intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng tại các nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của nợ công đến tăng trưởng, đồng thời tìm ra ngưỡng nợ an toàn ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể nhận thấy những mặt mạnh và hạn chế của nước mình để đề ra chính sách phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại mỗi quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng tại các nước đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------o0o-------- LÂM NGỌC THIÊN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG TẠI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------o0o-------- LÂM NGỌC THIÊN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG TẠI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ LANH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Tác động của nợ công đến tăng trƣởng kinh tế: bằng chứng tại các nƣớc đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.Các tài liệu, số liệu trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Lanh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên. TP. HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2015 Lâm Ngọc Thiên Lý Học viên cao học khóa 21 Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...........................................................4 1.6 Tính mới của đề tài ..........................................................................................4 1.7 Kết cấu của luận văn ........................................................................................5 CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ..........................................................................................................................5 2.1 Nợ công của một quốc gia ...............................................................................5 2.2 Lý thuyết nhô nợ .............................................................................................6 2.3 Lý thuyết về hiệu ứng lấn át .......................................................................... 11 2.4 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu nhập thấp ...................................................................................................................... 12 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 19 3.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 19
  5. 3.2 Mẫu dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 26 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 37 4.1Kết quả hồi quy mô hình................................................................................. 37 4.2 Kiểm định mô hình ........................................................................................ 45 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 45 5.1 Kết luận và hàm ý .......................................................................................... 45 5.2 Hạn chế của luận văn ..................................................................................... 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPIA : Chỉ số đánh giá thể chế và chính sách quốc gia DSF : Chỉ số đánh giá nguy cơ căng thẳng nợ GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân GNI : Tổng thu nhập quốc dân HIPC : Các nước nghèo mắc nợ cao IDA : Hiệp hội phát triển quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế LICs : Các quốc gia có thu nhập thấp NPV : Giá trị hiện tại thuần ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức WB : Ngân hàng thế giới
  7. THUẬT NGỮ Ngân hàng Thế giới (World Bank): là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): là một tổ chức quốc tế của 188 quốc gia, làm việc để thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm đói nghèo trên thế giới. Chỉ số đánh giá và thẻ chế quốc gia (CPIA):đây là tiêu chuẩn chính để phân bổ tài khoản quốc gia từ IDA. Tỷ lệ CPIA các quốc gia dựa trên bộ 16 tiêu chí được tập hợp trong 4 nhóm: (a) quản lý kinh tế, (b) chính sách cấu trúc, (c) các chính sách về hòa nhập và công bằng xã hội, và (d) quản lý và thể chế công. Các xếp hạng được thực hiện từ năm 1997 được WB thực hiện hàng năm. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA):thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG).Được thành lập vào năm 1960, IDA nhằm mục đích giảm nghèo bằng cách cung cấp các khoản vay (được gọi là "tín dụng") và tài trợ cho các chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng và cải thiện điều kiện sống của người dân. Các quốc gia nghèo mắc nợ (HIPC): Các quốc gia này được Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới xác định đủ điều kiện tham gia sáng kiến giảm nợ cho các quốc gia nghèo mắc nợ. Tiêu chí sáng kiến HIPC bao gồm đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế cho thấy một "nhu cầu tiềm năng cho việc giảm nợ HIPC" và thu nhập bình quân đầu người dưới 785 $, được quyền vay IDA của Ngân hàng Thế giới và từ PRGF của Quỹ tiền tệ quốc tế. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)là một thuật ngữ được sử dụng lần đâu vào năm 1969 bởi Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), (ODA) là một phân loại các nguồn tài trợ từ 22 nước của DAC đáp ứng bốn tiêu chí. Một là cho vay từ các liên bang, trung ương, tỉnh, nhà nước, và chính quyền địa phương. Hai là đáp ứng nguồn vốn cho các nước đang phát triển và
  8. các nước đủ điều kiện được lựa chọn bởi các tổ chức quốc tế OECD dựa trên các chỉ số khác nhau (GNI bình quân, gia tăng giá trị nông nghiệp, tuổi thọ, ...). Không bao gồm các nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và nhiều nước đang phát triển tiên tiến. Ba là mục đích cho vay hỗ trợ cho phát triển, nhân đạo trong pháp lý hoặc hành pháp.Bốn là tài trợ và cho vay ưu đãi ít nhất 25%.
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cấu trúc trả nợ của con nợ trong nhiều giả thiết khác nhau Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài Bảng 3.1: Dự báo mối quan hệ giữa các biến độc lập và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong mô hình tuyến tính. Bảng 3.2: Dự báo mối quan hệ giữa các biến độc lập và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong mô hình phi tuyến bậc 2. Bảng 3.3: Dự báo mối quan hệ giữa các biến độc lập và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong mô hình phi tuyến dạng ngưỡng. Bảng 3.4: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu Bảng 3.5: Danh sách các biến sử dụng trong mô hình. Bảng 4.1: Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến mô hình Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.3: Ma trận tự tương quan của các biến trong mô hình Bảng 4.4: Kết quả mô hình nợ công - tăng trưởng (Base case) Bảng 4.5: Kết quả mô hình nợ công - tăng trưởng (Không có biến CPIA) DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Đường cong Laffter về nợ Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả hồi quy mô hình nợ công – tăng trưởng (Base case) Phụ lục 2: Kết quả hồi quy mô hình nợ công – tăng trưởng (Không có biến CPIA)
  10. 1 TÓM TẮT Cuộc khủng hoảng toàn cầu và vấn đề gia tăng nợ công tại nhiều quốc gia đã làm các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu chú ý đến về tác động lớn của nợ công đến tăng trưởng. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả điều tra tác động của nợ công đến tăng trưởng ở các nước đáng phát triển có mức thu nhập thấp và trung bình. Bài nghiên cứu này nhằm bổ sung các bằng chứng hiện tại tập trung vào các nước đang phát triển, nơi mà sự gia tăng vay trong nước đã bắt đầu trước khi cuộc khủng hoảng, tác giả đã phân tích toàn diện hơn, không chỉ dựa trên nợ nước ngoài, mà còn về tổng nợ công. Kết quả trên dữ liệu bảng của 68 nước đang phát triển, giai đoạn 15 năm từ năm 1999 đến năm 2013 bằng phương pháp GMM hệ thống cho thấy nợ công có một tác động tiêu cực đến tăng trưởng khi ngưỡng trên 47 phần trăm của GDP. Hiệu ứng phi tuyến tính này có thể được giải thích bởi lý thuyết nhô nợ, khi nợ vượt quá ngưỡng an toàn thì sẽ là một hạn chế tăng trưởng ở các nước có các thể chế và chính sách kinh tế vĩ mô ổn định. Từ khóa: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, mô hình phi tuyến, GMM.
  11. 2 CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong hơn hai thập kỷ qua, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, nhiều nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn bằng hình thức vay nợ. Tuy nhiên, vay nợ là một con dao hai lưỡi, vừa giúp các nước đang thiếu vốn bù đắp nguồn lực và đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngược lại sẽ gây ra những tác động tiêu cực kìm hãm phát triển kinh tế của nước vay nợ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang mở rộng, khủng hoảng tiền tệ luôn đe dọa các nền kinh tế, việc vay nợ nước ngoài luôn gắn với các rủi ro tài chính thông qua các yếu tố tỷ giá, lạm phát, chi phí sử dụng nợ … đây là vấn đề mà nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá trị nội tệ ngày càng suy giảm so với ngoại tệ vay nợ thì quy mô nợ và gánh năng trả nợ ngày càng lớn.Nhiều nước đang phát triển đã có kinh nghiệm về việc các giai đoạn lặp đi lặp lại của việc tăng nợ và dịch vụ nợ dẫn đến kìm hãm việc tăng trưởng kinh tế và đầu tư. Việc thiếu kinh nghiệm định hướng phát triển kinh tế của các nước dẫn đến vấn đề gánh nặng nợ ngày càng tăng, bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế, làm cho các nước mắc nợ không thể thoát khỏi đói nghèo. Hiện nay, nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng không chỉ ở riêng Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mà nhiều nước đang phát triển trên thế giới cũng đang phải đối mặt, trong đó có Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey công bố hồi tháng 2/2015, công bố này dựa trên báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của IMF, Ngân hàng thanh toán quốc tế và Haver Analytics. Theo báo cáo này, top 10 quốc gia nợ nần nhiều nhất còn có Ireland (tổng nợ/GDP 390%), Singapore (382%), Bồ Đào Nha (358%), Bỉ (327%), Hà Lan (233%), Hy Lạp (317%), Tây Ban Nha (313%) và Đan Mạch (302%). Cũng theo McKinsey, 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đang có mức độ nợ công cao: Mỹ năm 2014 tổng nợ/GDP là 233%, Trung Quốc tổng nợ/GDP cũng đạt tới
  12. 3 217%, Nhật Bản tổng nợ/GDP là 227,2%. Ngân hàng Thế giới (WB) - nhà tài trợ đa phương lớn nhất hôm qua công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ. Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì tỷ lệ nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% - xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó. Mặc dù chỉ số 59% vẫn được xem là trong ngưỡng an toàn nhưng nếu không có một chương trình và kế hoạch quản lý nợ công hiệu quả, đặc biệt là nợ nước ngoài thì nguy cơ mất kiểm soát nợ công trong tương lai là điều có thể xảy ra. Nợ công đang đe dọa đến sự phục hồi và sự ổn định của nền kinh tế toàn thế giới, viễn cảnh của cuộc tái suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã được đặt ra.Liệu chính phủ một quốc gia lựa chọn giải pháp vay nợ để bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế. Qua luận văn “Tác động của nợ côngđếntăng trƣởng kinh tế: bằng chứng tại các nƣớc đang phát triển”, tác giả mong muốn tìm được bằng chứng thực nghiệm về tác động của nợ côngđến tăng trưởng, từ đó để làm cơ sở cho các nhà quản trị hoạch định những chính sách phù hợp, giúp phát triển đất nước, cải thiện giáo dục, sức khỏe. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tác giả xem xét vai trò ngày càng tăng của nợ công và đa dạng từ các lý thuyết nghiên cứu trước đây, tìm kiếm một cách rõ ràng tác động của nợ công đến tăng trưởng trong một mẫu lớn các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình . Thứ hai, tác giả cố gắng khám phá mối quan hệ phi tuyến của nợ công đến tăng trưởng. Cuối cùng, tác giả xem xét tác động của nợ công đến tăng trưởng với chính sách và chất lượng thể chế của đất nước. Từ đó, đưa ra cơ sở để các nhà quản trị rút kinh nghiệm và đề xuất
  13. 4 những biện pháp, những chính sách quản lý nợ công một cách có hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng đối với các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Châu Âu và Trung Á, Mỹ Latinh và Caribê, Sub-Saharan Châu Phi, Nam Á, Đông Á & Thái Bình Dương, Trung Đông và Bắc Phi trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2013. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu trong đề tài sử dụng các phương pháp : - Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu từ internet, các bài báo, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước. - Phương pháp mô hình hóa: sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. - Phương pháp định lượng: tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống để phân tích một số tác động nợ công ảnh hưởng đến tăng trưởng. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của nợ công đến tăng trưởng, đồng thời tìm ra ngưỡng nợ an toàn ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể nhận thấy những mặt mạnh và hạn chế của nước mình để đề ra chính sách phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại mỗi quốc gia. 1.6 Tính mới của đề tài Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét tác động của nợ công tại các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp và trung bình khác với các nghiên cứu trước đây đều nghiên cứu tại các nước phát triển. Tác giả tìm thấy nhô nợ ở các nước thu nhập thấp và trung
  14. 5 bình cũng là một rào cản tăng trưởng khi nợ ở dưới một ngưỡng thấp hơn 10-90%. Điều này phù hợp với giả thuyết và tính bền vững nợ và năng lực quản lý nợ ngày càng tăng cùng với thu nhập. Tại Việt Nam, hiện nay còn khá ít đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tác động của nợ đến tăng trưởng, do đó nghiên cứu của tác giả góp phần làm dồi dào thêm cho các nghiên cứu tại Viêt Nam. 1.7 Kết cấu của luận văn Cấu trúc của luận văn được chia thành 5 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Phần mở đầu – Tổng quan về đề tài nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước đây. - Chương 3: Mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích - Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận của luận văn. CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Nợ công của một quốc gia Nợ công thường được hiểu là nợ của khu vực công.Cần phải phân biệt giữa nợ công và nợ quốc gia.Nợ quốc gia hiểu một cách rộng rãi là nợ của các đối tượng mang quốc tịch của một quốc gia, bao gồm cả nợ của khu vực công và nợ khu vực tư nhân không được bảo lãnh. Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về nợ công: Theo Ngân hàng Thế giới, nợ công là toàn bộ những khoản nợ của chính phủ và những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính công và khu vực phi tài chính công.Tại hầu hết các nước trên thế giới, nợ công được xác định bao gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Bungari, Rumani, Việt
  15. 6 Nam…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…). Như vậy, quan niệm về nợ công cũng còn tùy thuộc vào thể chế kinh tế- chính trị của mỗi quốc gia. Luật Quản lý nợ công Việt Nam số 29/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 quy định nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương, trong đó: Nợ chính phủ là khoản nợ được ký kết phát hành nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ, các khoản nợ do Bộ Tài chính ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành, không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ chính phủ bão lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Nỗ lực kéo nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 với các gói kính thích kinh tế, quốc hữu hóa các khoản nợ tư nhân, các chương trình giảm, giãn thuế và tăng chi tiêu công đã để lại hậu quả là sự tăng lên một cách đáng kể khoản nợ công của các quốc gia. 2.2 Lý thuyết nhô nợ (debt-overhang) Hầu hết các nước nghèo đã nhận được các khoản cho vay, viện trợ, tài trợ trong những thập kỷ vừa qua với lãi xuất ưu đãi.Theo Tokunbo và cộng sự (2006) cho rằng việc này là cần thiết vì nó bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước. Với nguồn vốn được bổ sung sẽ giúp các nước chuyển đổi nền kinh tế của họ để tạo ra mức tăng trưởng cao hơn. Theo Suludo (2001) chu kỳ nợ có ba giai đoạn: trong giai đọan đầu tiên nợ phát triển để bổ sung vào nguồn lực thiếu hụt trong nước, trong giai đọan thứ hai thì quá trình sử dụng nợ tạo ra thặng dư nhưng có thể không đủ để bù đắp các khoản thanh tóan lãi suất, trong khi giai đọan thứ ba quá trình sử dụng nợ phải tạo ra đủ thặng dư để trang trải lãi và nợ gốc.
  16. 7 Trong ngắn hạn, mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng có thể giúp các nước này vượt qua chu kỳ nợ trong thời hạn hợp lý. Các quốc gia ở giai đọan phát triển đầu với dung lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hòan vốn cao hơn. Các quốc gia này sử dụng vốn vay để đầu tư sản xuất thì tăng trưởng sẽ tăng và cho phép họ thanh tóan các khỏan nợ vay kịp thời.Nhưng nợ cũng là nột trong những yếu tố chính góp phần hạn chế sự phát triển của các quốc gia. Khi nợ tăng lên đến mức độ nào đó thì nó lại làm chậm tăng trưởng kinh tế. Vậy ở mức độ nào thì điều đó sẽ xảy ra.Các nghiên cứu trên chưa giải thích được ảnh hưởng lâu dài của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng, sự hạn chế này đã thúc đẩy các nhà kinh tế xây dựng một nền tảng lý thuyết giải thích đầy đủ mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - lý thuyết nhô nợ.Lý thuyết này được giải thích qua đồ thị là đường cong Laffer nợ. Theo Krugman (1988) định nghĩa nhô nợ là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết nhô nợ cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng.Lý thuyết nhô nợ cũng có ý nghĩa rộng hơn đó là muốn có lợi ích phát sinh trong tương lai thì phải có chi phí phát sinh trong hôm nay, như là việc bị đánh thuế để trả cho chủ nợ (Coren, 1989). Nhưng có khả năng các khoản nợ trong tương lai sẽ lớn hơn so với khả năng trả nợ của các nước đi vay nợ, lợi nhuận từ đầu tư trong nước sẽ đối mặt với lãi suất cao hơn và do đó các nhà đầu tư khó có thể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Điều này ngụ ý rằng nợ nước ngoài cao sẽ làm giảm tăng trưởng thông qua đầu tư giảm (Krugman, 1988; Sachs, 1989). Việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp. Nhưng khi mức nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do việc củng cố tình hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ nước ngoài. Điều này thể hiện rằng không chỉ khối lượng đầu tư ảnh hưởng đến tăng trưởng mà hiệu quả đầu tư
  17. 8 cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua môi trường chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, lý thuyết nhô nợ cũng kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây ra sự lo ngại về các quyết định của chính phủ. Chính phủ có thể dùng các công cụ tác động đến đầu tư để chi trả cho các khỏan nợ với hệ thống thuế bị bóp méo, hoặc cắt giảm đầu tư công hiệu quả (Agenor và Montiel, 1996).Sự không chắc chắn sẽ làm nợ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế.Việc đầu tư với lý thuyết không chắc chắn làm cho các nhà đầu tư phải chờ đợi các cơ hội của họ (Serven, 1997). Việc đầu tư trong môi trường nợ cao sẽ xảy ra nhiều rủi ro hơn do thời gian lâu, đầu tư không thể đảo ngược, không rõ ràng trong việc định lại thời gian trả nợ, vay bổ sung, gia hạn nợ do thay đổi trong chính sách của chính phủ. Do đó mức nợ cao với sự không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua hiệu quả và khối lượng đầu tư. Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tổ tổng hợp. Mức độ hợp lý của dòng vốn nợ nước ngoài sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng, nhưng nếu mức nợ tích lũy quá mức thì là một trở ngại cho tăng trưởng. Vay nợ nước ngoài ban đầu sẽ được tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong nước, nhưng sau đó nếu gặp phải điều kiện khó khăn trong đầu tư, chính sách xấu thì sự tiếp tục vay sẽ dẫn đến sự tích lũy nợ và tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Lập luận của lý thuyết nhô nợ có thể được xem xét trong đường cong Laffer về nợ (xem hình 2.1), cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.
  18. 9 Hình 2.1 : Đường cong Laffter về nợ (Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson và Luca Ricci (2002):“External Debt and Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF) Đỉnh đường cong Laffer về nợ (hình 2.1) là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăngtrưởng. Mặc dù mô hình nhô nợ không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do vậy, ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Cohen (Cohen và Sachs, 1986; Cohen, 1991, 1992), đã trình bày một mô hình tăng trưởng nội sinh với tích lũy vốn là lực lượng duy nhất thúc đẩy tăng trưởng, có nguy cơ thoái thác nợ xảy ra. Tăng trưởng cao khi đất nước vay mượn để đầu tư trong giai đoạn đầu. Sau đó, tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức thấp hơn, nhưng vẫn cao hơn so việc không có dòng vốn này đổ vào.Sự chi trả nợ sẽ không lấn át đầu tư mà khuyến khích đầu tư bởi vì người cho vay sẽ có nhiều lợi ích hơn so với cho vay trong nước họ.Và kết quả này cũng phụ thuộc vào chính sách gia hạn tối ưu nếu không vấn đề nhô nợ sẽ
  19. 10 lại xảy ra. Mô hình của Calvo(1998) thì thể hiện sự tháo chạy vốn trong mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng. Nợ cao thì dẫn đến tăng trưởng thấp do mức thuế bị bóp méo để đủ khả năng trả nợ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sẽ thấp hơn, dẫn đến đầu từ và tăng trưởng thấp. Để đưa ra một vài giải pháp cho vấn đề nhô nợ các nhà kinh tế tập trung vào việc tìm kiếm mức vay nợ tối ưu cho từng quốc gia cụ thể. Đây là mức độ nợ mà các quốc gia có thể duy trì mà không cần lo ngại vấn đềnhô nợ. Một số nghiên cứu trước đó (Elbadawi và cộng sự, 1997; Pattillo và cộng sự, 2002, 2004; Clements và cộng sự, 2003) tìm thấy rằng mối quan hệ nợ và tăng trưởng trong một đường cong hình chữ U ngược, qua một ngưỡng nhất định, tác động của nợ đến tăng trưởng sẽ trở nên tiêu cực. Điều này cho thấy, dưới mức ngưỡng nợ thì việc giảm nợ có thể làm giảm các khoản nợ, giúp phục hồi các biện pháp khuyến khích đầu tư. Dựa trên lý thuyết này, Pattillo và cộng sự (2002) dự đoán rằng giảm một nửa gánh nặng nợ nần của các nước nghèo mắc nợ trong năm 2000 sẽ làm cho GDP thực tế bình quân đầu người tăng trưởng khoảng một điểm phần trăm. Hơn nữa, họ cho thấy rằng, trong một môi trường nợ thấp, sự không chắc chắn về những hành động và chính sách của chính phủ sẽ làmgiảm các nghĩa vụ trả nợ. Sachs (1985), Krugman (1988), Dooley (1989) và Claessens (1990) trình bày mô hình giải thích tác động khuyến khích của việc giảm nợ cho các nước gặp phải vấn đềnhô nợ.Những mô hình của họ cho thấy rằng khi nợ nước ngoài giảm, đầu tư sẽ tăng lên và các khoản trả nợ được khuyến khích. Điều này đã không được chấp nhận bởi Easterly (2002), ông chỉ ra rằng nhiều nước nghèo đã được cung cấp giảm nợ, nhưng dẫn đến tích lũy thêm nợ và nghèo hơn. Tác giả trích dẫn bằng chứng cho thấy hiệu suất kém do hành vi xấu dẫn đến gia tăng thêm nợ. Lý thuyết trình bày về hành vi xấu có thể ảnh hưởng đến gia tăng nợ, giảm nợ và đầu tư. Nền tảng lý thuyết giả định hai tác nhân: một là con nợ và hai là chủ nợ. Các con nợ có thể biểu hiện hành vi xấu hoặc tốt. Hành vi xấu dẫn đến những lợi ích cá nhân hoặc tiền thuê (R). Cấu trúc trả nợ của quốc gia mắc nợ trước khi tham gia sáng kiến giảm nợ được mô tả trong bảng 2.1.
  20. 11 Bảng 2.1 Cấu trúc trả nợ của con nợ trong nhiều giả thiết khác nhau Tiền thuê Xác xuất thành Xác xuất thất Thanh toán nợ công bại Hành vi 0 PG 1- PG PGYD + (1- PG)Y’D tốt (G) Hành vi R PB 1- PB PBYD + (1- PB)Y’D + R xấu (B) (Nguồn: Easterly, 2002) Dự án đầu tư được giả định kết quả là 1 cặp chuyển giao {YD;Y’D} con nợ, {YL;Y’L} chủ nợ. Trong trường hợp thất bại nó giả định là Y’D = Y’L = 0. Nó cũng giả định các con nợ đánh giá như nhau về tiền thuê và thu nhập từ các dự án đầu tư, nhưng nó sẵn sáng đánh đổi tiền thuê nhà cho việc giảm nợ. Trong các mô hình, hành vi tốt có thể xảy ra nếu việc thanh toán nợ được mong đợi từ hành vi tốt thì tốt hơn từ hành vi xấu, PGYD ≥ PBYD + R hoặc P. YD ≥ R hoặc YD ≥ R/P Với P = PG -PB Người cho vay phải có khả năng thu hồi nợ vay, ít nhất là lấy lại nợ gốc từ con nợ để hòa vốn: PG (Y - YD) ≥ (I - S) Bây giờ giả sử việc giảm nợ chỉ có thể được cấp nếu giảm R của nước mắc nợ.Đối với cải cách được thiết lập, lợi ích và chi phí cho các nước mắc nợ cần được xem xét. Cải cách sẽ có lợi cho con nợ nếu tiền thuê nhận được thông qua hành vi xấu là ít hơn những lợi ích tiềm năng của việc giảm nợ. 2.3 Lý thuyết về hiệu ứng lấn át Giảm nợ làm tăng tốc độ tăng trưởng bằng cách giải phóng các nguồn lực được sử dụng để đầu tư sản xuất (Cohen, 1993). Trong trường hợp của một quốc gia có gánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0