intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

152
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định, các chuẩn mực của Basel II, tham khảo kinh nghiệm ứng dụng Basel từ các nước, từ đó đối chiếu với thực trạng các NHTM Việt Nam cả về quy mô, công nghệ, năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, thực trạng giám sát ngân hàng… để có cái nhìn khái quát nhất về khả năng áp dụng Basel II, tìm ra những nguyên nhân, tồn tại mà các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng Basel II.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- TRẦN VĂN THANH ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC AN TOÀN VỐN BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung nêu trong nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Tác giả đề tài: Trần Văn Thanh
  3. - iii - MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. ix CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC BASEL VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG .................................................................. 1 1.1. Tổng quan về Hiệp ước Basel ..................................................................... 1 1.1.1. Sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel ..................................... 1 1.1.2. Những điểm cơ bản của Hiệp ước Basel I ............................................ 3 1.1.2.1. Tiêu chuẩn 1 .................................................................................... 3 1.1.2.2. Tiêu chuẩn 2 .................................................................................... 3 1.1.2.3. Tiêu chuẩn 3 .................................................................................... 4 1.1.2.4. Những thiếu sót của Basel I ............................................................ 4 1.1.3. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng .................................. 5 1.1.4. Những điểm cơ bản của Hiệp ước Basel II ........................................... 5 1.1.4.1. Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu ...................................................... 7 1.1.4.1.1 Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng ....................................... 8  Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng ....................................... 8  Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ đánh giá rủi ro tín dụng .......... 9 1.1.4.1.2 Phương pháp đo lường rủi ro hoạt động...................................... 11  Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA) ......................................................... 11  Phương pháp chuẩn (TSA).................................................................... 12  Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) .............................................. 13 1.1.4.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thị trường ..................................... 13  Phương pháp chuẩn ............................................................................. 14  Phương pháp mô hình nội bộ ............................................................... 15 1.1.4.2. Trụ cột 2: Quá trình thanh tra giám sát .......................................... 16
  4. - iv - 1.1.4.3. Trụ cột 3: Tính kỷ luật của thị trường ............................................ 17 1.1.5. Hiệp ước Basel III ..................................................................................18 1.2. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng ......... 20 1.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.......................................20 1.2.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng ..........................................21 1.3. Việc ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thế giới ................................22 1.3.1. Khảo sát việc ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thế giới ............ 22 1.3.2. Việc ứng dụng Basel tại Mỹ ..................................................................24 1.3.3. Việc ứng dụng Basel II tại một số nước thuộc khu vực Châu Á ..........25 1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ................................................ 25 1.4. Sự cần thiết ứng dụng hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro đối với NHTMVN ......................................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG I...................................................................................29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ........... 30 2.1. Hoạt động của các NHTM Việt Nam .........................................................30 2.1.1. Quy mô vốn điều lệ ................................................................................ 31 2.1.2. Năng lực hoạt động của các NHTMVN ............................................... 33 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn ...................................................................33 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng ............................................................................ 35 2.1.2.3 Chất lượng tài sản có ........................................................................ 38 2.1.2.4 Lợi nhuận ngân hàng Việt Nam ......................................................... 38 2.1.2.5 Vấn đề rủi ro trong hoạt động của các NHTMVN ............................. 39  Rủi ro tín dụng .......................................................................................... 39  Rủi ro hoạt động ....................................................................................... 40  Rủi ro lãi suất ........................................................................................... 40  Rủi ro tỷ giá .............................................................................................. 41  Rủi ro thanh khoản ................................................................................... 41
  5. -v- 2.2. Việc áp dụng Basel trong các NHTM Việt Nam........................................ 42 2.2.1. Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong các NHTMVN ............... 42 2.2.2 Xếp hạng tín dụng tại Việt Nam ............................................................ 45 2.2.3. Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ......... 48 2.2.4. Hoạt động thanh tra, giám sát tại các NHTMVN ................................ 50 2.2.5. Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin ở Việt Nam ................. 51 2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong các NHTMVN .....................................................................54 2.3.1. Nguyên nhân từ nội tại hệ thống ngân hàng và nền kinh tế VN ......... 54 2.3.1.1. Môi trường pháp lý......................................................................... 54 2.3.1.2. Hệ thống NHVN chưa đáp ứng điều kiện của Basel II .................... 55 2.3.1.3. Điều kiện hỗ trợ thông tin, chất lượng thông tin và minh bạch thị trường ................................................................................................... 56 2.3.1.4. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu ................................................. 57 2.3.1.5. Thiếu tổ chức XHTN chuyên nghiệp và nhận thức của xã hội ......... 58 2.3.1.6. Vấn đề về thanh tra, giám sát ngân hàng ........................................ 59 2.3.1.7. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao............................................. 62 2.3.2. Những nguyên nhân từ nội dung của Hiệp ước Basel ........................ 63 2.3.2.1. Nội dung của Basel quá phức tạp ................................................... 63 2.3.2.2. Yêu cầu về vốn của Basel quá cao .................................................. 65 2.3.2.3. Chi phí thực hiện cao ..................................................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG II .................................................................................67 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTMVN ............68 3.1. Định hướng xây dựng các tiêu chí và lộ trình để áp dụng Basel II .......... 68 3.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện Basel .............................................. 68 3.2.2. Phạm vi thực hiện ............................................................................... 68 3.2.3. Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel II ................................................... 68
  6. - vi - 3.3. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel tại NHTMVN ............ 72 3.3.1. Nhóm giải pháp phối hợp ..................................................................... 73 3.3.2. Nhóm giải pháp đối với các NHTM...................................................... 74 3.3.2.1. Nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng CNTT ........................................ 74 3.3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng ................................... 75 3.3.2.3. Xây dựng hệ thống BCTC theo chuẩn mực quốc tế ......................... 76 3.3.2.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu..................................................... 77 3.3.2.5. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................................. 77 3.3.2.6. Cải tiến mô hình quản trị rủi ro ...................................................... 78 3.3.2.7. Mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng ................................... 79 3.3.2.8. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................... 80 3.1.3. Nhóm giải pháp đối với NHNN ............................................................ 81 3.3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý ....................................................... 81 3.3.3.2. Cải cách cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước ............................... 82 3.3.3.3 Nâng cấp hệ thống CNTT ................................................................ 83 3.3.3.4. Xây dựng trung tâm dữ liệu ............................................................ 83 3.3.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin và tính minh bạch của thị trường ... 84 3.3.3.6. Cải cách công tác thanh tra, giám sát ngân hàng ........................... 85 3.3.3.7. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................... 87 3.3.4. Các kiến nghị đối với Chính phủ.......................................................... 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................90 PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 92 PHỤ LỤC..............................................................................................................94
  7. - vii - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFAS : Hiệp định khung về thương mại dịch vụ BCBS : Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng BCTC : Báo cáo tài chính BIS : Ngân hàng Thanh toán Quốc tế CMKT : Chuẩn mực kế toán CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp FSI : Viện ổn định tài chính IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHVN : Ngân hàng Việt Nam NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam XHTN : Xếp hạng tín nhiệm XHTD : Xếp hạng tín dụng WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. - viii - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh giữa Hiệp ước Basel I và Hiệp ước Basel II Bàng 1.2: Các giá trị của nhân tố beta Bảng 1.3: Kích cỡ của cấu trúc vốn - yêu cầu vốn và vốn đệm Bảng 1.4: Tổng quan việc thực hiện Basel II (Theo số khu vực pháp lý) Bảng 1.5: Tổng quan việc thực hiện Basel II – Mốc thời hạn Bảng 1.6: Tóm tắt việc thực hiện Basel II ở một số nước Châu Á Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm Bảng 2.2: Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của một số nước trong khu vực và thứ tự xếp hạng 1000 ngân hàng vốn cấp 1 lớn nhất thế giới Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHVN giai đoạn 2003 - 2010 Bảng 2.5: Lợi nhuận của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.7: Hệ số CAR của một số NHTM giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.8: Chỉ số CAR của BIDV qua các năm 2006 – 2010 Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện Basel đến năm 2019 Bảng 3.2: Lộ trình thực hiện Basel II của hệ thống NHVN DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2000 - 2010 Hình 2.2: Vốn huy động từ nền kinh tế từ giai đoạn 2000 - 2010 Hình 2.3: Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế của các NH năm 2009 và 2010 Hình 2.4: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000 – 2010 Hình 2.5: Tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 Hình 2.6: Thị phần tín dụng đối với nền kinh tế của các NH năm 2009 và 2010
  9. - ix - PHẦN MỞ ĐẦU i. LÝ DO NGHIÊN CỨU Toàn cầu hóa vừa tạo ra những cơ hội to lớn, rộng mở, vừa ẩn chứa những nguy cơ, thách thức rất khó lường đối với mỗi nền kinh tế khi tham gia vào sân chơi chung của thế giới. Việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng được các nước trên thế giới lựa chọn nhằm phát triển nền kinh tế ổn định và bền vững. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, mà đặc biệt là bắt đầu từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng. Với tầm nhìn chiến lược cho khu vực ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường mở và mở cửa khu vực tài chính ngân hàng, đã có những bước chuyển biến tích cực, năng động hơn, thích ứng nhanh với các tác động từ bên ngoài… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho hệ thống ngân hàng cần phải được nhận diện đầy đủ và có những giải pháp thích hợp để hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn. Hiện nay, trên thế giới, các nhà quản trị rất quan tâm đến Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn tối thiểu, hay còn gọi là Hiệp ước Basel. Hệ thống đo lường vốn đầu tiên được ban hành năm 1988 (Basel I), đến nay, không chỉ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số thị trường mới nổi áp dụng Hiệp ước Basel II nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính mà cả các nước ngoài OECD cũng đặc biệt quan tâm và ứng dụng phiên bản
  10. -x- Basel II. Và phiên bản mới nhất vừa ban hành năm 2010 (Basel III) dự kiến lộ trình chuyển đổi từ năm 2013. Ở Việt Nam hiện nay chưa có lộ trình áp dụng Basel, mà cụ thể là Basel II, bởi hạ tầng tài chính và năng lực hệ thống NHTM chưa đủ điều kiện để áp dụng. Tất cả mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng một số tiêu chí đơn giản của Hiệp ước Basel I và tiếp cận dần Basel II chứ chưa nói đến Basel III. Mặc dù việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống NHVN mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Nhưng với những động thái mạnh từ NHNN cũng như các NHTM đang nỗ lực để dần tiệm cận với các chuẩn mực của Basel II và tầm nhìn Basel III trong tương lai, việc áp dụng các Hiệp ước Basel II chỉ còn là vấn đề thời gian. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu thật sâu, nắm rõ quy định của Basel II, cũng như đánh giá thực trạng hệ thống NHVN, các khó khăn và thách thức, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng Basel, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới để xây dựng chương trình hành động và lộ trình ứng dụng các Hiệp ước Basel cho hệ thống NHVN. Do đó, tác giả chọn đề tài “Ứng dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu. ii. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định, các chuẩn mực của Basel II, tham khảo kinh nghiệm ứng dụng Basel từ các nước, từ đó đối chiếu với thực trạng các NHTM Việt Nam cả về quy mô, công nghệ, năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, thực trạng giám sát ngân hàng… để có cái nhìn khái quát nhất về khả năng áp dụng Basel II, tìm ra những nguyên nhân, tồn tại mà các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng Basel II. Từ đó, bản thân mong muốn đề xuất chương trình hành động và lộ trình áp dụng Basel II và tiến tới Basel II trong tương lai, với mong muốn hệ thống NHVN ngày càng hội nhập sâu vào hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới.
  11. - xi - iii. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định, các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro và các chuẩn mực liên quan đến quy trình thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. Trong đó, tập trung vào quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (có đề cập đến quy định vốn tối thiểu của Hiệp ước Basel III), các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và việc thanh tra, giám sát ngân hàng. Tuy nhiên quy trình rất phức tạp, phương pháp tính toán đa dạng, trong phạm vi nghiên cứu của mình, đề tài chỉ được giới hạn trong việc nêu ra các nội dung, các chuẩn mực mang tính khái quát, đơn giản về Hiệp ước Basel, như tỷ lệ an toàn vốn và các phương pháp đo lường rủi ro, cũng như tóm lượt một cách chung nhất về thực trạng quản trị rủi ro của một số NHTM lớn ở Việt Nam và mức độ đáp ứng Hiệp ước Basel II, bên cạnh đó có cung cấp thêm một số thông tin, số liệu thống kê của cả hệ thống NHVN, từ đó cố gắng đề xuất chương trình hành động và xây dựng lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel II và từ đó có cơ sở đáp ứng Basel III. iv. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung chung nhất từ các phiên bản của Basel trên phương pháp suy luận logic, thống kê, so sánh, phân tích hoạt động kinh tế từ hoạt động thực tiễn, từ thông tin thu nhận và từ các nhận định của các chuyên gia, từ kinh nghiệm của những người đã và đang điều hành hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng chọn lọc thông tin từ các Báo cáo thường niên của NHNN, của các NHTM, các bài viết chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành cũng như tham khảo các tài liệu nước ngoài có liên quan trên tạp chí The Banker, IMF, BIS … để làm cơ sở dữ liệu tổng hợp, phân tích để có những đánh giá một cách khách quan nhất về nội dung của đề tài.
  12. - xii - v. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn được chia thành ba chương: • Chương I: Tổng quan về Hiệp ước Basel và quản trị rủi ro của ngân hàng • Chương II: Thực trạng ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam • Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam vi. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hệ thống NHVN đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, trình độ quản trị rủi ro, công nghệ, khả năng hội nhập… còn yếu. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro ngân hàng là điều thiết yếu trong điều hành hoạt động ngân hàng hiện nay. Với những nghiên cứu mang tính khái quát, chưa có những nghiên cứu mang tính quy mô, phương pháp tính toán cụ thể, để có thể ứng dụng ngay vào trong thực tiễn. Tuy nhiên, hy vọng nội dung luận văn cùng với những hướng dẫn, đóng góp của giảng viên, của chuyên gia, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, đặc biệt là chương trình hành động và lộ trình ứng dụng Basel II, làm cơ sở để xem xét sử dụng cho những nghiên cứu sâu hơn, để áp dụng vào điều hành quản trị tại các NHTM, hoàn thiện quy trình giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.
  13. -1- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC BASEL VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về Hiệp ước Basel 1.1.1. Sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) là Ủy ban của các cơ quan giám sát ngân hàng được các thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước phát triển (G10) thành lập vào cuối năm 1974 tại Thành phố Basel – Thụy Sỹ, xuất phát từ cuộc khủng hoảng về thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng (đặc biệt là sự sụp đổ của ngân hàng Bankhaus Herstatt ở Tây Đức). Cuộc họp đầu tiên diễn ra vào tháng 2/1975 và về sau được tổ chức đều đặn 3 hoặc 4 lần/năm. Ủy ban thường họp tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Thành phố Basel, nơi Ban thư ký thường trực đóng trụ sở. Ủy ban này hiện có 27 nước thành viên, gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Saudi Arabia, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Trong Ủy ban còn có 25 nhóm kỹ thuật và một số bộ phận khác được nhóm họp thường xuyên để thực hiện các nội dung công việc của Ủy ban. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các TCTD tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel không có cơ quan nào giám sát và những kết luận không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng thông qua những điều chỉnh phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của họ. Tháng 7/1988, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord hay Basel I, còn gọi là Balse I), có hiệu lực từ năm 1992. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với
  14. -2- tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Vào năm 1997, Ủy ban Basel đã xây dựng“Các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả”. Tháng 10/1999, Ủy ban đã phát triển “Phương pháp luận các nguyên lý nòng cốt”- một sự tổng kết các nguyên lý nòng cốt và phương pháp luận hay còn gọi là Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 06/1999, Ủy ban Basel đã ban hành đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (1) yêu cầu vốn tối thiểu; (2) giám sát; và (3) kỷ luật thị trường để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính. Sau những thử nghiệm rộng rãi, Basel II được ban hành vào ngày 26/06/2004, làm cơ sở cho việc xây dựng quy định về giám sát hoạt động ngân hàng và các ngân hàng chuẩn bị cho việc thực hiện các tiêu chuẩn mới. Tháng 01/2007, Hiệp ước Basel II có hiệu lực và đến 2010 chấm dứt quá trình chuyển đổi. [20] Nhằm ngăn chặn sự tái diễn khủng hoảng tài chính, ngày 12/09/2010, Uỷ ban Basel đã nhóm họp tại Basel và đã chính thức đồng ý về chuẩn Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này. Basel III được đề xuất tháng 12/2009, và được sửa đổi tháng 7/2010. * Lịch sử ngắn gọn của Hiệp ước vốn Basel • Năm 1974, BCBS được thành lập từ nhóm G10 Ngân hàng Trung ương. • Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. • Năm 1996, được sửa đổi bổ sung thêm rủi ro thị trường (có hiệu lực từ 1997). • Tháng 6/1999, đề xuất một khung mới – chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1). • Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). • Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). • Quý 4/2003, phiên bản hoàn thiện của Hiệp ước Basel mới. • Tháng 1/2007, Hiệp ước vốn Basel mới (Basel II) có hiệu lực. • Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi. [12] • Tháng 9/2010, ban hành Hiệp ước Basel III, thời gian chuyển đổi từ 2013.
  15. -3- 1.1.2. Những điểm cơ bản của Hiệp ước Basel I. Hiệp ước vốn Basel I được ban hành vào tháng 7/1988. Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng hoạt động quốc tế. 1.1.2.1. Tiêu chuẩn 1: Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro Tỷ lệ vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) do Ủy ban Basel đề xuất. Đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% tài sản có trọng số rủi ro. Tổng vốn CAR = ≥ 8% (1.1) [7] Tài sản có trọng số rủi ro (RWA) Tiêu chuẩn này quy định 05 định mức về vốn như sau: - Mức vốn tốt : CAR > 10% - Mức vốn thích hợp : CAR > 8% - Thiếu vốn : CAR < 8% - Thiếu vốn rõ rệt : CAR < 6% - Thiếu vốn trầm trọng : CAR < 2% 1.1.2.2. Tiêu chuẩn 2: Vốn cấp 1 (tier 1), cấp 2 (tier 2) và cấp 3 (tier 3) Hiệp ước Basel I đã đưa ra định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn và tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Đến năm 1996, Basel được sửa đổi bổ sung thêm rủi ro thị trường, khi đó tiêu chuẩn về vốn của ngân hàng quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 (1.2) [7] * Vốn cấp 1 (Vốn nòng cốt): Bao gồm vốn cổ phần thường / cổ phần ưu đãi, và các khoản dự trữ được công bố. * Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung), gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Các công cụ nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu; Nợ thứ cấp có kỳ hạn. * Vốn cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 chính là vốn tự có hay vốn cơ bản của TCTD.
  16. -4- * Giới hạn về vốn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; Nợ thứ cấp có kỳ hạn tối đa bằng 50% vốn cấp 1; Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; Dự trữ đánh giá lại tài sản được chiết khấu 55%. 1.1.2.3. Tiêu chuẩn 3: Tài sản có trọng số rủi ro (RWA) RWA = ∑(Tài sản x Hệ số rủi ro trong bảng cân đối kế toán) + ∑(Nợ tương đương x Hệ số rủi ro ngoài bảng cân đối kế toán) (1.3) [7] Tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một trọng số rủi ro. Theo Basel I, trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này (Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Nói chung, Hiệp ước Basel I mang tính chất của một thỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn tự có do BCBS đưa ra. Hiệp ước nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, Hiệp ước còn xác định các hệ số rủi ro trong các loại rủi ro tín dụng, làm cơ sở, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng, quản lý và đảm bảo an toàn trong hoạt động. 1.1.2.4. Những thiếu sót của Basel I - Không phân biệt theo loại rủi ro. + Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B. + Một khoản nợ cho một ngân hàng nhỏ chỉ cần một lượng vốn bằng một phần nhỏ so với khoản nợ cho một công ty lớn (xếp hạng AAA). Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao. - Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa. + Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị. + Không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1. - “Cơ lợi” có tính hệ thống. - Không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro hoạt động - một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên. [13]
  17. -5- 1.1.3. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng (Phụ lục 3) Tháng 10/1999, Uỷ ban Basel giới thiệu bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả, bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu sau: - Nhóm nguyên tắc về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: Nguyên tắc 1; - Nhóm nguyên tắc về cấp phép và cơ cấu: từ Nguyên tắc 2 đến Nguyên tắc 5; - Nhóm nguyên tắc về các quy định và yêu cầu thận trọng: từ Nguyên tắc 6 đến 15; - Nhóm nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng: từ Nguyên tắc 16 đến 20; - Nhóm nguyên tắc về yêu cầu về thông tin: Nguyên tắc 21; - Nhóm nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: Nguyên tắc 22; - Nhóm nguyên tắc về ngân hàng xuyên biên giới: từ nguyên tắc 23 đến 25. 1.1.4. Những điểm cơ bản của Hiệp ước Basel II Tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/06/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (the New Capital Accord hay Basel II) đã chính thức được ban hành. Mục tiêu của Basel II: (1) Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; (2) Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; (3) Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu là những mục tiêu chủ chốt của Basel I. Mục tiêu cuối là mới, thể hiện việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. * Phạm vi và lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel được xác định là có khả năng áp dụng cho các ngân hàng và tổ chức có hoạt động quốc tế trên cơ sở đáp ứng đầy đủ tiêu chí đề ra, nhằm bảo toàn vốn tốt nhất cho các ngân hàng có nhiều công ty con, chi nhánh.
  18. -6- Đối với các ngân hàng chưa đáp ứng được những yêu cầu của Hiệp ước này, các ngân hàng hoạt động quốc tế tại từng cấp độ trong phạm vi của tập đoàn ngân hàng, cũng trên cơ sở đáp ứng dần các tiêu chí, thì lộ trình cho thời kỳ chuyển đổi là 3 năm để chuẩn bị những điều kiện đầy đủ trước khi áp dụng Basel II. Ngoài ra, bảo vệ người gửi tiền là một trong những mục tiêu có tính nguyên tắc của giám sát, điều đó khẳng định mức vốn được xác nhận trong các đo lường vốn là rõ ràng phù hợp với người gửi tiền đó. Tương ứng, các tổ chức giám sát sẽ kiểm tra các ngân hàng đơn lẻ được vốn hóa một cách đầy đủ trên cơ sở đứng độc lập. [6] * Những sửa đổi của Hiệp ước Basel II Hiệp ước Basel mới đề xuất những quy định nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, đưa ra các biện pháp cải tiến đối với Basel I và chi tiết hóa hoạt động thanh tra, giám sát cũng như đề ra các trụ cột về tính kỷ luật của thị trường. Những thay đổi cơ bản so với Basel I là các phương cách tiếp cận rủi ro tín dụng và yêu cầu vốn về rủi ro hoạt động. Hiệp ước đưa ra một loạt những chọn lựa nhạy cảm với hai loại rủi ro. Đối với rủi ro tín dụng, những chọn lựa này bao gồm phương pháp chuẩn hóa, với những yêu cầu đơn giản nhất, và mở rộng thành các phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao. [2] (bảng 1.1) Bảng 1.1: So sánh giữa Hiệp ước Basel I và Hiệp ước Basel II Hiệp ước Basel I Hiệp ước Basel II Cấu trúc và nội Yêu cầu vốn tối thiểu Ba trụ cột nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội dung bộ của ngân hàng, xem xét đánh giá và quy luật thị trường Tính linh động Một quy định cho tất Linh hoạt hơn, một loạt các cách tiếp cận, khuyến của ứng dụng cả (one size fits all) khích quản lý rủi ro tốt hơn Nhạy cảm với Đo đạc rủi ro quá sơ Nhạy cảm hơn với rủi ro, để quản lý rủi ro tín dụng rủi ro bộ tốt hơn Trọng số rủi ro 0~100, ưu đãi hơn 0~150 hoặc hơn, không có đặc quyền nào, bao gồm với các nước OECD cả phân cấp bên trong và bên ngoài Kỹ thuật giảm Chỉ hỗ trợ và đảm Nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh rủi ro tín dụng bảo tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting) Nguồn: http://www.saga.vn [13] Ban đầu, Hiệp ước cho phép một thời gian chuyển đổi 3 năm trước khi có hiệu lực hoàn toàn (đến năm 2004 các nước thành viên phải tuân thủ). Tuy nhiên, tháng
  19. -7- 11/2007 Mỹ mới chính thức áp dụng, và tiếp đó đến năm 2008 thì tất cả ngân hàng của khối EU mới tiến hành báo cáo về mức độ an toàn vốn theo chuẩn mực mới. Hiệp ước Basel II bao gồm 3 trụ cột: • Trụ cột 1 (pillar 1): Yêu cầu về vốn tối thiểu • Trụ cột 2 (pillar 2): Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát • Trụ cột 3 (pillar 3): Tính kỷ luật thị trường Ba trụ cột này sẽ góp phần tạo ra một mức độ an toàn và lành mạnh cao hơn trong hệ thống tài chính. Cấu trúc khung Hiệp ước Basel II (tham khảo Phụ lục 4). 1.1.4.1. Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu Phần này là tiêu chí cốt lõi của Hiệp ước Basel II, tính toán tổng yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Tỷ lệ vốn được tính dựa trên vốn điều chỉnh và các tài sản có trọng số rủi ro. Tổng tỷ lệ vốn phải ≥8%. Vốn cấp 2 được giới hạn đến 100% vốn cấp 1; Vốn cấp 3 được giới hạn 250% vốn cấp 1. Tổng các tài sản có trọng số rủi ro được xác định bằng cách nhân các yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động với 12,5 (nghịch đảo của tỷ lệ vốn tối thiểu 8%) và cộng kết quả với tổng các tài sản có trọng số rủi ro đối với rủi ro tín dụng. Mức độ an toàn vốn được xác định: Tổng vốn (giống Basel I) CAR = ≥ 8% (1.4)[25] RWA rủi ro tín dụng + 12,5 x(∑ K rủi ro hoạt động + ∑K rủi ro thị trường) Trong đó: RWA rủi ro tín dụng : Tổng các tài sản có trọng số rủi ro đối với rủi ro tín dụng K rủi ro hoạt động : Mức độ an toàn vốn đối với rủi ro hoạt động K rủi ro thị trường : Mức độ an toàn vốn đối với rủi ro thị trường Đối với các ngân hàng sử dụng cách tiếp cận IRB đối với rủi ro tín dụng hoặc cách tiếp cận đo lường nâng cao (AMA) đối với rủi ro hoạt động, sẽ thực hiện mức vốn sàn (capital floor). Các ngân hàng phải tính mức chênh lệch giữa mức vốn sàn dựa trên cơ sở áp dụng Basel I với mức vốn sàn tính toán theo Basel II. Nếu số dư sàn lớn hơn, các ngân hàng được yêu cầu bổ sung 12,5 lần chênh lệch cho các tài sản có trọng số rủi ro. Mức vốn sàn tính toán theo Basel II: (1) 8% tổng các tài sản có
  20. -8- trọng số rủi ro, (2) trừ đi mức chênh lệch giữa tổng dự phòng và số dư tổn thất kỳ vọng, và (3) cộng các khấu trừ vốn Cấp 1 và Cấp 2 khác. * Các trọng số rủi ro theo Trụ cột 1 - Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng: + Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng - Standardised Approach (SA) + Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản - Fundation Internal Rating Based Approach (IRBF) + Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao - Advanced Internal Rating Based Approach (IRBA) - Phương pháp đo lường rủi ro hoạt động: + Phương pháp chỉ số cơ bản – Basic Indicator Approach (BIA) + Phương pháp chuẩn - Standardised Approach (TSA) + Phương pháp đo lường nâng cao - Advanced Measurement Approaches (AMA) - Phương pháp đo lường rủi ro thị trường: + Phương pháp chuẩn - Standardised Approach (SA) + Phương pháp mô hình nội bộ - Internal Models Approach (IMA) 1.1.4.1.1 Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng (Credit risk) là rủi ro xảy ra sự tổn thất do người đi vay hoặc đối tác gây ra1. Để đo lường rủi ro tín dụng, theo Basel II, sử dụng 3 phương pháp: Phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản và phương pháp IRB nâng cao.  Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng Phương pháp này đo lường rủi ro tín dụng tương tự như Basel I, nhưng ở mức độ nhạy cảm với rủi ro hơn vì nó sử dụng XHTD do các tổ chức xếp hạng độc lập cung cấp hoặc XHTD nội bộ làm hệ số khi tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Phát triển quan trọng nữa là việc mở rộng danh mục tài sản thế chấp, bảo lãnh, và tín dụng phái sinh, đồng thời cũng đưa ra một số quy định riêng đối với các hoạt động ngân hàng bán lẻ, các khoản nợ phải đòi với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. 1 Annex 2 - The New Basel Capital Accord: an explanatory note, January 2001 [16]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0