intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tạo động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm True Happiness tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM; nhằm đưa ra giải pháp để tạo động lực cho nhân viên công ty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tạo động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm True Happiness tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- BÙI TRỌNG LUẬT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CHUỖI THỰC PHẨM TRUE HAPPINESS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- BÙI TRỌNG LUẬT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CHUỖI THỰC PHẨM TRUE HAPPINESS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã ngành : 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH HỘI TP HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Tạo động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm True Happiness tại thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học một cách độc lập và nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Hội. Những số liệu được tác giả sử dụng trong bài luận văn được thu thập từ thực tế và được nghiên cứu kỹ lưỡng, đáng tin cậy, đồng thời được xử lý trung thực và khách quan. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo và có trích dẫn các tài liệu của nhiều tác giả ở nước ta có liên quan và các nghiên cứu trên thế giới, được chú thích rõ ràng và có ghi nhận trong phần mục tài liệu được tác giả tham khảo. Tác giả Bùi Trọng Luật
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................6 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................7 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI TỔ CHỨC ..........................................................................................9 1.1 Các khái niệm cơ bản .....................................................................................9 1.1.1 Nhu cầu .......................................................................................................9 1.1.2 Động lực .....................................................................................................10 1.1.3 Tạo động lực cho nhân viên ........................................................................11 1.2 Các học thuyết liên quan đến động lực làm việc ..........................................12 1.2.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow .................................................................13 1.2.2 Thuyết hai nhân tố của F. Herzberg............................................................14 1.2.3 Lý thuyết tăng cường của Skinner ..............................................................16 1.2.4 Lý thuyết kỳ vọng của Vroom ....................................................................17 1.3 Các nghiên cứu có liên quan đến động lực làm việc của nhân viên tại tổ chức .................................................................................................................................18
  5. 1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế ...............................................................................18 1.3.1.1 Nghiên cứu về giữ chân và động viên nhân viên: “Retaining and motivating employees: Compensation preferences in Hong Kong and China” - Randy K. Chiu, Vivienne Wai-Mei Luk, Thomas Li-Ping Tang (2002) – Đại học Hồng Kông & Đại học Middle Tennessee State ........................................................................18 1.3.1.2 Nghiên cứu về động lực người lao động trong kỷ nguyên quản trị mới: “Motivating Employees in a New Governance Era: The Performance Paradigm Revisited” - James L.Perry (Indiana University), Debra Mesch (Purdue University) - Indianapolis & Laurie Paarlberg (San Francisco State University) – (2006) .........19 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước .........................................................................20 1.3.2.1 Nghiên cứu “Động lực nhân viên trong các ngành thuộc khu vực công tại TP.Hồ Chí Minh” – Tăng Minh Trí (2016), Đại học Tempere ..............................21 1.3.2.2 Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng ở TPHCM”-Châu Văn Toàn (2009), Đại học Kinh tế TPHCM ...21 1.4 Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp .....................................................................................................................22 1.4.1 Quản lý trực tiếp .........................................................................................22 1.4.2 Môi trường làm việc ...................................................................................22 1.4.3 Khen thưởng ...............................................................................................22 1.4.4 Sự hấp dẫn của công việc ...........................................................................23 1.4.5 Đào tạo - thăng tiến.....................................................................................23 1.4.6 Thu nhập .....................................................................................................24 1.4.7 Thương hiệu và văn hóa tổ chức.................................................................24 1.5 Câu hỏi nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH .............................................................................................24 1.6 Mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo đề xuất cho đề tài .......................................................................................................................25 1.6.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................25 1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................26 1.6.3 Thang đo sử dụng .......................................................................................27
  6. 1.6.3.1 Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên…...27 1.6.3.2 Thang đo sử dụng đo lường động lực làm việc của nhân viên ................29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CTY CP CHUỖI THỰC PHẨM TRUE HAPPINESS TẠI TP HỒ CHÍ MINH.............................................................................................................31 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH..................31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................31 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................32 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................33 2.1.4 Tầm nhìn và sứ mạng..................................................................................33 2.1.5 Kết quả kinh doanh .....................................................................................34 2.2 Thực trạng vấn đề tạo động lực cho nhân viên tại cty CP chuỗi thực phẩm TH ...........................................................................................................................35 2.2.1 Thu nhập .....................................................................................................35 2.2.2 Khen thưởng ...............................................................................................37 2.2.3 Đào tạo và thăng tiến ..................................................................................38 2.2.4 Môi trường làm việc ...................................................................................39 2.2.5 Quản lý ........................................................................................................39 2.2.6 Các yếu tố khác ...........................................................................................40 2.3 Đánh giá chung về động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM .................................................................................41 2.4 Kết quả nghiên cứu về vấn đề tạo động lực cho nhân viên tại cty CP chuỗi thực phẩm TH .......................................................................................................44 2.4.1 Kết quả khảo sát..........................................................................................44 2.4.2 Kết quả nghiên cứu .....................................................................................50 2.5 Kết luận ............................................................................................................53 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................54 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUỖI THỰC PHẨM TH ........................55
  7. 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ...............................55 3.2 Các giải pháp ...................................................................................................56 3.2.1 Thu nhập .....................................................................................................56 3.2.2 Khen thưởng - công nhận ...........................................................................57 3.2.3 Đào tạo - thăng tiến.....................................................................................59 3.2.4 Môi trường làm việc ...................................................................................60 3.2.5 Quản lý trực tiếp .........................................................................................60 3.2.6 Thương hiệu và văn hóa công ty ................................................................61 3.2.7 Hấp dẫn công việc.......................................................................................61 3.3 Những kiến nghị và kết luận về đề tài “Tạo động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM”.........................................62 3.3.1 Kiến nghị.....................................................................................................62 3.3.2 Kết luận .......................................................................................................63 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................64 PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh CP: Cổ phần Công ty: Cty TH: True Happiness – Công ty cổ phần chuỗi thực phẩm True Happiness Định biên KH: Định biên kế hoạch 06T/2018: 6 tháng đầu năm 2018 SPSS: Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm phân tích thống kê EFA: Exploratory Factor Analysis – Phương pháp phân tích nhân tố khám phá TN: Thu nhập MT.LV: Môi trường làm việc TH.VH: Thương hiệu văn hóa KT.CN: Khen thưởng công nhận ĐT.TT: Đào tạo thăng tiến QL: Quản lý HD.CV: Hấp dẫn công việc
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 0.1: Số liệu thống kê tình hình nhân sự của cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM từ năm 2016 – 2018 .............................................................................. 1 Bảng 0.2: Số liệu khảo sát mức độ không hài lòng trong công việc của nhân viên công ty TH tại TP.HCM ..................................................................................... 3 Bảng 1.1: Tổng hợp những giả thuyết nghiên cứu đề xuất ............................. 26 Bảng 2.1: Tình hình lợi nhuận công ty các năm 2016 – 2017 ......................... 35 Bảng 2.2: Chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2016, 2017 của công ty CP Chuỗi thực phẩm TH ............................................................................................................. 35 Bảng 2.3: Mức lương thưởng trung bình của nhân viên cty CP chuỗi thực phẩm TH (2016 – 2017).............................................................................................. 38 Bảng 2.4: Đào tạo nhân sự các phòng ban công ty CP chuỗi thực phẩm TH năm 2017..................................................................................................................... 39 Bảng 2.5 Đánh giá của nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH tại TPHCM về động cơ làm việc tại công ty ................................................................... 42 Bảng 2.6: Tỷ lệ giới tính khảo sát.................................................................... 44 Bảng 2.7: Cơ cấu độ tuổi khảo sát ................................................................... 45 Bảng 2.8: Cơ cấu học vấn khảo sát.................................................................. 45 Bảng 2.9: Cơ cấu nghề nghiệp ......................................................................... 46 Bảng 2.10: Cơ cấu thu nhập ............................................................................ 46 Bảng 2.11: Mức độ đánh giá của các nhân tố tác động đến động lực làm việc tại công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM ............................................... 47 Bảng 2.12: Mức độ đánh giá động lực làm việc của công ty TH tại TP.HCM.49 Bảng 2.13: Tương quan hồi quy của các biến nghiên cứu .............................. 51 Bảng 2.14: Hệ số hồi quy ................................................................................ 52 Bảng 2.15: Tóm tắt mô hình ............................................................................ 52
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu......................................................................... 7 Hình 1.1: Mô hình 5 bậc nhu cầu của lý thuyết Maslow ................................. 13 Hình 1.2: Mô hình lý thuyết 2 nhân tố của Frederick Herzberg...................... 16 Hình 1.3: Mô hình lý thuyết kỳ vọng của Vroom ........................................... 18 Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu tác động đến động lực làm việc của nhân viên ............................................................................................................. 25 Hình 2.1: Logo Tập đoàn TH .......................................................................... 32 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH ............ 34 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính ........................................................................... 44 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu độ tuổi ............................................................................. 45 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trình độ học vấn .............................................................. 45 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nghề nghiệp khảo sát ...................................................... 46 Biểu đồ 2.5: Thể hiện cơ cấu thu nhập ............................................................ 46
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “ Tạo động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm True Happiness tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện trong thời gian 1/2019 đến 4/2019. Đề tài này tác giả đã thực hiện nhằm mục đích chính để xác định những yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên công ty CP chuỗi thực phẩm True Happiness tại TP.HCM thông qua hệ thống cơ sở lý thuyết về động lực làm việc . Tác giả đã đưa ra những thực trạng về động lực làm việc tại công ty, đưa ra những giải pháp để tạo động lực làm việc tốt hơn cho nhân viên công ty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện trên 105 nhân viên công ty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM với hệ thống những câu hỏi được đánh giá bởi thang đo và mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đưa ra 7 biến quan sát: thu nhập, khen thưởng và công nhận, đào tạo - thăng tiến, môi trường làm việc, quản lý trực tiếp, hấp dẫn của công việc, thương hiệu và văn hóa công ty dựa trên cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM theo thứ tự tác động từ cao đến thấp: Sự hấp dẫn của công việc, môi trường làm việc, thu nhập, thương hiệu và văn hóa công ty, quản lý trực tiếp, đào tạo - thăng tiến, khen thưởng - công nhận. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích các dữ liệu thông qua các phương pháp như: phương pháp độ tin cậy Cronbach,s Alpha, phân tích thống kê mô tả, phân tích EFA, phân tích hồi quy. Nghiên cứu có ý nghĩa giúp công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH thấy được cơ bản những nhân tố nào có tác động lớn đến động lực làm việc của nhân viên cty. Qua đó, công ty có những chính sách để quản lý và phát triển nhân sự hiệu quả nhất, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, thúc đẩy nhân viên cống hiến cho công ty và công ty đạt được những kế hoạch trong tương lai.
  12. Đề tài nghiên cứu mang lại ý nghĩa quan trọng cho công ty TH nói chung và TH tại TP.HCM nói riêng, mở ra một hướng nghiên cứu sâu rộng trong tương lai để hoàn thiện hệ thống nhân sự của công ty Từ khóa: Động lực, Thăng tiến, Nhân viên
  13. ABSTRACT Master's thesis "Motivating work for employees of True Happiness in Ho Chi Minh City" is carried out from January 2019 to April 2019. This topic is The author aims to identify the factors affecting the motivation of employees of True Happiness in Ho Chi Minh City through the theoretical basis of work motivation. The author has given the real situation of motivation to work at the company, given solutions to create better motivation for employees of TH chain food companies in Ho Chi Minh City. The study was conducted on 105 employees of TH chain of food companies in Ho Chi Minh City with the system of questions evaluated by the scale and research model, the author used SPSS 20.0 statistical analysis software. to analyze research data. Research model presents 7 observed variables: income, reward and recognition, training and promotion, working environment, direct and attractive management of work, brand and company based culture based on the theory of employee motivation. Research results have identified 7 factors affecting the work motivation of employees of TH chain food companies in Ho Chi Minh City in order of impact from high to low: Attraction of work, lips School work, income, brand and company culture, direct management, training - promotion, reward - recognition. SPSS software is used to analyze the data through methods such as: Cronbach's reliability method, Alpha's analysis, descriptive statistical analysis, EFA analysis, regression analysis. The research has significant implications for TH food chain joint stock company to see which factors have a big impact on employees' work motivation. Thereby, the company has policies to manage and develop the most effective personnel, help improve productivity and work efficiency, motivate employees to contribute to the company and the company to achieve the plans in future. The research topic brings important significance for TH companies in general and in Ho Chi Minh City in particular, opening a deep research direction in the future to improve the company's personnel system. Keywords: Motivation, Advancement, Staff
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Vấn đề nhân sự hiện nay của công ty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM Với gần 10 năm qua, thị trường TP. Hồ Chí Minh luôn là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất của cty. Vì vậy, hoạt động nhân sự tại đây được ban lãnh đạo của tập đoàn TH hết sức chú ý trong định hướng của cty. Bảng 0.1 Số liệu thống kê tình hình nhân sự của cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM năm 2016 – 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 STT Phòng Ban Định Thực Định biên Thực Định Thực +/_ +/_ +/_ biên KH tế KH tế biên KH tế 1 Ban Giám đốc 1 1 0 2 2 0 2 2 0 2 Phòng Nhân sự 10 9 -1 12 12 0 15 14 -1 3 Phòng Marketing 6 5 -1 7 5 -2 7 6 -1 4 Phòng Kỹ thuật 12 10 -2 14 12 -2 15 14 -1 5 Phòng Kinh doanh 42 39 -3 45 42 -3 52 44 -8 Phòng Giám sát 6 16 15 -1 15 14 -1 17 15 -2 kinh doanh 7 Phòng Hành chính 15 15 0 15 12 -3 14 14 0 Phòng Kế toán tài 8 15 13 -2 17 15 -2 17 17 0 chính Tổng cộng 117 107 -10 127 114 -13 139 126 -13
  15. 2 Theo bảng số liệu về tình hình nhân sự của các phòng ban cty TH tại TP. Hồ Chí Minh, ta thấy được một thực trạng chung đang xảy ra hiện nay là các phòng ban nhìn chung vẫn chưa tuyển đủ số lượng nhân viên như định biên kế hoạch đề ra trong năm: mức chênh lệch giữa nguồn nhân sự thực tế với kế hoạch đều ở mức âm (-10 năm 2016, -13 năm 2017, -13 năm 2018). Vấn đề này luôn được lãnh đạo cty và những bộ phận chuyên trách quan tâm trong thời gian qua, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều phía: khối lượng công việc của các phòng ban ngày càng gia tăng trong khi việc tuyển dụng nhân sự lại gặp nhiều khó khăn, nhân viên xin nghỉ việc khi có nhiều kinh nghiệm, nhân sự không tuyển dụng kịp thời để bù đắp khoảng trống do người cũ nghỉ việc… Vấn đề nhân sự thiếu hụt sẽ tạo áp lực lên những nhân viên tại công ty: thời gian làm việc tăng thêm, khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc từ nhiều phía…dẫn đến làm nhân viên công ty sẽ cảm giác bất mãn và dần dần là giảm đi động lực làm việc, thậm chí là nghỉ việc nếu vấn đề này diễn ra trong thời gian dài. Thực tế thông qua các cuộc phỏng vấn ngắn đối với nhân viên các phòng ban công ty họ sẽ sẵn sàng nghỉ việc lên đến khoảng 30% nếu áp lực của công việc gia tăng trong khi động lực làm việc của họ là những điều kiện làm việc vẫn giữ nguyên. Động lực làm việc cho nhân viên trong công ty TH tại TP.HCM nói chung và người lao động nói riêng đều xuất phát từ những điều kiện của công ty hỗ trợ dành cho nhân viên, một khi những điều kiện này còn thiếu thì sẽ làm giảm đi động lực làm việc của họ. Số liệu qua các năm 2016 – 2018 về sự không hài lòng trong điều kiện làm việc của nhân viên công ty TH tại TP.HCM đã cho thấy động lực làm việc đang giảm sút tại công ty:
  16. 3 Bảng 0.2 Số liệu khảo sát mức độ không hài lòng trong công việc của nhân viên công ty TH tại TP.HCM Nội dung không hài lòng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 công việc Mức thưởng và các phúc lợi 34% 37% 41% Lộ trình thăng tiến 42% 51% 58% Áp lực công việc 46% 58% 61% Quy chế công ty 23% 28% 35% (Nguồn: Báo cáo tổng kết về người lao động công ty TH tại TP.HCM 2016 – 2018) Số liệu về mức độ không hài lòng trong những điều kiện làm việc ở công ty TH tại TP.HCM từ năm 2016 đến 2018 phản ánh được rằng hiện nay nhân sự tại công ty đang không hài lòng hay thiếu động lực để thúc đẩy họ làm việc và cống hiến cho công ty bởi qua các năm nhân viên đều cảm thấy áp lực công việc gia tăng, mức thưởng và phúc lợi cũng không thay đổi nhiều trong khi nhu cầu được thưởng và phúc lợi người lao động tăng dần theo thời gian. Những phân tích trên cho thấy thực trạng thực tế về nhân lực tại cty hiện nay đang tác động không nhỏ đến động lực người lao động tại cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM. Một số bộ phận cán bộ - người lao động có thể bị chán nản, không nhận thấy được sự hài lòng, một số khác thì làm việc chưa có hiệu suất vì cho rằng những đóng góp của mình chưa được ghi nhận, thu nhập ở nhiều vị trí còn chưa cao và chưa đúng với công sức và khả năng của một bộ phận không nhỏ nhân viên, trong khi những bộ phận khác vẫn còn bị sức ép khá lớn từ công việc hoặc trách nhiệm gắn liền với nhiều rủi ro, hoặc có thể nhiều người chưa cảm thấy cơ hội để bản thân có thể phát triển với việc làm đã chọn…tất cả những vấn đề này dẫn đến tình trạng thiếu hoặc giảm sự nhiệt huyết của nhân viên trong cty và cuối cùng là có thể dẫn tới quyết định nghỉ việc của cán bộ, nhân viên công ty trong tương lai. 1.2 Sự cấp thiết của đề tài “Động lực để người lao động làm việc trong tổ chức có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc và những sự thay đổi của tổ chức.” theo BE
  17. 4 Wright & RK Christensen – (2013), do đó tăng động lực trong công việc sẽ là một vấn đề quan tâm ở mọi tổ chức trong kỷ nguyên quản trị mới ( James L.Perry, Debra Mesch – 2006). Động cơ thúc đẩy nhân viên trong cty có thể cố gắng hết khả năng để thực hiện tốt công việc và có nhiều đóng góp tích cực cho cty chính là một chìa khóa quan trọng để mỗi tổ chức, cty có thể đạt được những mục tiêu trong ngắn hạn và cả trong dài hạn. Động cơ làm việc của nhân viên sẽ giúp ích cho cty để tạo ra những lợi thế với các đối thủ cạnh tranh, động cơ này được hình thành trong mỗi người lao động và nó luôn là vấn đề phức tạp và phải có sự nghiên cứu liên tục để thỏa mãn cũng như đáp ứng được những nhu cầu cho người lao động. Vì vậy, việc cty luôn nổ lực để có thể gia tăng được động cơ làm việc của nhân viên hết sức quan trọng, đây là vấn đề dài hạn mà mỗi cty cần có phương hướng rõ ràng nếu không sẽ gây lãng phí về những nguồn lực trong tổ chức và làm hạn chế những bước tiến của mỗi cty. Đồng thời, nếu thiếu động cơ sẽ làm nhân viên có thể chán nản và hạn chế năng lực trong công việc của họ. Mỗi cty hiện nay nói chung và cty CP chuỗi thực phẩm TH nói riêng luôn mong muốn có đội ngũ nhân sự có đầy đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc. Trong đó, trình độ và năng lực có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả công việc trong tổ chức nhưng khi nguồn nhân sự có năng lực và trình độ thì chưa chắc đã làm tốt công việc nếu bản thân người đó thiếu đi động lực làm việc. Do đó, việc tạo động lực cho người lao động rất cần thiết cho tổ chức và là tiền đề để thúc đẩy tổ chức phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Vấn đề nhân sự tại cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM đang gặp nhiều khó khăn, nên việc nghiên cứu để chỉ ra đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty và từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao động lực cho nhân viên làm việc, giảm tỷ lệ nghỉ việc tại văn phòng TP. HCM là một vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm để công ty có thể có những nhìn nhận đúng đắn và hướng đi trong công tác nhân sự trong tương lai.
  18. 5 Hơn nữa, những nghiên cứu quốc tế để thúc đẩy động lực cho nhân viên được công bố đã cho thấy vai trò quan trọng của động lực làm việc cho nhân viên đối với tổ chức: nghiên cứu về giữ chân và động viên nhân viên (Randy K. Chiu, Vivienne Wai-Mei Luk, Thomas Li-Ping Tang – 2012), nghiên cứu về động lực người lao động trong kỷ nguyên quản trị mới (James L.Perry, Debra Mesch, Indianapolis & Laurie Paarlberg – 2006). Đây chính là những cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng đề tài: “TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CHUỖI THỰC PHẨM TRUE HAPPINESS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM - Nhằm đưa ra giải pháp để tạo động lực cho nhân viên cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu chính này, đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích được đâu là vấn đề quan trọng trong động cơ làm việc của người lao động tại cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM - Phân tích những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP. HCM - Từ việc phân tích thực trạng nêu trên và đưa ra những nhận định về những hạn chế để làm cơ sở đưa ra được biện pháp tốt nhất nâng cao động lực trong công việc của nhân viên cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM
  19. 6 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu: Động lực trong công việc và các nhân tố có vai trò ảnh hưởng đến động lực trong công việc của người lao động cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TP.HCM. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát bao gồm nhân viên các phòng ban của cty CP chuỗi thực phẩm TH tại TPHCM. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Được thực hiện tại văn phòng của công ty TH tại TPHCM: Tầng 5, Tòa nhà Central Plaza, 17 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh. Về thời gian: Dữ liệu sơ cấp: Số liệu thống kê về số lượng nhân sự và sự biến động nhân sự của công ty TH từ năm 2016 đến 06T năm 2018. Số liệu thống kê về chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi của cty TH từ năm 2016 đến 06T năm 2018. Số liệu thống kê trong các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên của cty TH từ năm 2016 đến 06T năm 2018. Dữ liệu thứ cấp: Kết quả khảo sát 105 nhân viên đang làm ở công ty TH tại TPHCM, khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian 1/2019 đến 4/2019 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau: Ban đầu, tác giả sẽ dựa vào lý thuyết để có thể thiết kế một bài thảo luận nhóm cùng đối tượng khảo sát là các nhân viên công ty để đưa ra các biến quan sát phù hợp nhất. Tác giả sẽ thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm đối tượng là 30 người đang làm việc tại công ty TH tại TP.HCM để xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và điểu chỉnh biến quan sát của các nhân tố đó
  20. 7 Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu trên mẫu khảo sát là 105 nhân viên công ty thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá các thang đo bằng công cụ SPSS: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy OLS để kiểm định mô hình và giả thuyết. SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n=105) 5. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho nhân viên tại doanh nghiệp Chương này tác giả trình bày các nội dung bao gồm: tổng quan các lý thuyết nền và những nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Đồng thời, tác giả hình thành nên mô hình các giả thuyết nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2