intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Dự án Tam nông đến tình trạng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá mức độ tác động đến tình trạng nghèo đa chiều của các hộ ở dự án phát triển nông thôn với nhiều can thiệp sau 2 năm thực hiện ở tỉnh Tuyên Quang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Dự án Tam nông đến tình trạng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐÌNH HỢP TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TAM NÔNG ĐẾN TÌNH TRẠNG "NGHÈO ĐA CHIỀU" CỦA CÁC HỘ Ở NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐÌNH HỢP TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TAM NÔNG ĐẾN TÌNH TRẠNG "NGHÈO ĐA CHIỀU" CỦA CÁC HỘ Ở NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM KHÁNH NAM TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn "Tác động của Dự án Tam nông đến tình trạng "Nghèo đa chiều" của các hộ ở nông thôn tỉnh Tuyên Quang" là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Khánh Nam, không sao chép từ các công trình nghiên cứu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn từ các nghiên cứu khác đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nghiên cứu của tôi dựa vào 2 tài liệu chính là "Counting and Multidimensional Poverty Measurement" của Alkire và Foster công bố 2008 và "Cẩm nang Đánh giá Tác động: các phương pháp định lượng và thực hành" do Khandker, Koolwal và Samad viết năm 2010. Các dữ liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn đúng như thực tế đã thu thập được từ dự án Hỗ trợ Tam Nông tỉnh Tuyên Quang. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu này. Học viên thực hiện TRẦN ĐÌNH HỢP
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Chương 1 - GIỚI THIỆU......................................................................................... 2 1.1 - Đặt vấn đề .................................................................................................... 2 1.2 - Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh Tuyên Quang .................................................. 4 1.3 - Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 6 1.4 - Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .......................................... 7 1.5 - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ..................................................................... 7 1.6 - Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 8 Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 10 2.1 - Lược khảo các lý thuyết nền tảng ............................................................... 10 2.2 - Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ...................................... 26 Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 34 3.1 - Khung phân tích chung: ............................................................................. 34 3.2 - Khung đo lường nghèo đa chiều ................................................................. 34 3.3 - Khung đo lường tác động dự án: ................................................................ 41 3.4 - Dữ liệu: ...................................................................................................... 51 Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 59 4.1 - Tổng quan về dự án và địa bàn đánh giá..................................................... 59 4.2 - Kết quả chỉ số nghèo đa chiều của hộ ......................................................... 62 4.3 - Tác động dự án đến nghèo đa chiều............................................................ 68 Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 84 5.1 - Kết luận và hàm ý chính sách ..................................................................... 84 5.2 - Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 87 Danh mục tài liệu tham khảo Các phụ lục
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết STT tắt Ý nghĩa tiếng Việt - tiếng Anh ATT /Hiệu quả can thiệp trung bình của nhóm tham gia 1. TOT Average Treatment Effect on the Treated Chỉ số nghèo đa chiều của trẻ em. 2. CMPI Children Multi-Dimension Poverty Index; Phương pháp Sai biệt kép (hay Khác biệt trong khác biệt) 3. DD Difference in Difference methodology Tổng cục Thống kê 4. GSO General Statistic Office Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế 5. IFAD International Fund for Agriculture Development Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 6. MOLISA Ministry of Labor Invalid and Social Affairs Chỉ số nghèo đa chiều. 7. MPI Multi-Dimension Poverty Index; Chỉ số nghèo đa chiều của hộ gia đình 8. MPIh Multi-Dimension Poverty Index of a Household Phương pháp bình phương nhỏ nhất 9. OLS Ordinary Least Squares Methodology Viện nghiên cứu nghèo và sáng kiến phát triển con người Oxford. 10. OPHI Oxford Poverty and Human Development Initiative. Phương pháp Kết nối điểm xu hướng 11. PSM Propensity Score Matching methodology Hệ thống quản lý kết quả và tác động 12. RIMS Results and Impact Management System Dự án Hỗ trợ Tam Nông tỉnh Tuyên Quang 13. TNSP "Tam Nông" Support Project in Tuyên Quang province Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc 14. UNDP United Nations Development Programme Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc. 15. UNICEF United Nations Children's Fund Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 16. VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey Ngân hàng Thế giới 17. WB The World Bank
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Chọn chiều, chỉ tiêu và trọng số của Alkire và Foster ........................... 12 Bảng 3.1 - Chỉ số, ngưỡng nghèo và trọng số đo lường nghèo đa chiều ................. 39 Bảng 3.3 - Mô tả các biến độc lập trong đánh giá tác động dự án........................... 50 Bảng 3.3 - Thống kê số lượng hộ khảo sát theo từng huyện ................................... 53 Bảng 3.4 - Trích lọc các biến của nhóm tính chỉ số nghèo đa chiều ....................... 55 Bảng 3.5 - Trích lọc các biến của nhóm biến kiểm soát ......................................... 57 Bảng 4.1 - Đặc điểm các hộ khảo sát theo các biến định tính ................................. 60 Bảng 4.2 - Đặc điểm các hộ khảo sát theo các biến định lượng .............................. 61 Bảng 4.3 - Phân loại các hộ khảo sát theo phương pháp MOLISA ......................... 62 Bảng 4.4 - Mức thiếu hụt trung bình của các hộ gia đình về giáo dục .................... 63 Bảng 4.5 - Mức thiếu hụt trung bình của các hộ gia đình về sức khỏe .................... 64 Bảng 4.6 - Mức thiếu hụt trung bình của các hộ gia đình về điều kiện sống ........... 65 Bảng 4.7 - Mức thiếu hụt từng chiều và tổng hợp của các hộ gia đình ................... 66 Bảng 4.8 - Mức thiếu hụt tổng hợp của các hộ gia đình theo huyện ....................... 67 Bảng 4.9 - Tác động của dự án đến chiều và chỉ số giáo dục.................................. 69 Bảng 4.10 - Tác động của dự án đến chiều và chỉ số sức khỏe ............................... 70 Bảng 4.11 - Tác động của dự án đến chiều và chỉ số điều kiện sống ...................... 71 Bảng 4.12 - Tác động của dự án đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ ........................ 72 Bảng 4.13 - Kiểm tra tác động của dự án với các kỹ thuật và dữ liệu ..................... 74 Bảng 4.14 - Kiểm tra biến đại diện cho tác động của dự án trong ngắn hạn ........... 77 Bảng 4.15 - Tác động của dự án theo sở hữu diện tích đất canh tác ....................... 78 Bảng 4.16 - Tác động của dự án theo địa bàn các huyện ........................................ 79 Bảng 4.17 - Biến kiểm soát dùng trong hồi quy Probit tính điểm xu hướng ........... 80 Bảng 4.18 - Các biến kiểm soát dùng trong phương pháp DD................................ 82
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 - Quy trình chọn xã, thôn và hộ tham gia dự án TNSP............................... 5 Hình 2.1 - Ý tưởng của phương pháp đánh giá tác động. ....................................... 14 Hình 2.2 - Phản thực giả - So sánh giữa có tham gia và không tham gia. ............... 18 Hình 2.3 - Phản thực giả - So sánh giữa trước và sau can thiệp. ............................. 19 Hình 2.4 - Minh họa về vùng hỗ trợ chung mạnh. .................................................. 22 Hình 2.5 - Minh họa về vùng hỗ trợ chung yếu. ..................................................... 23 Hình 2.6 - Minh họa về tính tác động bằng Phương pháp DD. ............................... 24 Hình 3.1 - Khung phân tích đánh giá tác động Dự án............................................. 34 Hình 3.2 - Quy trình chọn mẫu khảo sát của dự án TNSP. ..................................... 51 Hình 4.1 - Mức thiếu hụt của từng chiều năm 2011 và 2014 ................................. 66 Hình 4.2 - Chỉ số nghèo đa chiều của hộ theo năm và theo huyện. ......................... 68 Hình 4.3 - Phân bố của điểm xu hướng trong phương pháp PSM........................... 73
  8. 1 ĐỀ TÀI Tác động của Dự án Tam nông đến tình trạng "Nghèo đa chiều" của các hộ ở nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Tóm lược: Mỗi năm đã có hàng tỷ Đô-la được chi dùng cho các dự án phát triển nhưng liệu các dự án này có thực sự hỗ trợ người nghèo hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Nghiên cứu này mong muốn đóng góp cho lĩnh vực đánh giá dự án một cách nghiêm khắc bằng phương pháp định lượng. Để kiểm soát việc chọn địa điểm có chủ đích và tự lựa chọn của hộ tham gia dự án TNSP, nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Kết nối điểm xu hướng PSM và Sai biệt kép DD để đo lường tác động của dự án đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh và điều chỉnh những sai lệch chọn mẫu. Sử dụng dữ liệu của 2400 hộ đã tham gia 2 đợt khảo sát, nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của dự án đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh (giảm 11.7 điểm % với mức ý nghĩa 1%) đồng thời giảm trung bình 3.8 tháng thiếu ăn cho những hộ tham gia dự án. Nghiên cứu đề xuất sử dụng số tháng thiếu ăn làm chỉ số đánh giá tác động trong ngắn hạn.
  9. 2 Chương 1 - GIỚI THIỆU 1.1 - Đặt vấn đề Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước kể từ Đại hội Đảng VII1 đến nay. Mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và thực thi bởi chính quyền các cấp. Quan điểm cơ bản của chính sách này là: "Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội thì sự nỗ lực của các hộ nghèo là yếu tố quyết định để các hộ này thoát khỏi đói nghèo". Theo đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mà gần đây nhất là Nghị quyết 80/2011/NQ-CP, đưa ra những định hướng mới về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011- 2020, với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 2%/năm, riêng các xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn. Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã tạo được ấn tượng trên thế giới bởi thành tựu về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ đáng kể ở các lĩnh vực giáo dục và y tế. Theo đánh giá của WB (2012) "Việt Nam đã đạt được và trong một số trường hợp thậm chí còn vượt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ". Trong vòng 20 năm kể từ 1993, Việt Nam đã hỗ trợ được hơn 58% dân số thoát khỏi tình trạng nghèo (Phùng Đức Tùng và cộng sự, 2012). Mặc dù có thành tích ấn tượng nhưng nhiệm vụ giảm nghèo của Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục lâu dài. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong việc duy trì kết quả đạt được, nguy cơ tái nghèo cao, đói nghèo và bất bình đẳng địa phương vẫn còn tồn tại (WB, 2012). Vì vậy, tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc tái phân bổ thu nhập hợp lý và giảm nghèo bền vững. 1 Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VII (1992) đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân.
  10. 3 Theo Cling và cộng sự (2008, trang 2) "có một câu hỏi quan trọng là các chính sách phát triển, đặc biệt là các chính sách xóa đói giảm nghèo có tác động gì, nhưng cho tới nay các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu nói chung thường không có nhiều điều để nói và không có lời giải đáp mang tính khoa học cho câu hỏi đơn giản này". Tác giả Khandker và cộng sự (2010, trang 21) cho rằng, xác định gần chính xác được hiệu quả của một chính sách là một công việc khó khăn đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế luôn bất ổn. Các chương trình và dự án thường tỏ ra đầy hứa hẹn trước khi được triển khai nhưng lại không tạo ra được những tác động hay lợi ích mong đợi. Những năm gần đây, tầm quan trọng của đánh giá tác động ngày càng được chú trọng khi mà mỗi năm Việt Nam nhận hàng triệu đô-la viện trợ phát triển. Điều này giúp người hoạch định chính sách biết được các dự án có tạo được tác động gì cho đối tượng hưởng lợi không, mục tiêu và cách tiếp cận dự án có phù hợp không, cách chọn đối tượng có đảm bảo hiệu quả dự án, cần hướng viện trợ vào lĩnh vực nào. Tuy có nhiều nghiên cứu về đo lường nghèo và đánh giá tác động dự án nhưng có ít nghiên cứu sử dụng chỉ số nghèo đa chiều để đánh giá tác động. Trong những năm gần đây, đo lường nghèo bằng chỉ số nghèo đa chiều (thay cho thu nhập hoặc chi tiêu) ngày càng được chú trọng vì nó phản ánh đầy đủ hơn tình trạng nghèo của hộ gia đình. Vì vậy nghiên cứu này muốn tìm các bằng chứng để trả lời cho câu hỏi liệu dự án phát triển đa can thiệp TNSP có thực sự giúp cải thiện tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình hay không. Nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ riêng là "Chỉ số nghèo đa chiều của hộ gia đình2 MPIh" với ý nghĩa là chỉ số tổng hợp giúp xác định các khía cạnh mà một hộ gia đình bị thiếu hụt. Cách tính toán chỉ số MPIh này dựa vào phương pháp của Alkire and Foster đề xuất năm 2007 - 2008. 2 Cụm từ "Chỉ số nghèo đa chiều của hộ gia đình MPIh " và "Chỉ số thiếu hụt đa chiều của hộ gia đình" có ý nghĩa tương đương. Một hộ gia đình được coi là tốt hơn nếu mức độ thiếu hụt ngày càng giảm đi, cụ thể giá trị của MPIh sẽ nhỏ hơn giá trị ban đầu
  11. 4 Mục tiêu của chính sách công hay dự án nói chung là làm thay đổi tình trạng của các đối tượng nhận can thiệp. Phương pháp hay sử dụng (và thường sai lầm) là so sánh tình trạng trước và sau can thiệp, kết quả so sánh không thể coi là tác động thực sự của chính sách hay dự án được. Sai lầm này là do: Thứ nhất, các dự án phát triển thường có nhiều can thiệp để đạt được mục tiêu giảm nghèo. Thứ hai, địa bàn mà dự án giảm nghèo nhắm đến là những nơi có nhiều hộ nghèo nên lựa chọn địa điểm không phải là ngẫu nhiên. Thứ ba, tồn tại vấn đề hộ tự lựa chọn tham gia vào các can thiệp nghĩa là những hộ có đặc điểm tương tự có thể tự chọn có tham gia hay không, điều này có thể dẫn đến xác suất khác nhau về việc tham gia vào dự án. Những nguyên nhân này là những thách thức lớn cho việc đánh giá các dự án phát triển đa can thiệp và là lý do chính để giải thích tại sao các đánh giá tác động của những dự án này rất ít3. Vì vậy cần phải sử dụng những công cụ kinh tế lượng phù hợp để xác định gần đúng tác động dự án, nghiên cứu này sẽ lựa chọn phương pháp PSM và DD làm công cụ đo lường. 1.2 - Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh Tuyên Quang Dự án TNSP hỗ trợ "nông nghiệp, nông dân và nông thôn" với tổng vốn 32.844.900 USD được triển khai từ 2011 đến 2016. Mục tiêu chính của Dự án là nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đặc biệt tại các khu vực khó khăn nhất của tỉnh Tuyên Quang (IFAD, 2010, trang 27). Đối tượng hưởng lợi của TNSP là hộ nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số, một trọng tâm đặc biệt của dự án là tiếp cận các dân tộc thiểu số nghèo ở vùng sâu vùng xa và vùng cao. (IFAD, 2010, trang 11). Đối với tỉnh Tuyên Quang, dự án TNSP còn được lồng ghép vào Chương trình Xây dựng Nông thôn mới. 3 Theo Cling and et al (2008, p.3), Cơ quan phát triển Pháp AFD từ khi thành lập đến nay [2008] mới chỉ thực hiện 4 nghiên cứu nghiêm khắc về đánh giá tác động, con số này thật ít ỏi. Ngay cả WB có riêng một cơ quan đánh giá nội bộ (GEI) cũng không tiến hành đánh giá một cách nghiêm khắc các chính sách cho tới gần đây. Tại sao lại có ít đánh giá tác động như vậy? Bởi những đánh giá loại này chi phí tốn kém, kỹ thuật phức tạp và mất nhiều thời gian.
  12. 5 IFAD là một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc với sứ mệnh hỗ trợ các nước nghèo phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn và góp phần vào các chương trình giảm nghèo bền vững ở các quốc gia. Tổ chức IFAD luôn đề xuất những sáng kiến mới và độc đáo trong phát triển nông nghiệp và nông thôn cho các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, các dự án của IFAD đã đóng góp quan trọng cho các chương trình xoá đói giảm nghèo và được Chính phủ đánh giá cao. Phương pháp lựa chọn các xã tham gia dự án TNSP dựa vào tỉ lệ nghèo và số dân nghèo tính theo đầu người, đặc biệt ưu tiên các xã nghèo có tỉ lệ hộ dân tộc thiểu số cao hơn4. Dự án TNSP triển khai tại 64 xã có tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 22%. Các xã này là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, 55/64 xã có trên 50% là người dân tộc thiểu số, trong khi ở 9/64 xã khác tỷ lệ dân tộc thiểu số không ít hơn 21%. Trong mỗi xã được lựa chọn, tất cả các thôn sẽ được tham gia dự án (IFAD 2010, trang 18). Quy trình chọn xã, thôn và hộ tham gia dự án được tóm tắt ở Hình 1.1. Hình 1.1 - Quy trình chọn xã, thôn và hộ tham gia dự án TNSP. Nguồn: dựa theo số liệu của IFAD (2010, trang 77 và phụ lục 4) 4 Đây là các xã được phân loại thuộc Vùng 3 (các xã xa xôi và khó khăn nhất) hoặc các xã thuộc Vùng 2 (ít xa xôi nhưng vẫn còn khó khăn)
  13. 6 Trong các xã và thôn đã được chọn, hộ hưởng lợi không được chọn ngẫu nhiên mà họ tự lựa chọn tham gia vào các can thiệp dự án, vì vậy lựa chọn thiên lệch là vấn đề lớn trong đánh giá tác động dự án. Vì thiết kế "lựa chọn ngẫu nhiên" không khả thi nên nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" là PSM và DD để kiểm soát tính không đổi theo thời gian, các đặc điểm quan sát được và không quan sát được để điều chỉnh các sai lệch lựa chọn, (Smith and Todd, 2005). Các phương pháp PSM và DD sẽ sử dụng chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh để đánh giá tác động của dự án đến các hộ gia đình nghèo ở tỉnh Tuyên Quang. 1.3 - Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là: Đánh giá mức độ tác động đến tình trạng nghèo đa chiều của các hộ ở dự án phát triển nông thôn với nhiều can thiệp sau 2 năm thực hiện ở tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu này có 2 mục tiêu cụ thể là: (i) Đo lường chỉ số nghèo đa chiều của hộ gia đình tham gia Dự án TNSP; (ii) Xác định tác động của Dự án TNSP đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ; Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài này tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (i) Chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh được tính toán như thế nào khi áp dụng phương pháp Alkire - Foster và dữ liệu RIMS của dự án TNSP? (ii) Sự thay đổi trong chỉ số nghèo đa chiều của các hộ MPIh trước và sau khi có can thiệp của dự án tính toán theo PSM và DD như thế nào? (iii) Liệu có tồn tại vấn đề tác động không đồng nhất của dự án đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh theo nhóm diện tích đất canh tác của hộ và theo từng địa bàn huyện?
  14. 7 1.4 - Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này có 2 điểm khác biệt cơ bản so với các nghiên cứu tương tự trước đây là: (i) Lựa chọn dự án đa can thiệp để làm đối tượng đánh giá tác động và (ii) sử dụng chỉ số nghèo đa chiều của hộ gia đình MPIh để đo lường tác động dự án. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp gồm 900 hộ gia đình tham gia dự án TNSP và 300 hộ gia đình không tham gia dự án ở 2 đợt khảo sát 2011 và 2014. Số hộ đồng thời tham gia cả 2 đợt khảo sát là 864 hộ. Như vậy tổng cộng bộ dữ liệu RIMS đầy đủ có 2400 lượt hộ gia đình tham gia khảo sát tại tỉnh Tuyên Quang. Một điều đáng tiếc là do thiết kế khảo sát của dự án, số lượng hộ thuộc nhóm đối chứng (chỉ có 300 quan sát) ít hơn so với hộ thuộc nhóm kiểm soát (có 900 quan sát). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PSM và DD để đánh giá tác động những can thiệp của dự án đến chỉ số nghèo đa chiều của các hộ gia đình MPIh trong khuôn khổ dự án TNSP. Cả hai phương pháp này đều xây dựng tình huống phản thực từ dữ liệu thống kê, giúp chọn lọc các hộ gia đình có những đặc điểm tương đồng nhau trước khi có can thiệp của dự án, từ đó giúp việc so sánh sự khác biệt về thời gian trước và sau khi có can thiệp, vừa so sánh được khác biệt giữa hộ có những can thiệp và không có những can thiệp của dự án. 1.5 - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Đánh giá gần đúng tác động thực sự của một dự án hay chương trình vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Nghiên cứu này lập luận rằng đánh giá dự án đa can thiệp và nghèo đói không thể chỉ đo lường ở một khía cạnh cụ thể mà phải sử dụng những khái niệm tổng hợp, chứa đựng nhiều thông tin. Nghiên cứu này mong muốn cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm mới về các tác động đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình của một dự án phát triển nông thôn với tính chất đa
  15. 8 can thiệp, chọn địa điểm không ngẫu nhiên và hộ tự lựa chọn tham gia. Phương pháp và kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng cho đánh giá tác động của nhiều dự án phát triển khác nhằm trả lời câu hỏi thực tiễn mà các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần là "Dự án có mang lại tác động tích cực cho các đối tưởng hưởng lợi dự án hay không". Hơn nữa, kết quả nghiên cứu có thể đóng góp để điều chỉnh thiết kế và triển khai các dự án phát triển nông thôn, đặc biệt nghiên cứu này chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật về lựa chọn chỉ tiêu, dữ liệu, công cụ để tiến hành các khảo sát và đánh giá tác động cho những dự án tương tự. 1.6 - Cấu trúc của đề tài nghiên cứu Đề tài này cố gắng trình bày các vấn đề theo cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương với các nội dung như sau: "Chương 1 - Giới thiệu" cung cấp những thông tin ngắn gọn về vấn đề cần nghiên cứu, trình bày mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. "Chương 2 - Cơ sở lý thuyết" trình bày về lý thuyết nền tảng về nghèo đa chiều, phương pháp đánh giá tác động dự án, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan để từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu. "Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu" trình bày về khung đo lường nghèo đói và đánh giá tác động, phương pháp đánh giá bằng PSM và DD, dữ liệu sử dụng cho đề tài này; "Chương 4 - Kết quả nghiên cứu" trình bày kết quả và bàn luận về các phát hiện liên quan đến kết quả chính; "Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách" trình bày những kết luận, các hàm ý chính sách liên quan đến nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần cuối cùng là các phụ lục đính kèm. Tóm tắt chương 1 Hầu hết các báo cáo của dự án thường sử dụng phương pháp đánh giá định tính và dùng số liệu giám sát hoạt động. Có một số đánh gía dự án sử dụng mô hình kinh tế
  16. 9 lượng nhưng chủ yếu dùng biến thu nhập hay chi tiêu của các hộ để đo lường tác động của dự án trong một khía cạnh cụ thể chẳng hạn tín dụng, chăn nuôi .... Chương này tập trung mô tả vấn đề, trình bày mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp đo lường tác động của một dự án đa can thiệp bằng chỉ số tổng hợp là chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh để hiểu xem dự án đã làm thay đổi khía cạnh kinh tế - xã hội nào đối với các đối tượng hưởng lợi từ dự án.
  17. 10 Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này sẽ lược khảo các khái niệm về nghèo, nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều, phương pháp đo lường nghèo đa chiều, cách chọn các chiều đo lường nghèo đa chiều và lý thuyết nền tảng về đánh giá tác động dự án bằng phương pháp PSM và DD. Cuối chương là phần lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm điển hình trong việc đo lường nghèo đa chiều và đánh giá tác động dự án để làm cơ sở giúp phân tích và lựa chọn cách tiếp cận trong các chương tiếp theo. 2.1 - Lược khảo các lý thuyết nền tảng 2.1.1 - Nghèo và nghèo đa chiều 2.1.1.1 - Khái niệm về nghèo Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói, tuy nhiên có một quan niệm được nhiều bên thừa nhận, đó là định nghĩa về nghèo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương đưa ra năm 1993 tại Bangkok như sau: "Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương". Quan niệm về nghèo như trên xuất phát từ việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, học hành, chữa bệnh..., sự thiếu hụt một hoặc một số các nhu cầu đó được coi là nghèo. 2.1.1.2 - Nghèo đơn chiều Nghèo đơn chiều là phương pháp tiếp cận truyền thống được giới thiệu từ năm 1980. Sở dĩ gọi là nghèo đơn chiều vì cách tiếp cận này chỉ tập trung vào chi tiêu hoặc thu nhập bằng tiền (moneymetric) mà bỏ qua các khía cạnh khác của nghèo đói. Thu nhập hay chi tiêu của cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ được so sánh với chuẩn nghèo và họ được xem là nghèo nếu có thu nhập hay chi tiêu dưới chuẩn nghèo (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 127)
  18. 11 Hai chuẩn nghèo quan trọng là chuẩn nghèo quốc tế và quốc gia. Theo WB (2008), chuẩn nghèo quốc tế là 1.25 USD/người/ngày xác định năm 2008. Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 400 ngàn và 500 ngàn đồng/người/tháng tương ứng cho khu vực nông thôn và thành thị (theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg). 2.1.1.3 - Nghèo đa chiều Theo UNDP (2009, trang 31), khái niệm nghèo đa chiều là sự mở rộng của khái nghèo đơn chiều. Khái niệm nghèo đa chiều xác định rõ nghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống khác mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn không cho cá nhân hoặc cộng đồng được tiếp cận với các nguồn lực làm cho họ không biết và không thể tìm được cách để thoát ra khỏi tình trạng nghèo. Chỉ số nghèo đa chiều MPI được đề xướng và phát triển bởi OPHI thuộc Đại học Oxford với mục đích tạo ra một khái niệm kinh tế mới và một khung phân tích mới về nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Bên cạnh chiều kinh tế, nghèo đa chiều phản ánh toàn diện hơn những thiếu hụt về giáo dục, y tế và chất lượng sống của một cá nhân hay hộ gia đình. Khái niệm nghèo đa chiều giúp mô tả đầy đủ hơn về tình trạng nghèo vì khái niệm mới này có khả năng chỉ rõ ai nghèo và họ nghèo như thế nào. Việc lựa chọn các chiều và chỉ tiêu thể hiện các thiếu hụt phụ thuộc vào mục đích và đối tượng đánh giá... Theo Alkire và Foster (2008), để đo lường nghèo đa chiều cần xác định khái niệm nghèo đa chiều, xác định đơn vị đo lường là hộ hay người, xác định các chiều và ngưỡng thiếu hụt ở từng chiều, xác định các chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt trong từng chỉ số, xác định cách tính mức độ thiếu hụt và quy định chuẩn nghèo đa chiều. Chuẩn nghèo đa chiều tức là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là nghèo đa chiều. Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc tế, một hộ
  19. 12 gia đình thiếu 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên sẽ bị coi là nghèo đa chiều. Một hộ gia đình thiếu 2/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên sẽ bị coi là nghèo đa chiều nghiêm trọng. Bảng 2.1 - Chọn chiều, chỉ tiêu và trọng số của Alkire và Foster Chiều Chỉ tiêu Ngưỡng nghèo Trọng số Không có thành viên nào của hộ hoàn tất 1/6 hay 1. Số năm đi học Giáo 5 năm đi học 16.7% dục Có bất kỳ trẻ em nào ở tuổi đi học mà 1/6 hay 2. Đi học của trẻ em không đến trường từ lớp 1 đến lớp 8 16.7% 1/6 hay 3. Tử vong ở trẻ em Có bất kỳ trẻ em nào trong hộ bị chết 16.7% Y tế Có bất kỳ người lớn hay trẻ em nào bị suy 1/6 hay 4. Dinh dưỡng dinh dưỡng 16.7% 1/18 hay 5. Điện Hộ gia đình không có điện 5.6% Hộ gia đình không có toilet đảm bảo vệ 1/18 hay 6. Vệ sinh sinh hoặc sử dụng toilet chung 5.6% Hộ gia đình không tiếp cận được với 1/18 hay 7. Nước sạch nguồn nước sạch 5.6% Mức 1/18 hay 8. Sàn nhà Bằng đất, cát hay vật liệu tạm bợ khác sống 5.6% 1/18 hay 9. Nhiên liệu đun nấu Hộ gia đình đun nấu với củi hoặc than củi 5.6% Hộ gia đình sở hữu không nhiều hơn 1 trong 6 loại tài sản sau: radio, tivi, điện 1/18 hay 10. Tài sản thoại, xe đạp, xe máy, tủ lạnh và không sở 5.6% hữu một chiếc xe hơi hay máy cày nào Nguồn: theo Alkire and Santos (2011) Theo Nguyễn Trọng Hoài (2013, trang 132), khái niệm nghèo đa chiều có nhiều ưu điểm hơn so với các công cụ đo lường nghèo trước đây ở các điểm sau:  Phản ánh toàn diện những thiếu hụt ảnh hưởng đến cuộc sống của một người trong một thời điểm;  Chỉ ra những người nào nghèo và dễ bị tổn thương nhất, cần nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất;  Cho biết những chỉ tiêu nào mà người dân ở mỗi vùng hay mỗi nhóm dân cư bị thiếu hụt nhất;
  20. 13  Có chính sách phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng vùng hay từng nhóm dân cư. Phản ánh rõ hơn hiệu quả can thiệp chính sách do đó giúp các nhà làm chính sách có những điều chỉnh chính sách kịp thời;  Chỉ tiêu đo lường MPI không cứng nhắc mà có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng nghiên cứu. Để xác định một hộ gia đình có nghèo đa chiều hay không, một ngưỡng nghèo được quy định là 33.3%. Khi điểm thiếu hụt tổng của một hộ gia đình ≥ 33.3% thì hộ gia đình đó (bao gồm tất cả các thành viên trong hộ) được xác định là thuộc diện nghèo đa chiều. Hộ gia đình có điểm thiếu hụt ≥ 20% nhưng ≤ 33.3% được xem là hộ dễ bị tổn thương. Hộ gia đình có điểm thiếu hụt ≥ 50% được xem là nghèo đa chiều cùng cực (UNDP, 2011). Chỉ số nghèo đa chiều MPI được tính từ Tỷ lệ người nghèo đa chiều (H) và Độ sâu nghèo (A) như sau: ∑ H= A= (2.1) Trong đó: Trong đó: q: Số người nghèo đa chiều q: Số người nghèo đa chiều N: Tổng số người dân trong mẫu c: Điểm thiếu hụt của hộ gia đình Khi đó chỉ số nghèo đa chiều MPI của một vùng địa lý được tính bằng công thức: MPI = H * A (2.2) Nghiên cứu này sẽ dựa vào cách tiếp cận và phương pháp đo lường nghèo đa chiều được đề xuất bởi Alkire and Foster (2008), sử dụng cách lựa chọn chiều và chỉ số con để đo lường gần giống như phương pháp gốc. Do MPI là chỉ số dùng để đo lường cho một vùng (thôn, xã, huyện, tỉnh hay quốc gia) nhưng nghiên cứu này cần chỉ số đo lường ở cấp hộ, vì vậy để nắm bắt khía cạnh đa chiều của nghèo đói ở hộ gia đình, nghiên cứu đề xuất sử dụng "Điểm thiếu hụt của hộ gia đình" hay "Chỉ số nghèo đa chiều của hộ" (ký hiệu là c trong công thức 2.1).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2