intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi to tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu là đo lường mức độ tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 trong đó có hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố nội tại ngân hàng và nhóm nhân tố vĩ mô từ đó gợi ý các giải pháp hạn chế tác động của RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM cổ phần tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi to tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ HẬU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ HẬU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  3. i TÓM TẮT 1. Lí do chọn đề tài Rủi ro tín dụng xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập. Hậu quả của rủi ro tín dụng có thể dẫn đến lợi nhuận ngân hàng suy giảm, gây bất ổn cho ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Vì thế, đề tài liên quan đến việc đánh giá và đo lường tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa đánh giá tác động của yếu tố vĩ mô là sự biến động của thị trường bất động sản lên hiệu quả ngân hàng. Mặc dù thực tiễn đã chứng minh thực tiễn việc vỡ bong bóng bất động sản trong giai đoạn 2008-2012 đã và đang tác động tiêu cực đến các ngân hàng. Vì thế, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của rủi to tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” để phân tích và đo lường mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh các ngân hàng đồng thời đánh giá mức độ tác động của thị trường bất động sản lên hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại và góp phần làm đa dạng thêm những nghiên cứu về đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là lượng hóa mức độ tác động của rủi ro tín dụng với hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), quy mô ngân hàng (SIZE), kém hiệu quả (EFF), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA) và nhóm nhân tố vĩ mô là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GGDP) và biến động thị trường bất động sản thông qua chỉ số giá bất động sản Savills (SPPI) mà trong đó chủ yếu tập trung phân tích tác động của tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó gợi ý các giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
  4. ii 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình OLS, FEM, REM để lựa chọn ra mô hình phù hợp. Và để đảm bảo các ước lượng hồi quy chính xác, việc lựa chọn biến là phù hợp, nghiên cứu thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan tồn tại trong mô hình và đưa ra hướng khắc phục. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu là diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu định lượng tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. 4. Kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài Rủi ro tín dụng được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các biến kiểm soát là quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và sự biến động thị trường bất động sản tác động cùng chiều còn kém hiệu quả và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tác động ngược chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những giải pháp thiết thực và mang tính khách quan để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
  5. iii LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Tác giả Đoàn Thị Hậu
  6. iv LỜI CÁM ƠN Với hy vọng sẽ đóng góp giá trị về mặt nghiên cứu và ứng dụng trong kinh tế, tác giả đã thực hiện nghiên cứu luận văn bằng tất cả nỗ lực của bản thân. Nhưng luận văn sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Do đó trước hết tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Khoa Sau Đại Học, cùng các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình cao học của Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Qua hai năm học tập, tác giả đã tiếp thu được những kiến thức, phương pháp nghiên cứu làm hành trang quan trọng giúp tác giả thực hiện nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả gửi lời tri ân sâu sắc nhất xin được gửi đến nhà khoa học hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn đã gắn bó cùng tác giả trong suốt 06 tháng thực hiện nghiên cứu. Các định hướng đúng đắn của thầy cùng sự chỉ bảo tận tình, tâm huyết đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đồng nghiệp Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, về công việc để tác giả có thể hoàn thành luận án và hoàn thành trách nhiệm cơ quan giao. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho gia đình thân yêu và các anh, chị, các bạn đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương, chia sẻ và niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn!
  7. v MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... x DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ...................................................................................xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1. GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1 1.1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 1.1.2. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 2 1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.4.2.1. Phạm vi không gian ............................................................................................. 5 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 5 1.4.2.3. Phạm vi về nội dung ............................................................................................ 5 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5
  8. vi 1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6 1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ... 7 2.1. RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................ 7 2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 7 2.1.2. Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng ................................................................. 7 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu ......................................................................................................... 7 2.1.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ................................................. 9 2.1.3. Những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng ................................................... 10 2.1.3.1. Chu kỳ kinh tế và rủi ro tín dụng ...................................................................... 10 2.1.3.2. Rủi ro thị trường bất động sản và rủi ro tín dụng ............................................ 10 2.1.3.3. Quy mô tài sản và rủi ro tín dụng ..................................................................... 13 2.1.3.4. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng ............................................................ 13 2.1.3.5. Kém hiệu quả và rủi ro tín dụng ....................................................................... 14 2.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................. 14 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 14 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh .................................................... 15 2.2.2.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ......................................................................... 16 2.2.2.2. Lợi nhuận trên tổng tài sản ............................................................................... 16 2.2.2.3. Tỷ lệ thu nhập cập biên ..................................................................................... 16 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................... 17
  9. vii 2.3.1. Giảm lợi nhuận của ngân hàng ......................................................................... 17 2.3.2. Giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng ................................................... 18 2.3.3. Giảm uy tín của ngân hàng................................................................................ 18 2.3.4. Phá sản ngân hàng ............................................................................................. 19 2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ........................................................ 19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .............................. 27 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 27 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 27 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 31 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 31 3.3.2. Thống kê mô tả ................................................................................................... 31 3.4. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN ................................................................ 33 3.4.1. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 01............... 33 3.4.2. Phân tích tương quan giữa các biến mô hình nghiên cứu 02 ......................... 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 36 4.1. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH 1 .............................................................................. 36 4.1.1. Lựa chọn giữa các mô hình: OLS, FEM, REM............................................... 36 4.1.1.1. Hồi quy theo OLS .............................................................................................. 36 4.1.1.2. Hồi quy theo FEM ............................................................................................. 37
  10. viii 4.1.1.3. Hồi quy theo REM ............................................................................................. 38 4.1.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy mô hình nghiên cứu 01 ............................. 39 4.1.2.1. Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ... 39 4.1.2.2. Kiểm định phương sai của sai số không đổi ..................................................... 40 4.1.2.3. Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau .......... 40 4.1.2.4. Tổng hợp kết quả kiểm định và lựa chọn mô hình ............................................ 41 4.1.3. Khắc phục khuyết tật của mô hình và kiểm định kết quả hồi quy ................ 41 4.2. KẾT QUẢ MÔ HÌNH 2 ........................................................................................ 43 4.2.1. Lựa chọn giữa các mô hình OLS, FEM, REM ................................................ 43 4.2.1.1. Hồi quy theo OLS .............................................................................................. 43 4.2.1.2. Hồi quy theo FEM ............................................................................................. 44 4.2.1.3. Hồi quy theo REM ............................................................................................. 45 4.2.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy mô hình nghiên cứu 02 ............................. 46 4.2.2.1. Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ... 46 4.2.2.2. Kiểm định phương sai của sai số không đổi ..................................................... 47 4.2.2.3. Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau .......... 47 4.2.2.4. Tổng hợp kết quả kiểm định và lựa chọn mô hình ............................................ 48 4.2.3. Khắc phục khuyết tật của mô hình và kiểm định kết quả hồi quy ................ 48 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP .................................................. 51 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51
  11. ix 5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................... 53 5.2.1. Xây dựng hệ thống dự báo tốt ........................................................................... 53 5.2.2. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả .................................... 54 5.2.3. Giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng ............................. 55 5.2.4. Nâng cao công tác định giá tài sản bảo đảm .................................................... 56 5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM .................................. 57 5.3.1. Giảm thiểu rủi ro tín dụng ................................................................................ 57 5.3.2. Tăng quy mô và vốn chủ sở hữu ....................................................................... 58 5.3.3. Đa dạng hóa thu nhập ........................................................................................ 58 5.4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 59 5.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 60 5.5.1. Hạn chế ................................................................................................................ 60 5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 61 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01 – DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 02 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN PHẦN MỀM STATA 14
  12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Basel Committee on Ủy ban Basel về Giám sát 1 BCBS Banking Supervision Ngân hàng 2 EFF Ineffective Kém hiệu quả 3 ETA Equity on total Assets Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 4 FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 6 HQKD Hiệu quả kinh doanh 7 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Thế giới 8 LLR Loan Loss Reserve Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 NHNN Ngân hàng Nhà nước 11 NPL Non-performing loan Tỷ lệ nợ xấu Phương pháp bình phương nhỏ 12 OLS Ordinary Least Squares nhất 13 REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên 14 ROE Return on equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 15 ROA Return on asset Lợi nhuận trên tổng tài sản 16 RRTD Rủi ro tín dụng 17 SPPI Savills Property Price Index Chỉ số giá bất động sản Savills 18 SIZE Size Quy mô ngân hàng Vietnam Asset Management 19 VAMC Công ty Quản lý tài sản Company
  13. xi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2. 1. Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến HQKD của NHTM .. 22 Bảng 3. 1 Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ................................................. 30 Bảng 3. 2. Thống kê mô tả các biến quan sát trong mô hình ......................................... 31 Bảng 3. 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 01 .......................... 33 Bảng 3. 4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 02 .......................... 34 Bảng 4. 1. Kết quả hồi quy mô hình OLS với biến phụ thuộc ROE .............................. 36 Bảng 4. 2. Kết quả hồi quy mô hình FEM với biến phụ thuộc ROE ............................. 37 Bảng 4. 3. Kết quả hồi quy mô hình REM với biến phụ thuộc ROE............................. 38 Bảng 4. 4. Kết quả kiểm định VIF ................................................................................. 39 Bảng 4. 5. Kết quả hồi quy ROE theo ước lượng hồi quy với sai số chuẩn .................. 41 Bảng 4. 6. Kết quả hồi quy mô hình OLS với biến phụ thuộc ROA ............................. 43 Bảng 4. 7. Kết quả hồi quy mô hình FEM với biến phụ thuộc ROA............................. 44 Bảng 4. 8. Kết quả hồi quy mô hình REM với biến phụ thuộc ROA ............................ 45 Bảng 4. 9. Kết quả kiểm định VIF ................................................................................. 46 Bảng 4. 10. Kết quả hồi quy ROA theo ước lượng hồi quy với sai số chuẩn ................ 48 Bảng 5. 1. Bảng tổng hợp kết quả hồi quy…………………………………………….51 Hình 1. 1. Cơ cấu thu nhập năm 2017 của các NHTM…………………………………1 Hình 2. 1. Tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản các ngân hàng………………….....11
  14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU 1.1.1. Đặt vấn đề Với sự phục hồi của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các NHTM trong thời gian qua đã ghi nhận những kết quả khả quan. Trong đó, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản và đem lại nguồn thu chủ yếu. Tổng kết năm 2017, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống tăng 18,17% so với cuối năm 2016, góp phần làm cho chỉ tiêu GDP năm 2017 tăng 6,81% và giúp lợi nhuận của ngành ngân hàng tăng mạnh. Thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng đóng góp đến 79% tỷ trọng trong tổng thu nhập của các ngân hàng. Hình 1. 1. Cơ cấu thu nhập năm 2017 của các NHTM Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các ngân hàng Đi kèm với thành công đó, con số nợ xấu cũng không ngừng gia tăng. Theo NHNN Việt Nam, hiện nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng trên 160.000 tỷ đồng,
  15. 2 chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được, đã trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Đồng thời, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16% thì trong 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng, tổng nợ xấu lên đến khoảng 600.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu trong ngành xây dựng và các ngành có liên quan đến bất động sản chiếm hơn 90.000 tỷ đồng (Anh Hào, 2018). Đây là một con số đang tạo áp lực lớn lên chi phí dự phòng của các ngân hàng từ đó giảm HQKD trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản đồng thời là hạn chế khả năng cung cấp tiền vào nền kinh tế của hệ thống ngân hàng. Do đó, vấn đề cấp bách nhất của các ngân hàng hiện nay là kiểm soát và giảm thiểu RRTD để đảm bảo HQKD của ngân hàng đạt được kết quả tốt nhất. 1.1.2. Sự cần thiết của đề tài Xuất phát từ thực tế nhu cầu kiểm soát và giảm thiểu RRTD để đảm bảo HQKD của ngân hàng đạt được kết quả tốt nhất đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa sự biến động của thị trường bất động sản với HQKD của ngân hàng. Vì thực tiễn đã chứng minh việc vỡ bong bóng bất động sản trong giai đoạn 2008-2012 đã và đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm sút, thua lỗ và thậm chí bị mua lại với giá 0 đồng. Đó cũng được xem là lý do mà trong những tháng đầu năm 2018, khi thị trường bất động sản có dấu hiệu xuất hiện bong bóng mới thì NHNN phải thực hiện chỉ đạo gắt gao trong việc siết cho vay bất động sản qua việc ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN quy định giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn xuống 45% từ ngày 1/1/2018 và xuống 40% từ ngày 1/1/2019 đồng thời nâng nâng hệ số rủi ro cho vay từ ngày 2/2/2018 từ 150% lên 200%, các ngân hàng có hệ số rủi ro cho vay lĩnh vực bất động
  16. 3 sản đã ở mức cao và có hệ số CAR (tính theo Basel 1) thấp để các ngân hàng khó mở rộng cho vay bất động sản. Đây cũng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm vì RRTD xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập. Tiêu biểu như nghiên cứu của Aremu Mukaila Ayanda (2013), Hasan Ayaydin (2014) và Kodithuwakku (2015). Các nghiên cứu này đều chứng minh được rằng RRTD có tác động ngược chiều đến HQKD của ngân hàng thông qua các biến phụ thuộc là ROA, ROE và các biến độc lập là tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng. Tại Việt Nam, đề tài liên quan đến việc đánh giá và đo lường tác động của RRTD đến HQKD được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh (2016) và nghiên cứu của Lê Thị Thu Diềm (2016) và Nguyễn Thu Nga (2017) được coi là bài bản và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đánh giá tác động của yếu tố vĩ mô là sự biến động của thị trường bất động sản lên HQKD ngân hàng. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của rủi to tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” để phân tích và đo lường mức độ tác động của RRTD đến HQKD các ngân hàng đồng thời đánh giá mức độ tác động của sự biến động thị trường bất động sản lên HQKD và góp phần làm đa dạng thêm những nghiên cứu về đề tài này. 1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là đo lường mức độ tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 trong đó có hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố nội tại ngân hàng và nhóm nhân tố vĩ mô
  17. 4 từ đó gợi ý các giải pháp hạn chế tác động của RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM cổ phần tại Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu này được thực hiện với hai mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu cụ thể thứ nhất của nghiên cứu là lượng hóa mức độ tác động của RRTD với hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD, qui mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, kém hiệu quả và nhóm nhân tố vĩ mô là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, sự biến động của thị trường bất động sản những trong đó tập trung phân tích các yếu tố nợ xấu, dự phòng RRTD và nhân tố sự biến động của thị trường bất động sản mà đại diện là biến chỉ số giá bất động sản Savills đến HQKD của NHTM cổ phần tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể thứ hai là gợi ý các giải pháp hạn chế tác động của RRTD và nâng cao HQKD của các NHTM cổ phần tại Việt Nam. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn có hai câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi thứ nhất: RRTD tác động đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam như thế nào. Câu hỏi thứ hai: Giải pháp nào hạn chế RRTD và nâng cao HQKD của các NHTM tại Việt Nam. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD của NHTM Việt Nam trong đó nghiên cứu hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô. Ở khía cạnh nhân tố vĩ mô, luận văn đặc biệt nhấn mạnh nhân tố biến
  18. 5 động thị trường bất động sản đến lợi nhuận của các NHTM, đây là nhân tố mới mà hiện nay các nghiên cứu tại Việt Nam chưa quan tâm. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi không gian Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trên số liệu từ báo cáo tài chính của 24 NHTM cổ phần tại Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô được thu thập tại IMF và chỉ số giá bất động sản Savills được thu thập từ báo cáo của Savils. 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian Luận văn chỉ tập trung vào giai đoạn 2009-2017, đây là giai đoạn nghiên cứu mà số liệu công bố của các ngân hàng tương đối đầy đủ và cũng trong giai đoạn này thì Savils mới công bố chỉ số giá bất động sản Savills đầy đủ nhất để thực hiện nghiên cứu đánh giá được tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam. 1.4.2.3. Phạm vi về nội dung Luận văn tập trung phân tích hai nhân tố chính tác động đến HQKD bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD. Các nhân tố còn lại được đưa vào mô hình như biến kiểm soát để tránh tình trạng mô hình thiếu biến trong đó bao gồm các biến nội tại của ngân hàng như: qui mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, kém hiệu quả và các biến kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá bất động sản Savills. Các nhân tố khác tác động đến HQKD không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cở sở thuyết những nhân tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của NHTM cùng với việc tham khảo những nghiên cứu có liên quan, tác giả đã lựa chọn những biến được cho là tác động đến HQKD để đưa vào mô hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình OLS, FEM, REM để lựa chọn ra mô hình phù hợp. Và để đảm bảo các ước lượng hồi quy chính xác, việc lựa chọn
  19. 6 biến là phù hợp, nghiên cứu thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan tồn tại trong mô hình và đưa ra hướng khắc phục. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM. 1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn làm rõ cơ sở lý thuyết về khái niệm và cách đo lường RRTD cũng như là khái niệm và cách đo lường HQKD của các NHTM, qua đó chỉ ra tác động của RRTD lên HQKD. Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và thiết kế mô hình định lượng để lượng hóa tác động của RRTD lên HQKD. Phân tích kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất những giải pháp giảm RRTD và nâng cao HQKD của các NHTM cổ phần tại Việt Nam. 1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp
  20. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1. Khái niệm Trên thế giới, RRTD được định nghĩa là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ (Thomas P. Fitch, 1977). Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng thì RRTD là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận. Tại Việt Nam theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì RRTD ngân hàng được hiểu đó là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Như vậy, có thể định nghĩa rằng RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp trình cấp tín dụng khi mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết. 2.1.2. Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu Theo Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2013), cách tiếp cận truyền thống đo lường RRTD được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,...Trong các chỉ tiêu này, nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường RRTD.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2