intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục ở các nước Đông Nam Á

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ước lượng mức độ tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục tại các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp lý để giúp lĩnh vực giáo dục ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, mang đến cơ hội học tập cho mọi người dân, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục ở các nước Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ TRANG TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bài luận văn: “Tác động của Chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục ở các nước Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Dương Thị Bình Minh. Nguồn dữ liệu nghiên cứu các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á từ năm 2002 đến năm 2016 được lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu của Worldbank. Bài luận văn chưa được tác giả công bố tại bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào. Các thông tin về tài liệu tham khảo và kết quả tính toán được tác giả đề cập trong phần phụ lục để người đọc theo dõi và kiểm chứng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Trang
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ ngữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Mở đầu .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 5 7. Ý nghĩa của luận văn .......................................................................................... 5 Chương 1-Tổng quan lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục ………………………………………………………………………………. 7 1.1 Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công……………………………………………7 1.1.1 Khái niệm chi tiêu công. ............................................................................. 7 1.1.2 Đặc điểm chi tiêu công ............................................................................... 8 1.1.3 Phân loại chi tiêu công………………………………………….……….… 9 1.2 Vai trò của phát triển giáo dục đối với kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu đo lường .................................................................................................................................. 11 1.3 Các yếu tố tác động đến sự phát triển giáo dục…………………………..….... 15
  4. 1.4. Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan…………………………...…... 16 Tóm tắt chương 1………………………………………………………………..... 18 Chương 2-Phương pháp và mô hình nghiên cứu .................................................. 20 2.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu………………………………..........… 20 2.1.1. Mô hình nghiên cứu……………………………….....……..…………… 20 2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu…………….…………………………………..... 22 2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu …………………………………………. 22 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu …………………..…………………………… 22 2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………..……….. 24 Tóm tắt chương 2 …………………………………………………………........… 25 Chương 3-Thực trạng về phát triển giáo dục và các yếu tố tác động đến phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á………………………………………………... 27 3.1. Thực trạng về sự phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á ……............. 27 3.1.1. Tỷ lệ nhập học tiểu học đúng độ tuổi ………………………........…...… 27 3.1.2. Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng độ tuổi …………………….....….. 29 3.1.3. Tỷ lệ người lớn biết chữ ……………………….......…………………… 31 3.2. Thực trạng về các yếu tố tác động đến phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á ......................................................................................................................... 33 3.2.1. Chi tiêu công cho giáo dục …………………………………………....... 33 3.2.2. Chi tiêu công cho y tế ………………………………………………....... 36 3.2.3. GDP bình quân đầu người …………………………………….……....... 38 3.2.4. Tỷ lệ dân số đô thị ………………………………………………......….. 40 Tóm tắt chương 3 …………………………………………………….……..……. 42 Chương 4-Kết quả nghiên cứu tác động của Chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á ……………………………………………….……. 43 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ……………………………….……........ 43 4.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy ………………………………........... 44
  5. 4.2.1. Phân tích tương quan …………………………………………..……...... 44 4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập …………...…...... 45 4.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan …………………………..........….. 45 4.2.4. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi ….......……..……… 46 4.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ………………….…......…….. 46 4.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy ……………………………………....... 51 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu …………………………………………......… 55 Tóm tắt chương 4 ………………………………………………………….……... 57 Chương 5-Kết luận và khuyến nghị ……………………………………………..... 58 5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài ………………………………............… 58 5.2. Khuyến nghị về chi tiêu công cho giáo dục nhằm hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á …………………………………………......……….. 60 5.3. Khuyến nghị về chi tiêu công cho y tế nhằm hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á ………………………………………………......…….... 63 5.4. Khuyến nghị nhằm nâng cao GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á …………………………………………………………………………...….....….. 65 5.5. Khuyến nghị về quá trình đô thị hóa gắn liền với hỗ trợ phát triển giáo dục tại các nước Đông Nam Á ……………………………………………….……….......… 66 5.6. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai …………..……...... 68 Tóm tắt chương 5 ……………………………………………………………….…69 Kết luận ……………………………………………………………………........…. 70 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) ECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error correction model) FEM: Mô hình tác động cố định(Fixed Effects Model) FGLS: Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GEE: Chi tiêu công cho giáo dục (Government expenditure on education) GEH: Chi tiêu công cho lĩnh vực y tế (Government expenditure on health) HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) KHCN: Khoa học công nghệ LIT: Tỷ lệ người lớn biết chữ (Literacy rate) NSNN: Ngân sách nhà nước OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co- operation and Development) OLS: Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares) PCI: GDP bình quân đầu người của các quốc gia (GDP per capital) PSE: Tỷ lệ nhập học tiểu học (Primary school enrolment rate) REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) SSE: Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở (Secondary school enrolment rate) THPT: Trung học phổ thông UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme)
  7. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) UPR: Tỷ lệ người dân ở thành thị trên tổng số dân(Urban population rate) VECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số vector (Vector error correction model) WB: Ngân hàng thế giới (Worldbank) WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê mô tả tỷ lệ nhập học tiểu học đúng độ tuổi tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Bảng 3.2. Thống kê mô tả tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng độ tuổi tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Bảng 3.3. Thống kê mô tả tỷ lệ người lớn biết chữ tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Bảng 3.4. Thống kê mô tả về tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Bảng 3.5. Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Bảng 3.6. Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Bảng 3.7. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số đô thị của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Bảng 4.1. Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình Bảng 4.2. Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mô hình Bảng 4.3. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả hồi quy đối với mô hình biến phụ thuộc PSE Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả hồi quyđối với mô hình biến phụ thuộc SSE Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả hồi quyđối với mô hình biến phụ thuộc LIT Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả hồi quy đối với ba mô hình nghiên cứu
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ nhập học tiểu học đúng độ tuổi tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Hình 3.2. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng độ tuổi tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Hình 3.3. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ người lớn biết chữ tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Hình 3.4. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Hình 3.5. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Hình 3.6. Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Hình 3.7. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số đô thị của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Hình 4.1. Biểu đồ Histogramcủa mô hình với biến phụ thuộc PSE Hình 4.2. Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc SSE Hình 4.3. Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc LIT Hình 4.4. Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc PSE Hình 4.5. Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc SSE Hình 4.6. Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc LIT
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo luôn có vai trò vô cùng quan trọng ở bất kỳ nền kinh tế, bất kỳ quốc gia nào. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là điều bắt buộc để tạo động lực cho nền kinh tế gia tăng năng suất lao động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giáo dục giúp nâng cao số lượng lao động có trình độ chuyên môn bằng cách trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc. Hơn nữa, giáo dục còn giúp điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, giảm mức thất nghiệp trong nền kinh tế, tăng năng lực và năng suất lao động của quốc gia, cải thiện việc tiếp cận thông tin sức khoẻ làm tăng tuổi thọ, đồng thời quản lý tỷ lệ sinh. Do đó, giáo dục có khả năng nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Khi thế giới bước vào thời đại kinh tế tri thức, giáo dục và nguồn nhân lực nói chung đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Mặt khác, các khoản chi tiêu công cho giáo dục đã được các nhà khoa học công nhận là một phần quan trọng của các khoản chi tiêu công ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới. Điều này chủ yếu là vì giáo dục và nguồn nhân lực đã được tìm thấy có một tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế. Khi xem xét các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của giáo dục, các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi rằng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phân phối công bằng các cơ hội giáo dục cho toàn bộ dân cư. Điều này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển có mức nghèo đói, bất bình đẳng và sự không hoàn hảo của thị trường. Sự can thiệp từ khu vực công bằng các khoản chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục có thể tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người dẫn đến sự cải thiện trong tương lai của các cá nhân, nâng cao trình độ tri thức cho cả cộng đồng. 1
  11. Bên cạnh đó, cho đến hiện tại trên thế giới đã có những nghiên cứu đánh giá về mối tương quan giữa chi tiêu công và sự phát triển của giáo dục cả ở khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm. Xét về khía cạnh thực nghiệm, nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước đã sử dụng cả dữ liệu dưới dạng bảng lẫn dạng chuỗi thời gian tổng thể để đánh giá tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như tỷ lệ nhập học hoặc tỷ lệ hoàn thành ở các cấp học, tỷ lệ người lớn biết chữ... Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa có các công trình nghiên cứu trong nước hoặc trong khu vực được thực hiện có liên quan đến đề tài. Hơn nữa, chiều hướng tác động của chi tiêu công đên các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của giáo dục có thể ngược chiều (-) hoặc cùng chiều (+) tùy theo bộ dữ liệu của nghiên cứu thực nghiệm. Do đó, việc nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển của giáo dục tại khu vực Đông Nam Á gồm chủ yếu các nước đang phát triển đang là vấn đề rất cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn khách quan và khoa học để đề ra những chính sách phù hợp về việc quản lý và sử dụng chi tiêu công cho lĩnh vực giáo dục một cách hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ tri thức của người dân, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực nhằm gia tăng năng suất và chất lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Ước lượng mức độ tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục tại các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp lý để giúp lĩnh vực giáo dục ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, 2
  12. mang đến cơ hội học tập cho mọi người dân, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa khung lý thuyết về chi tiêu công và vai trò của sự phát triển giáo dục đối với đời sống kinh tế - xã hội cũng như các chỉ tiêu định lượng phản ánh sự phát triển của lĩnh vực giáo dục. - Xây dựng mô hình nghiên cứu và ước lượng chiều hướng cũng như mức độ tác động của chi tiêu công cũng như các yếu tố kiểm soát khác trong mô hình đến sự phát triển của giáo dục ở các nước Đông Nam Á. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất khuyến nghị giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp lý nhằm hỗ trợ cho sự phát triển ngày càng tích cực của lĩnh vực giáo dục ở các nước Đông Nam Á. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu gồm: - Các yếu tố nào trong mô hình tác động đến sự phát triển giáo dục? Chiều hướng và mức độ tác động của từng yếu tố, trong đó có chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục như thế nào ở các nước Đông Nam Á? - Các nhà hoạch định chính sách cần làm gì để có chính sách chi tiêu công hợp lý nhằm hỗ trợ cho sự phát triển ngày càng tích cực của lĩnh vực giáo dục ở các nước Đông Nam Á? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục ở các nước Đông Nam Á.  Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến kết quả giáo dục dựa trên tỷ lệ nhập học của học sinh các cấp và tỷ lệ người lớn biết chữ. Trên cơ sở lý 3
  13. thuyết về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển của giáo dục ở các nước Đông Nam Á, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu để lượng hóa tác động của biến độc lập chi tiêu công cho giáo dục và các biến kiểm soát khác bao gồm GDP bình quân đầu người, chi tiêu công cho y tế, tỷ lệ dân thành thị trên tổng số dân đến kết quả giáo dục được thể hiện qua hai biến phụ thuộc là tỷ lệ nhập học của học sinh các cấp và tỷ lệ người lớn biết chữ. Tác giả đã chọn các biến kiểm soát dựa vào một số lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan. - Không gian nghiên cứu: các quốc gia đang phát triển của khu vực Đông Nam Á. - Thời gian nghiên cứu: tác giả thu thập dữ liệu trong 15 năm từ 2002 đến 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như tổng hợp và phân tích để hệ thống các lý thuyết và các nghiên cứu tranh luận trên thế giới về chiều hướng tác động của chi tiêu công cho giáo dục cũng như các biến kiểm soát khác đến sự phát triển của lĩnh vực giáo dục để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài. Ngoài ra tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để tiến hành phân tích hồi quy mô hình nghiên cứ. Dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data). Do đó, tác giả sẽ xử lý “dữ liệu bảng bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau là: mô hình ước lượng OLS thô (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục thể hiện bởi hai biến phụ thuộc là tỷ lệ nhập học của học sinh các cấp và tỷ lệ người lớn biết chữ. Bên cạnh đó, để chọn lựa mô hình phù hợp nhất với mô hình và dữ liệu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian và kiểm định Hausman cũng như so sánh các chỉ 4
  14. tiêu về khả năng giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc của mô hình để lựa chọn giữa ba phương pháp ước lượng. Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của các hệ số hồi quy và tính đại diện cho tổng thể của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định một số giả định hồi quy của mô hình bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng tự tương quan; phương sai sai số không đổi; phần dư có phân phối chuẩn. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: - Chương 1: Tổng quan lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục. - Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng về sự phát triển giáo dục và các yếu tố tác động tại các nước Đông Nam Á. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục ở các nước Đông Nam Á. - Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 7. Ý nghĩa của luận văn - Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa nền tảng lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục của các nước đang phát triển. Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển giáo dục phù hợp với tình hình thực tế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục thể hiện qua ba biến phụ thuộc là tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học, tỷ lệ nhập học của học sinh trung học và tỷ lệ người lớn biết chữ tại các nước Đông Nam Á để từ đó các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định chi tiêu ngân sách phù hợp để đầu tư cho sự 5
  15. nghiệp giáo dục và đào tạo của quốc gia Đông Nam Á, góp phần hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong tương lai. 6
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 1.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công 1.1.1. Khái niệm chi tiêu công Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa về chi tiêu công. Tác giả đã tổng hợp một số khái niệm về chi tiêu công như sau: Theo Robert Barro và Vittorio Grilli (1994), chi tiêu công bao gồm tất cả các khoản thanh toán tiêu dùng, đầu tư và chuyển nhượng của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ nhằm sử dụng để đáp ứng trực tiếp nhu cầu của cộng đồng. Theo Valentino Piana (2001), chi tiêu công là các khoản chi được thực hiện bởi nhà nước và các cơ quan của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội. Theo Dương Thị Bình Minh (2005), chi tiêu công là các khoản chi tiêu của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của nhà nước. Theo Nguyễn Thị Cành (2006), chi tiêu công phản ánh trị giá của các loại hàng hóa mà chính phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Bên cạnh đó, chi tiêu công thực hiện chính sách tái phân phối thu nhập. Theo Dương Đăng Chinh (2009), chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kì. Nội dung của chi tiêu công rất đa dạng, điều này xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội. 7
  17. Theo Sử Đình Thành (2012), chi tiêu công được khái niệm hoàn toàn dựa vào ý niệm về kinh tế xã hội, đó là: quyền lực, ảnh hưởng của nhà nước và các cơ quan công quyền đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Theo Ogbole & Momodu (2015), chi tiêu công (hay chi tiêu của chính phủ) là khoản tiền mà chính phủ của bất kỳ quốc gia nào chi ra để thực hiện trách nhiệm hiến pháp của mình trong việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho công dân của mình và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, chi tiêu công là các khoản chi được thực hiện bởi nhà nước và các cơ quan của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công. Tóm lại, tác giả đúc kết khái niệm về chi tiêu công như sau: Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ. Về mặt bản chất, chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm chi tiêu công Theo Giáo trình Tài chính công (2006) của Nguyễn Thị Cành, chi tiêu công có những đặc điểm cụ thể như sau: Điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện của nền kinh tế - xã hội của nhà nước và cũng chính là quá trình thực hiện chức năng đó của nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh tế. Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện các chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi 8
  18. tiêu công cộng nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia. Các khoản chi tiêu hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu công tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân,.. Các khoản chi tiêu công cộng mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của nhà nước. 1.1.3. Phân loại chi tiêu công Việc phân loại chi tiêu công nhằm mục đích sau: - Giúp cho Chính phủ thiết lập được những chương trình hành động. - Tăng cường tính hiệu quả trong việc chấp hành NSNN nói chung và chi tiêu công nói riêng. - Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước. - Cho phép phân tích ảnh hưởng của những hoạt động tài chính của Nhà nước đối với nền kinh tế. Theo Giáo trình Quản lý Tài chính công (2009) của Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, có thể xem xét một số tiêu thức phân loại sau: - Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho giáo dục là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu cho giáo dục tại Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ NSNN (bao gồm cả công trái giáo 9
  19. dục, vay nợ, viện trợ); các nguồn ngoài NSNN (học phí, thu dịch vụ KHCN, đóng góp của các tổ chức, cá nhân). Trong đó, đầu tư từ NSNN có vai trò chủ đạo. - Căn cứ theo tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Đây là cách phân loại phổ biến vì qua đây nhà nước sẽ biết được những thông tin về sự ảnh hưởng của chính sách chi tiêu công đối với mọi hoạt động kinh tế xã hội, qua đó giúp chính phủ thiết lập các chương trình chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công. + Chi thường xuyên: Đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên cần thiết cho hoạt động của các đơn vị khu vực công. Chi thường xuyên bao gồm chi thanh toán tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm; chi về hàng hóa, dịch vụ (như điện nước, vật tư văn phòng, đồng phục, in ấn…); chi trả lãi tiền vay; các khoản chi khác như bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước… + Chi đầu tư phát triển: Đây là nhóm chi gắn liền với các chức năng phát triển kinh tế của nhà nước. Chi đầu tư phát triển gồm có chi xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế có sự quản lý và điều tiết từ nhà nước, chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của nhà nước, chi dự trữ quốc gia. - Căn cứ theo trình tự lập dự toán NSNN, chi tiêu công được chia thành: + Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Nhà nước xác lập mức kinh phí cho các khoản chi tiêu công dựa trên danh sách liệt kê các khoản mua sắm những phương tiện cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, thông thường cho các khoản mục cơ bản sau: chỉ mua tài sản cố định, chi mua tài sản lưu động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp, chi bằng tiền khác. + Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra: Kinh phí phân bổ cho đơn vị cơ quan, không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị. 10
  20. 1.2. Vai trò của phát triển giáo dục đối với kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu đo lường Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Các quốc gia muốn phát triển kinh tế một cách nhanh chóng thì cần phải chú trọng phát triển giáo dục bởi vì các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã nhận thấy rằng vốn con người đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và giáo dục chính là cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người. Trong thời gian qua, các nghiên cứu về vai trò kinh tế của giáo dục đã phát triển mạnh thông qua việc thực hiện ước lượng về lợi suất tính bằng tiền của giáo dục trên cơ sở nền tảng kinh tế lao động vi mô. Các kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích của giáo dục là một biến quan trọng xác định thu nhập ở tầm vi mô. Từ một phân tích về dữ liệu tổng điều tra năm 1995 của Indonesia, người ta đã kết luận rằng tỉ lệ thu hồi của giáo dục là 6,8-10,6%. Theo Permani (2009), giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng ở Singapore khi nước này bắt đầu quá trình tăng trưởng ban đầu là một trung tâm lao động có mức lương thấp, nhưng ngay sau đó mức lương đã tăng lên cùng với việc mở rộng giáo dục. Ở Malaysia, giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng quyết định thu nhập, ngoài biến số là giới tính và dân tộc (Milanovic, 2006).” Tại Đài Loan, thu hồi của giáo dục đối với những người lao động có bằng cao đẳng đã tăng lên kể từ năm 1980 (Lin và Orazem, 2004). 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2