Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ đó tác giả rút ra các nhận xét, đóng góp và gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- -------------------- ĐOÀN NGỌC CHÂU ĐOÀN NGỌC CHÂU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TÁC TRƯỞNG ĐỘNG KINH CỦA NỢ TẾ CỦA NƯỚC VIỆT NGOÀI NAM ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến cô Bích Nguyệt, người đã rất tận tình góp ý, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo, động viên tôi trong suốt quá trình hướng dẫn tôi làm luận văn. Tôi cũng hết sức biết ơn em Tuấn, em Nghĩa,…những người đã hết lòng động viên góp ý và cung cấp một số tài liệu bổ ích và đóng góp rất nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, cho tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng trong ba năm tôi theo học cao học.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin có lời cam đoan danh dự rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của cô hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê là trung thực và nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP.HCM, ngày tháng 12 năm 2012 Tác giả Đoàn Ngọc Châu
- MỤC LỤC GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 1. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI ....................................... 4 1.1 Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế .................................. 4 1.2 Những nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 5 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây : ................................................... 11 PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................... 13 2.1 Phương pháp và mô hình nghiên cứu .............................................................. 13 2.2 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 15 PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2011 .................... 17 3.1 Kiểm định đơn vị ( ADF) ............................................................................... 17 3.2 Kiểm định đồng liên kết (Engle - Granger)..................................................... 20 3.3 Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM ) ................................................................... 25 PHẦN 4: ĐÓNG GÓP VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ................................................... 33 4.1 Đóng góp từ kết quả nghiên cứu: .................................................................... 33 4.2 Gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam ......... 33
- 4.3 Hạn chế và khuyến nghị trong sử dụng mô hình đo lường sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 35 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 39 PHỤ LỤC 1:Kết quả mô hình ............................................................................... 41 PHỤ LỤC 2: Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (1986-2011) ... 45
- MÃ VIẾT TẮT Asean- Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB- Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á WB- Worldbank: Ngân hàng thế giới IMF- International Monetary Fund : Quỹ Tiền Tệ Quốc tế ODA- Official Development Assistance: Hổ trợ phát triển chính thức WTO- Worrld Trade Organnization: Tổ chức Thương mại Thế giới ICOR- Incremental Capital Output Ratio: Hệ số sử dụng vốn GLS- Generalized Least Squares: Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát OLS- Ordinary least squares: Phương pháp bình phương nhỏ nhất ADF- Augmented Dickey – Fuller: Kiểm định đơn vị ECM- Error Correction Model : Mô hình hiệu chỉnh sai số GDP - Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội EXD- External Debt: Nợ nước ngoài EXD/X- External Debt /Exports: Tỷ lệ Nợ nước ngoài/Xuất khẩu INF- Inflation: Lạm phát EXR- exchange rate: Tỷ giá hối đoái
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1.1: Kết quả phương pháp kiểm định đơn vị- ADF (chuỗi gốc) : ................ 18 Bảng 3.1.2: Kết quả kiểm định chuỗi D(GDP) ....................................................... 19 Bảng 3.1.3: Tóm tắt các kết quả kiểm định chuỗi GDP, EXD, EXD/X, INF, EXR xét ở mức giá trị 5% ................................................................................................... 20 Bảng 3.2.1: Kết quả phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) mô hình (a)........ 20 Bảng 3.2.2: Kết quả phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) mô hình (b)........ 21 Bảng 3.2.3: Kết quả phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) mô hình (c) ........ 22 Bảng 3.2.4: Kết quả kiểm định thừa biến EXR ....................................................... 23 Bảng 3.2.5: Kết quả kiểm định phần dư r............................................................... 25 Bảng 3.3.1: Kết quả hồi quy mô hình ECM1 2 bước trễ......................................... 26 Bảng 3.3.2: Kết quả hồi quy mô hình ECM2 1 bước trễ......................................... 27 Bảng 4.3.3: Kết quả kiểm định mô hình ECM 1 bước trễ ....................................... 29 Bảng 3.3.4 : Kết quả kiểm định phần dư có phân phối chuẩn................................. 30
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Đồ thị Đường cong Laffter nợ .............................................................. 4 Hình 3.3.1 : Đường biểu diễn giá trị dự báo và phần dư mô hình ECM1 ................ 27 Hình 3.3.2 : Đường biểu diễn giá trị dự báo và phần dư mô hình ECM2 ................ 28 Hình 3.3.3: Thể hiện kết quả kiểm định phần dư có phân phối chuẩn .................. 371
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng ở Châu Âu, Nhật Bản mà các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng phải đối diện, trong đó có Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã cố gắng để cân bằng việc sử dụng nợ công giữa các khoản nợ trong và ngoài nước, sự lựa chọn chi phí vay vốn thấp nhất (lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài) được chính phủ xem xét khi áp dụng vay từ các chủ nợ để giảm thiểu việc trả nợ trong thời gian dài. Tuy nhiên, nợ công đang đe dọa đến đà phục hồi và sự ổn định của nền kinh tế thế giới, viễn cảnh của cuộc tái suy thoái toàn cầu đang được đặt ra. Trong thời gian tới, do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nợ công được dự báo sẽ nâng lên cao hơn mức hiện tại. Khi chính phủ Việt Nam lựa chọn giải pháp vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công trong khi điều kiện vay nợ trong nước bị thu hẹp do kinh tế đang gặp khó khăn, nhiều khả năng phần nợ nước ngoài sẽ tăng lên. Theo thông tin từ Bộ Tài chính thì điều kiện cho vay nợ của các chủ nợ ngày càng ngặt nghèo hơn: lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đang có xu hướng tăng lên. Nhiều đối tác đã chuyển từ quan hệ cho Việt Nam vay ODA sang hình thức ít ưu đãi hơn, kể từ sau khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, uy tín nợ quốc gia bị ảnh hưởng do một số bất ổn của kinh tế vĩ mô (từ BB+ xuống còn BB). Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngoài nhiều mà hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu về mức ngưỡng nợ công vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và vẫn bền vững như của tác giả Sử Đình Thành (2011) của tác giả Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009). Câu hỏi đặt ra, với ngưỡng an toàn đó thì nợ nước ngoài có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam? Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ đó tác giả rút ra các nhận xét, đóng góp và gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Nợ nước ngoài của Việt Nam Nợ nước ngoài so với xuất khẩu của Việt Nam Tỷ giá hối đoái của Việt Nam Lạm phát của Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu về vay nợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, nợ nước ngoài so với xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, lạm phát của Việt Nam. Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2011. - Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp như: phân tích định lượng, thống kê và mô tả. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định mối quan hệ của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, qua đó đánh giá mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. - Dữ liệu Nguồn dữ liệu thu thập từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, và các trang thông tin điện tử - Kết cấu của luận văn gồm 5 phần: Phần 1: Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trên thế giới Phần 2: Phương pháp, mô hình và dữ liệu nghiên cứu Phần 3: Kết quả nghiên cứu
- 3 Phần 4: Đóng góp và gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.
- 4 PHẦN 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Lý thuyết “Debt Overhang” Krugman (1998) định nghĩa “Debt Overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên . Lý thuyết “Debt Overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ (dịch vụ nợ) sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Đường cong Laffter nợ Lập luận của lý thuyết “Debt Overhang” có thể được xem xét qua đường cong Laffter nợ. Hình 1.1: Đồ thị Đường cong Laffter nợ Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002) “External Debt and Growth”
- 5 Đường cong Laffter nợ cho thấy tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ càng giảm Mô hình Debt Overhang không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do đó, ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó, có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến Đường cong Laffter nợ đã cho thấy đến một lúc nào đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, điều hành chính sách vĩ mô . Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng . Vì vậy đỉnh của đường cong Laffter nợ là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại đến “Debt Overhang” 1.2 Những nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế - Đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Sudan của tác giả Abdelmawla and Mohamed (2005) 1 Mục tiêu của nghiên cứu thực nghiệm là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Sudan trong giai đoạn 1978 - 2001. Nghiên cứu áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để đo lường tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Sudan Mô hình thực nghiệm cụ thể như sau: Gt = β1Dt + β2Xt + β3Pt-1 + Ut Trong đó: G: Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực hằng năm D : Nợ nước ngoài (%GDP)
- 6 X : Xuất khẩu (%GDP P : Tỉ lệ lạm phát U : Phần dư Nghiên cứu kết luận rằng nợ nước ngoài và lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi kim ngạch xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài , xuất khẩu và lạm phát thay đổi 87% tốc độ tăng trưởng GDP thực trong giai đoạn 1978 – 2001. Trong số các biến này, biến lạm phát là biến quan trọng nhất. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài vượt quá khả năng trả nợ ở Sudan Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nên đầu tư vào các dự án khả thi, phát triển kinh tế nhanh để duy trì nghĩa vụ nợ và duy trì đầu tư trong nước để thúc đẩy xuất khẩu, thông qua chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu cùng với sự cải thiện cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông vận tải và kỹ năng quản lý. -Tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Nigeria và Nam Phi của tác giả Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi (2008) 2 Tác giả ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát để đo lường tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của hai nền kinh tế Nigeria và Nam Phi, thu thập dữ liệu từ năm 1994 đến 2007. Nghiên cứu sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, nợ nước ngoài trên GDP, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu,1tỷ lệ tăng trưởng vốn, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực, tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến nợ nước ngoài trên GDP, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu,2tỷ lệ tăng trưởng vốn, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực và tỷ lệ thanh 1 .Abdelmawla and Mohamed (2005) “The Impact of External Debts on Economic Growth: An Empirical Assessment of the Sudan: 1978-2001” Eastern Africa Social Science Research Review - Volume 21, Number 2, June 2005, pp. 53-66 2. Folorunso S. Ayadi University of Lagos, Felix O. Ayadi Texas Southern University (2008) “The impact of external debt on economic growth: a comparative study of Nigeria and South Africa”
- 7 toán nợ trên GDP thực thay đổi 42% tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và 99% tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi . Trong đó, xuất khẩu ít ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP ở Nigeria nhưng xuất khẩu có mối quan hệ không chỉ tích cực mà đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng ở Nam Phi bằng cách tăng nhân tố năng suất. Nghiên cứu đưa ra kết quả tác động tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và Nam Phi. Tuy nhiên, Nam Phi thực hiện tốt hơn so với Nigeria trong việc áp dụng các khoản vay bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng vì ở Nigeria nợ nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng lên đến một điểm sau đó trở nên tiêu cực. Đầu tư và dịch vụ nợ đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và Nam Phi. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng Nigeria, Nam Phi và tất cả các quốc gia mắc nợ của thế giới khi vay nợ nước ngoài chỉ ưu tiên các dự án có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế và quản lý nợ minh bạch đồng thời chính phủ cần phải cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách -Nghiên cứu vai trò của nợ trong nước trên thị trường mới nổi Indonesia của tác giả Muhammad Cholifihani3 (2009) Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, giữa năm 1997, nợ nước ngoài tăng đáng kể từ hơn 136 tỷ USD năm 1997 lên hơn 151 tỷ USD vào năm 1998, chủ yếu là do sự mất giá của đồng Rupiah. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP trong cuộc khủng hoảng châu Á (1998 - 1999) đạt được mức cao nhất, trung bình hơn 130% GDP. Kể từ giữa những năm 1990 nợ trong nước trong nền kinh tế thị trường mới nổi đã tăng khá mạnh Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu tác động của nợ trong nước đến tăng trưởng kinh tế, dữ liệu thu thập từ 13 quốc gia có nền kinh tế mới nổi (7 quốc gia Châu Á và 6 quốc gia Châu Mỹ La tinh) từ năm 1990-2005 Mô hình hồi quy cho kết quả nợ trong nước tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng trung bình 0,07% cho các nước mới nổi. Tại Indonesia, mô hình hồi quy cho
- 8 kết quả nợ trong nước tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng 0,47%, nợ nước ngoài trên GDP tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế 0,16% cho thấy tác động tích cực của nợ trong nước/GDP đối với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được cải thiện do sự đóng góp đáng kể của đầu tư và nợ trong nước. Tuy nhiên, trong dài hạn kết quả1này cũng cho thấy rằng vai trò của nợ trong nước có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển và chưa trưởng thành. Nợ nước ngoài xuất hiện rẻ hơn so với nợ trong nước (Phát hành trái phiếu chính phủ). Về rủi ro tỷ giá hối đoái, kể từ khi nợ nước ngoài chủ yếu được tính bằng ngoại tệ mạnh: Yên, USD và Euro, chính phủ có thể xem xét sâu sắc để đánh giá tài chính thông qua nợ nước ngoài là rẻ hơn so với phát hành trái phiếu Chính phủ Indonnesia đã cố gắng để cân bằng việc sử dụng nợ công giữa các khoản nợ trong và ngoài nước, sự lựa chọn của chi phí vay vốn thấp nhất (lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài) cần được chính phủ xem xét khi áp dụng vay từ các chủ nợ để giảm thiểu việc trả nợ trong thời gian dài -Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria của tác giả Sulaiman, L.A và Azeez, B.A4 (2012) Bài nghiên cứu tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria. Mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng trong nghiên cứu này, đại diện là tổng sản phẩm quốc nội (tăng trưởng GDP) là biến phụ thuộc để tính toán tăng trưởng kinh tế và các biến nợ nước ngoài (EXD), tỉ lệ nợ nước ngoài so với xuất khẩu (EXD/X), lạm phát (INF), và tỉ giá (EXR) là biến độc lập. Dữ liệu hàng năm thu thập từ Ngân hàng trung ương của Nigeria và Văn Phòng quản lý nợ từ năm 1970 đến 2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), phương pháp Kiểm định đơn vị (ADF), Kiểm định đồng liên kết Johansen , phương pháp hiệu chỉnh sai số (ECM). 3 Muhammad Cholifihani “The Role of Public Domestic Debt in Economic Development: Study for Indonesia and Emerging Market Economies” 4 Sulaiman, L.A và Azeez, B.A, of Nigeria State University, Ado Ekiti, Nigeria 12.8.2012 “Effect of External Debt on Economic Growth”
- 9 Mô hình cụ thể như sau: GDP = B0 + B1EXD + B2EXD/X + B3INF + B4EXR + e (1) Nghiên cứu đưa ra kết quả, nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tỉ lệ của nợ nước ngoài so với xuất khẩu lạm phát và tỉ giá hối đoái tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria Phương pháp Kiểm định đồng liên kết (Johansen) cho thấy có sự cân bằng giữa các biến nói trên trong dài hạn. Phương pháp hiệu chỉnh sai số (ECM) cho thấy trong ngắn hạn nợ nước ngoài có mối quan hệ tích cực nhưng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria. Những gợi ý được đưa ra của tác giả dựa trên những số liệu trong bài nghiên cứu: Đầu tiên, chính phủ nên bảo đảm sự ổn định của kinh tế và chính trị để hưởng lợi từ nợ nước ngoài và hạn chế gánh nặng nợ. Thứ hai là chính phủ nên dùng nợ nước ngoài cho kinh tế để tăng năng suất hơn là chính trị hay xã hội. Thứ 3 là chính phủ nên đa dạng hóa những mặt hàng xuất khẩu để gia tăng lợi nhuận và phát triển công nghiệp hóa để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính phủ thông qua các cơ quan quản lý tiền tệ để hạn chế xu hướng lạm phát trong nền kinh tế. Hơn thế nữa, sự ổn định về tỉ giá hối đoái cũng cần được chú trọng và chính phủ không nên đánh giá thấp ở Nigeria. Cuối cùng,1chính phủ nên siết chặt nợ vay để giảm gánh nặng nợ. Bài nghiên cứu khuyến cáo chính phủ nên bảo đảm sự ổn định kinh tế và chính trị cũng như nợ nước ngoài nên được sử dụng cho kinh tế hơn là cho những vấn đề xã hội hoặc chính trị. -Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Pakistan 5. Shahnawaz Malik, Muhammad Khizar Hayat và Muhammad Umer Hayat (2010) External Debt and economic Growth: Empirical Evidence from Pakistan, international Research Journal of Finance and Economics ISSN 1450-2887 Issue 44 (2010)
- 10 của đồng tác giả Shahnawaz Malik, Muhammad Khizar Hayat và Muhammad Umer Hayat 5(2010) Cuối thập niên 1980, Pakistan đã dựa nhiều vào nợ nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt cán cân thanh toán và chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm. Do quá phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài nên không thể kiểm soát được nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới phân loại Pakistan là quốc gia mắc nợ nghiêm trọng của Nam Á vào năm 2001. Nợ nước ngoài của Pakistan bình quân trên 50% GDP. Mục tiêu nghiên cứu của đồng tác giả là khám phá tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Pakistan giai đoạn 1972-2005. Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: GDP = α0 + α1 (ED) + α2 (DS) + εi Trong đó: GDP là biến phụ thuộc đại diện cho Tổng sản phẩm quốc nội , ED là biến tông nợ nước ngoài và DS là biến dịch vụ nợ Nghiên cứu sử dụng phương pháp Kiểm định đơn vị (ADF) để kiểm tra tính dừng, không dừng của chuổi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm và phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm tra tác động của nợ nước ngoài và dịch vụ nợ đối với tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, khi tăng nợ nước ngoài dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm. Dịch vụ nợ cũng có tác động đáng kể và tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vay nợ nước ngoài là cần thiết cho các nước đang phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Pakistan. Điều này là do Chính phủ quản lý nợ nước ngoài yếu kém trong khi chi tiêu công quá lớn không kiểm soát được. Pakistan đã đồng ý theo điều kiện không thuận lợi từ IMF và Ngân hàng Thế giới, là phải thu hẹp hoạt động thương mại để tiết kiệm cán cân thanh toán đáp ứng nghĩa vụ nợ của đất nước.
- 11 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây : Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Thời gian và Năm Tác giả quốc gia Kết quả nghiên cứu Nợ nước ngoài và lạm phát có tác động 2005 Abdelmawla 1978 - 2001 tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong and Mohamed Sudan khi xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tại Nigeria, nợ Folorunso S. 1994-2007 nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng 2008 Ayadi, Felix O. Nigeria và trưởng lên đến một điểm sau đó trở nên Ayadi Nam Phi tiêu cực. Xuất khẩu ít ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria nhưng xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực ở Nam Phi Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến 2009 Muhammad 1990-2005 tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, về lâu Cholifihani Indonesia. dài, nợ nước ngoài có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Shahnawaz Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến Malik, tăng trưởng kinh tế. Khi nợ nước ngoài 2010 Muhammad 1972-2005 tăng dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm. Khizar Hayat Pakistan Dịch vụ nợ cũng tác động tiêu cực đến và Muhammad tăng trưởng kinh tế Umer Hayat Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, tỉ lệ của nợ nước ngoài so với xuất khẩu, 2012 Sulaiman, L.A 1970- 2010 lạm phát và tỉ giá hối đoái tác động tích và Azeez, B.A Nigeria. cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn nợ nước ngoài có mối quan hệ tích cực nhưng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế
- 12 Tóm tắt phần 1 Lý thuyết “Debt Overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ (dịch vụ nợ) sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Mô hình Debt Overhang không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do đó, ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó, có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến Theo phân tích của các nhà kinh tế học trên thế giới: vay nợ nước ngoài là cần thiết, nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc quản lý nợ nước ngoài là chìa khóa chiến lược của mỗi quốc gia trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Do đó, hướng đến một mức độ nợ cao hơn để hỗ trợ tăng trưởng không phải là một lựa chọn chính sách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 358 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 232 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p | 211 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn