intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bối cảnh đầu tư đến quyết định tài chính cá nhân trong điều kiện rủi ro

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu luận văn là tiến hành khảo sát các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, kiểm chứng sự ảnh hưởng của tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn trong các bối cảnh đầu tư khác nhau đến quyết định của nhà đầu tư giữa tiết kiệm và đầu tư rủi ro. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bối cảnh đầu tư đến quyết định tài chính cá nhân trong điều kiện rủi ro

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ĐẦU TƯ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ĐẦU TƯ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hoa. Luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập không sao chép trái phép công trình của người khác. Các số liệu trong Luận văn nghiên cứu được tôi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có dẫn chiếu đến nguồn tham khảo./. Nhơn Trạch, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Trang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1 1.1. Giới thiệu 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 1 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa của đề tài và bố cục luận văn. ............................................................... 2 2. CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO................................................................................... 3 2.1 Cơ sở lý thuyết về tài chính hành vi. ................................................................... 3 2.1.1. Lý thuyết triển vọng........................................................................................ 3 2.1.1.1. Những khía cạnh cơ bản của các hành vi được quan sát ............................. 4 2.1.1.2. Hàm giá trị ................................................................................................... 5
  5. 2.1.1.3. Những tấm vé số và bảo hiểm ..................................................................... 6 2.1.2. Tâm lý dựa vào kinh nghiệm. ......................................................................... 7 2.1.2.1. Tình huống điển hình ................................................................................... 7 2.1.2.2. Sự quá tự tin ................................................................................................. 8 2.1.2.3. Bám vào những giá trị đã thiết lập............................................................... 8 2.1.2.4. Hành vi bầy đàn ........................................................................................... 9 2.2. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trƣớc đây ...................................... 10 2.3. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây ........................................ 12 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO....................................................................................................................... 18 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống nghiên cứu 1 ........................................ 19 3.1.1. Kịch bản nghiên cứu .................................................................................... 19 3.1.2. Giả thuyết tình huống nghiên cứu ............................................................... 23 3.1.3. Người tham gia ............................................................................................. 25 3.1.4. Thiết kế tình huống nghiên cứu ................................................................... 25 3.1.5. Biện pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 28 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống nghiên cứu 2 ........................................ 28 3.2.1. Người tham gia ............................................................................................. 29 3.2.2. Thiết kế tình huống nghiên cứu và thu thập dữ liệu ..................................... 29 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống nghiên cứu 3 ........................................ 30 3.3.1. Người tham gia ............................................................................................. 31 3.3.2. Thiết kế tình huống nghiên cứu và thu thập dữ liệu ..................................... 32
  6. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ 34 4.1. Tình huống nghiên cứu 1 ................................................................................... 34 4.1.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 34 4.1.1.1. Tiết kiệm .................................................................................................... 34 4.1.1.2. Đầu tư rủi ro ............................................................................................... 35 4.1.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 37 4.2. Tình huống nghiên cứu 2 ................................................................................... 37 4.2.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 37 4.2.1.1. Tiết kiệm .................................................................................................... 37 4.2.1.2. Đầu tư rủi ro ............................................................................................... 38 4.2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 40 4.3. Tình huống nghiên cứu 3 ................................................................................... 40 4.3.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 40 4.3.1.1. Tiết kiệm .................................................................................................... 40 4.3.1.2. Đầu tư rủi ro ............................................................................................... 41 4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 42 5. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 43 5.1. Kết luận chung kết quả nghiên cứu .................................................................. 43 5.2. Nhận xét ý nghĩa kết quả nghiên cứu ............................................................... 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3-1: Số liệu cho số tiền tiết kiệm (đồng); đầu tư rủi ro (%); tuổi nghỉ hưu trong ba điều kiện của tình huống nghiên cứu 1 ......................................................... Bảng 3-2: Một câu hỏi trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, trong đó những người tham gia được yêu cầu chọn mức độ ưa thích rủi ro của mình ................................... Bảng 3-3: Số liệu cho số tiền tiết kiệm (đồng); đầu tư rủi ro (%); tuổi nghỉ hưu trong ba điều kiện của tình huống nghiên cứu 2 ......................................................... Bảng 3-4: Số liệu cho số tiền tiết kiệm (đồng); đầu tư rủi ro (%); tuổi nghỉ hưu trong ba điều kiện của tình huống nghiên cứu 3 .........................................................
  8. DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH Hình 2-1: Hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng ....................................................... Đồ thị 3-1: Dự đoán về tần số tích lũy của sự lựa chọn, mà dự kiến nếu người tham gia có mức độ lo ngại rủi ro (a) cố định, và (b) tương đối Đồ thị 4-1: Tỷ lệ tích lũy số lần mỗi giá trị tiết kiệm được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, thấp và cao Đồ thị 4-2: Tỷ lệ tích lũy số lần mỗi giá trị đầu tư rủi ro được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, thấp và cao Đồ thị 4-3: Số lần mỗi giá trị tiết kiệm được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh lệch dương và lệch âm trong tình huống 2 Đồ thị 4-4: Số lần mỗi giá trị đầu tư rủi ro được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh lệch dương và lệch âm trong tình huống 2 Đồ thị 4-5: Số lần mỗi giá trị tiết kiệm được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh lệch dương và lệch âm trong tình huống 3 Đồ thị 4-6: Số lần mỗi giá trị đầu tư rủi ro được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh lệch dương và lệch âm trong tình huống 3
  9. TÓM TẮT Bài luận văn trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn đến quyết định tài chính cá nhân trong điều kiện rủi ro, cụ thể là quyết định lựa chọn của nhà đầu tư liên quan đến tiết kiệm hưu trí và đầu tư rủi ro. Mục đích luận văn là xác định xem phạm vi và thứ tự của các lựa chọn về tỷ lệ tiết kiệm và mức độ đầu tư rủi ro trong tập hợp lựa chọn sẵn có thì tác động như thế nào đến quyết định đầu tư cá nhân thông qua ba tình huống nghiên cứu. Ba tình huống nghiên cứu gồm điều kiện bối cảnh đầy đủ với tập hợp lựa chọn đầy đủ, điều kiện bối cảnh cao và thấp với tập hợp lựa chọn giới hạn được thiết lập từ tập hợp lựa chọn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc ra quyết định tài chính của nhà đầu tư về tiết kiệm hưu trí và đầu tư rủi ro chịu ảnh hưởng mạnh bởi vị trí của mỗi tùy chọn trong tập hợp các lựa chọn có sẵn.
  10. 1 1. GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Trong nghiên cứu về hành vi đầu tư của cá nhân, chúng ta thường đặt ra câu hỏi, liệu rằng có những lí do nào mà nhà đầu tư dựa vào để có thể đưa ra các quyết định về việc lựa chọn một khoản đầu tư khác nhau? Câu trả lời thuộc về lĩnh vực tài chính hành vi thì cho rằng các nhà đầu tư luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết định đầu tư. Cụ thể, theo thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky (1979) cho rằng, con người có xu hướng e ngại rủi ro khi nói đến lợi nhuận (lời), và ngược lại thì thích rủi ro hơn khi nói đến thiệt hại (lỗ). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây phát hiện ra rằng sở thích của nhà đầu tư cũng chịu một sự phụ thuộc đáng kể trên một tập hợp các lựa chọn có sẵn. Bài luận văn trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tập hợp các lựa chọn sẵn có khi yêu cầu nhà đầu tư đưa ra các quyết định lựa chọn của họ liên quan đến tiết kiệm hưu trí và đầu tư rủi ro trong các điều kiện bối cảnh đầu tư khác nhau. Các câu hỏi thực tế quan trọng là làm thế nào để người đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn, bằng cách trình bày các thông tin tài chính theo cách mà làm cho nhà đầu tư có động lực để tiết kiệm nhiều hơn và khuyến khích tăng tỷ lệ đầu tư vào các danh mục tài sản rủi ro. Các thiết kế tình huống và phương pháp nghiên cứu của bài luận văn dựa theo bài nghiên cứu “Triển vọng tương đối: Cách đưa ra các quyết định lựa chọn trong điều kiện rủi ro” (Stewart và các cộng sự, 2003) và “hiệu ứng phụ thuộc thứ hạng” ((Birnbaum, 1992). Kết quả của hai nghiên cứu này đều thể hiện sự phụ thuộc về sở thích của nhà đầu tư vào tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn trong quá trình đưa ra quyết định tài chính của mình trong điều kiện rủi ro. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
  11. 2 Mục tiêu luận văn là tiến hành khảo sát các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, kiểm chứng sự ảnh hưởng của tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn trong các bối cảnh đầu tư khác nhau đến quyết định của nhà đầu tư giữa tiết kiệm và đầu tư rủi ro. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trong bài luận văn này đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn trong các bối cảnh đầu tư có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư hay không? (ii) Và một khi chịu sự tác động mạnh của tập hợp lựa chọn sẵn thì nhà đầu tư sẽ có quyết định đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro hay không? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hành vi ra quyết định chọn lựa của các nhà đầu tư giữa tiết kiệm và đầu tư vào tài sản rủi ro dưới tác động của tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn trong các bối cảnh đầu tư khác nhau. Phạm vi nghiên cứu là các nhà đầu tư cá nhân, cụ thể, các nhân viên đang làm việc tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn này chủ yếu sử dụng bảng điều tra khảo sát các nhà đầu tư cá nhân để xác định có hay không sự tác động của tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn có trong các bối cảnh đầu tư trong sự lựa chọn giữa tiết kiệm và đầu tư vào tài sản rủi ro. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và thực hiện các phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Và tác giả sử dụng các phép phân tích phương sai để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đầu tư về tác động của bối cảnh đầu tư đến quyết định đầu tư của các nhóm. 1.5. Ý nghĩa của đề tài và bố cục luận văn Đề tài nghiên cứu kiểm chứng sự tác động của tập hợp các lựa chọn được thiết lập sẵn trong các bối cảnh đầu tư ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư giữa tiết
  12. 3 kiệm và đầu tư vào tài sản rủi ro. Từ đó, đưa ra thêm được những luận điểm giải thích cho hành vi lựa chọn đầu tư cá nhân. Luận văn gồm năm phần chính. Phần 1: Giới thiệu Phần 2: Các nghiên cứu trước đây Phần 3: Phương pháp nghiên cứu về tác động của bối cảnh đầu tư đến quyết định tài chính cá nhân trong điều kiện rủi ro Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu Phần 5: Kết luận 2. CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO. 2.1. Cơ sở lý thuyết về tài chính hành vi. Lý thuyết tài chính cơ bản cho rằng thị trường luôn luôn ở trạng thái cân bằng và hiệu quả. Tuy nhiên, cơ chế này không phải luôn luôn xảy ra. Tài chính hành vi xuất phát từ các bằng chứng thực nghiệm, những gì còn hoài nghi về các hành vi không hợp lý của nhà đầu tư trên thị trường tài chính mà các nền tảng kiến thức tài chính truyền thống chưa giải thích được. Tài chính hành vi nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư và những ảnh hưởng của nó tác động đến thị trường tài chính. Lý thuyết triển vọng và Tâm lý dựa vào kinh nghiệm là hai mảng chính của tài chính hành vi, học thuyết lấy cảm xúc của con người làm trọng tâm nghiên cứu. 2.1.1. Lý thuyết triển vọng Lý thuyết chuẩn cho rằng con người nên hành động theo một cách nào đó. Ngược lại, lý thuyết triển vọng nhìn nhận những gì mà con người thật sự làm và các mô hình dựa trên cơ sở những quan sát thực tế. Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng là một lý thuyết chuẩn đề cập đến hành vi kinh tế dựa trên các tiên đề một cách cứng nhắc. Mặc
  13. 4 dù, thực tế đã có những chứng minh về tính hữu ích của lý thuyết này trong việc mô tả hành vi con người nhưng nhiều người đặt ra câu hỏi, lý thuyết này có thể mô tả hành vi thực tế tốt đến mức nào? Một lý thuyết khác thay thế cho lý thuyết hữu dụng kỳ vọng được kiểm định và chấp nhận rộng rãi là lý thuyết triển vọng. Lý thuyết triển vọng được xây dựng dựa trên việc con người thật sự hành động như thế nào. Lý thuyết triển vọng cho rằng với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng chuẩn không tính toán một cách đầy đủ việc ra quyết định trong điều kiện có rủi ro. Luận điểm này dựa trên bằng chứng thực nghiệm cho thấy con người có những hành vi trái ngược với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. 2.1.1.1. Những khía cạnh cơ bản của các hành vi đƣợc quan sát Các nhà tâm lý thường quan sát các quyết định của con người để đưa ra những bằng chứng cho những câu hỏi được quan tâm. Trong nhiều nghiên cứu tâm lý, các nhà nghiên cứu chú ý đến những câu trả lời giống nhau cho các vấn đề ra quyết định mà không phù hợp với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Và theo Kahneman và Tversky đã đưa ra ba khía cạnh cơ bản của việc ra quyết định được quan sát để làm cơ sở cho lý thuyết triển vọng. Khía cạnh 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự ưa thích rủi ro, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng. Khía cạnh 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lãi) và mất (lỗ) so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là mức độ giàu có ban đầu. Khía cạnh 3: con người ngại mất mát (thua lỗ) vì mất mát lớn hơn được. Điều này có nghĩa là sự e ngại mất mát của con người hoàn toàn khác với sự e ngại rủi ro. Con người dường như cảm thấy mất nhiều hơn là được so với cùng một giá trị tương đương nhau.
  14. 5 2.1.1.2. Hàm giá trị Giá trị Sự khác nhau trong sự giàu có Lỗ Lời Hình 2-1: Hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng Lý thuyết triển vọng đưa ra một mô hình ra quyết định dưới điều kiện rủi ro mà có sự kết hợp với hành vi được quan sát. Hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng thay thế cho hàm hữu dụng trong lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Trong khi mức hữu dụng được đo bằng mức độ giàu có, thì hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng được định nghĩa là lãi hoặc lỗ kỳ vọng so với điểm tham chiếu chứ không phải là giá trị tài sản cuối cùng. Hàm giá trị lõm trong miền lãi và lồi trong miền lỗ. Đặc điểm của hàm giá trị: - Con người bày tỏ sự e ngại rủi ro trong miền lãi và thích rủi ro trong miền lỗ, điều đó có nghĩa là hàm giá trị lõm trong miền lãi (miền dương) và lồi trong miền lỗ (miền âm). - Các quyết định chú trọng vào lãi và lỗ, có nghĩa là hàm giá trị không phải là mức giàu có, mà là sự thay đổi của mức giàu có và con người ghét bị mất mát (thua lỗ), do đó hàm giá trị dốc hơn trong miền lỗ so với miền lãi. - Các thay đổi của mức giàu có so với một điểm tham chiếu xác định giá trị trên trục tung hơn là mức giàu có tuyệt đối.
  15. 6 - Mặc dù ngại rủi ro trong miền lời và tìm kiếm rủi ro trong miền lỗ, giá trị tuyệt đối của khoản lỗ lớn hơn các khoản lời. Đây là bằng chứng cho thấy hàm giá trị đối với sự mất mát thì dốc hơn đối với sự có được, có nghĩa là khoản lỗ có độ nhạy hơn so với khoản lãi ở mức tuyệt đối bằng nhau. - Ngoài ra, thay vì sử dụng xác suất đơn giản như trong lý thuyết hữu dụng kỳ vọng, lý thuyết triển vọng sử dụng tỷ trọng quyết định. Các tỷ trọng quyết định này là một hàm xác suất. Việc sử dụng v(z) để đề cập đến sự thay đổi của mức độ giàu có, ở đây z thay cho w (ám chỉ mức độ giàu có). Và gọi giá trị của các triển vọng là V(P). Đối với triển vọng P(pr,z1,z2), giá trị được tính như sau: V(pr, z1, z2) = V(P) = π(pr) * υ(z1) + π(1-pr)*υ(z2) Trong đó: π(pr) là trọng số quyết định ứng với xác suất pr. V(P) (giá trị của triển vọng) tương tự như U(P) (hữu dụng kỳ vọng của một triển vọng) 2.1.1.3. Những tấm vé số và bảo hiểm Một câu hỏi mà các nhà nghiên cứu đưa ra: Tại sao con người vừa mua vé số vừa mua bảo hiểm? Trong khuôn khổ hữu dụng kỳ vọng, đây là câu đố vì với việc mua vé số, con người đang ưa thích rủi ro. Phần thưởng kỳ vọng từ tấm vé số thực chất nhỏ hơn rất nhiều so với giá của tấm vé số đó và tỷ lệ thắng là rất nhỏ đối với người nắm giữ tấm vé. Người đó cũng có thể trả một khoản tiền bảo hiểm để giảm rủi ro phải đối mặt, điều này thể hiện sự e ngại rủi ro. Lý thuyết triển vọng có thể tính đến những quan sát về một số người mua vé số và bảo hiểm cùng một thời điểm. Đó là do người ta định một tỷ trọng quá cao cho những sự kiện có xác suất thấp Tóm lại, mặc dù con người thường e ngại rủi ro trong miền giá trị dương, nhưng khi kết quả có một xác suất rất thấp đều này sẽ chuyển thành sự ưa thích rủi ro. Ngược lại, thông thường chúng ta ưa thích rủi ro trong miền giá trị âm, khi có một khoản lỗ với xác suất rất nhỏ thì điều này sẽ chuyển thành e ngại rủi ro. Chúng được Kahneman và Tversky trình bày trong một hình mẫu bốn mặt của thái độ đối với rủi ro. Mẫu hình này cho thấy sự e ngại rủi ro đối với các khoản lời và ưa thích rủi ro đối với các khoản
  16. 7 lỗ khi xác suất của các kết quả là cao, và ưa thích rủi ro đối với các khoản lời và e ngại rủi ro đối với các khoản lỗ khi xác suất của kết quả là thấp. 2.1.2. Tâm lý dựa vào kinh nghiệm Các nhà đầu tư thường hành động theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm và sự lệch lạc, càng kinh nghiệm, càng ít lệch lạc. Tâm lý dựa vào kinh nghiệm phản ánh tiến trình ra quyết định dựa trên những điều mà con người đúc kết từ sự khắc phục những lỗi lầm. Phương pháp kinh nghiệm rất hữu ích cho việc giải thích vì sao nhiều khi thị trường lại hành động theo kiểu vô lý trí, điều này đối lập với mô hình thị trường hiệu quả trong thông tin. Hành vi bầy đàn là một hình thức của tâm lý dựa vào kinh nghiệm ở đó hành động của cá nhân bị dẫn dắt theo hành vi của đa số và ra quyết định dựa trên tâm lý của đám đông. Tuy nhiên, hành vi bầy đàn cùng với tâm lý dựa vào kinh nghiệm sẽ dẫn dắt con người đến chỗ lạc lối khi đi theo xu hướng chung của thị trường vì sự quá tự tin về những việc mà họ đánh giá. Sự quá tự tin cũng có thể bị vạch ra bởi “sự biểu hiện của tâm lý nhận thức” một xu hướng cho con người để cố gắng phân loại các sự kiện theo loại hình hoặc cách thức biểu hiện của cách phân loại được biến đến nhiều nhất. Nên sự tự tin là một bộ phận cấu thành nên tâm lý dựa vào kinh nghiệm và sẽ được mô tả cụ thể ở phần dưới đây cùng với tình huống điển hình, hành vi tâm lý bầy đàn và tâm lý thích dựa vào những giá trị đã thiết lập khi ra quyết định đầu tư. 2.1.2.1. Tình huống điển hình Tình huống điển hình là sự đánh đồng hiệu quả kinh doanh và hiệu quả đầu tư tài chính trong khi hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh doanh được đánh giá qua các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận còn hiệu quả đầu tư tài chính là chênh lệch giá.
  17. 8 Tình huống điển hình còn thể hiện ở sự ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá khứ mà bỏ sót nhiều sự kiện trong hiện tại, đánh giá sự việc một cách riêng lẽ, không kết hợp thành hệ thống và tính đến mối liên hệ với tổng thể. 2.1.2.2. Sự quá tự tin Tự tin quá mức là khuynh hướng người ta đề cao kiến thức và khả năng xử lý chính xác thông tin của mình, hoặc lặc quan quá mức về tương lai và khả năng kiểm soát tình thế. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã chứng minh hầu hết mọi người quá tự tin trong phần lớn thời gian. Tự tin quá mức có nhiều biểu hiện khác nhau, như: ước lượng sai; hiệu ứng tốt hơn trung bình; ảo tưởng kiểm soát và lạc quan quá mức. Tuy nhiên, không có sự khác biệt rõ ràng giữa các biểu hiện của sự quá tự tin, thậm chí có khi chúng được đo lường giống nhau, và một cá thể vừa có thể là quá tự tin hoặc thiếu tự tin, tùy thuộc vào ngữ cảnh nghiên cứu. Ước lượng sai là một khuynh hướng ngưới ta phóng đại tầm hiểu biết của bản thân. Một cuộc kiểm tra sự ước lượng bản thân thường hoạt động theo mẫu hình sau. Trong môi trường được kiểm soát, người tham gia được yêu cầu trả lời với khoảng tin cậy 90% hiểu biết của mình về kiến thức phổ thông. Theo cách thức này, những người được cho là ước lượng sai khi khoảng tin cậy của họ là quá hẹp. Hiệu ứng tốt hơn trung bình tức là một khuynh hướng mà người ta đánh giá một số khả năng của bản thân cao hơn mức trung bình. Một yếu tố làm cho người ta tin rằng khả năng của bản thân trên mức bình thường là do những định nghĩa chính xác về sự thông minh hay năng lực đặc biệt lại không rõ ràng. Theo lẽ tự nhiên, trong thâm tâm, con người thường nghĩ đó là những gì làm cho họ có vẽ giỏi nhất. Ảo tưởng kiểm soát đó là khi con người nghĩ rằng họ có khả năng kiểm soát tình huống hơn là thực tế có thể. Quá lạc quan hiện diện khi con người đánh giá các xác suất cho các kết quả thuận lợi/ bất lợi cao hơn/ thấp hơn dựa vào trải nghiệm lịch sử hoặc những phân tích
  18. 9 suy luận. Có một dạng gọi là sai lầm trong việc lập kế hoạch, là việc người ta thường nghĩ họ có thể hoàn thành kế hoạch sớm hơn thực tế, và tất cả các chi phí phát sinh đề đã được tính đến. Trong thực tế, nhiều người đã không thể thực hiện được những mục tiêu cơ bản trong ngắn hạn. Thiếu thực tế thì không thể không tạo ra chi phí. Việc không thể đạt được mục tiêu sẽ dẫn đến sự thất vọng, đánh mất lòng tự trọng và uy tín trong xã hội. Thời gian và tiền bạc có thể bị lãng phí khi theo đuổi những mục tiêu phi thực tế. 2.1.2.3. Bám vào những giá trị đã thiết lập Được định nghĩa như là việc hình thành một giá trị và đánh giá các vấn đề dựa vào giá trị đã được thiết lập trước đó.Vì sự thật là con người ai cũng có trong đầu một vài điểm tham chiếu, chẳng hạn như giá chào sàn trước đây của cổ phiếu. Một khi có được thông tin mới họ sẽ điều chỉnh giá cả cổ phiếu lên trên điểm tham chiếu. Trong trường hợp thị trường thiếu vắng những thông tin tốt hơn những thông tin trước đây thì giá cả quá khứ là căn cứ để đưa ra quyết định cho giá cả ngày hôm nay. Vì vậy, việc bám vào những giá trị đã thiết lập gần như là sự gợi nhớ về giá cả quá khứ. Bằng chứng điển hình cho lý thuyết này là trường phái phân tích kỹ thuật, sử dụng giá cả quá khứ của chứng khoán để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. 2.1.2.4. Hành vi bầy đàn Con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội đồng thời xã hội cũng có sự ảnh hưởng hết sức to đến sự đánh giá hành vi của một cá nhân. Khi con người đối diện với sự đánh giá của một nhóm người, họ thường có chiều hướng thay đổi những câu trả lời sai lầm của họ so với ý kiến của đám đông. Đây là một hành vi tâm lý. Tâm lý bầy đàn (hay tâm lý đám đông) là một sự tồn tại khách quan trong bất cứ một thị trường nào không riêng gì thị trường tài chính. Các bằng chứng xã hội mà các nhà tâm lý học đưa ra từ các cuộc khảo sát hoàn toàn chứng minh được điều đó.Chẳng hạn như thí nghiệm: Cho một người đứng ở một góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Một số người đi đường đã dừng lại để xem người kia nhìn gì
  19. 10 nhưng rồi đa số cũng bước qua. Lần tiếp theo, các nhà tâm lý học cho năm người làm như vậy ở góc phố đó. Lần này số người dừng lại để quan sát đông gấp 4 lần. Khi cho 15 người đứng ở góc phố đó, có tới 45% số người qua đường dừng lại và khi tăng số người đứng ở góc phố thêm một lần nữa, có tới hơn 80% người đi đường phải ngẩng đầu quan sát theo. Vì sao lại như vậy? Vì người ta cho rằng nếu có nhiều người cùng nhìn lên bầu trời thì chắc chắn rằng trên bầu trời phải có gì đó. Đó là lý do vì sao càng có đông người, đám đông càng dễ bị ảnh hưởng: thêm một người là thêm một bằng chứng cho thấy có điều gì đó quan trọng đang xảy ra. Họ tin tưởng rằng nếu càng có nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó thì việc đó nhất định đúng. Bằng chứng này cho thấy tất cả mọi người dường như là nếu không biết điều gì đang diễn ra thì tốt hơn hết là nên bắt chước những gì người khác đang làm. Chừng nào lòng tham và sự sợ hãi còn ngự trị trong con người thì chừng ấy còn tồn tại tâm lý đám đông. Nhưng khi đám đông hành động ngược lại với những điều nhà đầu tư phân tích thì quyết định đúng đắn và khôn ngoan nhất là nhà đầu tư nên rời bỏ khỏi đám đông đó. Thà từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là mất một khoản vốn trước mắt. Nhưng ra quyết định chấp nhận bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền mười mươi là một tâm lý vô cùng khó khăn. Một nghịch lý trong kinh doanh vẫn thường xảy ra: Bản năng tự nhiên của con người và mong muốn được hòa nhập với đám đông lại là những tình huống đưa các nhà đầu tư tài chính đến bờ vực phá sản. 2.2. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trƣớc đây. Nhiều hành vi của con người là kết quả của việc ra quyết định trong đó bao gồm một số dự đoán về lợi ích tiềm năng và rủi ro liên quan với mỗi hành động. Quyết định làm thế nào để đầu tư tiền nhãn rỗi của mình, như liên quan đến việc cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. Các nhà tâm lý học và kinh tế học đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm, và bằng chứng cho thấy quyết định đầu tư cá nhân chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đầu tư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2