Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bộ ba bất khả thi lên sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách
lượt xem 6
download
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm tra vai trò của các chỉ số chính sách trong bộ ba bất khả thi đối với sự biến động trong độ bất ổn của thâm hụt ngân sách Nhà nước, qua đó cung cấp thêm những bằng chứng mang tính thống kê về ý nghĩa của các nhân tố này lên sự bất ổn trong thâm hụt ngân sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bộ ba bất khả thi lên sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾN TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI LÊN SỰ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG THÂM HỤT NGÂN SÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾN TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI LÊN SỰ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG THÂM HỤT NGÂN SÁCH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Kim Quyến Tp. Hồ Chí Minh năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Ts.Nguyễn Kim Quyến.Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, định lượng và nhận xét được chính tôi thu thập từ những nguồn khác nhau và có trích dẫn cụ thể. Luận văn cũng có sử dụng một số đánh giá, nhận xét của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 13 tháng 10 năm 2017
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC Mục lục hình và bảng Danh mục từ viết tắt tiếng Anh PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài: Mục tiêu nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Kết cấu đề tài: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. ............................... 1 1.1. Các khái niệm về thâm hụt ngân sách. ................................................... 1 1.2. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi. ............................................................... 2 1.2.1 Lý thuyết nền................................................................................... 2 1.2.2 Mô hình giải thích lý thuyết ............................................................ 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................... 8 2.1. Xu hướng nghiên cứu về thâm hụt ngân sách. ....................................... 8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................................................... 9 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔ HÌNH ............................................................................................ 13 3.1. Giới thiệu về mô hình GMM trong dữ liệu bảng động. ....................... 13 3.1.1 Tại sao mô hình GMM được ứng dụng rộng rãi ........................... 13
- 3.1.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ..................................................14 3.1.3 Phương pháp đo lường ba chỉ tiêu trong bộ ba bất khả thi. ...........21 3.1.4 Các kiểm định ................................................................................23 3.1.5 Quy trình thực hiện ........................................................................24 3.2. Kỳ vọng về dấu của các nhân tố đối với sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách .........................................................................................................24 3.2.1 Các biến số chính sách. ..................................................................25 3.2.2 Các biến số thể chế, chính trị .........................................................26 3.2.3 Các biến số kinh tế. ........................................................................26 3.3. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................28 3.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...............................................28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH. ........................................................................................................ 32 4.1. Kết quả mô hình nghiên cứu trong ngắn hạn (3 năm) ..........................32 4.1.1 Kết quả hồi quy với chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá trong ngắn hạn (3 năm). ........................................................................................32 4.1.2 Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tỷ giá trong ngắn hạn (3 năm). .........................................................................36 4.1.3 Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ trong ngắn hạn (3 năm) .....................................................................40 4.2. Kết quả nghiên cứu trong trung hạn (5 năm) ........................................44 4.2.1 Kết quả hồi quy với chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá trong trung hạn (5 năm) ........................................................................................44 4.2.2 Kết quả hồi quy chính sách hội nhập tài chính và chính sách tỷ giá trong trung hạn (5 năm) ...............................................................................48
- 4.2.3 Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ trong trung hạn (5 năm) ................................................................... 52 4.3. Tổng kết lại kết quả ước lượng ............................................................ 56 4.3.1 Tác động trong ngắn hạn (3 năm) ................................................. 57 4.3.2 Tác động trong trung hạn (5 năm)................................................. 58 4.4. Phân tích chính sách............................................................................. 59 4.5. Hạn chế của dữ liệu và mô hình phân tích. .......................................... 60 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 61 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Mục lục hình và bảng Hình 1.1: Đồ thị lý thuyết về bộ ba bất khả thi ...........................................................3 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu thu nhập ..................16 Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến số trong thời kỳ 3 năm .....................................28 Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến trong thời kỳ 5 năm .........................................29 Bảng 3.5: Biểu đồ tương quan giữa các biến thể chế trong thời kỳ 3 năm ...............30 Bảng 3.6: Biểu đồ tương quan giữa các biến thể chế trong thời kỳ 5 năm ...............31 Bảng 4.1: Kết quả hồi quy với lựa chọn chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá......32 (3 năm) - không xét thêm sự tham gia của dự trữ ngoại hối .....................................32 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy với lựa chọn chính sách tiền tệ và ..................................33 chính sách tỷ giá (3 năm) - xét thêm sự tham gia của dự trữ ngoại hối ....................33 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với lựa chọn chính sách hội nhập và ..............................36 chính sách tỷ giá (3 năm) - không xét sự tham gia của dự trữ ngoại hối ..................36 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với lựa chọn chính sách hội nhập và ..............................37 chính sách tỷ giá (3 năm) - xét thêm sự tham gia của dự trữ ngoại hối ....................37 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ độc lập trong ngắn hạn (3 năm) - không xét sự tham gia của dự trữ ngoại hối ........40 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập và chính sách tiền tệ trong gnắn hạn (3 năm) - xét thêm sự tham gia của dự trữ ngoại hối .........................................41 Bảng 4.7: Kết quả hôi quy với chính sách tiền tệ và chính sách ngoại hối trong trung hạn (5 năm) - không xét đến dự trữ ngoại hối...........................................................44 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với chính sách tiền tệ và chính sách ..............................45 tỷ giá trong trung hạn (5 năm) - có xét sự tham gia của dự trữ ngoại hối ................45 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tỷ giá trong trung hạn (5 năm) - không xét đến dự trữ ngoại hối. .......................................48
- Bảng 4.10: Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tỷ giá trong trung hạn (5 năm) - không xét sự tham gia của dự trữ ngoại hối ................... 49 Bảng 4.11 Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tìên tệ trong trung hạn (5 năm) - không xét đến dự trữ ngoại hối ....................................... 52 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy với chính sách hội nhập tài chính và chính sách tìên tệ trong trung hạn (5 năm) - Có xét sự tham gia của dự trữ ngoại hối ......................... 53 Bảng 4.13: Chiều ảnh hưởng lên sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách ............ 56 đối với mô hình (3.7). ............................................................................................... 56
- Danh mục từ viết tắt tiếng Anh ASEAN Association of South East AsianNations ERS Exchange Rate Stability EU European Union FOI Financial Openness/ Integration GTNN Giá trị nhỏ nhất GTLN Giá trị lớn nhất GMM General Method of Moment IFS International Financial Statistics IMF International Monetary Fund MI Monetary Independence OLS Ordinary Least Square WO World Bank WEO World Economic Outlook
- PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài: Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, bắt đầu từ sự sụp đổ của Ngân hàng Đầu tư Lehman Brother, Chính phủ các nước không ngừng thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm chống lại sự sụt giảm và mất ổn định nghiêm trọng của nền kinh tế vĩ mô trong nước. Vai trò của các chính sách tài khoá mở rộng, bao gồm các gói kích cầu, chính sách giảm tỷ lệ thu thuế và tăng trưởng chi tiêu công được quan tâm nhiều hơn. Cũng chính vì vậy, sự tăng cao và bất ổn định của tỷ lệ bội chi ngân sách trong giai đoạn này đặt ra nhiều mối quan tâm cho những nhà nghiên cứu và phân tích chính sách. Nhu cầu nghiên cứu được đặt ra ngày nay là liệu rằng các yếu tố nào sẽ đe dọa đến sự ổn định của các chỉ số cân bằng tài khoá, bao gồm các nguyên nhân chính trị, kinh tế trong nước hay là hệ quả của các chính sách vĩ mô trong bộ ba bất khả thi. Attiya Y. Javid, Umaima Arif, và Asma Arif (2011) đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trong công trình "Economic, Political and Institutional Determinants of Budget Deficits Volatility in Selected Asian Countries".Theo đó, sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách là một trong những thách thức lớn của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển vì những nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, sự biến động thâm hụt cao, gây nhiều khó khăn trong việc dự báo thời gian và cường độ tác động của các chính sách tài khoá và do đó làm giảm đáng kể hiểu quả của các quyết định kinh tế. Thứ hai, sự bất ổn định cao trong thâm hụt tài khoá hàm ý một sự mất kiểm soát trong đo lường hiệu quả chi tiêu công, gây tác hại đến các chế độ phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thế hệ tương lai, chất lượng của các dịch vụ Chính phủ như là: sức khoẻ và giáo dục có thể giảm xuống đáng kể so với kế hoạch đã cam kết [Alesina và Perotti (1996); Alesina và Rodrik (1994); Persson và Tabellini (1994)]. Thứ ba, sự bất ổn định trong cân đối ngân sách nhà nước có thể gây ra hiện tượng chuyển dịch đầu tư sang các dự án ngắn hạn hơn và do đó gây lãng phí vốn con người nhiều hơn. Cuối cùng, sự bất ổn này có thể dẫn đến sự bất ổn trong lãi suất, tạo thêm áp lực cạnh tranh vốn cho đầu tư tư nhân, gia tăng cả rủi ro và chi phí vốn cho nền kinh tế ở cả khu vực công và khu vực tư. Các tác giả cũng khẳng định rằng những mô hình nghiên cứu về sự bất
- ổn định trong cân đối ngân sách là một vấn đề tương đối mới và khá hiếm, bởi lẽ những nghiên cứu trước đây tập trung nhiều hơn vào mức độ thâm hụt hay bội chi ngân sách. Trong khi đó, công trình nghiên cứu "Determinants of fiscal budget volatility in old versus new EU member states" của Eugenia-Ramona Mara (2012) đề cao mục đích thú vị của việc nghiên cứu chủ đề về sự bất ổn định là nhằm đề ra những chiến lược chấm dứt tình trạng thâm hụt tài khoá, lấy lại sự ổn định tài khóa trong quản trị tài chính khu vực công. Mặt khác, nghiên cứu chính của Attiya Y. Javid, Umaima Arif, và Asma Arif (2011) chủ yếu ở các nước ASEAN và các nước Nam Á vào thời kỳ từ năm 1984 đến năm 2010, với đặc trưng về thâm hụt ngân sách lớn và không ổn định thường xuyên. Nghiên cứu này có kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố chính trị, kinh tế và thể chế để giải thích cho sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách nhà nước, đồng thời có ghi nhận độ trễ của sự bất ổn định này như là một nhân tố đại diện cho sự trì trệ trong thay đổi của chính nó. Kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong ngân sách nhà nước xuất phát từ sự hội nhập sâu rộng và lạm phát cao; vai trò của các biến thể chế chính trị: dân chủ, tham nhũng, và pháp chế có những mâu thuẫn nhất định. Trong khi đó, trong nghiên cứu "The Determinants of Public Deficit Volatility", Luca Agnello và Ricardo M. Sousa (2009) sử dụng mô hình system-GMM trên mẫu của 125 quốc gia phân tích ở thời kỳ từ 1980 đến 2006, các tác giả cung cấp thêm bằng chứng về mối tương quan cùng chiều giữa sự bất ổn trong thâm hụt ngân sách caovới mức bất ổn chính trị và nền dân chủ kém. Hơn nữa, sự bất ổn này có xu hướng phóng đại ở các quốc gia nhỏ, do hệ quả từ những thời kỳ lạm phát cao, và ở các quốc gia có mức độ hội nhập lớn. Tuy nhiên, Eugenia và Ramona Mara (2012) cho rằng các nhân tố về thể chế và chính trị ít vai trò hơn so với các nhân tố kinh tế trong việc giải thích sự bất ổn định của ngân sách nhà nước. Tăng trưởng quốc gia, lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng số thuế thu được mới là các nhân tố đáng quan tâm, mặc dù tăng trưởng quốc gia, lạm phát lại có hệ số tương quan âm. Những tranh luận của các tác giả cũng là nguyên nhân mà chủ đề về sự bất ổn định trong cân đối ngân sách tài khoá được phân tích sâu rộng hơn ở luận văn này nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này với các biến số kinh tế và thể chế chính trị.
- Thú vị là, trong bài nghiên cứu "Surfing the waves of globalization: Asia and financial globalization in the context of the trilemma" của Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito (2011), các tác giả cho rằng những chỉ số của bộ ba bất khả thi (Trilemma Indexes) có thể giải thích tốt cho sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, bao gồm sự bất ổn trong tăng trưởng sản lượng, tăng trưởng đầu tư, tỷ giá, và lạm phát ở các quốc gia Châu Á. Về sau, Iulian Ihnatov và Bogdan Căpraru (2014) đã soạn thảo một công trình tên là "The trilemma policies and macroeconomic volatility in Central and Eastern Europe", mở rộng khái niệm độ bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, bổ sung thêm mối quan tâm về độ bất ổn lãi suất thực, lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước. Kết quả cho thấy rằng, ở các quốc gia Châu Á, chính sách tiền tệ càng độc lập thì ảnh hưởng càng tích cực lên việc suy giảm sự bất ổn định của tăng trưởng nhưng làm cho lạm phát cao hơn, trong khi chính sách ổn định tỷ giá thì lại có tác động ngược lại. Khuyến nghị của Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito (2011) cho rằng trong một nền kinh tế mở, chính sách tỷ giá cố định nên được khuyến khính nhiều hơn, đồng thời cần quản lý an toàn các khoản dự trữ ngoại hối trên mức cần thiết. Ở các quốc gia Trung và Đông Âu, các tác giả cho rằng cơ chế tỷ giá và theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập không thực sự ảnh hưởng đến sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, mà chính sách tự do hoá dòng vốn đóng góp nhiều hơn cho việc giải thích sự sụt giảm những bất ổn này. Mặc dù, kết quả của Iulian Ihnatov và Bogdan Căpraru (2014) vẫn chưa cung cấp được bằng chứng về tác động của các chỉ số trong bộ ba bất khả thi tác động như thế nào đến sự bất ổn của thâm hụt ngân sách nhà nước, tuy nhiên chiều hướng tác động ngược chiều vẫn được ghi nhận đối với chỉ số tự do hoá dòng vốn. Dựa trên ý tưởng của hai công trình nghiên cứu, luận văn này phát triển thêm ý tưởng nghiên cứu về sự bất ổn của các yếu tố vĩ mô, tập trung nghiên cứu sự bất ổn định của thâm hụt ngân sách nhà nước, mở rộng với mối tương quan với các chỉ số trong bộ ba bất khả thi. Tóm lại, dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu,luận văn thực hiện đề tài nghiên cứu "Tác động của Bộ ba Bất khả thi lên sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách" vì những lý do sau đây:
- Thứ nhất, sự bất ổn định của thâm hụt ngân sáchkhông ngừng tăng cao trong những năm gần đây, cản trở việc dự báo thời gian và cường độ tác động của các chính sách tài khoá và do đó làm giảm đáng kể hiểu quả của các quyết định kinh tế. Thứ hai, những mô hình nghiên cứu về sự bất ổn định trong cân đối ngân sách là một vấn đề tương đối mới và khá hiếm, bởi lẽ những nghiên cứu trước đây tập trung nhiều hơn vào mức độ thâm hụt hay bội chi ngân sách. Cuối cùng, các chỉ số trong bộ ba bất khả thi tác động như thế nào đến sự bất ổn của thâm hụt ngân sách nhà nướcbắt đầu được quan tâm, nhưng chưa có nhiều bằng chứng được cung cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm tra vai trò của các chỉ số chính sách trong bộ ba bất khả thi đối với sự biến động trong độ bất ổn của thâm hụtngân sách Nhà nước, qua đó cung cấp thêm những bằng chứng mang tính thống kê về ý nghĩa của các nhân tố này lên sự bất ổn trong thâm hụt ngân sách. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu tập trung trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Chính sách tiền tệ độc lập, chính sách tự do hoá tài chính hay chính sách ổn định tỷ giá tác động như thế nàolên sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách nhà nước trong ngắn hạn và trung hạn? - Vai trò của dự trữ ngoại hối đối với những tác động trên là gì? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô, thể chế chính trị, và các chỉ số chính sách trong bộ ba bất khả thi với sự bất ổn trong cân đối ngân sách nhà nước trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2015, bao gồm 52 quốc gia tham gia vào mẫu quan sát. Đối với phạm vi nghiên cứu, bài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi những lý thuyết khởi xướng về bộ ba bất khả thi mà Mundell – Fleming đã đóng gópvào nội dung mở rộng trong mô hình IS – LM của trường phái Keynes tân cổ điển vào những năm 1960.Qua đó, xem xét tác động của các chỉ tiêu đo lường ba chỉ số trong
- bộ ba bất khả thi, được xây dựng bởi Aizenman và cộng sự (2008), lên sự bất ổn định của thâm hụt ngân sách. Trong đó, thâm hụt ngân sách nhà nước được đo lường bởi tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP. Sự bất ổn định trong cân đối ngân sách được đo lường bởi độ lệch chuẩn trung bình trượt 3 năm và 5 năm. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng phương pháp phân tích định lượng để có thể xem xét một cách toàn diện và sâu sắc các mối quan hệ trong mô hình phân tích và tìm ra nguyên nhân giải thích cho những kết quả nghiên cứu đạt được. Trên cơ sở tổng quan những mô hình nghiên cứu trước đây, mô tả những phương pháp đo lường sự bất ổn, các biến số kinh tế, thể chế chính trị và các biến chính sách trong bộ ba bất khả thi, luận văn ước lượng các nhân tố tác động đến sự bất ổn định trong thâm hụt ngân sách nhà nước bằng mô hình Difference - GMM, phát triển từ nghiên cứu của Arellano and Bover (1995), trong phân tích các chuỗi dữ liệu dạng bảng động (Dynamic Panel Data), để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu bằng các điều kiện mô men thêm vào và có quan tâm đến độ trễ của biến phụ thuộc đóng vai trò làm biến giải thích trong môhình. Kết cấu đề tài: Luận văn được thực hiện gồm bốn chương với nội dung các chương như sau: Chương 1: Giới thiệu các khái niệm và cơ sở lý thuyết Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp đo lường các biến Chương 4: Kết quả mô hình nghiên cứu và hàm ý chính sách
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆMVÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 1.1. Các khái niệm về thâm hụt ngân sách. Thuật ngữ thâm hụt ngân sách (budget deficit) hay còn gọi là cân bằng ngân sách (budget balance) được nhắc đến rất nhiều trong các tạp chí nghiên cứu và những tài liệu liên quan đến chính sách của chính phủ – thường đi kèm với những cảnh báo rất không mong đợi. Để biện hộ cho vấn đề thâm hụt ngân sách cao, Eisner (1989) cho rằng đa phần báo cáo của những nhà cầm quyền đều đổ lỗi cho rất nhiều căn bệnh của kinh tế, như là lạm phát cao và đầu tư tư nhân chưa được khuyến khích. Bằng chứng cụ thể của việc chịu trách nhiệm về thâm hụt ngân sách ít khi được cung cấp và cũng ít được tập trung đo lường và đánh giá thâm hụt ngân sách một cách khách quan (Jacobs, 2000). Rõ ràng, có rất nhiều lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc đo lường thâm hụt ngân sách ở các quốc gia, nó là một vấn đề khá phức tạp. Thâm hụt ngân sách thông thường có thể được đo lường dựa trên cơ sở tiền mặt hoặc cơ sở tích lũy các khoản thanh toán. Đối với trường hợp đầu tiên, thâm hụt ngân sách được đo lường bằng sự chênh lệch giữa tổng dòng tiền chi tiêu và số thu tài khóa. Đối với trường hợp thứ hai,thâm hụt ngân sách phản ánh theo dòng thu nhập và chi tiêu tích lũy, kể cả dòng thành toán bằng tiền mặt và không mặt tiền mặt. Cơ sở tích luỹ được cho là phản ánh tốt hơn sự thâm hụt so với cơ sở tiền mặt do có thêm vào những khoản nợ phải trả và doanh thu ròng không phải bằng tiền mặt (Agénor và Montiel, 1999). Chính phủ các nước tự do định nghĩa cách đo lường thâm hụt ngân sách, hay còn gọi là thâm hụt ngân sáchtheo tập quán của mỗi nước (conventional budget balance). Nhưng nhìn chung, các khái niệm dù được đưa ra bởi nhiều quốc gia đều đồng ý rằng thâm hụt ngân sách đo lường trong một năm tài khóa. Theo như các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn, World Bank và IMF cũng ghi nhận rất nhiều cách khác nhau để đo lường thâm hụt ngân sách mà đang được sử dụng. Ngân hàng Thế giới(World Bank, 1989)định nghĩa thâm hụt ngân sách nên 1
- được hiểu làsự khác biệt giữa các khoản chi tiêu như là tiền lương, tiền công, chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, có bao gồm cả chi tiêu vốn, trả lãi nợ công, chuyển nhượng và trợ cấp;và hạng mụcsố thu bao gồmthuế, phí, lệ phí, các khoản tài trợ, lợi nhuận của công ty công phi tài chính và bán tài sản(Blejer và Cheasty, 1990).Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF, 1986)phát hành ấn bảnnăm 1986 lên trang thống kê tài chính các quốc gia(Government Finance Statistics)và thâm hụt ngân sách được cho rằng nên hiểu theo công thức thâm hụt tài khóa: Thâm hụt Tài khóa = (Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ + các khoản chuyển nhượng) + (Cho vay – Hoàn trả) - (Số thu + Trợ cấp). 1.2. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi. 1.2.1 Lý thuyết nền. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi là kết quả nghiên cứu của hai học giả Robert Mundell (1962, 1963) và J.M.Fleming (1962). Lý thuyết này rút ra từ hàm ý của mô hình nghiên cứu Mundell-Fleming và đưa tên tuổi của Robert Mundell (1960) vào danh sách những nhà kinh tế học xuất sắc nhất trên thế giới đạt được giải Nobel Kinh tế. Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và tự do hoá dòng vốn (hay còn gọi là hội nhập tài chính hoàn toàn). Trong những thâp kỷ gần đây, cấu hình bộ ba bất khả thi vẫn liên tục được tổng quan và thảo luận, phần lớn các vấn đề xoay quanh các nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải thích về sự phát triển của mô hình và những khó khăn về chính sách mà các quốc gia đang đối mặt trong tiến trình toàn cầu hóa. Những chính sách gia phải đối mặt với sự đánh đổi, gia tăng một biến số trong bộ ba bất khả thi, sẽ giảm trọng số bình quân của một trong hai hoặc cả hai biến số còn lại. Hình 1.1 bên dưới mô tả tóm tắt lý thuyết về bộ ba bất khả thi.Giả thuyết của bộ ba bất khả thi cho rằng một quốc gia chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài 2
- chính.Mỗi cạnh của tam giác đại diện cho mỗi mục tiêu tiềm năng được mong đợi, tuy nhiên chúng không thể đạt được đồng thời. Lịch sử đã cho thấy rằng, mỗi hệ thống tài chính khác nhau sẽ nỗ lực để đạt được kết hợp hai trong ba chính sách mục tiêu, như là chế độ bản vị Vàng (Good Hình 1.1:Đồ thị lý thuyết về bộ ba bất khả thi Stardard System) - đảm bảo vốn luân chuyển tự do và ổn định tỷ giá hối đoái. Hệ thống Bretton Woods đặc trưng cho chính sách tự chủ tiền tệ và ổn định tỷ giá. Khi nền kinh tế thay đổi, các kết hợp này sẽ phản ứng lại với khủng hoảng và những sự kiện kinh tế chính yếu hàm ý sau mỗi chính sách được lựa chọn, thậm chí mang lại ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Nguồn: Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito (2011) Phân tích sâu hơn vào đồ thị, ta khái quát được lý thuyết của bộ ba bất khả thi như sau: Trên đỉnh cao nhất, ký hiệu với tên là điểm thị trường tài chính đóng (closed financial markets), hàm ý một chính sách tự chủ tài chính, chính sách tiền tệ độc lập và cơ chế tỷ giá cố định; lựa chọn này được hầu hết các quốc gia đang phát triển ưa chuộng ở giữa cuối những năm 1980s. 3
- Ở đỉnh trái, hay được ký hiệu là cơ chế tỷ giá thả nổi (floating exchange rate regime), đạt được sự độc lập tiền tệ, và hội nhập tài chính cao nhất. Lựa chọn này được biết đến nhiều nhất ở Mỹ và kéo dài cả ba thập kỷ. Ở đỉnh phải, được ký hiệu là từ bỏ sự độc lập tiền tệ (giving up monetary independence), liên quan đến cơ chế ổn định tỷ giá tốt (a pegged exchange rate regime), và mức độ hội nhập tài chính cao – lựa chọn này nổi tiếng ở dạng mô hình các quốc gia Châu Âu trong khối EU với đồng tiền chung. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Mundell vào những năm 1960s đã đặt tiền đề đầu tiên cho bộ ba bất khả thi, trong nội dung mở rộng về nền kinh tế mở của mô hình IS - LM của trường phái Keynes Tân cổ điển (Neo-Keynesian). Mô hình xem xét một quốc gia nhỏ lựa chọn cơ chế tỷ giá của nó và hội nhập tài chính với thị trường tài chính thế giới. Để hình dung một cơ chế đánh đổi, trước hết xem xét một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định với vốn luân chuyển tự do, thiết lập này thì tương ứng với vế phải của tam giác trong bộ ba bất khả thi. Theo đó, trái phiếu chính phủ giữa các quốc gia có thể thay thế hoàn hảo cho nhau, trong điều kiện ngang giá lãi suất không phòng ngừa (Uncovered Interest Rate Parity), dưới chế độ tỷ giá cố định, lãi suất trong nước sẽ bằng với lãi suất nước ngoài. Nếu ngân hàng Trung ương gia tăng cung tiền, sẽ gây ra một áp lực giảm lãi suất nội địa, trái phiếu trong nước sẽ được bán ra và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ trái phiếu nước ngoài dưới điều kiện vốn luân chuyển hoàn hảo. Do kết quả của kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage), ngân hàng trung ương phải đối mặt với việc dư cầu ngoại tệ vì mục đích mua trái phiếu nước ngoài (nhằm đáp ứng với dư cung của đồng nội tệ). Dưới cơ chế tỷ giá cố định, ngân hàng Trung ương phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để đáp ứng mức cầu công chúng về ngoại tệ ở mức tỷ giá chính thức. Hệ quả là, ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra công chúng.Theo tiến trình này, ngân hàng trung ương mua trở lại lượng dư cung nội tệ mà được khởi xướng bởi chính mình nhằm gia tăng cung tiền. Hiệu ứng ròng của quá trình này là ngân hàng trung ương sẽ mất đi việc kiểm soát cung tiền, bởi vì hiệu ứng cố định tỷ giá trong nền kinh tế có vốn luân chuyển cố định làm mất đi hiệu quả của công cụ tiền tệ điều tiết can thiệp chính 4
- sách tiền tệ. Hay nói cách rộng hơn, thiết lập chính sách tỷ giá cố định với vốn luân chuyển hoàn hảo hàm ý phải từ bỏ đi chính sách tiền tệ độc lập.Hoạt động can thiệp của thị trường mở chỉ nhằm thay đổi thành phần cân bằng trong giữa tài sản trong nước và nước ngoài, mà không thực sự ảnh hưởng đến cơ sở tiền hay lãi suất nội địa. Hơn nữa, để duy trì sự ổn định tỷ giá, đòi hỏi ngân hàng trung ương phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn, và dù vậy, về lâu dài, áp lực lên khối dự trữ ngoại hối là không nhỏ. Lựa chọn cặp chính sách gần bên phải của đồ thị hàm ý rằng trong nền kinh tế nhỏ, mở, việc xác định mức lãi suất nội địa như là một công cụ của chính sách tiền tệ thì khó đạt được đối với những quốc gia mà tỷ giá hối đoái được giữ cố định. Một nền kinh tế mở, nhỏ mà mong muốn duy trì mức độ hội nhập tài chính mà vẫn giữ được sự độc lập về tiền tệ thì buộc phải từ bỏ cơ chế tỷ giá cố định. Hay nói cách khác, dưới cơ chế tỷ giá thả nổi, việc mở rộng cung tiền nội địa tạo ra một sự sụt giảm lãi suất trong nước, hệ quả là dòng vốn sẽ chảy ra ngoài thị trường quốc tế để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong điều kiện vốn luân chuyển hoàn hảo.Đến lượt lãi suất, sự sụt giảm này sẽ kéo theo một sự gia tăng trong đầu tư, làm yếu đi đồng nội tệ, và thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua cả kênh đầu tư và xuất khẩu ròng. Lựa chọn này dịch chuyển phương án tư đỉnh phải của đồ thị bộ ba bất khả thi sang đỉnh trái của tam giác ba đỉnh. Do đó, trong cơ chế tỷ giá thả nổi, với dòng vốn luân chuyển hoàn hảo, chính sách tiền tệ phát huy tác dụng một cách mạnh mẽ. Một giải pháp thay thế khác để một nền kinh tế mở, nhỏ có thể lấy lại sự độc lập về tiền tệ là từ bỏ hội nhập về tài chính trong khi vẫn giữ được sự ổn định của tỷ giá. Từ bỏ hội nhập tài chính sẽ ngăn kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) giữa trái phiếu trong nước và nước ngoài, phá vỡ mối liên kết giữa lãi suất nội địa và lãi suất nước ngoài. Chính sách tiền tệ lúc này hoạt động tương tự như trong nền kinh tế đóng, khi đó trong ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương kiểm soát cung tiền, và việc mở rộng tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất nội địa, thúc đẩy đầu tư phát triển. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ độc lập được thay thế bởi chính sách hội nhập tài chính. 5
- Bộ ba bất khả thi đã trở thành một lý thuyết hiển nhiên đối với hầu hết các nhà kinh tế học về mặt học thuật. Ngày nay, hàm ý chính sách của nó cũng được chia sẻ rộng rãi đến những nhà thực thi chính sách thực tiễn. Tuy nhiên trên thực tế, ít nhất là vào những năm gần đây, hầu hết các quốc gia ít khi đối mặt đến vận đề phải lựa chọn hai trong số ba chính sách. Thay vào đó, các quốc gia đã chọn hội nhập tài chính và linh hoạt tỷ giá hối đoái. Thâm chí ngay cả khi, tỷ giá hối đoái được giữ cho ổn định thì đến một mức độ nào đó nó sẽ điều chỉnh cho phù hợp bởi vì những bài học kinh nghiệm thực tế đã trải qua trước đây dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Thông thường, những quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt ngày nay sẽ tích cực can thiệp vào thị trường ngoại hối, và tạo ra rất nhiều phiên bản khác nhau của hệ thống thả nổi có quản lý. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia đều hoạt động trong phạm vi hẹp của hội nhập tài chính một phần, vẫn có những ràng buộc về dòng vốn, các điều khoản chính trị, rào cản kỹ thuật và thương mại. Mặc dù hội nhập tài chính toàn cầu vẫn đang được xúc tiến một cách mạnh mẽ, nhưng những cách thức không chính thức mà chính phủ các nước đang thực hiện vẫn còn rất phức tạp và mang lại nhiều thách thức để hiểu những cơ chế hỗn hợp này một cách sâu sắc. Do đó, việc kiểm tra tính ứng dụng của mô hình Trilemma vẫn còn là một công việc dang dở, bởi vì rất khó để có một giải pháp thống nhất để định nghĩa và đo lường mức độ ổn định của tỷ giá, tự chủ tiền tệ và hội nhập tài chính. Tuy nhiên, mặc dù vẫn còn rất nhiều vẫn đề cần giải quyết, ý tưởng về bộ ba bất khả thi vẫn là một mô hình đầy tiềm năng. 1.2.2 Mô hình giải thích lý thuyết Mặc dù những nhà nghiên cứu kinh tế về mặt học thuật vẫn cho rằng trong lý thuyết của bộ ba bất khả thi, sự tăng lên một trong ba chính sách sẽ kéo theo sự sụt giảm về trọng số của một trong hai hoặc cả hai chính sách còn lại. Tuy nhiên, những nhà thực thi chính sách vẫn mong rằng có thể đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu của 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn