intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận từ truyền thống đến hiện đại, từ kinh tế học vi mô đến vĩ mô, cùng các nghiên cứu thực nghiệm rất phong phú và đầy phức tạp về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH PHI TUYẾN HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN (STR) TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH PHI TUYẾN HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN (STR) TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Trọng Nguyễn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................................. 3 6. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 3 Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ......................................................................................... 5 1.1. Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ........................................................................................................................ 5 1.1.1. Các kênh truyền dẫn tác động của tỷ giá đến giá cả và lạm phát ................. 5 1.1.2. Môi trường lạm phát ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá ................. 10 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ...................................................................................................................... 17 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 17 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 20 Tóm tắt Chương 1 ...................................................................................................... 22 Chương 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ....................................................................................... 23 2.1. Khung phân tích .................................................................................................. 23 2.1.1. Trường hợp hợp đồng 2 thời kỳ .................................................................. 28
  5. 2.1.2. Trường hợp hợp đồng 3 thời kỳ .................................................................. 29 2.1.3. Trường hợp hợp đồng N-thời kỳ ................................................................. 30 2.1.4. Xác định ERPT ........................................................................................... 31 2.2. Phương pháp thực nghiệm................................................................................... 33 2.2.1. Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) .................................................... 33 2.2.2. Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR)............................................. 36 2.3. Quy trình xây dựng mô hình ............................................................................... 40 2.3.1. Định dạng mô hình ...................................................................................... 40 2.3.2. Kiểm định tuyến tính dựa theo định dạng của mô hình, lựa chọn biến chuyển tiếp và dạng của hàm chuyển tiếp............................................................. 41 2.3.3. Lựa chọn biến và mô tả dữ liệu cần thu thập .............................................. 44 2.3.4. Ước lượng tham số ...................................................................................... 45 2.3.5. Đánh giá mô hình ........................................................................................ 46 2.4. Lựa chọn sử dụng phần mềm kinh tế lượng ........................................................ 49 Tóm tắt Chương 2 ...................................................................................................... 50 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 51 3.1. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 51 3.1.1. Phân tích dữ liệu ban đầu ............................................................................ 51 3.1.2. Xác định mô hình AR ................................................................................. 52 3.1.3. Kiểm định tuyến tính, lựa chọn biến chuyển tiếp và định dạng mô hình STR ..................................................................................................................... 53 3.1.4. Ước lượng mô hình phi tuyến ..................................................................... 55 3.1.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................ 57 3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................ 58 3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến lạm phát hiện tại ........................................ 58 3.2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá .................................... 59 Tóm tắt Chương 3 ...................................................................................................... 61 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. Tiếng Anh Tiếng Việt PHỤ LỤC 1. Các lưới tìm kiếm giá trị bắt đầu ứng với từng biến chuyển tiếp 2. Kết quả kiểm định tuyến tính từ phần mềm JMulTi 3. Kết quả ước lượng mô hình với các biến chuyển tiếp còn lại Ước lượng với biến chuyển tiếp Z3 Ước lượng với biến chuyển tiếp Z5 Ước lượng với biến chuyển tiếp Z6
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AR (Autoregression) Tự hồi quy ACF (Auto-Correlation Factor) Hệ số tự tương quan ERPT (Exchange Rate Pass-Through) Sự truyền dẫn tỷ giá ESTAR Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn với hàm chuyển tiếp có dạng hàm mũ IMP (Import Price Index) Chỉ số giá nhập khẩu LCP (Local Currency Pricing) Định giá theo loại tiền của quốc gia nhập khẩu LSTAR (Logistic Smooth Transition Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn với Autoregressive model) hàm chuyển tiếp có dạng logistic LSTAR (Logistic Smooth Transition Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn với Autoregressive model) hàm chuyển tiếp có dạng logistic LSTAR1, LSTAR2 Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn với hàm chuyển tiếp có dạng hàm logistic: 1 ngưỡng, 2 ngưỡng PACF (Partial Auto-Correlation Factor) Hệ số tự tương quan riêng phần PCP (Producer Currency Pricing) Định giá theo loại tiền của quốc gia xuất khẩu PPI (Producer Price Index) Chỉ số giá sản xuất STR (Smooth Transition Regression) Hồi quy chuyển tiếp trơn STAR (Smooth Transition Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn Autoregressive model)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt mô tả các biến và nguồn dữ liệu Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến cơ sở được sử dụng Bảng 3.3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 3.3. Kiểm định tuyến tính theo các định dạng mô hình STR Bảng 3.4. Kết quả ước lượng mô hình với biến chuyển tiếp 𝑧4 Bảng 3.5. Các kiểm định sự phù hợp của mô hình
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Các kênh truyền dẫn tỷ giá Hình 2.1. ERPT và lạm phát trễ: trường hợp hợp đồng hai thời kỳ (N=2) Hình 2.2. ERPT và lạm phát trễ: trường hợp hợp đồng ba thời kỳ (N=3) Hình 2.3. Đồ thị của hảm LSTR1 với c=1 Hình 2.4. Đồ thị của hàm LSTR2 với c1 = −1, c2 = 1 Hình 2.5. Đồ thị của hàm ESTR với c1∗ = 0 Hình 2.6. Đồ thị của hàm LSTAR1 Hình 2.7. Đồ thị của hàm LSTAR2 Hình 2.8. Đồ thị của hàm ESTAR Hình 3.1. Tỷ lệ lạm phát và Chi phí biên của nhà nhập khẩu khi điều chỉnh giá, 2001 - 2014 Hình 3.2. ACF và PACF của tỷ lệ lạm phát 𝜋𝑡 Hình 3.3. ACF và PACF của chi phí biên Δ(𝑠𝑡 + 𝑝𝑡∗ ) Hình 3.4. Hàm chuyển tiếp G và Biến chuyển tiếp Z4 Hình 3.5. ERPT và giá trị trung bình di động của trễ lạm phát 1 năm trước đó
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tỷ giá là một trong các kênh quan trọng của chính sách tiền tệ, đóng vai trò truyền dẫn tác động từ các công cụ của Ngân hàng trung ương đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ, trong đó quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả. Trong khuôn khổ các mô hình kinh tế vĩ mô mới về nền kinh tế mở, mức độ của sự truyền dẫn tỷ giá (Exchange Rate Pass-Through, ERPT) vào các mức giá nội địa là một trong những yếu tố then chốt xác định nên quy mô tác động của chính sách tiền tệ. Hơn một thập kỷ qua, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT trong và ngoài nước không ngừng gia tăng. Khi nghiên cứu về mức độ của ERPT trong những năm thập niên 1980 và 1990 tại Mỹ, các tác giả nhận định rằng có sự sụt giảm của ERPT gắn với tình trạng lạm phát thấp hơn và ổn định hơn. Nhận định này được khẳng định bởi Taylor (2000) rằng “sự truyền dẫn (tỷ giá) thấp hơn không nên được xem là ngoại sinh với môi trường lạm phát”. Hầu hết các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ đồng biến giữa ERPT và lạm phát tập trung vào bằng chứng giữa các quốc gia, như Choudhri và Hakura (2006), Devereux và Yetman (2010). Trong các nghiên cứu thực nghiệm về sự điều chỉnh phi tuyến của tỷ giá hối đoái thực, các mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (Smooth Transition Autoregression, STAR) được sử dụng phổ biến, bao gồm Taylor và Peel (2000), Taylor, Peel và Sarno (2001). Tuy nhiên, cách tiếp cận chuỗi thời gian phi tuyến lại hiếm khi được dùng trong các nghiên cứu về ERPT, gần đây nhất có nghiên cứu của Shintani và cộng sự (2013) vận dụng các mô hình STAR để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT thay đổi theo thời gian tại Mỹ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số các nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá. Điển hình, Vo Van Minh (2009) đã sử dụng phương pháp tiếp cận VAR để nghiên cứu ERPT và kết luận rằng một cơn sốc dương của tỉ giá dẫn đến một cơn sốc dương của CPI.
  11. 2 Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) đã nghiên cứu sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam và kết luận rằng trong số các loại giá tại Việt Nam thì giá nhập khẩu có độ dịch chuyển tỷ giá lớn nhất; giá nhập khẩu nhạy với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hơn giá sản xuất và giá tiêu dùng. Dựa trên thực trạng nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận văn nhận thấy sự cần thiết thực hiện đề tài nghiên cứu vận dụng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến, điển hình là lớp mô hình STR, trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT tại Việt Nam, qua đó góp chút sức nhỏ bé làm sáng tỏ thêm các nội dung nghiên cứu còn khá mới mẻ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Xây dựng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến STAR để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam. - Sử dụng kết quả thực nghiệm kiểm chứng nhận định của Taylor (2000) về mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá trong nền kinh tế Việt Nam. - Đưa ra một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lạm phát, Sự truyền dẫn tỷ giá và Mối quan hệ giữa chúng. - Phạm vi nghiên cứu:  Luận văn tập trung nghiên cứu những biến động về lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014 dựa trên tính sẵn có của dữ liệu và khoảng thời gian này bao quát được các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, từ suy thoái, ổn định đến tăng trưởng và trở lại suy thoái.  Cơ sở lý luận dựa vào các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian (New Keynesian Monetary Economics).
  12. 3  Phương pháp định lượng thực nghiệm tập trung vào lớp mô hình chuỗi thời gian phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp toán – mô hình hóa: các đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa thành các biến và biểu diễn mối quan hệ giữa các biến thông qua các mô hình toán. Các phần mềm thống kê – kinh tế lượng như JMulTi, RATS với các thuật toán tích hợp được sử dụng nhằm ước lượng mô hình. Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp: Các lý thuyết và kết quả nghiên cứu trong ngoài nước được tập hợp và hệ thống hóa để tạo thành cơ sở lý luận, tham chiếu vững chắc cho luận văn. Diễn biến của nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau được tổng quan và liên hệ với kết quả thực nghiệm từ các mô hình toán để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn Hệ thống hóa các vấn đề lý luận từ truyền thống đến hiện đại, từ kinh tế học vi mô đến vĩ mô, cùng các nghiên cứu thực nghiệm rất phong phú và đầy phức tạp về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. Bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá, trường hợp tại Việt Nam. Ứng dụng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến STR trong phân tích kinh tế lượng vĩ mô tại Việt Nam – một hướng nghiên cứu đang phát triển. 6. Bố cục luận văn Ngoài danh mục các bảng, đồ thị, tài liệu tham khảo; nội dung luận văn được chia thành năm phần như sau: - Phần mở đầu. - Chương 1: Tổng quan lý luận về mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá.
  13. 4 - Chương 2: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. - Chương 4: Kết luận và Kiến nghị.
  14. 5 Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ 1.1. Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát Sự truyền dẫn tỷ giá (Exchange Rate Pass-Through, ERPT) được định nghĩa là phần trăm thay đổi giá nhập khẩu khi tỷ giá giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu thay đổi một phần trăm. ERPT được gọi là toàn phần khi những thay đổi của tỉ giá được trung chuyển toàn bộ sang giá nhập khẩu; trong khi đó, ERPT được gọi là không toàn phần khi toàn bộ những thay đổi của tỉ giá không được trung chuyển sang giá nhập khẩu. Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát có thể bắt nguồn từ chi phí gia tăng (chi phí đẩy), hoặc do tổng cầu tăng cao (cầu kéo), hoặc cũng có thể xuất phát từ cung tiền vượt mức (yếu tố tiền tệ). Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết kinh tế học từ truyền thống đến hiện đại, kết hợp kinh tế học vi mô và vĩ mô, luận văn mô tả và giải thích mối quan hệ hai chiều giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. 1.1.1. Các kênh truyền dẫn tác động của tỷ giá đến giá cả và lạm phát Có ba kênh tác động chính của tỷ giá đến lạm phát: (i) Tác động trực tiếp của sự thay đổi tỷ giá đến lạm phát thông qua kênh giá nhập khẩu. Cách tiếp cận này được giải thích bởi luật một giá (lý thuyết ngang giá sức mua) và lựa chọn của nhà xuất khẩu về loại tiền tệ niêm yết trên hóa đơn. (ii) Tác động gián tiếp lên tổng cầu, và truyền đến các loại giá trong nước thông qua “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu”.
  15. 6 (iii) Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán (bao gồm cán cân thương mại và cán cân tài khoản vốn), ảnh hưởng đến cung tiền trong nền kinh tế và dẫn đến lạm phát. Hình 1.1 mô tả cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát trong nền kinh tế mở. Tỷ giá thay đổi Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Giá nhập khẩu Giá nhập khẩu Hiệu ứng Xuất khẩu ròng Hàng hóa thành phẩm Hàng hóa trung gian dịch chuyển chi tiêu Tài khoản vốn Giá sản xuất Tổng Cầu Cán cân thanh toán Giá tiêu dùng / Giá Cung tiền sản xuất Lạm phát Hình 1.1. Các kênh truyền dẫn tỷ giá 1.1.1.1. Kênh tác động trực tiếp qua giá nhập khẩu Lý thuyết ngang giá sức mua – một trong những cơ sở luận quan trọng của ERPT, cho rằng sự trung chuyển tác động của tỉ giá sang giá trong nước phải là toàn phần (độ co giãn bằng 100%) và hoàn toàn không có một cơ hội nào cho kinh doanh chênh lệch giá trong dài hạn. Quy luật một giá giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới là một cấu phần của lý thuyết ngang giá sức mua.
  16. 7 Theo luật một giá (law of one price), các hàng hóa đồng nhất phải bán với cùng mức giá tại quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu, khi được chuyển đổi sang tỷ giá thị trường: 𝑃𝑡𝑖 = 𝑆𝑡 𝑃𝑡𝑖∗ Trong đó 𝑃𝑖 là giá hàng hóa đồng nhất thứ 𝑖 tại quốc gia nhập khẩu, 𝑆 là tỷ giá danh nghĩa (số lượng đồng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ), 𝑃∗ là giá hàng hóa tại quốc gia xuất khẩu. Khi tỉ giá tăng làm cho giá nhập khẩu hàng thành phẩm tăng, từ đó dẫn đến mặt bằng giá hàng hóa trong nước tăng lên. Ngoài ra, một số hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào của các mặt hàng trong nước, làm giá sản xuất của các loại hàng hóa này tăng lên, đẩy giá hàng hóa trong nước tăng lên, gây ra lạm phát. Kênh này có tác dụng mạnh đối với những quốc gia có tỉ trọng nhập khẩu/GDP lớn. Khi nghiên cứu mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến giá nhập khẩu, một vấn đề quan trọng cần xem xét là loại tiền tệ được nhà xuất khẩu sử dụng để niêm yết trên hóa đơn. Có ba lựa chọn: nhà xuất khẩu có thể niêm yết hóa đơn theo loại tiền của quốc gia mình – trường hợp này được biết đến như là phương thức định giá theo loại tiền của nhà sản xuất (producer currency pricing, PCP), hoặc theo loại tiền của quốc gia nhập khẩu và được gọi là định giá theo loại tiền địa phương của nhà nhập khẩu (local currency pricing, LCP), hoặc cũng có thể theo loại tiền tệ thứ ba và được gọi là định giá theo loại tiền trung gian (vehicle currency pricing, VCP). Việc lựa chọn PCP, LCP hay VCP phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: - Chi phí giao dịch hay tính thanh khoản: Một loại tiền tệ sẽ được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế khi có chi phí giao dịch thấp, hay tính thanh khoản cao. - Thị phần trên thị trường thương mại quốc tế: Thị phần thấp của quốc gia xuất khẩu trên thị trường quốc tế có thể dẫn đến việc lựa chọn LCP hay VCP. - Độ biến động của tiền tệ: Sự ổn định hơn về chính sách tiền tệ của quốc gia nhập khẩu so với quốc gia xuất khẩu sẽ dẫn đến việc lựa chọn LCP.
  17. 8 Nếu loại tiền của quốc gia nhập khẩu được dùng cho việc định giá (LCP), thì sự thay đổi tỷ giá sẽ không tác động đến giá trong nước của quốc gia đó; theo đó sẽ không có sự truyền dẫn từ tỷ giá đến các mức giá trong nước. Còn nếu nhà xuất khẩu niêm yết hóa đơn theo loại tiền của quốc gia mình (PCP) thì sự truyền dẫn từ tỷ giá đến các mức giá trong nước của quốc gia nhập khẩu sẽ là toàn phần. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có loại tiền tệ không được sử dụng rộng rãi trong việc niêm yết hóa đơn (không LCP) thì vẫn có khả năng xảy ra trường hợp mức độ truyền dẫn tỷ giá bằng không và giá trong nước trở nên ổn định nếu tồn tại cơ chế định giá theo thị trường (pricing to market, PTM) do các sản phẩm khác biệt và sự hiện diện của các công ty cạnh tranh không hoàn hảo. 1.1.1.2. Kênh tác động gián tiếp lên tổng cầu Kênh tác động này có thể được giải thích thông qua “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu” (expenditure switching effect). Một cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể dẫn đến sự thay thế bên trong do làm giảm tiêu thụ các hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao đắt tiền và làm tăng việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước chất lượng thấp và rẻ hơn; kết quả là giá cả hàng hóa nội địa tăng lên. Các nhà sản xuất trong nước cũng có thể thay thế hàng hóa nhập khẩu trung gian bằng hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy tổng cầu nội địa, làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế. Hiệu ứng thay thế bên ngoài cũng xảy ra do hàng hóa sản xuất trong nước trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài và cầu của họ đối với hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên. Bởi vì tiền lương danh nghĩa là cố định trong ngắn hạn, điều này làm giảm tiền lương thực tế, theo đó kích thích tăng sản lượng và khuyến khích xuất khẩu của quốc gia. Tuy nhiên, khi tiền lương thực tế tăng lại về mức ban đầu, chi phí sản xuất tăng lên đẩy mức giá lên, hình thành nên lạm phát. 1.1.1.3. Kênh tác động gián tiếp lên cán cân thanh toán, cung tiền Tỷ giá được xác định bởi cung cầu tiền tệ phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trên cán cân thanh toán. Một nhà nhập khẩu trong nước khi nhập tivi màu Nhật
  18. 9 Bản sẽ cần một lượng yên Nhật để thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật, tương tự, một nhà xuất khẩu trong nước bằng việc xuất khẩu hàng hóa sẽ nhận được một lượng cung ngoại tệ. Do đó, cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong/ngoài nước sẽ dẫn đến cung cầu tương ứng về tiền tệ. Xem xét phương trình lượng tiền mạnh (high powered money): 𝑀 =𝑅+𝐷 Trong đó 𝑀 là lượng tiền mạnh hoặc tiền cơ sở, 𝑅 là lượng dự trữ ngoại hối, 𝐷 là giá trị tín dụng nội địa được. Lấy sai phân bậc nhất phương trình trên, ta có: ∆𝑀 = ∆𝑅 + ∆𝐷 Hay: ∆𝑅 = ∆𝑀 − ∆𝐷 Trong đó ∆𝑅 là thay đổi trong lượng dự trữ ngoại hối, ∆𝑀 là thay đổi trong lượng tiền cơ sở, ∆𝐷 là thay đổi trong giá trị tín dụng nội địa. Dưới chế độ tỷ giá cố định, sự thay đổi trong lượng dự trữ ngoại hối được xác định bằng tổng giá trị tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. ∆𝑅 = 𝐶𝐴 + 𝐶𝐴𝑃 Với: 𝐶𝐴 = 𝑁𝑋 + 𝑖 ′ 𝑁𝐹𝐴 𝐶𝐴𝑃 = 𝑆𝐶𝐴𝑃 + 𝐿𝐶𝐴𝑃 Trong đó 𝐶𝐴 là tài khoản vãng lai, 𝐶𝐴𝑃 là tài khoản vốn của cán cân thanh toán, 𝑁𝑋 là xuất khẩu ròng hoặc cán cân thương mại, 𝑖 ′ là lãi suất ròng nước ngoài (bằng la trong nước trừ lãi suất nước ngoài, với lãi suất nước ngoài bằng trung bình lãi suất của các quốc gia có giao thương quốc tế), 𝑁𝐹𝐴 là tài sản ròng nước ngoài, 𝑖 ′ 𝑁𝐹𝐴 là thanh toán lãi ròng đối với các tài sản nước ngoài ròng. 𝑆𝐶𝐴𝑃 biểu thị cho tổng dòng vốn ngắn hạn (bao gồm các khoản đầu tư vào tín phiếu kho bạc và tín dụng thương mại), 𝐿𝐶𝐴𝑃 là các dòng vốn dài hạn, bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
  19. 10 Các quan hệ cân bằng trên cùng với mô hình Mundell-Fleming truyền thống tạo cơ sở cho việc giải thích cơ chế truyền dẫn sự thay đổi của tỷ giá đến cán cân thanh toán, cung tiền và lạm phát. Khi nội tệ giảm, xuất nhập khẩu ròng sẽ tăng lên, góp phần cải thiện tình trạng cán cân thương mại. Mặt khác khi xuất nhập khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn đổ vào trong nước tăng (nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp) làm cán cân vốn tăng lên, từ đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện. Có 2 trường hợp: - Dưới chế độ tỷ giá cố định: Ngân hàng trung ương sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá cố định để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mô hình IS- LM) làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát sẽ tăng lên. - Dưới chế độ tỷ giá thả nổi: Nếu ngân hàng trung ương không vì mục tiêu giữ cho đồng bản tệ được định giá thấp để khuyến khích xuất khẩu và giả định rằng dự trữ ngoại hối đã đủ mức cần thiết không cần tăng thêm, cán cân tổng thể thặng dư thì sẽ có một lượng ngoại tệ tăng lên trong nền kinh tế. Tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này sẽ tăng lên vì nó bao gồm hai phần là: tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ. Khi tổng phương tiện thanh toán tăng lại gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát tăng lên. 1.1.2. Môi trường lạm phát ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá Lý luận về ảnh hưởng của môi trường lạm phát đến mức độ truyền dẫn tỷ giá còn khá mới mẻ và xuất hiện trong các nghiên cứu gần đây liên quan đến kinh tế học vĩ mô mới về nền kinh tế mở (new open economy macroeconomics). Devereux & Yetman (2003) cho rằng trong một môi trường lạm phát thấp và ổn định, các công ty sẽ điều chỉnh giá ít thường xuyên hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong mô hình nền kinh tế mở
  20. 11 nhỏ với sự truyền dẫn tỷ giá được xác định bởi tần suất thay đổi giá của công ty nhập khẩu, thì tồn tại mối quan hệ dương, phi tuyến giữa mức độ truyền dẫn và giá trị lạm phát trung bình; đồng thời tồn tại mối quan hệ dương giữa mức độ truyền dẫn và biến động tỷ giá. Cơ sở lý luận sâu xa cho xu hướng nghiên cứu này bắt nguồn từ các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian (New Keynesian Monetary Economics). Cách tiếp cận tiêu chuẩn trong kinh tế học tiền tệ và phân tích chính sách tiền tệ kết hợp sự cứng nhắc của giá hoặc lương danh nghĩa vào trong khuôn khổ cân bằng động ngẫu nhiên tổng thể (Dynamic Stochastic General Equilibrium, DSGE) dựa trên hành vi tối ưu hóa của các chủ thể trong nền kinh tế. Các lớp mô hình điển hình: - Các mô hình định giá phụ thuộc thời gian (Time-Dependent Pricing models) được phát triển bởi Taylor (1979; 1980) và Calvo (1983). - Các mô hình cơ bản về Cạnh tranh độc quyền được phát triển bởi Blanchard và Kiyotaki (1987); Ball and Romer (1991); Beaudry and Devereux (1995); King và Watson (1996). - Các mô hình định giá phụ thuộc tình trạng (State-Dependent Pricing models) được đề xuất và phát triển qua các nghiên cứu của Ball và Mankiw (1994), Dotsey King và Wolman (1999), Lucas và Golosov (2007), Gertler và Leahy (2008). 1.1.2.1. Mô hình của Taylor Taylor (1979; 1980) cho rằng sự hiện diện của các hợp đồng đa thời kỳ, với một tỷ lệ hợp đồng có giá và lương được thỏa thuận trong từng thời kỳ, có thể tạo ra sự duy trì sản lượng thực để phản ứng với các cú sốc tiền tệ được quan sát trong dữ liệu. Để thiết lập giá trong suốt thời kỳ 𝑡 mà vẫn có hiệu lực trong nhiều thời kỳ, công ty sẽ quyết định dựa trên kỳ vọng về các điều kiện trong các thời kỳ tương lai. Ngoài ra, mức giá tổng hợp cũng sẽ phụ thuộc vào giá đã được thiết lập trong các thời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2