan mật thiết. T. H. Weller2 đã từng kết luận: “… được công nhận từ lâu, cộng đồng nào mang dịch sốt rét thì cộng đồng đó nghèo khó …” (Gallup và Sachs, 2001), nghĩa là sốt rét lan rộng ở đâu thì sau đó nơi này sẽ rơi vào nghèo đói. Theo đó, mật độ ca bệnh sốt rét cao ở các nước nghèo không nói lên rằng sốt rét là hậu quả của cái nghèo, nó chỉ là nguyên nhân. Sốt rét là bệnh truyền nhiễm mang tính chất rất cụ thể về mặt địa lý, vì chính điều kiện sinh thái hỗ trợ cho các giống muỗi mang mầm sốt rét đã dẫn đến sự phân bố địa bàn và tạo nên mật độ của bệnh (Gallup và Sachs, 2001). Kết quả khảo sát của Gallup và Sachs năm 2001 cho thấy phạm vi phổ biến bệnh sốt rét được giới hạn trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều này nói lên rằng bệnh sốt rét không phải là một hệ quả trực tiếp của đói nghèo, mà phạm vi và mức độ nghiêm trọng của nó được quyết định chủ yếu bởi điều kiện khí hậu và sinh thái. Một số quốc gia có thu nhập rất cao vẫn còn phải đối mặt với vấn đề bệnh sốt rét nghiêm trọng do vị trí địa lý của họ, ví dụ như Oman, với thu nhập bình 2 Thomas Huckle Weller (1915–2008): Bác sĩ và nhà vi trùng học người Mỹ, đồng đoạt giải Nobel về Y- Sinh năm 1954 do công trình cấy thành công virus bại liệt trong mô ghép, tiền đề cho việc nghiên cứu virus trong ống nghiệm. Ông có nhiều nghiên cứu về phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo Encyclopædia Britannica.
- 10 quân đầu người gần 10.000 USD vào thập niên 90 của thế kỷ trước, đã có bệnh sốt rét lan tràn toàn quốc, ngoại trừ vùng sâu vùng xa trong sa mạc. Gallup và Sachs (2001) phân tích hồi quy với dữ liệu đa quốc gia cho giai đoạn 1965-1990 và xác nhận có mối quan hệ giữa bệnh sốt rét và tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia có bệnh sốt rét nặng trong giai đoạn này là 0,4% mỗi năm, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của các quốc gia khác được 2,3%, nghĩa là cao hơn gấp năm lần. Hơn một phần ba trong số những quốc gia có bệnh sốt rét nặng đã tăng trưởng âm trong thời kỳ này. Mặt khác, nếu một quốc gia giảm đi được 10% số người bệnh sốt rét thì nền kinh tế theo đó sẽ tăng trưởng thêm 0,3% nữa. Cũng trong nghiên cứu này, kết quả cho hệ số còn lớn lớn hơn nữa trong giai đoạn 1980-1996, nhưng với đo lường sốt rét theo cách khác. Cơ chế giải thích sốt rét là nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo là bởi vì bệnh truyền nhiễm này gây tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và mạng lưới kinh tế trong nước (Gallup và Sachs, 2001). Phân tích mang tính loại suy cho thấy, một số ít các quốc gia trước từng có sốt rét và sau đó loại bỏ căn bệnh này, như Tây Ban Nha và Hy Lạp vào đầu thập niên 50 của thế kỷ vừa qua, đã trải qua giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh chóng ngay sau đó, nhanh hơn so với các nước láng giềng. Bằng chứng tương tự như thế, từ khu vực nghèo nhất nước với dịch sốt rét, nền kinh tế của các bang ở miền Nam Hoa Kỳ sau khi kiểm soát bệnh dịch cuối thập niên 40 đã tăng trưởng ấn tượng và bắt kịp phần còn lại của đất nước (Gallup và Sachs, 2001; Barro và cộng sự, 1991). Một điều đáng nói là sự phân bổ cái nghèo cũng mang tính cụ thể về mặt địa lý, theo đó các nước nghèo vẫn chiếm ưu thế về số lượng thống kê trong khu vực tương tự như khu vực phân bổ của bệnh sốt rét, trong khi hầu như tất cả các quốc gia giàu đều tọa lạc bên ngoài giới hạn địa lý của nguy cơ sốt rét (so sánh trực quan qua đồng thời phụ lục 5 và phụ lục 6).
- 11 Bệnh sốt rét làm giảm chất lượng lao động trong ngắn hạn, nhưng khác với AIDS, nó có vẻ hoàn toàn không để lại những hậu quả dài hạn cho sức khỏe. Nhưng dù vậy, đứng ở góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các công nhân đang nhiễm bệnh sốt rét để có thể sớm phục hồi nguồn lực lao động. Một nền kinh tế có nhiều trường hợp sốt rét chứng tỏ chính sách y tế chưa hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh dịch lây lan, và cũng là một dấu hiệu của khả năng kiểm soát y tế. Ở những nơi này, nhà đầu tư nước ngoài buộc phải tăng chi phí bảo hiểm y tế để bù đắp lại khiếm khuyết từ quản lý y tế của chính quyền sở tại. Căn bệnh truyền nhiễm thứ ba trong sự quan tâm của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bệnh lao (TB), vẫn là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới, có ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi trên toàn cầu. Theo Grimard và Harling (2004), bệnh lao là một loại bệnh xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng đại đa số các trường hợp được phát hiện lại ở các nước nghèo. Nếu như bệnh sốt rét không có nguyên nhân từ đói nghèo mà lại phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi các loài muỗi truyền bệnh dễ dàng phát triển (Corrigan, Glomm và Mendez, 2003), bệnh lao xuất phát từ sự quản trị tổng thể xã hội yếu kém, là một dấu hiệu của trình độ phát triển nói chung (Grimard và Harling, 2004), dẫn đến điều kiện vệ sinh yếu kém của cơ sở hạ tầng vật chất. Lập luận của Grimard và Harling (2004) về mối tương quan giữa lao và tăng trưởng kinh tế rằng, có lý do để hy vọng sự gia tăng thu nhập bình quân có thể làm giảm số người mắc bệnh lao ngoài hành động điều trị trực tiếp căn bệnh này. Ở chiều tác động ngược lại, kết quả hồi quy của hai tác giả năm 2004 trên quan sát ở 91 quốc gia phát hiện rằng nếu giảm đi 10% tỷ lệ trung bình của bệnh lao sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế 0,4% mỗi năm. Đồng thời, lao là căn bệnh có nguy cơ hàng đầu tấn công những bệnh nhân AIDS (Grimard và Harling, 2004), nghĩa là bệnh lao làm tăng thêm tính tác động của AIDS đến kinh tế xã hội. Theo uớc tính của Corbett và cộng sự (2002), có 9% các trường hợp nhiễm lao phổi ở người trưởng thành và 13% tử vong vì bệnh lao là do đồng nhiễm với HIV.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn