intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình Black - Scholes định giá quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống các lý luận cơ bản về các công cụ phái sinh, đặc biệt là quyền chọn chứng khóa; phân tích thực trạng các công cụ quyền chọn tại thị trường Việt Nam; định giá các quyền chọn chứng khoán của các chứng khoán niêm yết cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình Black - Scholes định giá quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN TÌNH THƯƠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGND.TS. NGUYỄN VĂN HÀ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Những thông tin và số liệu được trích dẫn rõ ràng nguồn gốc một cách trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Tình Thương
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty CP : Công ty cổ phần CTCK : Công ty chứng khoán CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp EPS : Thu nhập trên một cổ phần HĐQT : Hội đồng quản trị GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HNX-Index : Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại OTC : Thị trường chứng khoán phi tập trung P/E : Chỉ số giá trên thu nhập cổ phần ROA : Tỷ số thu nhập trên tổng tài sản ROE : Tỷ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TTTC : Thị trường tài chính TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước VN- Index : Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  4. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Bảng 1.1: Tóm tắt các ảnh hưởng của các yếu tố đến giá quyền chọn……………......19 Bảng 1.2: Đồ thị biểu diễn độ bất ổn của thị trường……………………………...…...23 Bảng 2.1: Biểu đồ chỉ số VnIndex trong 10 năm qua…………………………………33 Bảng 2.2: Giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam năm 2009……….......40 Bảng 3.1: Thị phần của Vinamilk từ năm 2001 đến 2009 tại Việt nam……………..49 Bảng 3.2: Tóm tắt tình hình tài chính của Vinamilk………………………………….50 Bảng 3.3: Cổ tức Vinanilk…………………………………………………………….52 Bảng 3.5: Biểu đồ giá chứng khoán của Vinamilk…………………………………...52 Bảng 3.6: Vinamilk - Độ bất ổn……………………………………………………….53 Bảng 3.7: Vinamilk - Mô hình Black Sholes………………………………………….54 Bảng 3.8: Tóm tắt tình hình tài chính của ITACO…………………………………….57 Bảng 3.9: Cổ tức ITACO……………………………………………………………...57 Bảng 3.10: Biểu đồ giá chứng khoán của ITACO……………………………………58 Bảng 3.11: ITACO- Độ bất ổn………………………………………………………...59 Bảng 3.12: ITACO- Mô hình Black Sholes…………………………………………...60 Bảng 3.13: Thị phần Môi giới các Công ty chứng khoán 6 tháng đầu năm 2010……………………………………………………………………………………61 Bảng 3.14: Tóm tắt tình hình tài chính của SSI……………………………………….62 Bảng 3.15: Cổ tức SSI…………………………………………………………………63 Bảng 3.16: Biểu đồ giá chứng khoán của SSI………………………………………...64 Bảng 3.17: SSI - Độ bất ổn……………………………………………………………64 Bảng 3.18: SSI- Mô hình Black Sholes…………………………………………...…..65
  5. MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………....................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………. 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………………... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………… 2 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN…………………………..………………………. 3 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG 4 KHOÁN VÀ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH BLACK SHOLES………………… 1.1 ĐỊNH NGHĨA QUYỀN CHỌN…………………………………………. 4 1.2 PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN…………………………………………... 5 1.2.1 Phân loại theo quyền của người mua………………………………. 5 1.2.2 Phân loại theo thời gian đáo hạn…………………………………... 6 1.2.3 Phân loại theo tài sản cơ sở………………………………………... 6 1.3 QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU……...……………………………………... 8 1.3.1 Khái niệm và phân loại quyền chọn cổ phiếu…...…………………. 8 1.3.2 Đặc điểm của quyền chọn cổ phiếu ……..………………………… 9 1.3.3 Những yếu tố cấu thành quyền chọn cổ phiếu …..………………… 12 1.3.4 Cấu trúc quyền chọn cổ phiếu …..………………………………… 13 1.3.5 Đối tượng kinh doanh hợp đồng quyền chọn cổ phiếu …..……….. 14 1.3.6 Chủ thể tham gia trên thị trường cổ phiếu…….. ………………….. 15 1.3.7 Quy trình giao dịch quyền chọn cổ phiếu …………………………. 16 1.3.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu …..………….. 17 1.3.9 So sánh giữa hợp đồng quyền chọn cổ phiếu và cổ phiếu………… 18 1.4 ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN………………………… 20 1.5 LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ BLACK SCHOLES……………... 21
  6. 1.5.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình Black-Scholes…………….. 21 1.5.2 Giả định của mô hình……………………………………………… 26 1.5.3 Mô hình định giá Black–Scholes………………………………….. 27 1.6 KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MÔ HÌNH BLACK SCHOLES TRÊN THẾ GIỚI………………………………………………………………... 29 1.7 KẾT LUẬN CHƯƠNG I…………………………..…………………….. 31 CHƯƠNG II: KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM………..……………..……………………………. 32 2.1 THỰC TRẠNG CÔNG CỤ QUYỀN CHỌN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM…………………………………………………………………….. 32 2.1.1 Quyền chọn ngoại tệ…………………………..…………………… 32 2.1.2 Quyền chọn vàng…………………………..………………………. 33 2.1.3 Quyền chọn lãi suất…………………………..……………………. 34 2.1.4 Quyền chọn chứng khoán ……………………………………….…… 35 2.1.5 Những tồn tại khi ứng dụng công cụ quyền chọn tại Việt Nam…… 36 2.2 KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM……………………..……………..………….. 38 2.2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam……………………... 38 2.2.2 Rủi ro trên TTCK Việt Nam……………………………………….. 46 2.2.3 Khả năng hình thành thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam……………………………………………………………………… 49 2.3 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM………………………………………………………………. 51 2.3.1 Thực trạng định giá quyền chọn chứng khoán tại các Công ty chứng khoán……………………………………………………………... 51 2.3.2 Thực trạng định giá quyền chọn của các nhà đầu tư……………… 52
  7. 2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG II…………………………..…………………… 53 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BLACK SCHOLES ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCK VIỆT NAM…………… 54 3.1 ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ BLACK SCHOLES TRÊN TTCK VIỆT NAM…………………………..…………………… 54 3.2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BLACK SCHOLES ĐỊNH GIÁ MỘT SỐ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN CỤ THỂ TRÊN TTCK VIỆT NAM 56 3.2.1 Định giá quyền chọn cổ phiếu VNM - Công ty CP sữa Việt Nam ... 56 3.2.2 Định giá quyền chọn cổ phiếu ITA-Tập toàn Tân Tạo ITACO.…... 61 3.2.3 Định giá quyền chọn cổ phiếu SSI - Công ty CP chứng khoán Sài Gòn…………………………..…………………………………………... 67 3.3 KIẾN NGHỊ…………………………..………………………………….. 73 3.3.1 Kiến nghị đến UBCKNN nhằm phát triển sản phẩm quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam…………………………..………...... 73 3.3.2 Kiến nghị với các Công ty chứng khoán về vấn đề liên quan đến việc đưa sản phẩm quyền chọn chứng khoán ra ngoài thị trường………. 74 3.3.3 Kiến nghị đến các nhà kinh doanh quyền chọn trên TTCK Việt Nam…........................................................................................................ 74 3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG III…………………………..………………….. 75 KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 76
  8. -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các chứng khoán trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ tài chính phái sinh (hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, chứng quyền…). Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã từng bước tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trên thị trường. Với tư cách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, TTCK Việt Nam đã mở ra cho các doanh nghiệp trong nước nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh lợi nhuận đạt được khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư còn gặp phải nhiều rủi ro gây tổn thất lớn. Điển hình là việc chỉ số VN Index đột ngột giảm sút trong năm 2008-2009 đã làm cho các nhà đầu tư thua lỗ một cách nặng nề dẫn đến mất niềm tin vào TTCK. Vì vậy năm 2010, một số công ty chứng khoán đã phát triển sản phẩm mới đó là sản phẩm quyền chọn chứng khoán, mặc dù cho đến thời điểm hiện nay UBCKNN vẫn không thừa nhận sự lưu hành của sản phẩm quyền chọn này trên TTCK Việt Nam. Trên thực tế, khi sản phẩm quyền chọn chứng khoán được tung ra bên ngoài thị trường, một số nhà đầu tư đã nhận định sản phẩm quyền chọn chứng khoán được định giá cao và không lựa chọn sử dụng chúng mặc dù quyền chọn chứng khoán là công cụ phái sinh hữu hiệu mà các nước phát triển áp dụng. Liệu có phương pháp nào đó để xác định giá của quyền chọn chứng khoán này không? Tại các TTCK phát triển trên thế giới, các nhà kinh doanh chứng khoán hay còn goi là các trader đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để định giá quyền chọn chứng khoán. Một trong những phương pháp định giá phổ biến chính là sử dụng mô hình định giá của Black Scholes, một mô hình nổi tiếng vào thập niên 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên tại TTCK Việt Nam, giá quyền chọn chứng khoán được quyết định bởi Công ty phát hành quyền chọn mà cụ thể là các Công ty chứng
  9. -2- khoán trong khi các nhà đầu tư không hề được giới thiệu để được biết bất cứ báo cáo định giá cụ thể nào khiến cho các nhà đầu tư nghi ngờ về giá trị thực cùa quyền chọn chứng khoán mà các Công ty này cung cấp. Do vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Ứng dụng mô hình Back-Sholes định giá Quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Vam” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Hệ thống các lý luận cơ bản về các công cụ phái sinh, đặc biệt và quyền chọn chứng khoán. Hệ thống lý thuyết mô hình Black Scholes.  Phân tích thực trạng các công cụ quyền chọn tại thị trường Việt Nam. Tình hình TTCK Việt Nam sau 10 năm hình thành và phát triển, từ đó nhận diện các rủi ro trên TTCK Việt Nam.  Định giá các quyền chọn chứng khoán của các chứng khoán niêm yết cụ thể. 3. PHẠM VI  Về cơ sở lý luận, giới thiệu chung các loại sản phẩm tài chính phái sinh được giao dịch phổ biến trên thế giới, phân tích giao dịch quyền chọn các loại , đặc biệt là quyền chọn cổ phiếu .  Nghiên cứu quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương thức ứng dụng mô hình Black Scholes vào định giá quyền chọn chứng khoán của một số chứng khoán niêm yết cụ thể trên TTCK Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP  Phương pháp điều tra  Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng.  Phương pháp thu thập xử lý số liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, các website trên internet) 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN  Lời cam đoan  Danh mục chữ viết tắt  Danh mục bảng biểu, hình vẽ đồ thị
  10. -3-  Mục lục  Lời mở đầu  Chương 1: Những lý luận cơ bản về quyền chọn chứng khoán và lý thuyết mô hình Black Sholes  Chương 2: Khả năng hình thành quyền chọn chứng khoán và Thực trạng định giá quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam  Chương 3: Ứng dụng mô hình Black Scholes định giá quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam  Kết luận.  Tài liệu tham khảo  Phụ lục
  11. -4- CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH BLACK SHOLES TTCK là nơi tập trung nguồn vốn cho đầu tư và phát triển nền kinh tế, một nền kinh tế phát triển thực sự luôn gắn liền với sự phát triển ổn định của TTCK. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển đa dạng sản phẩm trên TTCK mà trong đó không thể thiếu là sự phát triển sản phẩm quyền chọn hình thành nên thị trường quyền chọn. Một khi thị trường quyền chọn được điều hành tốt sẽ góp phần làm cho TTCK phát triển sôi động và bền vững. 1.1 ĐỊNH NGHĨA QUYỀN CHỌN Quyền chọn (Option) được xem là một trong những công cụ tài chính cấp cao cung cấp cho các tổ chức, cá nhân đầu tư một cách linh hoạt các cơ hội đầu tư, đồng thời giúp bảo vệ trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra trong đầu tư. Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán trong đó người mua quyền nhưng không phải là nghĩa vụ để mua hoặc bán một số lượng xác định đơn vị tài sản cơ sở với một mức giá xác định trước vào ngày hôm nay tại một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Những quyền chọn được giao dịch trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường phi chính thức (OTC- Over the counter). Có hai dạng quyền chọn cơ bản bao gồm: quyền chọn mua và quyền chọn bán. Một quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền mua một tài sản vào một ngày nhất định với mức giá nhất định gọi là quyền chọn mua (call option). Một quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền bán một tài sản vào một ngày nhất định với mức giá nhất định gọi là quyền chọn bán (put option). Người mua các hợp đồng quyền chọn được xem là nhà đầu tư có vị thế dài hạn. Trong khi đó, người bán các hợp đồng quyền chọn được xem là nhà đầu tư có vị thế ngắn hạn.
  12. -5- Tài sản cơ sở được mua bán trên hợp đồng quyền chọn bao gồm nhiều dạng khác nhau: lãi suất, vàng, ngoại tệ, chứng khoán. Một đặc điểm đáng chú ý là những nhà đầu tư nắm giữ hợp đồng quyền chọn không nhất thiết phải thực hiện quyền này. Mặc dù vậy họ bắt buộc phải trả lệ phí hoặc giá của hợp đồng quyền chọn tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp…Mặc dù vậy chúng ta cũng thấy trên thị trường xuất hiện loại thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản công ty. 1.2 PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN 1.2.1 Phân loại theo quyền của người mua  Quyền chọn mua (Call option): là hợp đồng quyền chọn trong đó bên mua quyền chọn mua có quyền mua hoặc không mua tài sản cơ sở theo mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong khi đó, bên bán quyền chọn mua bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bán tài sản cơ sở mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng,trong trường hợp bên mua nhất định thực hiện quyền mua của mình trong thời gian thực hiện quyền. Giá quyền chọn mua tăng hay giảm tùy thuộc vào nhu cầu thị trường vào tài sản cơ sở. Giá trị thị trường của tài sản cơ sở tác động cùng chiều với giá của quyền chọn. Thông thường tại các trung tâm giao dịch công cụ phái sinh, giá quyền chọn được chỉ ra bên ngoài bảng điện tử theo từng thời gian nhất định, dựa vào đó, các nhà đầu tư quyền chọn mua có thể quyết định thời điểm hợp lý để thực hiện quyền chọn của mình hoặc hủy bỏ hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn. Những người mua quyền chọn mua kỳ vọng giá tăng vào ngày đáo hạn.  Quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng quyền chọn trong đó người mua quyền chọn bán có quyền bán bán hoặc không bán tài sản cơ sở theo mức giá đã được thõa thuận trong hợp đồng. Trong khi đó, bên bán quyền chọn bán
  13. -6- bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bán tài sản cơ sở mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng trong trường hợp bên mua nhất định thực hiện quyền mua của mình trong thời gian thực hiện quyền 1.2.2 Phân loại theo thời gian đáo hạn  Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Người nắm giữ quyền chọn này có thể thực hiện quyền chọn bất kỳ thời gian nào cho đến ngày đáo hạn hợp đồng.  Quyền chọn kiểu Châu Âu (Europan options): Người nắm giữ quyền chọn này chỉ có thể thực hiện quyền vào đúng ngày đáo hạn đã được ghi rõ trên hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên trên thực tế, việc thanh toán quyền chọn xảy ra sau khi đến hạn từ 1 -2 ngày làm việc. Một đặc điểm cần chú ý là quyền chọn kiểu Mỹ hay Châu Âu không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Việc lựa chọn quyền chọn kiểu nào là phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên, tùy theo tính chất tài sản cơ sở. Hầu hết các nhà đầu tư yêu thích và lựa chọn quyền chọn kiểu Mỹ bởi đặc điểm dễ thanh khoản của dạng quyền chọn này. Tuy nhiên quyền chọn kiểu Châu Âu dễ phân tích hơn quyền chọn kiểu Mỹ. 1.2.3 Phân loại theo tài sản cơ sở  Quyền chọn cổ phiếu: là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ hoặc kiểu Châu Âu trong đó tài sản cơ sở là các loại chứng khoán. Một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu cho phép giao dịch mua hay bán 100 cổ phiếu tại mức giá thỏa thuận đã được xác định trước. Hầu hết các quyền chọn cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tập trung. Các thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu ở Mỹ là: CBOE, PHLX, AMEX, PSE and NYSE.  Quyền chọn ngoại tệ: là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các loại tiền tệ, trao cho người nắm giữ quyền chọn quyền mua hay bán một lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá xác định trước với thời gian đáo hạn trong tương lai. Trên thực tế, rủi ro tỷ giá là mức lo ngại của các nhà kinh doanh đặc biệt các
  14. -7- mặt hàng thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vì thế, quyền chọn ngoại tệ cũng như các công cụ phái sinh khác được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Hầu hết các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ được giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC) nhưng một số ít vẫn được giao dịch trên thị trường chính thức. Tại Mỹ, các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ được giao dịch tại thị trường chứng khoán Philadelphia (từ năm 1982), các tiền tệ được giao dịch bao gồm: dollar Úc, bảng Anh, dollar Canada, yên Nhật, franc Thụy Sĩ…Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ giao dịch theo cả 2 dạng, hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu.  Quyền chọn chỉ số chứng khoán: là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các chỉ số chứng khoán phổ biến. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán đo lường tổng giá trị một nhóm cổ phiếu thuộc một nhóm ngành nhất định. Nhiều quyền chọn về chỉ số chứng khoán khác nhau được giao dịch trên TTCK Mỹ cả trên thị trường chính thức vẫn thị trường phi chính thức (OTC), phổ biến nhất là quyền chọn của các chỉ số: S&P500 (SPX), S&P100 (OEX), Nasdaq 100 (NDX) and DowJones Industrial (DJX). Tất cả các chỉ số này giao dịch trên CBOE. Hầu hết là hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán là hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu.  Quyền chọn lãi suất: Là một dạng đặc biệt của quyền chọn hợp đồng tương lai về lãi suất, như là hợp đồng future về trái phiếu kho bạc dài hạn, trung hạn và hợp đồng future về Eurodollar. Tài sản cơ sở là các hợp đồng future về lãi suất. Khi quyền chọn quyền chọn lãi suất được thực hiện, cùng với thu nhập bằng tiền mặt, người nắm giữ hợp đồng quyền chọn sẽ có vị thế dài hạn trên hợp đồng cơ sở, còn người phát hành quyền chọn sẽ có vị thế ngắn hạn tương ứng. Trong những năm gần đây, quyền chọn về lãi suất càng trở nên phổ biến và được giao dịch sôi động trên thị trường OTC và các thị trường tập trung khác.
  15. -8- 1.3 QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU 1.3.1 Khái niệm và phân loại quyền chọn  Khái niệm Quyền chọn cổ phiếu là hợp đồng được ký kết giữa người nắm giữ quyền chọn mua hay bán một lượng xác định tài sản cơ sở là cổ phiếu với mức giá ấn định trước trong một thời gian định sẵn trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu cung cấp quyền cho người sở hữu chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy người nắm giữ quyền chọn có quyền thực hiện hay không thực hiện trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Tùy thuộc vào mức độ kỳ vọng của người nắm giữ quyền chọn vào giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên thực tế họ có thể chuyển nhượng lại quyền chọn trên TTCK trong thời gian chưa đến ngày đáo hạn. Có hai dạng quyền chọn: đó là quyền chọn mua cổ phiếu hoặc quyền chọn bán cổ phiếu. Một quyền chọn mua cổ phiếu (call option) cho phép người nắm giữ quyền chọn quyền mua tài sản cơ sở là cổ phiếu (1 hợp đồng thường là 100 cổ phiếu). Để có được quyền này, người mua trả cho người bán hợp đồng call option một lệ phí quyền chọn để chứng minh quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên nếu người mua không thực hiện hợp đồng thì số tiền mua quyền chọn này sẽ không được hoàn lại. Những người nắm giữ quyền chọn mua cổ phiếu, kỳ vọng giá cổ phiếu cơ sở sẽ gia tăng vào thời gian đáo hạn. Một quyền chọn bán cổ phiếu (put option) cho phép người nắm giữ quyền chọn quyền bán tài sản cơ sở là cổ phiếu. Những người nắm giữ quyền chọn bán kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm vào thời gian đáo hạn  Phân loại quyền chọn cổ phiếu Xét về tính chất quyền chọn cổ phiếu được phân làm 2 loại gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.  Quyền chọn mua (Call option): Là loại quyền chọn mà người sở hữu quyền chọn có quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thực
  16. -9- hiện trên hợp đồng tại khoảng thời gian xác định trong tương lai. Để có được quyền chọn mua, người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí quyền chọn mua. Trong khi đó người bán quyền chọn thì phải bán số lượng cổ phiếu đã thoả thuận với mức giá xác định trướcnếu hợp đồng quyền chọn được thực hiện. Trường hợp nếu người bán quyền chọn viết một hợp đồng quyền chọn trong khi đang sở hữu cổ phiếu cơ sở thì gọi là quyền chọn có bảo vệ, ngược lại nếu hợp đồng quyền chọn mua được bán trong khi người bán quyền chọn không sở hữu cổ phiếu cơ sở thì đó là quyền chọn không có bảo vệ hay còn gọi là nghiệp vụ bán khống quyền chọn. Khi giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn nhỏ hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở thì quyền chọn mua được thực hiện, ngược lại thì ngưới nắm giữ quyền chọn mua có thể bỏ hợp đồng.  Quyền chọn bán (Put option): là lại quyền chọn mà người sở hữu quyền chọn có quyền được bán cổ phiếu trong tương lai tại một mức giá xác định trước. Người mua quyền chọn bán sẽ yêu cầu thực hiện hợp đồng khi giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn giá thực hiện trên quyền chọn. Để có quyền chọn bán, người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí quyền chọn bán. Xét về thời gian thực hiện của hợp đồng quyền chọn thì có hai loại quyền chọn: kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu. Thông thường do những thuận lợi về mặt thời gian thực hiện từ quyền chọn kiểu Mỹ nên loại quyền chọn này có mức phí cao hơn quyền chọn kiểu châu Âu. 1.3.2 Đặc điểm của quyền chọn cổ phiếu  Quyền thực hiện hợp đồng của người nắm giữ quyền chọn Đặc điểm cơ bản nhất cũng là yếu tố hấp dẫn của hợp đồng quyền chọn so với các hợp đồng mua bán cổ phiếu khác là nhà đầu tư đã mua hợp đồng quyền chọn có quyền thực hiện hợp đồng khi thị trường biến động theo hướng thuận lợi cho họ nhưng nhà đầu tư cũng có thể để hợp đồng vô hiệu bằng cách không
  17. - 10 - thực hiện hợp đồng. Trong khi đó đối với các hợp đồng mua bán cổ phiếu thông thường trên thị trường khi hợp đồng đến hạn thì cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng buộc phải thực hiện hợp đồng.  Số lượng của một hợp đồng quyền chọn: Tại thị trường của Mỹ, số lượng cổ phiếu mua bán trên một hợp đồng quyền chọn là 100 cổ phiếu, ở Úc là 1.000 cổ phiếu.  Ngày tháng đáo hạn: Quyền chọn cổ phiếu có chu kỳ tháng giêng (gồm: tháng giêng, tháng tư, tháng bảy, tháng mười), chu kỳ tháng hai (gồm: tháng hai, tháng năm, tháng tám, tháng mười một), chu kỳ tháng ba (gồm: tháng ba, tháng sáu, tháng chín, tháng mười hai). Đối với những quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung, chỉ yết tháng đáo hạn chứ không yết ngày đáo hạn cụ thể, nhà đầu tư phải ngầm hiểu ngày đáo hạn là ngày thứ sáu của tuần thứ 3 của tháng. Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch) ngày thứ bảy của tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn. Theo thông lệ, nhà đầu tư có thời gian đến 16 giờ 30 phút của ngày thứ sáu trước đó để chỉ thị cho nhà môi giới thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Một hợp đồng quyền chọn của mã chứng khoán A được yết vào ngày 16/6/2009 như sau: Loại quyền chọn Ngày đáo hạn Ngày thứ sáu tuần thứ 3 của tháng 9 năm 2009, tức ngày Kiểu Châu Âu 19/09/2009 Bất kỳ thời điểm nào từ 16/06/2009 đến hết ngày Kiểu Châu Mỹ 19/09/2009  Giá thực hiện: Quy tắc thường được các trung tâm giao dịch áp dụng là sử dụng khoảng cách $2(1/2) cho giá thực hiện khi giá cổ phiếu thấp hơn $25; khoảng cách $5 khi giá thực hiện nằm trong khoảng $25 đến $200; và khoảng
  18. - 11 - cách $10 chogiá thực hiện trên $200. Tuy nhiên khoảng cách này còn tùy thuộc vào từng trung tâm giao dịch cụ thể.  Giá của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu: Giá của hợp đồng quyền chọn được xác định từ giá trị thực của quyền chọn. Nếu quyền chọn là quyền chọn được giá thì quyền chọn có giá trị thực.  Đối với quyền chọn mua: Giá trị thực = Max (0, giá chứng khoán - giá thực hiện)  Đối với quyền chọn bán: Giá trị thực = Max (0, giá thực hiện – giá chứng khoán) Trạng thái quyền chọn cổ phiếu Trường hợp Quyền chọn mua Quyền chọn bán Ngang giá quyền chọn Ngang giá quyền chọn Giá CK = Giá thực hiện (At the money) (At the money) Được giá quyền chọn Không được giá quyền Giá CK > Giá thực hiện (In the money) chọn (Out the money) Không được giá quyền Được giá quyền chọn (In Giá CK< Giá thực hiện chọn (Out the money) the money)  Sự phân chia cổ tức và giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn Việc phân chia cổ tức bằng tiền mặt chỉ ảnh hưởng đến giá thực hiện của các quyền chọn giao dịch trên thị trường OTC. Khi một công ty chia cổ tức bằng tiền mặt thì giá thực hiện hợp đồng quyền chọn sẽ giảm một khoảng bằng với số cổ tức vào thời điểm không nhận cổ tức. Riêng quyền chọn được giao dịch trên thị trường tập trung thì giá thực hiện sẽ được điều chỉnh khi có việc chia tách cổ phiếu. Khi tất cả các điều kiện khác không đổi, nếu một số cổ phiếu cơ sở được tách thành m cổ phiếu thì giá thực hiện của quyền chọn dựa trên số cổ phiếu ấy sẽ giảm đi m lần.
  19. - 12 - 1.3.3 Những yếu tố cấu thành quyền chọn cổ phiếu  Tài sản cơ sở: Tên loại chứng khoán, khối lượng được mua theo quyền  Loại quyền chọn: quyền chọn bán/quyền chọn mua  Giá thực hiện theo quyền: Giá mà người mua quyền có thể mua cổ phiếu từ người bán quyền (trường hợp quyền chọn mua) hoặc là bán cổ phiếu cho người mua quyền (trường hợp quyền chọn bán) tổng số tiền thực hiện bằng số lượng chứng khoán của hợp đồng nhân với giá thực hiện và được xác định trên sở giao dịch mà tại đó các hợp đồng này được niêm yết.  Thời hạn của quyền chọn: Thời hạn thực hiện quyền chọn được ấn định trước. Tùy theo loại hình quyền chọn (kiểu Mỹ/Châu Âu) mà thời gian thực hiện quyền trước ngày đáo hạn hay đúng vào ngày đáo hạn. Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, ngày đáo hạn có thể là bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng; còn đối với hợp đồng kiểu Châu Âu, ngày đáo hạn chính là thời điểm hết hiệu lực hợp đồng.  Phí quyền chọn: là số tiền mà người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn. Phí này được quyết định bởi giá trị hợp đồng quyền chọn.  Giá trị thực: phần chênh lệch giữa giá thị trường chứng khoán cơ sở và giá thực hiện ghi trong quyền chọn. 1.3.4 Cấu trúc quyền chọn cổ phiếu  Thị trường quyền chọn tập trung: Thị trường quyền chọn tập trung là thị trường giao dịch tại trung tâm giao dịch tập trung với các hợp đồng quyền chọn đã được chuẩn hóa với các điều kiện và quy định cụ thể của hợp đồng Một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được giao dịch tại trung tâm dịch tập trung phải đảm bảo chuẩn hóa các yếu tố sau: quy mô hợp đồng, ngày đáo hạn, ngày thanh toán, quy định về mức ký quỹ của người bán, hạn mức nắm giữ và hạn mức thực hiện của nhà kinh doanh.
  20. - 13 - Nếu người mua quyền chọn muốn bán quyền chọn trước ngày đáo hạn hay người bán quyền chọn muốn hủy bỏ giao dịch thì một giao dịch bù trừ đóng vị thế sẽ được thực hiện.  Thị trường quyền chọn phi tập trung (Over the counter – OTC) Thị trường quyền chọn phi tập trung là thị trường quyền chọn được hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của nhà đầu tư với quy mô và giá riêng biệt. Tại Mỹ, thị trường quyền chọn phi tập trung do hàng loạt Công ty kinh doanh quyền chọn mà đứng sau là hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn thành lập vào những năm 70 của thế kỷ XX. Theo đó một nhà đầu tư muốn mua quyền chọn, các nhà môi giới này sẽ tìm nhà đầu tư muốn bán quyền chọn tương ứng. Nếu nhà môi giới không tìm thấy người bán tương ứng thì Công ty sẽ tự động bán quyền chọn. Tuy nhiên, thị trường này gặp rất nhiều rủi ro khi giao dịch vì việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi Công ty kiêm kinh doanh quyền chọn. Nếu người bán hoặc công ty này phá sản thì xem như người nắm giữ quyền chọn bị mất trắng. Thời gian đầu mới ra đời thì tính thanh khoản thị trường quyền chọn OTC tương đối thấp. Khi TTTC ngày càng phát triển cao thì tính thanh khoản của thị trường này ngày càng cao. 1.3.5 Đối tượng kinh doanh hợp đồng quyền chọn cổ phiếu Những thị trường phái sinh rất thành công mà nguyên nhân chính là do thị trường này tấn công vào các đối tượng khác nhau, hay nói cách khác những người giao dịch trên thị trường này rất đa dạng. Vì vậy họ dễ kiếm tìm các đối tác khi muốn thực hiện một loại giao dịch (mua/bán một quyền chọn). Có 2 đối tượng kinh doanh quyền chọn cổ phiếu: Nhà bảo hộ và nhà đầu cơ.  Nhà bảo hộ (Heger): Nhà đầu tư mua quyền chọn cổ phiếu dùng để tự bảo vệ trước những thay đổi về giá chứng khoán trong tương lai. Chẳng hạn như: Một nhà đầu tư chứng khoán vào tháng 4/2009 sở hữu 10,000 cổ phiếu A với mức giá US$ 10.06/cổ phiếu. Nguyên nhân từ độ bất ổn của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, khiến cho nhà đầu tư lo lắng giá cổ phiếu sụt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0