Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh - Tỉnh Phú Yên
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012-2017 làm cơ sở đề ra phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh - Tỉnh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------- ĐINH THANH THÚY TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH - TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------- ĐINH THANH THÚY TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH - TỈNH PHÚ YÊN CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên” là do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Hồ Viết Tiến. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu nào trước đây. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả Đinh Thanh Thúy
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN ...................................................................................................................6 1.1. Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. ..........................................................................................................................6 1.2. Một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước của một số quận (huyện) ở trong nước. ...............................................................................................................9 1.2.1. Thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên ......................................................................9 1.2.2. Huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN ...........................................................13 2.1. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước.........................................................13 2.1.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước ...............................................................13 2.1.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước................................................................17 2.1.3. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 – 2017. ........................................................................................................................22 2.2. Những hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước .........................32 2.2.1. Hạn chế trong quản lý thu ngân sách nhà nước .............................................32 2.2.2. Hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước..............................................33
- 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước ........................................................................................................................36 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................40 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN ...41 3.1. Mục tiêu tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. ....................................................................................................................41 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức .......................................................41 3.1.2. Mục tiêu tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. ....................................................................................................................43 3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. .................................................................................................45 3.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu ngân sách nhà nước ......................................45 3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý chi ngân sách nhà nước.......................................46 3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức quản lý tài chính ngân sách .........................................................................................................50 3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN ...............51 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra tài chính .........................................................52 3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền trong quản lý NSNN........53 3.2.7. Nghiêm túc công khai tài chính các cấp .........................................................53 3.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, thuế, KBNN và các cơ quan liên quan trong quản lý NSNN .........................................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................55 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .......................................56 4.1. Định hướng chung về giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên..............................................................................56 4.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên..............................................................................58
- 4.2.1. Kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước. ........................................................................................................................58 4.2.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước. ........................................................................................................................58 4.3. Đánh giá tính khả thi việc thực hiện kế hoạch. ..................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................64 5.1. Kết luận ..............................................................................................................64 5.2. Khuyến nghị đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên..........................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ GỐC 1 ANQP An ninh quốc phòng 2 BĐS Bất động sản 3 CĐNS Cân đối ngân sách 4 CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia 5 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 6 GTGT Giá trị gia tăng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 KBNN Kho bạc nhà nước 9 KT-XH Kinh tế - xã hội 10 MTQG Mục tiêu quốc gia 11 NQD Ngoài quốc doanh 12 NS Ngân sách 13 NSĐP Ngân sách địa phương 14 NSNN Ngân sách nhà nước 15 NSTW Ngân sách trung ương 16 QLNN Quản lý nhà nước 17 SNGD Sự nghiệp giáo dục 18 TNCN Thu nhập cá nhân 19 TPCP Trái phiếu chính phủ 20 TW Trung ương 21 UBND Ủy ban nhân dân 22 XDCB Xây dựng cơ bản 23 XL Xây lắp
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Hinh ..........................13 Bảng 2.2. Tổng hợp thu ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực .............................14 Bảng 2.3. Tổng thu ngân sách nhà nước theo từng sắc thuế .....................................15 Bảng 2.4. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh (2012-2017) ..........18 Bảng 2.5. Tổng hợp chi đầu tư phát tiển từ ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh (2012-2017). ..............................................................................................................19 Bảng 2.6. Tổng hợp chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh (2012-2017) ...............................................................................................................19 Bảng 2.7. Cân đối thu – chi ngân sách huyện Sông Hinh (2012-2017) ....................23 Bảng 2.8. Cân đối ngân sách nhà nước (2012-2017) ................................................24
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thu cân đối ngân sách nhà nước ..............................................16 Biểu đố 2.2. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh (2012-2017) ...................................................................................................................................20
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN như: Sách “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương, thực trạng và giải pháp”, PGS-TS Lê Chi Mai (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện thị - Trường hợp nghiên cứu điển hình tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông” của Đàm Thị Hệ được in trên tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 02 -2013. Nghiên cứu khoa học “Cân đối ngân sách nhà nước, nợ công và chuẩn mực quốc tế” của Bùi Thị Mai Hoài, Sử Đình Thành, & Bùi Duy Tùng được in trên Tạp chí Phát triển Kinh tế số 9 – 2015. Ngoài ra còn nhiều sách tham khảo, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cao về cả lý luận và thực tiễn. Ở các công trình nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đều đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, tuy nhiên mỗi đề tài lại có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau. Tùy mục đích và yêu cầu khác nhau mà các công trình nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị đề xuất cho từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp từng đối tượng nghiên cứu. Luận văn “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên” cũng đưa ra những đề xuất có thể áp dụng được vào thực tiễn của ngân sách huyện Sông Hinh. Vì vậy đề tài không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đây. 2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau 13 năm thực hiện, Luật NSNN năm 2002 bộc lộ những hạn chế, bất cập như: Quy định về phạm vi thu ngân sách còn chưa rõ ràng; việc quản lý các khoản
- 2 phí, lệ phí chưa thống nhất, phân tán; cách xác định bội chi NSNN chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP đã có quy định rõ nhưng giữa các cấp ở địa phương còn chưa phù hợp với thực tế... Vì vậy, nhằm khắc phục những tồn tại của Luật NSNN 2002 và đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, Luật NSNN năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng: - Phạm vi thu, chi NSNN được sửa đổi theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ hơn với các luật có liên quan trong hệ thống các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật Tổ chức quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật kiểm toán nhà nước, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật dầu rư công, Luật quản lý nợ công… - Nguyên tắc cân đối, quản lý NSNN được kế thừa của Luật NSNN 2002, song được quy định cụ thể hơn. - Phân cấp quản lý NSNN tiếp tục kế thừa các quy định đảm bảo tính thống nhất của NSNN và trai trò chủ đạo của NSTW. Đồng thời, tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động của ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, sử dụng ngân sách. - Tăng cường quản lý NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN thông qua bổ sung quy định pháp lý về kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính 3 năm, tăng cường trách nhiệm giải trình ngân sách và giám sát của các cơ quan quản lý; tăng cường quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách; bổ sung quy định rõ hơn về nguyên tắc chi NSNN… - Thu hẹp dự phòng ngân sách chi cho NSTW và NSĐP xuống 2-4% tổng chi thay cho 2-5% như luật NSNN 2002 để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ phát sinh quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán.
- 3 Như vậy, sự ra đời của Luật NSNN 2015 sẽ tạo một bước ngoặt mới trong quản lý NSNN theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tài chính công theo hướng hiện đại. Hiện nay công tác quản lý ngân sách huyện Sông Hinh ngày càng được hoàn thiện, cân đối thu chi ngân sách ngày càng vững chắc (năm 2012 đạt 15,1% đến năm 2017 tăng lên đạt 23,5%), nguồn thu ngày càng tăng, đảm bảo được nhu cầu chi thiết yếu về quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa – xã hội… và đảm bảo một phần cho chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý ngân sách huyện Sông Hinh vẫn còn những hạn chế, khiếm khuyết. Nền kinh tế huyện còn phụ thuộc lớn vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các khoản thu ngân sách còn nhỏ chưa đáp ứng được hết nhu cầu chi của huyện, vẫn còn tình trạng thất thu ngân sách, ngân sách huyện phần lớn được bổ sung từ nguồn ngân sách tỉnh (chiếm 65-75%). Trong tổng chi ngân sách nhà nước, cơ cấu chi cho hoạt động hành chính sự nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (80-90%), trong khi đó chi cho đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào ngân sách tỉnh bổ sung, chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển của huyện. Năm 2017 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 theo luật ngân sách mới của Quốc hội, là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 5 năm 2016-2020 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sông Hinh lần thứ VIII và Nghị Quyết của HĐND huyện. Nhưng dưới sự lãnh đạo sâu sát của huyện ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện, sự phối hợp tích cực của MTTQ và các đoàn thể của huyện, sự điều hành có trọng tâm trọng điểm của UBND,…tài chính ngân sách toàn huyện cơ bản ổn định. Tuy nhiên vẫn có một số khoản thu đạt thấp, chưa kịp tiến độ như: khoản thuế ngoài quốc doanh, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu ngoài cân đối ngân sách… Trước những thay đổi của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh tác giả lựa chọn đề
- 4 tài “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012-2017 làm cơ sở đề ra phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tăng cường cơ sở vật chất… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong thời gian tới. 4. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 2012-2017. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên 4.3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở số liệu về thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 2012-2017, trên cơ sở tổng hợp lý thuyết liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước, tác giả tiến hành phân tích tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 5. Kế hoạch thực hiện
- 5 Trên cơ sở các giải pháp được đề xuất tác giả sẽ chọn một số giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Thứ nhất, phân tích thực trạng quản lý ngân sách huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, chỉ rõ mặt tích cực cũng như hạn chế trong công tác quản lý ngân sách huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các tài liệu kèm theo thì luận văn nghiên cứu có nội dung gồm 05 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về ngân sách nhà nước và vấn đề quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. Chương 4: Kế hoạch thực hiện giải pháp Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
- 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN SÔNG HINH – TỈNH PHÚ YÊN 1.1. Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên. Sông Hinh là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 60km. Huyện Sông Hinh là huyện có vị trí quan trọng về quốc phòng, vừa là hậu cứ, vừa là hậu phương, khu vực phòng thủ cửa ngõ phía Tây vững chắc, vừa là cầu giao lưu văn hóa giữa các tỉnh duyên hải miền Trung với địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Tiếp giáp với hai vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng là huyện Tây Hòa, vùng trồng lúa lớn nhất tỉnh và vùng trồng cây công nghiệp phát triển của hai tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Là nơi tiếp giáp giữa khu vực đồng bằng và miền núi cao nguyên, thượng và trung lưu của hệ thống các sông, suối lớn chảy qua phía nam tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái… Trên địa bàn có các tuyến giao thông QL 29, QL 19C là cầu nối các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi mua bán hàng hóa và liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm 2011-2015, nền kinh tế huyện dù vấn tiếp tục bị ảnh hưởng chung bởi bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế huyện vẫn duy trì được ở mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 12,1%/năm. GRDP toàn huyện tăng từ 376,05 tỷ đồng năm 2010 lên 666,36 tỷ đồng vào năm 2015. Cụ thể: + Ngành nông – lâm – thủy sản: tăng bình quân 6,2%/năm, từ 229,20 tỷ đồng năm 2010 lên 309,33 tỷ đồng năm 2015. Giai đoạn này, sản xuất nông – lâm – thủy sản gặp khó khăn do công tác thu mua nguyên liệu sắn, mía còn nhiều bất cập, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc tiếp tục tái diễn,…dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao. + Ngành công nghiệp – xây dựng: tăng bình quân 16,5%/năm, từ 104,58 tỷ đồng năm 2010 lên 224,63 tỷ đồng vào năm 2015. Nguyên nhân là do vẫn còn bị
- 7 ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, nên việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương chậm phát triển, một số đề án có đề ra nhưng chậm không thực hiện như: cụm Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Đức Bình Đông, cụm Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp EaBar và cụm Công nghiệp thị trấn Hai Riêng chưa được khai thác hiệu quả. Công tác đầu tư XDCB, đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ các công trình. + Ngành dịch vụ: giai đoạn này ngành dịch vụ - thương mại phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng bình quân đạt 25,6%/năm, từ 42,27 tỷ đồng năm 2010 lên 132,39 tỷ đồng năm 2015. Chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ được nâng lên, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, lưu thông thuận tiện đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Các chợ được sắp xếp và đi vào hoạt động ổn định. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển mạnh… Giai đoạn 2016-2017 là giai đoạn đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Sông Hinh lần thứ VIII, các mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2015-2020) của Tỉnh. GRDP toàn huyện giai đoạn này tăng bình quân 12,6%/năm. Trong đó ngành nông – lâm – thủy sản tăng bình quân 7,6%/năm, đến năm 2017 đạt 358,10 tỷ đồng; ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 14,6%/năm, đến năm 2017 đạt 294,77 tỷ đồng; ngành dịch vụ - thương mại tăng bình quân 20,5%/năm, đến năm 2017 đạt 192,18 tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế khá và ổn định đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người qua các năm: 8,3 triệu đồng/người năm 2010 và đạt 19 triệu đồng/người năm 2015. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu nười đạt 26 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế của huyện theo GRDP trong giai đoanh 2011-2017 chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản. - Giai đoạn 2011-2015: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng mạnh từ 27,8% năm 2010 lên 42,1% năm 2015; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 11,2%
- 8 năm 2010 lên 13,1% năm 2015; tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm từ 60,9% năm 2010 còn 44,8% năm 2015. - Đến năm 2017: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 44,9%; ngành dịch vụ chiếm 16,1% và ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 39,0%. Công tác thu nội địa ở huyện Sông Hinh trong những năm qua ngày càng tăng, từ 49.754 triệu đồng năm 2012 lên 64.215 triệu đồng năm 2015 và đạt 87.468 triệu đồng năm 2017, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16,8%/năm, giai đoạn 2016-2017 đạt 18,3%/năm. Trong cơ cấu nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là các khoản thu từ nhà, đất, phí, lệ phí, phí trước bạ và thu khác. Tuy nhiên, các khoản thu của huyện còn nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu chi của huyện. Do đó, ngân sách huyện phần lớn được bổ sung từ nguồn ngân sách tỉnh (chiếm khoảng 65-75%). - Tỷ lệ thu ngân sách/GRDP: giai đoạn 2006-2010 tăng từ 3,0% năm 2005 lên 7,6% năm 2010, cho thấy nền kinh tế của huyện từng bước phát triển đã đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu ngân sách huyện. Giai đoạn 2011-2017, tỷ lệ này lại giảm xuống còn 6,7% vào năm 2017, cho thấy nền kinh tế huyện còn phụ thuộc lớn vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Tình hình chi ngân sách huyện Sông Hinh ngày càng tăng, từ 329.948 triệu đồng năm 2012 lên 435.592 triệu đồng năm 2015 và đạt 372.784 triệu đồng năm 2017, cơ bản đáp ứng chi các chương trình mục tiêu, đảm bảo an sinh xã hội và các nhu cầu thiết yếu khác. Tuy nhiên, trong tổng chi NSNN, cơ cấu chi cho hoạt động hành chính sự nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (80-90%), trong khi đó chi cho đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh bổ sung, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển của huyện. (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sông Hinh từ năm 2012-2017) Vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với cơ quan quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh là phải đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước, tăng thu, tiết
- 9 kiệm chi hoặc vừa giảm chi vừa tăng thu, đảm bảo tốc độ tăng chi thấp hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước. Nhằm mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả. 1.2. Một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước của một số quận (huyện) ở trong nước. 1.2.1. Thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên Thị xã Sông Cầu nằm giữa hai thành phố Quy Nhơn và Tuy Hoà, cách Quy Nhơn gần 50km về phía Bắc và cách thành phố Tuy Hoà gần 50km về phía nam, có quốc lộ 1A đi qua là cầu nối giữa thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Thị xã Sông Cầu còn có vị trí nằm trong vùng phát triển kinh tế các tỉnh ven biển miền trung với hệ thống giao thông thuận lợi, gần cảng biển, sân bay và các khu kinh tế lân cận, có tiềm năng phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá phía Bắc của tỉnh Phú Yên. Cơ cấu kinh tế được xác định là: du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp - xây dựng. Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế lĩnh vực thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ phí môn bài, thu cố định tại xã, thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Công tác quản lý chi được thực hiện chặt chẽ, Thị xã luôn quan tâm cân đối để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chi đầu tư cơ bản được quan tâm đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất, trong đó có 12 doanh nghiệp đi vào sản xuất, một số doanh nghiệp đang xây dựng; khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu II, khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu III và khu dân cư phục vụ khu công nghiệp thu hút từ 6.000 đến 7.000 lao động, đây là động lực thúc đẩy thị xã Sông Cầu phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ nhất, tạo ra bước nhảy vọt, cùng với vùng kinh tế Đông Tác - Vũng
- 10 Rô, khu công nghiệp Nam Tuy An (Phú Yên), khu kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp Phú Tài (Bình Định), hình thành các trọng điểm phát triển kinh tế, làm hạt nhân cho công nghiệp hoá toàn tỉnh và liên vùng kinh tế Phú Yên - Bình Định. Chi thường xuyên đã đáp ứng được nhu cầu chi trên tất cả các lĩnh vực về an ninh – quốc phòng, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp văn hóa, quản lý hành chính,…. Thị xã đã chủ động trong việc sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí… Thực hiện nghiêm việc công khai ngân sách các cấp. 1.2.2. Huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh Thứ nhất: về công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước đã thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động sang tạo, các chỉ tiêu thu và chi ngân sách đều vượt so với dự toán được duyệt. Thứ hai: về công tác lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Công tác lập dự toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức thu chi NSNN hiện hành và đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong huyện ngày một phát triển hơn. Về công tác chấp hành ngân sách nhà nước huyện Về thu ngân sách nhà nước: thông qua việc áp dụng hiệu quả giải pháp xử lý các dấu hiệu rủi ro về thất thu ngân sách từ đó đã tăng thu cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng tiền thuế. Bên cạnh đó, đã phát hiện và khắc phục kịp thời những dấu hiệu vi phạm của các thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ đóng nộp ngân sách. Từ đó nâng cao vai trò NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực của chính quyền huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước. Đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH, ổn định đời sống, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
- 11 Về chi ngân sách nhà nước: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, huyện đã đảm bảo cho nhu cầu chi thường xuyên: đảm bảo an ninh quốc phòng, chi sự nghiệp giáo dục, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn; bên cạnh đó huyện đã tâp trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển để nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ ba: về công tác quyết toán ngân sách nhà nước. Nhìn chung công tác quyết toán đối với NSNN huyện Can Lộc đã được thực hiện theo các chu trình về quyết toán ngân sách cấp huyện. Đối với công tác quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện: tổ chức thực hiện xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm nhằm hướng dẫn, nhắc nhở, phối hợp với Thanh tra nhà nước huyện, thanh tra tài chính, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất một số đơn vị, đảm bảo trước khi quyết toán thông qua UBND huyện phải được xét duyệt, thẩm định hoặc thanh tra để đảm bảo tính chính xác và trung thực của quyết toán ngân sách địa phương. Qua nghiên cứu công tác quản lý ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: - Coi trọng tác quản lý thu ngân sách, tập trung khai thác nguồn thu chiếm tỷ trọng cao, tăng cường công tác chống thất thu thuế, gian lận thương mại… Tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp của các ban ngành liên quan trong công tác thu ngân sách. - Tập trung vào nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí,.. trong quản lý chi thường xuyên ngân sách. - Coi trọng việc công khai tài chính các cấp trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 831 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn