intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của việc sáp nhập và mua lại đối với hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là nghiên cứu về tác động của việc sáp nhập và mua lại đối với hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của việc sáp nhập và mua lại đối với hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ******* TRỊNH THỊ THANH HÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH TP HỒ CHÍ MINH – 2013
  2. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp và Viện Đào tạo sau đại học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Thùy Linh – Giảng viên Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã hướng dẫn tận tình phương pháp khoa học và nội dung đề tài giúp tôi hoàn thành luận văn này Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè các lớp cao học khóa 19 của Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Người viết Trịnh Thị Thanh Hà
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn là PGS.TS Trần Thị Thùy Linh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Người viết Trịnh Thị Thanh Hà
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt DN Doanh nghiệp DUMMY Biến giả EBITDA Earnings before interest, taxes, Lợi nhuận trước lãi, thuế và depreciation khấu hao HNX Hanoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HORI Horizontal Chiều ngang HOSE HoChiMinh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán TP HCM MERG Merger Sáp nhập M&A Merger & Acquisiton Sáp nhập và mua lại OTC Over The Counter Market Thị trường chứng khoán phi tập trung POSTPROF Post-merger profitability Lợi nhuận sau sáp nhập PREGRO Pre-merger growth Tăng trưởng trước sáp nhập PREIMP Pre-merger improvement Sự cải thiện hiệu quả trước sáp nhập PREPROF Pre-merger profitability Lợi nhuận trước sáp nhập SIZE Size Quy mô của công ty SUB Subsidiary company Công ty con TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tài sản UPCOM Unlisted PublicCompany Market Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
  5. iv DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 4.1: Thống kê các thương vụ M&A phân chia theo ngành ................................... 20 Hình 4.2: Thống kê số lượng và giá trị M&A tại Việt Nam (2003 – Q12012) .............. 21 Hình 4.3: Lợi nhuận trước M&A (PREPROF) và lợi nhuận sau M&A (POSTPROF) . 22 Hình 4.4: Quy mô các công ty trong mẫu nghiên cứu ................................................... 23 Hình 4.5: Biểu đồ thống kê mô tả của biến phụ thuộc (POSTPROF) ........................... 25 Bảng 2.1: Tóm lược kếtquả nghiên cứu thực nghiệm ...................................................... 9 Bảng 3.1: Bảng mô tả cách tính của các biến ..................................................... 15 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các biến của mô hình hồi quy ............................................... 22 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc ..................................... 23 Bảng 4.3: Ma trận tương quan của các biến ................................................................. 26 Bảng 4.4 ết quả hồi quy .............................................................................................. 27 Bảng 4.5: iểm định ald Test...................................................................................... 30 Bảng 4.6. ết quả hồi quy đ ch nh s a ........................................................................ 31 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả sau kiểm định .................................................................... 32 Bảng 4.8 Bảng tóm t t quan hệ gi a các biến độc lập và Lợi nhuận sau M&A (POSTPROF) .................................................................................................................. 35
  6. v MỤC LỤC Lời cảm ơn ..............................................................................................................i Lời cam đoan ........................................................................................................ ii Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... iii Danh mục hình và bảng biểu ..............................................................................iv Mục lục ................................................................................................................... v Tóm tắt (Abstract) ............................................................................................ viii CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1 2 1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1 2 2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 1 3 1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 1 3 2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5 Bố cục đề tài ................................................................................................... 3 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 4 CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của M&A lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................ 5 2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận hậu sáp nhập ................................ 8
  7. vi 2.3 Tóm lƣợc các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................... 9 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 11 CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 12 3.2 Mô tả các biến trong mô hình ...................................................................... 12 3.3 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 15 3.4 Phƣơng pháp kiểm định ............................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 18 CHƢƠNG 4 : TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP 4.1 Phân tích các biến của mô hình ................................................................... 19 4 1 1 Tình hình M&A ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012 ...................................... 19 4 1 2 Phân tích các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình ........................ 22 4.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 23 4 2 1 Thống kê mô tả ............................................................................................. 23 4 2 2 Ma trận tương quan của các biến độc lập .................................................. 25 4 2 3 iểm định giả thiết về hệ số hồi quy ............................................................ 26 4.2.4. Kết quả hồi quy ............................................................................................ 27 4.2.5. iểm định sự ph hợp của mô hình hồi qui ................................................ 29 4.2.6. iểm định sự có m t của biến không c n thiết ( ald Test) ....................... 30 4.2.7 iểm định đa cộng tuyến ............................................................................ 32 4.2.8 ết luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................. 36 CHƢƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ĐỀ UẤT VỀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.1 Kết quả nghiên cứu về tác động của M&A đến hiệu quả hoạt động của các công ty sau M&A .............................................................................................. 37
  8. vii 5.2 Những hạn chế của luận văn ........................................................................ 37 5.3 Đề xuất hƣớng nghiên cứu về sáp nhập và mua lại cho các doanh nghiệp trong thời gian tới ..................................................................................... 38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .................................................................................... 41 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Bảng biểu hồi quy Phụ lục 2: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu
  9. viii TÓM TẮT (ABSTRACT) Bài nghiên cứu này nghiên cứu tác động của việc sáp nhập và mua lại lên hiệu quả của các công ty bằng cách phân tích sự tác động của các chỉ số tài chính lên lợi nhuận sau khi sáp nhập của các công ty tham gia vào việc sáp nhập. Phân tích hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập bằng cách so sánh hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập với hiệu quả hoạt động trước khi sáp nhập của công ty mua lại và xác định nguồn gốc của những thay đổi do sáp nhập gây ra, nghiên cứu cho thấy rằng sáp nhập không dẫn đến hiệu quả được cải thiện. So sánh hiệu quả của các công ty tham gia vào việc sáp nhập với các công ty không tham gia vào việc sáp nhập cho thấy rằng nếu không có sáp nhập xảy ra, lợi nhuận giai đoạn hậu sáp nhập sẽ được cải thiện Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để kiểm định sự tác động của việc sáp nhập lên hiệu quả của các công ty. Mẫu nghiên cứu gồm 61 công ty (trong đó có 31 công ty có thực hiện hoạt động M&A và 30 công ty không thực hiện M&A) trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Kết quả cho thấy không có khác biệt đáng kể trong các chỉ số tài chính của hai công ty tham gia vào việc sáp nhập. Các vụ sáp nhập dường như dẫn đến sự cộng hưởng tài chính và tăng trưởng nhất thời. Nhân tố tác động đến lợi nhuận sau M&A của các công ty là: Sự cải thiện hiệu quả trước M&A (PREIMP). Mức độ ảnh hưởng của biến Cải thiện hiệu quả trước M&A (PREIMP) lên Lợi nhuận sau M&A ở doanh nghiệp không tham gia M&A nhiều hơn ở doanh nghiệp có tham gia M&A. TỪ KHÓA: Sáp nhập, mua lại, tác động, hiệu quả, M&A
  10. 1 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tiến trình phát triển kinh tế, việc liên kết, sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp để hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn là xu hướng phổ biến tất yếu, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay. Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập đã được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau. Đi đầu trong hoạt động này có thể nói đến là Mỹ, sau đó là Châu Âu, Châu Mỹ la tinh và Châu Á. Tại Việt Nam, đây là một vấn đề khá mới mẻ nhưng theo dự báo của các chuyên gia, làn sóng sáp nhập, hợp nhất và mua lại trên thị trường sẽ diễn ra nhanh hơn và sẽ sôi động hơn trong thời gian tới. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nói riêng và các doanh nghiệp trên thế giới nói chung, thì phương pháp hiệu quả là sáp nhập và mua lại để tạo thành các doanh nghiệp lớn nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả. Qua tham khảo các bài nghiên cứu thực nghiệm ở của Babli Dhiman, Bilal A. Parray Vardhana (2011), Konstantinos Agorastos, Michail Pazarskis, Theofanis Karagiorgos (2012) và các nghiên cứu thực nghiệm khác về vấn đề hiệu quả hoạt động sau M&A của các công ty, và cũng vì sự mới mẻ, sôi động và nóng bỏng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc sáp nhập và mua lại đối với hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
  11. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là nghiên cứu về tác động của việc sáp nhập và mua lại đối với hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định hiệu quả của doanh nghiệp sau sáp nhập và mua lại. ài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:  Xác định những nhân tố nào của M&A ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp hậu sáp nhập ở Việt Nam?  Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam sau M&A như thế nào? 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu về 31 doanh nghiệp đã thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A) tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 và 30 doanh nghiệp không tham gia sáp nhập trong giai đoạn nghiên cứu này, để so sánh mức độ tác động của các chỉ số tài chính lên lợi nhuận sau M&A giữa các công ty có sáp nhập và các công ty không có sáp nhập. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu tác giả chọn giai đoạn từ năm 2008 - 2012 vì đây là giai đoạn có nhiều biến động về tình hình kinh tế cả trên thế giới l n Việt Nam và đây cũng là giai đoạn mà hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất ở Việt Nam. Dữ liệu được thu thập cho tất cả các công ty trong khoảng thời gian ba năm trước mua lại và ba năm sau khi mua lại, lấy năm mua lại làm năm cơ sở (không nghiên cứu dữ liệu của năm này). Trong những năm trước mua lại, các dữ liệu bao gồm chỉ của công ty đi mua lại và sau khi mua lại là dữ liệu của các thực thể mới
  12. 3 được thành lập hoặc các công ty đi mua (nếu công ty chỉ mua một tỷ lệ vốn cổ phần nhất định). 1.4 PHƢƠ NG P H ÁP NGHI ÊN C ỨU Phương pháp nghiên cứu của đề tài này là phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập và x l dữ liệu từ nhiều nguồn. Tác giả s dụng mô hình hồi quy đa nhân tố theo phương pháp OLS để khảo sát sự tác động của các nhân tố đại diện cho đặc điểm tài chính của doanh nghiệp đến lợi nhuận sau sáp nhập, trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu về M&A và các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện ở các nước trên thế giới. Tác giả s dụng phần mềm EVIEWS để phân tích thông tin định lượng từ các số liệu thứ cấp thu thập được. Trong mô hình hồi quy cụ thể của bài nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau sáp nhập của doanh nghiệp được đưa vào mô hình là những biến: (1) Lợi nhuận trước sáp nhập (PREPROF), (2) Quy mô của công ty (SIZE), (3) Sự cải thiện hiệu quả trước sáp nhập (PREIMP), (4) Tăng trưởng trước sáp nhập (PREGRO), (5) Số năm thành lập công ty (AGE). iến giả: (1) Sáp nhập (MERG), (2) Sáp nhập giữa các công ty con (SUB), (3) Sáp nhập theo chiều ngang (HORI). Luận văn vận dụng các mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp để khảo sát sự tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1.5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ố cục của đề tài gồm có 5 chương: CHƢƠNG 1 : Tổng quan về đề tài CHƢƠNG 2 : Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây CHƢƠNG 3 : Phƣơng pháp nghiên cứu CHƢƠNG 4 : Tác động của việc sáp nhập và mua lại đối với hiệu quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam CHƢƠNG 5 : ết quả nghiên cứu và các đề uất về hƣớng nghiên cứu tiếp theo
  13. 4 ẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Mua lại, sáp nhập doanh nghiệp (viết tắt Tiếng Anh là M&A) từ lâu đã trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi nhất trên thế giới và được coi là một trong các con đường ngắn nhất cũng như hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư bởi nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và tránh được các rào cản. Vậy trong thực tế việc sáp nhập và mua lại tác động như thế nào đến hiệu quả của các doanh nghiệp sau M&A và các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu về tác động của M&A đến hiệu quả của các doanh nghiệp như thế nào. Chương 2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về hoạt động sáp nhập sẽ cho thấy các tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp sau M&A.
  14. 5 CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA M&A LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Nghiên cứu của Vardhana Pawaskar (2001) phân tích hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập bằng cách so sánh hiệu quả sau khi sáp nhập của công ty mua lại với hiệu quả trước khi sáp nhập của công ty mua lại và xác định nguồn gốc của những thay đổi do sáp nhập gây ra, nghiên cứu cho thấy rằng sáp nhập không d n đến hiệu quả được cải thiện, không có sự gia tăng đáng kể trong lợi nhuận trong giai đoạn hậu sáp nhập. Kết quả cũng cho thấy không có sự gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng của công ty mua lại trong những năm tiếp theo. So sánh hiệu quả của các công ty tham gia vào việc sáp nhập với các công ty không tham gia vào việc sáp nhập cho thấy rằng nếu không có sáp nhập xảy ra, lợi nhuận giai đoạn hậu sáp nhập sẽ được cải thiện, và các vụ sáp nhập sẽ d n đến sự cộng hưởng tài chính và tăng trưởng nhất thời. Nhưng sáp nhập xảy ra rộng rãi, bởi vì sáp nhập tạo ra "tính hiệp lực" giữa bên mua và các bên mục tiêu, và tính hiệp lực lần lượt làm tăng giá trị của công ty (Hitt et al., 2001). L thuyết về hiệu quả cho thấy, trên thực tế, sáp nhập chỉ xảy ra khi được dự kiến sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đủ để làm cho thương vụ có lợi cho cả hai bên, đó là sự mong đợi cho kết quả của một vụ sáp nhập "thân thiện". Kết quả nghiên cứu của Dieter . Halfar (2001) cho thấy sáp nhập và mua lại hủy hoại giá trị trong vòng 2 năm sau mua lại, mặc dù một vài bằng chứng cho rằng công ty mua lại tạo ra giá trị trong 3 năm sau mua lại. Nghiên cứu của Surjit (2002) phân tích 20 công ty sáp nhập để so sánh hiệu quả trước và sau sáp nhập, kết quả cho thấy lợi nhuận và hiệu quả của các công ty sáp nhập giảm trong giai đoạn hậu sáp nhập. Nhưng v n còn rất nhiều động cơ để khuyến khích một công ty thực hiện các hoạt động mua lại. Đôi khi những động cơ này là chất lượng và không thể được giải thích theo số liệu định lượng. Kruse, Park và Suzuki (2003) đã kiểm tra hiệu quả hoạt động dài hạn của các công ty Nhật ản. Nghiên cứu này cho thấy một sự cải thiện hiệu quả hoạt động
  15. 6 trong một khoảng thời gian hơn 5 năm và hiệu quả trước khi sáp nhập và sau khi sáp nhập có liên quan chặt chẽ. Tài liệu nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng hiệu quả hoạt động của các công ty đi mua cho kết quả l n lộn về sự khác biệt giữa hiệu quả sau sáp nhập và trước sáp nhập. Vì vậy, sẽ vô cùng khó khăn để kết luận liệu M & A có thể được s dụng như là một chất xúc tác bởi các công ty mua lại để đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn. Theo Zheer & Souder (2004): tăng sức mạnh thị trường và tăng trưởng doanh thu là những mục tiêu phổ biến nhất cho các doanh nghiệp tham gia M & A. Andrade và cộng sự (2001) cho rằng sức mạnh thị trường có thể tăng bằng cách hình thành độc quyền hoặc độc quyền nhóm. Kết quả là, tình hình tài chính của công ty mua lại sẽ được củng cố bởi việc gia tăng sức mạnh thị trường và tăng trưởng doanh thu, do đó lợi nhuận của công ty sẽ tăng cùng với giá trị của cổ đông. Quan điểm của JuanJuan Wang (2007) cho rằng M & A làm tăng giá trị cổ đông cho công ty mục tiêu, trong khi làm giảm giá trị cổ đông của công ty đi mua hoặc công ty mới được kết hợp. Kết quả cho thấy công ty đi mua có tình hình tài chính tốt trước khi sáp nhập, nhưng nó đã có một kết quả kinh doanh kém hơn sau khi sáp nhập và sáp nhập đã không tạo ra giá trị và lợi nhuận cho các cổ đông của công ty đi mua. Christian Tuch and Noel O’Sullivan (2007) xem xét lại nghiên cứu thực nghiệm về tác động của mua lại lên hiệu quả công ty. ằng chứng cho thấy rằng, trong ngắn hạn, mua lại có một tác động không đáng kể lên sự giàu có của cổ đông. Phân tích hiệu quả dài hạn cho thấy lợi nhuận âm là áp đảo. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy công ty mua có xu hướng kém hiệu quả trong giai đoạn hậu mua lại. Pramod, Mantravadi và Vidyadhar Reddy (2008) phân tích hiệu quả hậu sáp nhập của ngành khác với công ty đi mua ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy rằng có những khác biệt nhỏ về tác động lên hiệu quả hoạt động sau sáp nhập, trong các ngành khác nhau ở Ấn Độ. Kiểm chứng thực nghiệm của hiệu quả hậu sáp nhập của các công ty Ấn Độ cho đến nay đã được chứng minh không thể rút ra bất kỳ kết luận có ý nghĩa nào. Các nghiên cứu cũng rất sai lệch trong việc ủng hộ một lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là những ngành sản xuất và có một giai đoạn có xu hướng lựa chọn khoảng thời gian ngắn để đo lường hiệu quả.
  16. 7 Kumar (2009), nghiên cứu hiệu quả hoạt động hậu sáp nhập của các công ty giai đoạn 1999-2002 ở Ấn Độ. Kết quả lợi nhuận sau sáp nhập và khả năng thanh toán của các công ty, trung bình, cho thấy không có cải tiến khi so sánh với các giá trị trước khi sáp nhập. Dr. Neena Sinha, Dr. K.P.Kaushik, Timcy Chaudhary (2010) tìm thấy một sự thay đổi đáng kể trong thu nhập của các cổ đông, không có thay đổi đáng kể trong khả năng thanh toán của công ty. Kết quả của nghiên cứu cho thấy M & A trong trường hợp này có một mối tương quan đáng kể giữa hiệu quả tài chính và M & A, trong thời gian dài, và các công ty mua lại có thể tạo ra giá trị. Kết quả nghiên cứu của Dr. abli Dhiman, ilal A.Parray (2011) cho thấy mua lại không có bất kỳ tác động đáng kể lên lợi nhuận của các công ty trong giai đoạn sau mua lại. Phát hiện chính của nghiên cứu là có bằng chứng rõ ràng rằng lợi nhuận của một công ty thực hiện mua lại không có sự khác biệt thống kê giữa giai đoạn trước mua lại và sau mua lại. Mục tiêu chính của công ty là để đạt được sức mạnh thị trường lớn hơn, làm gia tăng cơ hội khả năng sáng tạo, do đó làm giảm các rủi ro liên quan với sự phát triển của một sản phẩm hay dịch vụ mới, tối đa hóa hiệu quả thông qua nền kinh tế của quy mô và phạm vi. Kết quả nghiên cứu của Konstantinos Agorastos, Michail Pazarskis, Theofanis Karagiorgos (2012) cho thấy đối với các công ty được nghiên cứu của từng ngành khác nhau cho mỗi ngành công nghiệp và sau khi M & A, nói chung, có một sự xấu đi của hiệu quả sau khi sáp nhập. Từ điều này có thể được coi như là hiệu quả sau khi sáp nhập bị ảnh hưởng bởi loại ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài ra, M & A đã không cung cấp một hiệu quả sau khi sáp nhập tốt hơn cho các công ty mua lại trên các m u kiểm tra toàn bộ.
  17. 8 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HẬU SÁP NHẬP  Lợi nhuận trung bình trƣớc sáp nhập: Nghiên cứu của Dr.Babli Dhiman, Bilal A.Parray (2011) cho rằng sáp nhập có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của công ty sáp nhập so với trường hợp không sáp nhập, sáp nhập có thể d n đến những cải tiến hiệu quả mà không thông qua bất kỳ yếu tố quy mô hoặc yếu tố bổ sung mà chỉ đơn giản là thông qua việc thay thế cách quản l kém bằng cách quản l tốt hơn những tài sản hiện hữu để kiểm soát công ty. Lợi nhuận trung bình trước sáp nhập được s dụng như là biến độc lập để giải thích lợi nhuận sau sáp nhập.  Quy mô của công ty: Pramod Mantravadi, A Vidyadhar Reddy (2008) cho rằng quy mô của doanh nghiệp sẽ tăng sau sáp nhập, và biến quy mô sẽ được s dụng như là biến độc lập để giải thích lợi nhuận sau sáp nhập của doanh nghiệp.  Mức độ cải thiện ngắn hạn lợi nhuận trƣớc sáp nhập: Nghiên cứu của Dr.Babli Dhiman, Bilal A.Parray (2011) cho rằng mức độ cải thiện ngắn hạn lợi nhuận trước sáp nhập được s dụng như là biến độc lập để giải thích lợi nhuận sau sáp nhập.  Tỷ lệ tăng trƣởng trung bình hàng năm của công ty: Pramod Mantravadi, A Vidyadhar Reddy (2008) cho rằng trong sáp nhập, có hai khía cạnh của sự tăng trưởng có thể được nghiên cứu. Thứ nhất, có thể là tăng trưởng ngay lập tức của công ty mua lại sau khi sáp nhập (so với trước khi sáp nhập). Thứ nhì, người ta có thể so sánh tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trong những năm trước khi sáp nhập và trong những năm sau sáp nhập, không kể năm sáp nhập (t), để xem là liệu sáp nhập có góp phần vào tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của công ty trong những năm sau sáp nhập hay không.  Tuổi của công ty: Konstantinos Agorastos, Michail Pazarskis, Theofanis Karagiorgos (2012) cho rằng biến tuổi của công ty có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong m u tương ứng của các công ty không sáp nhập. Với sáp nhập, tuổi có một tác động dương lên lợi nhuận công ty. Và cuối cùng, phân tích hồi qui cho thấy không có bằng chứng rằng sáp nhập theo chiều ngang hoặc sáp nhập giữa các công ty con có bất kỳ tác động đáng kể nào lên lợi nhuận của công ty mua.
  18. 9 2.3 TÓM LƢỢC CÁC ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Từ việc phân tích các bài nghiên cứu thực nghiệm ở trên, sau đây tác giả tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu thực nghiệm như sau: Bảng 2.1: Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bài nghiên cứu Kết quả Vardhana Pawaskar (2001) Không có sự gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng của công ty mua lại trong những năm tiếp theo. Sáp nhập sẽ d n đến sự cộng hưởng tài chính và tăng trưởng nhất thời. Hitt et al., (2001) Sáp nhập tạo ra "tính hiệp lực". Dieter B. Halfar (2001) M&A hủy hoại giá trị công ty trong ngắn hạn nhưng lại tạo ra giá trị trong dài hạn. Surjit (2002) Lợi nhuận và hiệu quả giảm trong giai đoạn hậu sáp nhập Kruse, Park và Suzuki (2003) Cải thiện hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian hơn 5 năm và hiệu quả trước khi sáp nhập và sau khi sáp nhập có liên quan chặt chẽ. Zheer & Souder (2004) Sáp nhập làm tăng sức mạnh thị trường và tăng trưởng doanh thu JuanJuan Wang (2007) M & A làm tăng giá trị cổ đông cho công ty mục tiêu nhưng làm giảm giá trị cổ đông của công ty đi mua Pramod, Mantravadi và Vidyadhar Reddy M&A có tác động khác nhau lên hiệu quả (2008) hoạt động trong các ngành khác nhau
  19. 10 Bài nghiên cứu Kết quả Kumar (2009) Lợi nhuận sau sáp nhập và khả năng thanh toán của các công ty không có cải tiến so với các giá trị trước khi sáp nhập. Dr. Neena Sinha, Dr. K.P.Kaushik, Timcy Có một mối tương quan đáng kể giữa hiệu Chaudhary (2010) quả tài chính và M & A. Trong thời gian dài các công ty mua lại có thể tạo ra giá trị. Dr.Babli Dhiman, Bilal A.Parray (2011) Lợi nhuận của một công ty thực hiện mua lại không có sự khác biệt thống kê giữa giai đoạn trước mua lại và sau mua lại. Konstantinos Agorastos, Michail M & A không cung cấp một hiệu quả sau Pazarskis, Theofanis Karagiorgos (2012) sáp nhập tốt hơn cho các công ty mua lại trên toàn bộ các m u kiểm tra.
  20. 11 ẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Tóm lại, dựa trên cơ sở l thuyết và các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau M&A từ những nghiên cứu thực nghiệm của các nước trên thế giới mà tác giả đã trình bày ở trên, luận văn sẽ ứng dụng vào thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam mà cụ thể là các công ty tham gia sáp nhập và mua lại ở Việt Nam để tìm hiểu liệu hoạt động M&A tại Việt Nam có những tác động tương tự hay không, mức độ và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào? Vì vậy tác giả dựa vào các biến phù hợp với đặc trưng của hoạt động M&A ở Việt Nam để xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau M&A ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2