intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của một số yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả này có thể giúp các ngân hàng hiểu rõ cơ chế tác động bằng cách đặt ra các giả thuyết nghiên cứu, từ đó kiểm định bằng mô hình khoa học để rút ra kết luận, điều này giúp các ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh riêng cho mình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của ngân hàng trên thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của một số yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ LÊ THỊ MAI QUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ LÊ THỊ MAI QUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của một số yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Đức. Các dữ liệu được thu thập và kết quả xử lý là hoàn toàn chân thực. Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017 Người thực hiện Lê Thị Mai Quỳnh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ.............................1 1.1 Lý do thực hiện đề tài............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 1.3 Tổng quan học thuật..............................................................................................2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 1.5.1 Mô hình nghiên cứu............................................................................................3 1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................4 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài...................................................................................4 1.7 Kết cấu luận văn....................................................................................................4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................6 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........................7 2.1 Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu.......................................................................7 2.1.1 Các yếu tố nghiên cứu tác động đến rủi ro tín dụng.............................................7 2.1.1.1 Khái niệm.........................................................................................................7 2.1.1.2 Các yếu tố nghiên cứu và ý nghĩa của các yếu tố này........................................7 2.1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM..................................................................................9 2.1.2.1 Khái niệm.........................................................................................................9 2.1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng................................................................9 2.1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng....................................................................10 2.1.3 Tác động của các yếu tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng.....................................13 2.1.3.1 Khái niệm.......................................................................................................13
  5. 2.1.3.2 Biểu hiện tác động của các yếu tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng..................13 2.1.4 Hạn chế rủi ro tín dụng......................................................................................15 2.1.4.1 Khái niệm.......................................................................................................15 2.1.4.2 Mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng.....................................................................16 2.1.5 Khảo lược các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan.............................16 2.1.5.1 Các nghiên cứu trong nước............................................................................16 2.1.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài...........................................................................17 2.2 Mô hình nghiên cứu tác động của một số yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam...................................................................................................................22 2.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình và mô tả các biến.................................23 2.2.1.1 Biến phụ thuộc tỷ lệ rủi ro tín dụng (CRR)......................................................23 2.2.1.2 Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu.....................................................24 2.2.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu...........................................................................29 2.3 Kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới về hạn chế rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam......................................................................29 2.3.1 Kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới về hạn chế rủi ro tín dụng................30 2.3.1.1 Kinh nghiệm của các nước Mỹ và Châu Âu....................................................30 2.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc........................................................................30 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................34 CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VỆT NAM.........................35 3.1 Tổng quan về các NHTM Việt Nam.....................................................................35 3.1.1 Quá trình ra đời và phát triển...........................................................................35 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động...........................................................37 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2009- 2016..................................38 3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn của các NHTM Việt Nam......................................38 3.1.3.2 Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam..............................................40
  6. 3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2009– 2016...........................................................................................................................41 3.2.1 Phân tích tác động của các một số yếu tố đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam....................................................................................................................41 3.2.1.1 Rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng..........................................................41 3.2.1.2 Rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng.............................................................42 3.2.1.3 Rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động...............................................................44 3.2.1.4 Rủi ro tín dụng và lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng............................45 3.2.2 Đánh giá tác động của các yếu tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam....................................................................................................................47 3.2.2.1 Những kết quả đạt được.................................................................................47 3.2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân......................................................................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................55 CHƯƠNG 4 – KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM..............................................................................................................56 4.1 Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................56 4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................57 4.3 Kiểm định...........................................................................................................58 4.4 Kết quả, giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy........................................................60 4.4.1 Kết quả thống kê mô tả.....................................................................................60 4.4.2 Phân tích tương quan........................................................................................62 4.4.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến...................................................................62 4.4.4 Kết quả ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu...............................................63 4.4.5 Thảo luận kết quả hồi quy.................................................................................68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................73 CHƯƠNG 5 – GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TỪ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU.....................................................................74 5.1 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng từ tác động của các yếu tố nghiên cứu.............................................................................................................................74
  7. 5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ tác động tiêu cực của các yếu tố nghiên cứu.............................................................................................................................76 5.2.1 Nhóm giải pháp do bản thân các NHTM Việt Nam tổ chức thực hiện............................................................................................................................76 5.2.1.1 Phấn đấu tăng trưởng tín dụng bền vững.......................................................76 5.2.1.2 Tăng quy mô nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tổng tài sản..............................78 5.2.1.3 Giảm chi phí hoạt động trong ngân hàng một cách hợp lý..............................79 5.2.1.4 Kiểm soát vấn đề hạch toán lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng tín dụng nhằm minh bạch hóa báo cáo tài chính......................................................................79 5.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ....................................................................................81 5.2.2.1 Từ NHNN Việt Nam.......................................................................................81 5.2.2.2 Từ Chính Phủ Việt Nam.................................................................................83 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng................................................83 5.3.1 Hạn chế của đề tài...........................................................................................83 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng.............................................................................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 BCTN Báo cáo thường niên 2 CIC Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam Một trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt 3 KPMG Việt Nam Nam 4 NH Ngân hàng 5 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 8 TCTD Tổ chức tín dụng 9 VAMC/ AMC Công ty quản lý tài sản 10 WTO Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê một số công trình nghiên cứu trước đây có liên quan..................21 Bảng 2.2: Kỳ vọng về dấu các hệ số hồi quy của biến trong mô hình nghiên cứu.......29 Bảng 3.1: Số lượng ngân hàng từ 2009-2016.............................................................37 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng tài sản của các NHTM Việt Nam.................................43 Bảng 3.3:Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN.......................................................................................................................47 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến đại diện...............................................................60 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.....................62 Bảng 4.3: Kiểm định VIF...........................................................................................62 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu POOL OLS, FEM, REM...............63 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp FGLS....................................66
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Các loại hình NHTM Việt Nam..................................................................37 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Việt Nam......................39 Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam...............................40 Hình 3.4: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng...........................41 Hình 3.5: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng..............................42 Hình 3.6: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động................................44 Hình 3.7:Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng.........................................................................................................................46 Hình 3.8: Thống kê tỷ lệ rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam..............................48 Hình 3.9: Thống kê tỷ lệ rủi ro tín dụng trung bình tại 10 NHTM Việt Nam tiêu biểu từ năm 2009- 2016.....................................................................................................50 Hình 5.1: Minh họa tỷ trọng trong Tổng chi phí hoạt động.........................................75
  11. 1 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1.6 Lý do thực hiện đề tài Tín dụng là một ngành kinh doanh rủi ro, và quản trị rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo ngân hàng trên toàn thế giới. Ngay khi quan hệ tín dụng phát sinh thì những rủi ro tiềm ẩn dù khách quan hay chủ quan cũng đã hiện hữu xuyên suốt quá trình từ khâu thu thập hồ sơ, thẩm định khách hàng, phê duyệt, cho đến khâu giải ngân và giám sát khoản vay sau giải ngân. Mãi cho đến khi khách hàng trả hết toàn bộ dư nợ gốc, lãi vay cùng toàn bộ các chi phí phát sinh, thì chúng ta mới có thể khẳng định: rủi ro tín dụng đã thực sự xảy ra hay chưa? Về cơ bản, nguồn thu của ngân hàng hiện nay đến từ bốn hoạt động chính: thu nhập từ lãi vay, thu nhập từ phí dịch vụ, thu nhập từ đầu tư tài chính và thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, trong đó thu nhập từ lãi vay chiếm tỉ trọng lớn nhất, nên không có gì đặc biệt khi các ngân hàng thương mại luôn tập trung tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên nghiên cứu của Dell' Aricca & Marquez (2006) lại kết luận sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ xảy ra khủng hoảng trong ngân hàng, ví dụ như các cuộc khủng hoảng đã xảy ra tại Argentina năm 1980; Chi Lê năm 1982; Thụy Điển, Na Uy và Ba Lan năm 1992; Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc năm 1997. Theo đó, Mendoza & Terrones (2008) cũng nhận định không phải tất cả thời kỳ tăng trưởng nóng tín dụng đều đi đến khủng hoảng, nhưng nhiều cuộc khủng hoảng ở những nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay đều có sự liên quan đến bùng nổ tín dụng. Cũng theo nhận định của nhiều nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này, ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro theo xác suất, vì vậy không thể quá cẩn trọng để rồi không cho vay. Vì vậy, để tín dụng tăng trưởng tốt mà vẫn đảm bảo giảm thiểu rủi ro, cần tìm hiểu một cách sâu rộng những yếu tố tác động tiêu cực đến vấn đề này, đó là những yếu tố đặc điểm nào, chúng tác động ra sao và làm thế nào để giảm thiểu được những tác động tiêu cực đó, là vấn đề cần đáng lưu tâm nghiên cứu ở bất kỳ nền kinh tế nào. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của một số yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
  12. 2 1.7 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba mục tiêu chủ yếu sau: - Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến rủi ro tín dụng bằng cách đặt ra những giả thuyết về mối tương quan thuận chiều hay nghịch chiều giữa chúng với nhau. - Gợi ý một số kiến nghị giúp các nhà quản lý ngân hàng hạn chế những tác động tiêu cực của các yếu tố này đến rủi ro tín dụng nhằm kiểm soát tốt các tác động từ việc đẩy mạnh cho vay. 1.8 Tổng quan học thuật Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.  Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm. Đây là biến được nhiều nghiên cứu tìm thấy có mối quan hệ với rủi ro tín dụng. Giả thuyết H1: Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (dương)  Quy mô của một ngân hàng liên quan đến giá trị tổng tài sản có mà ngân hàng nắm giữ, khi đo lường biến số này người ta thường dựa vào tổng tài sản trên sổ sách của chính ngân hàng đó. Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (dương).  Tỷ lệ chi phí hoạt động đánh giá hiệu quả của năng lực quản trị chi phí của ngân hàng, đây là chỉ số quan trọng cho các khoản nợ xấu trong tương lai và rủi ro của ngân hàng. Giả thuyết H3: : Chi phí hoạt động có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (dương).
  13. 3  Tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kiểm tra hiện tượng che giấu thu nhập của các ngân hàng thông qua hình thức chuyển lợi nhuận vào chi phí dự phòng nhằm hạn chế tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Giả thuyết H4: Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng (âm). 1.9 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tác động của một số yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: nghiên cứu các NHTM Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại 100% vốn cổ phần nhà nước nhưng không bao gồm ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển Việt Nam. + Về thời gian: thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2009 – 2016. Thời gian tập hợp dữ liệu được thực hiện trong tháng 6, 7 và 8 năm 2017. Sau đó việc nhập liệu, làm sạch, xử lý dữ liệu và viết báo cáo trong tháng 9, 10 và 11 năm 2017. 1.10 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng bốn phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu bao gồm: ước lượng mô hình hồi quy OLS (Pooled), ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed Effects), mô hình hồi quy với các tác động ngẫu nhiên (Random Effects), sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình FGLS để kiểm soát hiện tượng tự tương quan/ phương sai thay đổi để tăng tính hiệu quả cao cho mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu theo phương trình sau: 𝐶𝑅𝑅𝑖,𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 ∆𝐿𝐺𝑖,𝑡 + 𝛽2 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑡 + 𝛽3 𝐶𝐼𝑅𝑖,𝑡 + 𝛽4 𝐸𝐵𝑃𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 Trong đó các biến được đo lường như sau: CRR: biến rủi ro tín dụng
  14. 4 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔𝑖,𝑡 𝐶𝑅𝑅𝑖,𝑡 = × 100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑖,𝑡−1 LG: biến tăng trưởng tín dụng 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑖,𝑡 − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑖,𝑡−1 ∆𝐿𝐺𝑖,𝑡 = × 100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑖,𝑡−1 SIZE: biến quy mô ngân hàng 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑡 = 𝐿𝑁 (𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛)𝑖,𝑡 CIR: biến tỷ lệ chi phí hoạt động 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔𝑖,𝑡 𝐶𝐼𝑅𝑖,𝑡 = × 100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑖,𝑡 EBP: biến tỷ lệ lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔𝑖,𝑡 𝐸𝐵𝑃𝑖,𝑡 = × 100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ𝑖,𝑡 1.7.2 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 34 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2009 đến 2016, bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại 100% vốn cổ phần nhà nước nhưng không bao gồm ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển Việt Nam. 1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài nghiên cứu cho biết những yếu tố nào là quan trọng trong ngân hàng có tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng. Kết quả này có thể giúp các ngân hàng hiểu rõ cơ chế tác động bằng cách đặt ra các giả thuyết nghiên cứu, từ đó kiểm định bằng mô hình khoa học để rút ra kết luận, điều này giúp các ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh riêng cho mình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực ca ̣nh tranh, uy tín và thương hiê ̣u của ngân hàng trên thi ̣trường. 1.9 Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm các nội dung chính sau: Chương 1 – Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế
  15. 5 Chương 2 – Tổng quan về tác động của các yếu tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng và mô hình nghiên cứu Chương 3 – Thực trạng về tác động của các yếu tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 4 – Khảo sát, kiểm định mô hình về tác động của các yếu tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 5 – Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ tác động của các yếu tố nghiên cứu
  16. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay và hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM. Có thể nói hoạt động tín dụng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố đặc thù của ngân hàng do đó hoạt động này gặp khá nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về tín dụng. Vì thế nghiên cứu rủi ro tín dụng tại các NHTM đang rất cần thiết. Dựa vào kết quả của các nhà nghiên cứu, NHTM sẽ có những chính sách và chiến lược phù hợp để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời thông qua chương 1 tác giả đã cho thấy cái nhìn tổng quát các vấn đề nghiên cứu của đề tài về một số yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Chương 1 nêu tóm tắt các lý do và mục tiêu lựa chọn đề tài, sau đó điểm sơ qua về tổng quan học thuật, dữ liệu nghiên cứu, các biến nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được chọn lựa. Cuối cùng tác giả nhấn mạnh ý nghĩa khoa học của đề tài và nêu kết cấu luận văn. Chương 1 giúp độc giả hiểu được khái quát của đề tài để dễ dàng tìm hiểu về nội dung chính ở những chương sau.
  17. 7 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu 2.1.1 Các yếu tố nghiên cứu tác động đến rủi ro tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm Các yếu tố nghiên cứu tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm các yếu tố có sự tương tác với rủi ro tín dụng mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu. Các yếu tố này phản ánh sức khỏe của hoạt động tín dụng tại các NHTM và luôn có sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố. Các NHTM dựa vào việc đánh giá các chỉ số của các yếu tố để đưa ra biện pháp quản trị thích hợp cho hoạt động tín dụng. Như vậy cho thấy rằng việc nghiên cứu các yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với NHTM nói riêng và nền kinh tế tài chính nói chung. 2.1.1.2 Các yếu tố nghiên cứu và ý nghĩa của các yếu tố này Có 4 yếu tố được tác giả nghiên cứu và sử dụng, và để biết rõ hơn về ý nghĩa của các yếu tố này thì các NHTM thường so sánh với chỉ số năm trước, chỉ số của những đối thủ cạnh tranh và với chỉ số của ngành 1. Tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm, chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm, từ đó đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tín dụng là yếu tố nền tảng khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng, yếu tố này khác với yếu tố tăng trưởng tín dụng, nếu tăng trưởng tín dụng là một tỷ lệ liên quan đến dư nợ năm trước và năm hiện tại, thì tổng dư nợ tín dụng lại là một con số cụ thể, và muốn tính được tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cần có dữ liệu về dư nợ tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Tăng trưởng tín dụng tăng dần qua các năm thể hiện khả năng cho vay tốt của NHTM. Cần so sánh giá trị này với đối thủ cạnh tranh để biết được năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường như thế nào, từ đó các nhà hoạch định có thể đưa
  18. 8 chiến lược phát triển sản phẩm, thu hút khách hàng và đẩy mạnh cho vay và nâng cao nâng lực cạnh tranh. 2. Quy mô ngân hàng Tổng tài sản sẽ đại diện cho quy mô của ngân hàng đó. Tổng tài sản càng lớn thể hiện quy mô ngân hàng đó càng lớn và ngược lại. Quy mô ngân hàng lớn tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và uy tín trong hệ thống NHTM. Thông thường thì quy mô NHTM lớn sẽ có hệ thống điều hành tốt hơn và hoàn chỉnh hơn các NHTM nhỏ. Đồng thời, các NHTM có quy mô lớn thường sẽ có được những khoản đầu tư lớn và an toàn tạo ra được lợi nhuận cao và hiệu quả hoạt động tốt. Ngoài ra, các NHTM lớn cũng là những ngân hàng có thể cung cấp những khoản vay lớn cho những doanh nghiệp, tập đoàn lớn hay công ty nước ngoài, do đó nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng cũng cao hơn. 3. Tỷ lệ chi phí hoạt động Yếu tố này phản ánh chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động tín dụng của NHTM không bao gồm chi phí cho việc chi trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Quản trị chi phí là việc đề ra các biện pháp sao cho chi phí hoạt động được sử dụng một cách hợp lý nhất và nhà quản trị của NHTM nếu thể hiện bản lĩnh quản trị tốt về chi phí hoạt động này thì sẽ quản lý tốt các hoạt động khác như là hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư và mang lại hiệu quả cao cho NHTM. Trong đó việc đánh giá được khách hàng là một trong những yêu tố quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các NHTM có đội ngũ quản trị chi phí tốt thì có hiệu quả hoạt động cao và có mức rủi ro tín dụng thấp hơn những ngân hàng khác. Ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả thì hoạt động tín dụng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng dẫn đến rủi ro tín dụng ở mức cao. 4. Tỷ lệ lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ được tính vào chi phí thuế do đó các NHTM cũng sử dụng chi phí này như một công cụ để trốn thuế và che đậy lợi nhuận. Các nhà quản lý thường điều chỉnh cho chi phí dự phòng tăng lên vào thời điểm NHTM hoạt động kinh doanh tốt nhằm mục đích giảm thuế thu nhập phải nộp và
  19. 9 chuyển sang các năm có tình trạng kinh doanh khó khăn hơn. Như vậy để nghiên cứu được chính xác về chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của NHTM trong hoạt động tín dụng thì tác giả sẽ lấy chỉ tiêu lợi nhuận trước khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí dự phòng càng lớn thì tỷ lệ lợi nhuận này sẽ càng nhỏ, mà chi phí dự phòng càng lớn tức là rủi ro tín dụng càng cao, như vậy tỷ lệ này với rủi ro tín dụng được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ nghịch chiều. 2.1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM 2.1.2.1 Khái niệm Căn cứ vào khoản 01 Điều 03 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Theo CFI (2016) định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay không đáp ứng được các điều khoản của hợp đồng cho vay của họ. Theo quan điểm của tác giả: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. 2.1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Theo điều 03 khoản 03 thông tư 02/2013/TT-NHNN thì:“Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung” Các NHTM sẽ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng như vậy cũng có thể thấy rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa dự phòng rủi ro và rủi ro tín dụng. Hay nói cụ thể hơn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều lấy dự phòng rủi ro như là một đại lượng đại điện đo lường cho rủi ro tín dụng.
  20. 10 Theo như bài nghiên cứu của Foos (2010) tác giả sử dụng chỉ tiêu CRR do lường về rủi ro tin dụng. Công thức được tính như sau: 𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ạ𝑖 𝐶𝑅𝑅 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 Đồng thời hai tác giả Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015) cũng sử dụng chỉ tiêu này đề do lường mức độ rủi ro tín dụng. Tác giả Nguyễn Văn Thuận và Dương Hồng Ngọc (2015) sử dụng LLP trong bài nghiên cứu của mình với cách tính như sau: 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝐿𝐿𝑃 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác được sử dụng trong thực tế nhưng ít được dùng trong thực hiện nghiên cứu đó là: - Chỉ tiêu xác suất rủi ro - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn/Tổng dư ợ - Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn so với tổng tài sản - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ - Tỷ lệ rủi ro theo thời gian - Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh so với thu nhập từ cho vay - Tỷ lệ miễn, giảm lãi so với thu nhập từ cho vay 2.1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng  Thứ nhất, nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng: Các NHTM Việt Nam còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn. Ví dụ : Chính sách cho vay liều lĩnh, cụ thể trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2