Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận văn đã bổ sung thực nghiệm về mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Đồng thời góp vào kho tàng lý luận thêm một minh chứng thực nghiệm. Thông qua đó góp phần thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến năm 2020 đang được diễn ra với tiến độ khẩn trương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------ NGUYỄN THỊ THÙY LINH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------ NGUYỄN THỊ THÙY LINH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình do chính tôi nghiên cứu, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập kết hợp với các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước được liệt kê đầy đủ trong luận văn. Các số liệu thống kê được sử dụng phân tích trong luận văn do tôi chủ động thu thập và tiếp cận có nguồn gốc đáng tin cậy và được công bố rộng rãi, rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ...............................................................................4 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................4 1.5. Kết cấu đề tài: ................................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................ 5 2.1. Một số khái niệm: .............................................................................................5 2.1.1. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp .............................................................5 2.1.2. Cấu trúc nguồn vốn (capital structure): ......................................................5 2.1.3. Đòn bẩy tài chính (Financial leverage): .....................................................6 2.2. Các lý thuyết liên quan .....................................................................................7
- 2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn ................................................................................7 2.2.2. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) .................................10 2.2.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ..................11 2.2.4. Lý thuyết đại diện .....................................................................................11 2.2.5. Lý thuyết quản lý ......................................................................................13 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................................15 2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài ..............................................15 2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ................................................18 2.4. Mô hình nghiên cứu: .......................................................................................22 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23 3.1. DỮ LIỆU ........................................................................................................23 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ............................................................................24 3.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................................24 3.2.2. Nguồn số liệu: ..........................................................................................25 3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................................................28 3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................28 3.3.2. Kỳ vọng dấu tương quan.......................................................................31 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................32 3.5. NGUỒN SỐ LIỆU.......................................................................................35 3.6. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH..............................................................................36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 38 4.1. THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC NHTM ...............................................................................................38 4.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ.............................................................41
- 4.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ....................................................................43 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH .....................45 4.4.1. Kết quả từ mô hình hồi quy OLS và kiểm định White ............................45 4.4.2. Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy FEM ..........................................48 4.4.3. Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy REM .........................................51 4.4.4. Kiểm định Hausman .................................................................................52 4.4.5. Kiểm định tự tương quan, tương quan chuỗi ...........................................53 4.4.6. Kết quả mô hình hồi quy FGLS ...............................................................54 4.5. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC MÔ HÌNH ...................................................55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH. ..................................... 60 5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................60 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................................62 5.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ..........................64 5.3.1. Những hạn chế của đề tài .........................................................................64 5.3.2. Hướng phát triển đề tài .............................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh FEM Mô hình hiệu ứng tác động cố Fixed Effects Model định FGLS Mô hình hồi quy hiệu chỉnh Feasible Generalized Least Squares GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HĐQT Hội đồng quản trị NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần Pool OLS Bình phương tối thiểu cổ điển gộp Pool Ordinary Least Square REM Mô hình hiệu ứng tác động ngẫu Random Effects Model nhiên TMCP Thương mại cổ phần TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTS Tổng tài sản VIF Nhân tử phóng đại phương sai Variance Inflation Factor VCSH Vốn chủ sở hữu
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4. 1: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ........................................... 41 Bảng 4. 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................. 43 Bảng 4. 3: Kết quả hồi quy OLS ............................................................................... 45 Bảng 4. 4: Kết quả kiểm định White ......................................................................... 47 Bảng 4. 5: Kiểm định VIF ......................................................................................... 48 Bảng 4. 6: Kết quả hồi quy FEM .............................................................................. 49 Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (theo mô hình FEM)................. 50 Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy REM .............................................................................. 51 Bảng 4. 9: Kết qủa kiểm định phương sai thay đổi (theo mô hình REM) ................ 52 Bảng 4. 10: Kết quả kiểm định Hausman ................................................................. 53 Bảng 4. 11: Kết quả kiểm định Woodridge .............................................................. 53 Bảng 4. 12: Kết quả hồi quy FGLS ........................................................................... 54 Bảng 4. 13: Tổng hợp kết quả bốn mô hình chính .................................................... 55 Bảng 5. 1: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 60 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4. 1: Tổng tài sản NHTM Việt Nam (ĐVT: Triệu VNĐ) ...........................38 Biểu đồ 4. 3: Tỷ lệ đòn bẩy và VCSH Việt Nam (ĐVT: triệu VNĐ) ............... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 4. 4: Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu các NHTM Việt Nam Error! Bookmark not defined.
- TÓM TẮT Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, đề tài nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước, cổ đông lớn... đến đòn bẩy tài chính. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010-2017. Với kiểu dữ liệu bảng và biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính (LEV) được sử dụng, tác giả tiến hành hồi quy OLS, REM, FEM sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM trên phần mền Stata. Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam có sức mạnh giải thích đối với biến phụ thuộc. Cụ thể, ở mức ý nghĩa 1%, các biến độc lập là sở hữu nhà nước, tài sản thế chấp, lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, mức ý nghĩa 5%, biến cổ đông lớn nhất có ảnh hưởng tích cực đến đòn bẩy tài chính. Ở mức ý nghĩa 1%, biến quy mô ngân hàng và tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính. Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng TMCP như sở hữu nhà nước, quy mô ngân hàng, cổ đông lớn đã phản ánh sự bất cân xứng trong nguồn lực tài chính giữa các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao và các ngân hàng khác. Hiểu được tác động này cũng góp phần giúp các nhà điều hành, quản trị ngân hàng TMCP có thể hiểu được vai trò của cấu trúc sở hữu đối với đòn bẩy tài chính để từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng góp phần giải thích cho xu hướng cổ phần hóa, giảm tỷ lệ sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng hơn của nhà nước Việt Nam hiện nay. Từ khóa: đòn bẩy tài chính, cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn, ngân hàng…
- ABSTRACT The task of the financial manager is to carefully assess the factors that affect the capital structure in the enterprise to determine an optimal capital structure to increase company value. People also consider about studying financial leverage as studying capital structure. Because financial leverage involves choosing a debt ratio and equity ratio of any firm’s capital sources. As a type of business, commercial banks are not an exception. This study shows the affecting of factors involving ownership structure to the financial leverage of commercial banks in Vietnam. By collecting data from 28 commercial banks in Vietnam from 2010 to 2017, the author purpose is to examine the affecting of ownership structure to financial leverage of Vietnam commercial banks. Moreover, the author also focuses on exploiting the affecting of state ownership to financial leverage of commercial banks in restructuring banks period. Significances of variables are tested by estimating the regression models on panel data with assistance of STATA 13. The result of research shows that the factors relating ownership structure impacts to financial leverage of commercial banks and independent variables generates statistical significance at hight confidence level. The statistical results show that state ownership and member in Board of directors not joining in management can explain change of financial leverage at 1% confidence level, where the sign of effect is negative. As per author findings, it is believed that the disparity if financial leverage of banks depend on the ratio of state ownership. Author also finds the factors which have been proved to affect the financial leverage in previor research also have explained power in this test such as size, collateral, profit. And all most variables have impact and suitable for the previous research and theory which are mentioned in research such as agency theory, Modigliani-Miller irrelevance theorem, pecking order theory. Keywords: capital structure, banking sector, financial leverage, ownership structure.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Với nhiệm vụ làm cầu nối tài chính và cung cấp, luân chuyển nguồn vốn cho các chủ thể kinh tế, có thể nói ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào. Vì vậy, việc ổn định và đảm bảo an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất hậu khủng hoảng tài chính thế giới. Sau khi hội nhập với môi trường quốc tế, quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng được chú trọng hơn trước. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận gấp nhiều lần, nhưng cũng có thể làm thiệt hại rất lớn nếu không xác định được mức đòn bẩy tối ưu, vì tỷ lệ đòn bẩy tài chính còn liên quan đến vấn đề thanh khoản và đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu cấu trúc vốn hay đòn bẩy tài chính là một trong những hoạt động quan trọng của các nhà quản lý tài chính nhằm đưa ra các quyết định đến cấu trúc vốn tối ưu cho một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng. Bất kỳ quyết định tài chính nào cũng nhằm mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông và gia tăng giá trị của công ty và việc đưa ra quyết định về một tỷ lệ nợ phù hợp luôn là quyết định được các nhà quản lý tài chính quan tâm. Tùy vào loại hình và đặc điểm của mỗi công ty mà tỷ lệ đòn bẩy tài chính là khác nhau. Mặc dù ở các ngân hàng thường có đặc điểm tỷ lệ đòn bẩy là tương đối cao và cơ cấu nguồn vốn cũng có nhiều điểm khác so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhiệm vụ của mỗi nhà quản trị tài chính là cần đánh giá cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp để đưa ra quyết định về cấu trúc vốn tối ưu và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với môi trường quốc tế và thực hiện mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được chính phủ đề cập trong Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, và gần đây là đề án
- 2 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” được Bộ tài chính thông qua vào năm 2017. Cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp, đặc biệt là cấu trúc sở hữu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì cấu trúc sở hữu khác nhau sẽ có những cách thức và chính sách điều hành khác nhau. Hơn nữa, các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước cũng có những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ như vốn ODA, các dự án đầu tư của Chính phủ. Đứng trước quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng với một số điểm mới về Luật phá sản ngân hàng ở Việt Nam được bổ sung trong thời gian qua, các nhà đầu tư lớn và kể cả người dân gửi tiền vào ngân hàng đã có thái độ thận trọng hơn trước những quyết định đầu tư, gửi tiền vào ngân hàng. Trên thế giới, nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến cấu trúc sở hữu đã được thực hiện từ lâu và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các định chế tài chính tại các quốc gia phát triển. Đặc biệt là các nghiên cứu về sự tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của công ty. Đa số các kết quả nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu nhà nước và ảnh hưởng tích cực của yếu tố sở hữu nước ngoài lên kết quả hoạt động của các định chế tài chính tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, một nước đang phát triển như Việt Nam có điều kiện kinh tế chính trị khác với các nước phát triển và hơn nữa mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại chưa được đề cập nhiều trong các bài nghiên cứu trong nước. Vì vậy, để củng cố nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính, trong khuôn khổ các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết và bổ sung nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và quyết định đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đồng thời đóng góp vào kho tàng lý luận thêm một minh chứng thực nghiệm. Thông qua đó góp phần
- 3 thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến năm 2020 đang được diễn ra với tiến độ khẩn trương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đo lường sự ảnh hưởng lên quyết định đòn bẩy tài chính của cấu trúc sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Xem xét mức độ sử dụng đòn bẩy trong những ngân hàng có vốn nhà nước khác với các ngân hàng không có vốn của nhà nước, các ngân hàng có sự kiêm nhiệm của thành viên HĐQT và ban điều hành với các quyết định đòn bẩy tài chính. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận của đề tài và đề xuất một số khuyến nghị đối với các chủ thể liên quan đến tác động của cấu trúc sở hữu đến quyết định đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng đánh giá một số yếu tố khác ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam như lợi nhuận, tăng trưởng tài sản… 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi cụ thể như sau: Sự tồn tại của sở hữu nhà nước có tác động đến đòn bẩy tài chính tại những NHTM Việt Nam hay không? Thành viên hội đồng quản trị tham gia ban điều hành trong các ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động ra sao đến đòn bẩy tài chính? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về những tác động giữa các yếu tố liên quan đến cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam. Theo hệ thống các tổ chức tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, NHTM bao gồm: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần (, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, đối tượng khảo sát trong đề tài này là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017.
- 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối tương quan của cấu trúc sở hữu với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các NHTM Việt Nam được quy định theo luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu và thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010-2017. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Tổng hợp, hệ thống khung lý thuyết trong ngân hàng để có thể đề xuất tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với hoạt động của các loại hình ngân hàng hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thực nghiệm về mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Đồng thời góp vào kho tàng lý luận thêm một minh chứng thực nghiệm. Thông qua đó góp phần thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến năm 2020 đang được diễn ra với tiến độ khẩn trương. 1.5. Kết cấu đề tài: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu-thảo luận. Chương 5: Kết luận.
- 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái niệm: 2.1.1. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp Cấu trúc sở hữu được diễn giải là tỷ lệ phân bổ nguồn vốn chủ sở đối với các cổ đông góp vốn trong một doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu trong một doanh nghiệp cũng có tác động rất lớn, là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp do nó ảnh hưởng đến các lợi ích của nhà quản lý, do đó tác động đến kết quả của doanh nghiệp, và được xác định bởi tỷ lệ sở hữu trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các cổ đông có quyền biểu quyết. Không những vậy, cơ cấu sở hữu còn được xác định bởi chủ thể sở hữu vốn, ví dụ chủ thể sở hữu là cá nhân hay tổ chức, chủ thể sở hữu là trong hay ngoài nước... Jensen và Meckling (1976) đề cập đến khái niệm “cơ cấu sở hữu” để chỉ phần vốn được nắm giữ bởi những thành viên bên trong công ty (thành phần quản lý trực tiếp) và bên ngoài công ty (nhà đầu tư không giữ vai trò quản lý trực tiếp)[1]. Tương tự, theo nghiên cứu của Abdella (2005), cơ cấu sở hữu trong mô hình của các doanh nghiệp được khảo sát cơ bản là sở hữu phân chia (frationated ownership), tức là các cổ đông năm giữ một phần vốn nào đó trong doanh nghiệp. Cơ cấu sở hữu có thể được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như tiêu chí cổ đông lớn (sở hữu 5% cổ phần trở lên) hoặc theo chủ thể nắm giữ cổ phần, ví dụ chủ thể sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước, sở hữu của ban điều hành, hoặc chủ thể sở hữu có sự kiêm nhiệm chức danh giữa chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, mức độ tập trung sở hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, tỷ lệ nữ trong ban điều hành công ty, phẩm chất của người điều hành. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn đề cập đến cấu trúc sở hữu theo chủ thể nắm giữ vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 2.1.2. Cấu trúc nguồn vốn (capital structure): Định nghĩa về cấu trúc vốn đã giành được nhiều sự chú ý sau khi Modigliani và Miller đề cập đến trong nghiên cứu của mình được công bố vào năm 1958. Theo đó: “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được đề cập đến như là sự kết hợp giữa nợ (debt)
- 6 và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư”.[2] 2.1.3. Đòn bẩy tài chính (Financial leverage): Để xem xét và lựa chọn một tỷ lệ nợ hay sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn, người ta có thể xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu trúc vốn. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm giúp doanh nghiệm tạo ra lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp, nhờ vậy đạt tối đa hóa lợi nhuận. Có nhiều cách xác định đòn bẩy trong doanh nghiệp, theo Modigliani, F., & Miller, M. (1958) đòn bẩy tài chính thường được xác định như sau[3]: Tổng nợ phải trả Đòn bẩy tài chính (Lev) = Vốn chủ sở hữu Một tỷ lệ tài chính khác cũng được xem là tỷ lệ đòn bẩy trong doanh nghiệp đó là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) được xác định như sau: Nợ phải trả D/A= Tổng tài sản Công thức trên được hiểu là tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần tram nợ vay Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính được đề cập trong Hiệp ước Basel III nhằm nâng cao mức quy định về an toàn hệ thống ngân hàng hơn so với việc chỉ quy định hệ số an toàn vốn (CAR) trong hiệp ước Basel I. Hiệp ước Basel III đã giới thiệu một “tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu” mà ngân hàng cần phải duy trì để đàm bảo an toàn. Các tính tỷ lệ này được xác định như sau: Vốn cấp 1 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (Lev ratio) = Tổng nguồn vốn Trong đó: Vốn cấp 1: Bao gồm các nguồn lực tài chính có độ tin cậy và tính thanh khoan tốt nhất của ngân hàng như: vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, lợi thế kinh doanh… Tổng nguồn vốn: Bao gồm toàn bộ tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán kể cả tài sản thế chấp và tài sản thế chấp cho các giao dịch chứng khoán ngoại trừ các
- 7 tài sản phái sinh trên bảng cân đối kế toán và tài sản liên quan đến các khoản rủi ro phái sinh. Theo Basel III nhận định, tỷ lệ đòn bẩy tài chính cấp 1 càng cao thì khả năng ngân hàng chịu được những cú sốc tiêu cực đối với bảng cân đối của mình càng cao. Các quy định về tỷ lệ này trong lĩnh vực ngân hàng ở mỗi nước là khác nhau. Nhưng theo Basel III thì tỷ lệ này tối thiểu là 3%. Ở Việt Nam, quy định về vốn cấp 1 đã được Ngân hàng nhà nước nêu trong “Thông tư 36/2014/TT-NHNN” nhằm xác định hệ số an toàn vốn của các ngân hàng. Tuy nhiên, để đơn giản trong cách xác định đòn bẩy tài chính và vẫn đảm bảo việc tỷ số này tại các NHTMCP Việt Nam đúng, bài viêt sử dụng công thức xác định như sau: Nợ phải trả Lev (Đòn bẩy tài chính) = Tổng tài sản Hay có thể viết lại như sau Vốn chủ sở hữu Lev=1- Tổng tài sản Công thức tính này được tham khảo từ các kết quả nghiên cứu của Group và Heider (2009), công trình nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Ph.GS.Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. 2.2. Các lý thuyết liên quan 2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn - Cách tiếp cận qua khía cạnh thu nhập ròng (Net Income Approach): Cách tiếp cận này được David Durand đề xuất. Theo ông, một sự thay đổi về đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến việc thay đổi về chi phí vốn. Một cách ngắn gọn, theo cách tiếp cận này, nếu tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn tăng lên thì chi phí vốn trung bình giảm từ đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Cách tiếp cận này cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng đòn bẩy sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí vốn và tác động đến giá trị của doanh nghiệp.[3]
- 8 - Cách tiếp cận qua khía cạnh thu nhập hoạt động ròng (Net operating Income approach): Cách tiếp cận này được David Durand cung cấp nhưng ngược lại với cách tiếp cận thu nhập ròng, cách tiếp cận này cho rằng chi phí vốn bình quân sẽ không thay đổi.[4] - Cách tiếp cận qua quan điểm truyền thống (lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn tối ưu) chỉ ra có một cấu trúc vốn tối ưu đối với một tỷ lệ nợ vay và vốn chủ sở hữu cụ thể. Và tại đó, chi phí vốn tối thiểu cùng với giá trị công ty là tối đa. Công ty có thể tăng sử dụng nợ vay để giảm chi phí sử dụng vốn (do chi phí thấp khi sử dụng vốn vay và do tiết kiệm thuế thu nhập). Việc tăng sử dụng nợ vay cũng giúp cho công ty có được lá chắn thuế làm lợi thế. Nhưng mặt khác khi tỷ lệ nợ vay tăng lên đến một ngưỡng nào đó thì rủi ro cũng tăng do nhà đầu tư sẽ mong muốn có tỷ suất sinh lời tốt hơn. - Cách tiếp cận của Modigliani và Miller (MM approach): Các định nghĩa liên quan đến cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu được hình thành từ bài viết của nhóm tác giả Modigliani và Miller vào năm 1958 hay còn được biết đến là học thuyết MM. Học thuyết MM có hai mệnh đề được đề xuất với giả định không tính đến yếu tố thuế khi xem xét các yếu tố tác động đến giá trị của công ty. Cụ thể, hai mệnh đề MM được đề xuất như sau: “Mệnh đề một: cho rằng cơ cấu vốn không liên quan đến giá trị của một công ty. Giá trị của hai công ty giống nhau sẽ giống nhau và nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi phương thức tài chính được thông qua để tài trợ cho tài sản. Giá trị của một công ty phụ thuộc vào thu nhập dự kiến trong tương lai. Mệnh đề hai: cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng thu nhập dự kiến nhưng nó không làm tăng giá trị của công ty bởi vì sự gia tăng thu nhập được bù đắp bằng sự thay đổi tỷ lệ chi trả tỷ suất lợi nhuận bắt buộc – required rate of return (là tỷ lệ phần trăm thu nhập tối thiểu hàng năm từ khoản đầu tư bao gồm khoản đầu tư mà tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào chứng khoán hoặc dự án). Nội dung cơ bản của mệnh đề này là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng nợ vay (đòn bẩy tài chính).” [5]
- 9 Năm 1963, Modigliani và Miller đã mở rộng những định nghĩa về cấu trúc vốn trong công ty hơn nữa khi nới lỏng giả định không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Liên quan đến thuế, các khoản thanh toán lãi cho các khoản nợ là chi phí được khấu trừ và do đó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Các lợi thế do việc sử dụng lá chắn thuế có thể giúp cho doanh nghiệp cải thiện thu nhập ròng của công ty. Mệnh đề 1: Giá trị công ty có sử dụng nợ vay sẽ bằng tổng giá trị hiện tại của lá chắn thuế từ lãi vay và giá trị công ty không sử dụng nợ vay. Như vậy, ở mệnh đề này thì cấu trúc vốn trong công ty có tác động mật thiết đến giá trị doanh nghiệp. Giá trị công ty sẽ tăng khi công ty tăng tỷ lệ nợ vay và giá trị công ty sẽ tăng tới ngưỡng tối đa khi công ty sử dụng nợ vay 100% trong cơ cấu nguồn vốn. Vì vậy có thể đề cập đến vai trò quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong các quyết định liên quan đến cơ cấu nguồn vốn của tất cả các tổ chức tạo ra lợi nhuận, trong đó các ngân hàng không phải là ngoại lệ. Mệnh đề 2: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ. Việc này chỉ ra rõ sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính vào chi phí sử dụng vốn. Việc dùng nợ vay sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thuế bởi lợi thế của lá chắn thuế và như vậy dẫn đến thực tế là làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân. Ở một khía cạnh khác, khi công ty gia tăng sử dụng nợ vay đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro đối với vốn chủ sở hữu nên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên. Các lý nghiên cứu về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller đã làm sang tỏ được các tác động của cấu trúc vốn đến giá trị của công ty và chi phí sử dụng vốn. Từ đó giúp công ty đưa ra quyết định ở thời điểm nào vay nợ sẽ có lợi hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của Modigliani và Miller cũng còn một số hạn chế nhất định: thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn như chi phí giao dịch, rủi ro vỡ nợ, chi phí kiệt quệ tài chính đã bị bỏ qua khi xem xét các yếu tố tác động đến cấu trúc nguồn vốn trong doanh nghiệp. Và mặc dù lý thuyết Modigliani và Miller đã đề cập đến giả định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trong các lý thuyết mở rộng của cấu trúc vốn. Mặc dù vậy, các lý thuyết của M&M vẫn còn khá mơ hồ bởi phân tích cấu
- 10 trúc vốn không chỉ liên quan đến lá chắn thuế mà còn liên quan đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Như vậy, các lý thuyết về cấu trúc vốn đều nhằm mục đích phân tích và đưa ra cấu trúc vốn phù hợp giúp công ty tiết kiệm chi phí vốn và cải thiện khả năng sinh lời cho các cổ đông. 2.2.2. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) Theo Modiglinani và Miller (1963), các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời lớn lớn thường có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Và như vậy đòn bẩy sẽ cao ở những ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao vì đòn bẩy tài chính đóng vai trò như lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp[6]. Tuy nhiên theo lý thuyết trật tự phân hạng, được xây dựng dựa vào nền tảng kết quả của Donaldson (1961), Myers và Majluf (1984), nêu ra quan điểm rằng so với các nhà đầu tư bên ngoài, các nhà quản lý trong công ty luôn nắm rõ thông tin tốt hơn về giá trị công ty. Do sự bất cân xứng về thông tin mà các nhà đầu tư thường yêu cầu một mức lợi suất cao, vì vậy mà chi phí huy động vốn bên ngoài sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu dự án có khả năng mang lại lợi nhuận cao thì các nhà điều hành doanh nghiệp thường có xu hướng không muốn phân chia lợi nhuận này chủ nợ nên sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự có (lợi nhuận giữ lại) hơn là sử dụng nguồn vốn huy động. Những khoản tài trợ từ dự án có nguồn gốc nội bộ đó là lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các khoản đầu tư này. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các thứ tự ưu tiên tài trợ các dự án được xác định như sau: Thứ nhất, đầu tư được tài trợ từ nguồn nội bộ, tức là sử dụng lợi nhuận giữ lại làm nguồn tài trợ cho đầu tư. Thứ hai, sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài, có hai nguồn tài trợ bên ngoài đó là sử dụng nợ vay hoặc phát hành cổ phiếu mới. Hai nguồn tài trợ này đều có rủi ro nhất định, nhưng rủi ro cao hơn từ việc phát hành cổ phiếu mới so với việc sử dụng nợ vay bởi nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời cao hơn. Vì vậy, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì ưu tiên trước tiên trong quyết định sử dụng nguồn vốn là sử dụng vốn chủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 226 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn