intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ước lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp nhận sử dụng công nghệ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (telemedicine)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định và ước lượng những yếu tố chủ yếu làm tăng hay giảm mức sẵn lòng trả cho dịch vụ telemedicine của người dân. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý giải pháp triển khai dịch vụ telemedicine nhằm hướng đến giải pháp phân phối đồng đều dịch vụ y tế ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ước lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoại trú trong quyết định chấp nhận sử dụng công nghệ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (telemedicine)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------- TRẦN CHÂU HÒA UỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TRONG QUYẾT ĐINḤ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TƯ VẤN KHÁM CHỮ A BỆNH TỪ XA (TELEMEDICINE) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------------------- TRẦN CHÂU HÒA UỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TRONG QUYẾT ĐINH ̣ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TƯ VẤN KHÁM CHỮ A BỆNH TỪ XA (TELEMEDICINE) CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (QTSK) MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan, luận văn "Uớc lượng mức sẵn lòng trả của bệnh nhân ngoa ̣i trú trong quyế t đinh ̣ chấ p nhâ ̣n sử du ̣ng công nghê ̣ tư vấ n khám chữa bênh ̣ từ xa (telemedicine)"là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tác giả thực hiện. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Châu Hòa
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 6 1.7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 8 2.1. Mô tả dịch vụ telemedicine và ứng dụng vào hệ thống y tế ............................. 8 2.1.1. Khái niệm về telemedicine ......................................................................... 8 2.1.2. Mô tả các ứng dụng của telemedicine ........................................................ 8 2.1.3. Mô tả chi tiết dịch vụ telemedicine ở phòng khám .................................. 10 2.2. Khảo lược các lý thuyết kinh tế ...................................................................... 11 2.2.1 Các nghiên cứu về telemedicine ................................................................ 11
  5. 2.2.2 Nghiên cứu CVM đo lường mức sẵn lòng trả ........................................... 15 2.2.3. Lý thuyết kinh tế học về CVM ................................................................. 17 2.2.4. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP: .................................................... 21 2.3 Kết luận ............................................................................................................ 25 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ................................................................... 27 3.1. Thực trạng địa phương nghiên cứu ................................................................ 27 3.1.1. Điều kiện dân cư xã hội tại vùng nghiên cứu ba huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa .................................................................................................. 27 3.1.2 Giới thiệu phòng khám đa khoa Vạn An ................................................... 28 3.2 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 30 3.2.1 Xây dựng kịch bản khảo sát WTP ............................................................. 30 3.2.2 Thiết kế công cụ thực hiện khảo sát .......................................................... 32 3.2.3 Công cụ ước lượng khảo sát đo lường WTP ............................................. 34 3.2.3. Mô tả chi tiết các số liệu ........................................................................... 36 3.3 Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 36 3.3.1 Tính toán cỡ mẫu ....................................................................................... 36 3.3.2 Thực hiện thu thập ..................................................................................... 36 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 38 4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................... 38 4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu khảo sát ........................................................... 38 4.1.2 Thống kê ước lượng WTP ......................................................................... 42 4.2 Ứơc lượng WTP............................................................................................... 47 4.3 Giải thích kết quả ............................................................................................. 52 4.3.1 Số tuổi ........................................................................................................ 52 4.3.2 Người bệnh mắc bệnh mãn tính ................................................................ 52 4.3.3 Tình trạng bệnh ......................................................................................... 52 4.3.4 Khoảng cách .............................................................................................. 53 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 54 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 54
  6. 5.1.1. Đặc điểm người bệnh ở 3 huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa khi tiêu dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại phòng khám ở Tân An....................... 54 5.1.2 Đặc tính telemedicine ảnh hưởng đến quyết định của người bệnh ........... 55 5.1.3 So sánh với các nghiên cứu trước………………………………………..56 5.2. Đề nghị chính sách .......................................................................................... 56
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến trong phương trình .................................................... 33 Bảng 4.1 Thống kê các mức giá khảo sát .................................................................. 41 Bảng 4.2 Định nghĩa các giá trị các biến trong phương trình .................................... 45 Bảng 4.3 Kết quả chạy mô hình phi tuyến 1 và 2 ...................................................... 48
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mạng lưới các dịch vụ telemedicine ............................................................ 9 Hình 2.2 Khung phân tích các yếu tố tác động quyết định sử dụng DV chăm sóc sức khỏe ........................................................................................................................... 25 Hình 3.1 Cấu trúc bảng khảo sát WTP ...................................................................... 32 Hình 4.1 Cấu trúc độ tuổi của đối tượng nghiên cứu............................................... 37 Hình 4.2 biểu đồ phân bố thu nhập của nhóm đối tượng nghiên cứu ........................ 37 Hình 4.3 ngành nghề trong mẫu nghiên cứu.............................................................. 39 Hình 4.4 Biểu đồ thống kê loại bệnh của nhóm người bệnh được nghiên cứu .......... 40 Hình 4.5 Xác suất lụa chọn dịch vụ telemedicine...................................................... 41 Hình 4.6 Tỉ lệ đồng ý trung bình của 3 huyện về các mức giá phụ thu telemedicine lần 1 ........................................................................................................................... 42 Hình 4.7 Tỉ lệ đồng ý trung bình của 3 huyện về các mức giá phụ thu telemedicine lần 2 ........................................................................................................................... 43 Hình 4.8 Lý do lựa chọn telemedicine...................................................................... 43 Hình 4.9 Lý do không chọn dịch vụ telemedicine ..................................................... 43 Hình 4.10 Đường cầu của dịch vụ telemedicine ........................................................ 49
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CVM: Contigent valuation method JAHR: Joint annual Health Review Telemedicine: Hệ thống hỗ trợ y tế từ xa Telepharmacy: Hệ thống hỗ trợ cấp phát thuốc từ xa Tp: Thành phố TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VNPT: Tập đoàn viễn thông Việt Nam WTP: Willingness to pay WTA: Willingness to accept
  10. TÓM TẮT Telemedicine là một giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại Với một giao thức, cho phép sự cải tiến trong các quy trình khám chữa bệnh làm tăng hiệu quả thông qua khắc phục khuyết điểm trong việc phân bố các nguồn nhân lực của hệ thống y tế. Với hiện trạng sự phân bố nguồn lực chưa đồng đều của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, thì việc áp dụng telemedicine mang lại nhiều ý nghĩa trong việc giảm tải ở các bệnh viện tuyến trung ương đặt tại các thành phố lớn, đồng thời giảm chi phí cơ hội mà người bệnh phải chi trả khi điều trị ở tuyến trên. Với số liệu thu thập 150 đối tượng người bệnh đến từ Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, là những người bệnh đang điều trị tại phòng khám ở Thành phố Tân An- Tỉnh Long An, nghiên cứu đã ước lượng được mức giá sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ mới telemedicine. Đồng thời nghiên cứu góp phần vào việc kiểm định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi dự án được triển khai ở các vùng nông thôn Việt Nam. Tác giả hy vọng nghiên cứu sẽ góp phần mang lại các thông tin nghiên cứu thị trường ban đầu cho những dự án áp dụng dịch vụ telemedicine, một trong những chiến lược mà phòng hệ thống y tế sắp triển khai, đồng thời đây cũng sẽ là một nghiên cứu tham khảo cho các nghiên cứu lớn hơn nhằm hướng đến việc áp dụng công nghệ này để giảm tải ở các bệnh viện ở tuyến trung ương.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Hê ̣ thố ng chăm sóc sức khỏe của Viê ̣t Nam đang đứng trước mô ̣t thách thức vô cùng to lớn. Căn cứ theo báo cáo của bộ y tế JAHR (2015) hê ̣ thố ng chăm sóc sức khỏe ở các tuyế n trung ương và thành phố đang trong tình tra ̣ng quá tải từ 54-65%. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự quá tải trên, một nguyên nhân ảnh hưởng sâu rộng được nêu trong báo cáo là sự thiếu nhân lực y tế ở địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương. Trong báo cáo có nêu rõ trong báo cáo JAHR (2015) “Nông thôn chiến 72,6% dân số nhưng chỉ chiếm 41% số bác sĩ và 18% dược sĩ”. Với sự phân bố không đồng đều của hệ thống nhân lực y tế đã dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, tạo ra việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả khi hàng hóa dịch vụ sức khỏe được giao dịch trên thị trường. Người bệnh sẽ tốn những chi phí cơ hội khi sử dụng các dịch vụ này, cụ thể như: Chi phí di chuyển, thời gian di chuyển và thời gian việc làm của người thân trong quá trình nuôi bệnh. Không chỉ phát sinh chi phí ở người bệnh mà vấn đề này ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Quá tải bệnh viện sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng dịch vụ và phát sinh các nguy cơ về lây nhiễm trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, gây ra kéo dài thời gian điều trị của người bệnh. Đây đang là vấn đề mà xã hội quan tâm đang cần phải được giải quyết. Căn cứ vào báo cáo JAHR (2015) vấ n đề quá tải bê ̣nh viê ̣n tuyế n trung ương hiê ̣n nay là vấ n đề quan tâm của Bô ̣ Y tế và xã hô ̣i, cũng theo báo cáo JAHR (2015) thì giải quyết hiện trạng quá tải bệnh viện là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Việc giảm tải bệnh viện là một thách thức đòi hỏi phải có quy hoạch trong thời gian dài. Trong báo cáo này cũng có đề cập vấn đề quy hoạch cơ sở khám chữa bệnh ban đầu như sau “Hệ thống y tế cơ sở phải là một hệ thống, có sự kết nối hữu cơ giữa các cơ sở y tế trên địa bàn huyện và với các tuyến trên, để cung ứng dịch vụ
  12. 2 mang tính hợp tác giữa tuyến ban đầu với các tuyến trên và sự gắn kết với các ngành khác. Chức năng nhiệm vụ của cơ sở y tế tuyến huyện, xã là phối hợp và chịu sự chỉ đạo, huớng dẫn của tổ chức y tế các tuyến trên để cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục. Chú trọng hình thức chăm sóc chủ động tại cộng đồng. Bảo đảm nguồn nhân lực y tế đuợc đào tạo có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để làm việc ở tuyến ban đầu với cách tiếp cận làm việc theo nhóm”. Viê ̣c đầ u tư xây dựng bê ̣nh viê ̣n tuyế n tỉnh huyê ̣n đã và đang đươ ̣c đầ u tư thích hơ ̣p với điề u kiê ̣n điạ phương. Nhưng vấ n đề trình đô ̣ chuyên môn của bác si ̃ ở điạ phương vẫn còn chênh lê ̣ch và người dân chưa có niề m tin về trình đô ̣ chuyên môn của Bác si ̃ ở điạ phương. Đứng trước thách thức ấy, mô ̣t giải pháp trong ngắ n ha ̣n và trung ha ̣n là viê ̣c áp du ̣ng các tiế n bô ̣ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t vào quy trình khám chữa bê ̣nh mới nhằ m phân bổ bác si ̃ có năng lực hỗ trợ cho các vùng có khoảng cách điạ lý xa các trung tâm lớn. Một giải pháp kỹ thuật mới đó là giải pháp khám chữa bê ̣nh từ xa telemedicine mà gầ n đây cũng đươ ̣c đề câ ̣p như giải pháp giảm quá tải bê ̣nh viê ̣n. Telemedicine hiện đươ ̣c triể n khai ta ̣i nhiề u quố c gia có hê ̣ thố ng khoa học công nghê ̣ phát triể n. Đó là mô ̣t sự áp du ̣ng của công nghê ̣ thông tin vào trong khám chữa bê ̣nh nhằm giúp bác si ̃ có thể khám và điề u tri cho ̣ bê ̣nh nhân cách đó rấ t xa thông qua các thiế t bi ̣truyề n hình ảnh thông tin dữ liê ̣u. Trên thế giới có nhiề u quố c gia đã áp du ̣ng thành công mô hình telemedicine và đã thu la ̣i nhiề u kế t quả cho viê ̣c cải thiê ̣n hê ̣ thố ng chăm sóc sức khỏe. Theo Charles và Betty L (2000) nghiên cứu đã chỉ ra sự hiệu quả hơn về khía ca ̣nh chi phí khi tiế p câ ̣n các dich ̣ vu ̣ y tế . Cũng theo Berman và cô ̣ng sự (2005) tìm thấy lơ ̣i ić h telemedicine làm giảm sự quá tải của các ca bê ̣nh. Mă ̣t khác theo nghiên cứu của Preston và cô ̣ng sự (1992) viê ̣c triể n khai hê ̣ thố ng này sẽ tạo cơ hội huấ n luyê ̣n cho các bác si ̃ ở tuyế n cơ sở nâng cao trình đô ̣ chuyên môn.
  13. 3 Ở Việt Nam khái niệm telemedicine đã xuất hiện nhiều ở các phương tiện truyền thông và đi đầu việc áp dụng hệ thống y tế telemedicine thuộc về lĩnh vực quốc phòng an ninh.Telemedicine đã đóng góp quan trọng vào việc triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại khu vực quan trọng như biên giới, hải đảo theo thông tin nội bộ của Viện y học biển Việt Nam thuộc Bộ Y tế đã áp dụng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ở biển đảo Việt Nam tài liệu cho biết định nghĩa và mô hình áp dụng cụ thể và những lợi ích mang lại từ năm 2002 cho đến nay. Mô hình áp dụng cho 4 mục tiêu: Trợ giúp cấp cứu, trợ giúp nghiên cứu giảng dạy, trợ giúp tư vấn dịch tể, trợ giúp quản lý hệ thống y tế từ xa. Ngoài các áp dụng trong hệ thống quốc phòng, gần đây vào năm 2011 tại bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương đã công bố dự án hợp tác giữa bộ y tế và tập đoàn VNPT về việc áp dụng hệ thống telemedicine vào việc quản lý hệ thống bệnh viện và hỗ trợ các tuyến y tế cơ sở ở khu vực nông thôn các ứng dụng như: Bệnh án điện tử, hội chẩn trực tuyến. Vào năm 2015 được áp dụng vào một số dự án bệnh viện vệ tinh của bệnh Viện Bạch Mai một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng trong việc triển khai hệ thống để có thể xây dựng hệ thống y tế phát triển như những khẳng định của GS.TS. Trần Văn Thông “Để chẩn đoán cho một bệnh nhân, bác sĩ cần nhiều thông tin như: bệnh sử, các xét nghiệm (xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, tế bào), thông tin chẩn đoán chức năng (điện tim, điện não đồ), thông tin hình ảnh (X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ). Hãy hình dung một bác sĩ ngồi tại phòng làm việc và khám cho bệnh nhân dù ở gần hay từ xa, chỉ cần một vài thao tác nhấp chuột máy tính là đã nhận được đầy đủ thông tin cần thiết. Đó chính là lợi ích của y tế từ xa (Telemedicine) mang lại và cũng là mong muốn của nhiều bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai.” Vâ ̣y hiê ̣u quả và lợi ić h của telemedicine sẽ phầ n nào giải quyế t vấ n đề phân bố không đồ ng đề u ở các cơ sở y tế cũng như viê ̣c cải thiê ̣n chấ t lươ ̣ng hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Các dự án telemedicine chỉ mới bắt đầu triển khai trong hệ thống bệnh viện công lập và quốc phòng, với mục đích phát triển hệ thống quản lý y tế và chưa có dự án nào áp dụng cho việc khám chữa bệnh phục vụ cho việc chăm sóc
  14. 4 sức khỏe ở khu vực nông thôn. Vì vậy sẽ có câu hỏi đặt ra rằng việc triển khai hệ thống telemedicine có thật sự mang lại lợi ích vào việc khám chữa bệnh cho hệ thống y tế phục vụ cho người dân ở nông thôn hay không? Và người dân ở khu vực nông thôn có sẵn sàng sử dụng dịch vụ này không? Người dân mong muốn dịch vụ nào ra sao? Vấn đề này phải được tìm hiểu và nghiên cứu trước khi triển khai các dự án, nhằm mục đích thiết kế được một hệ thống đáp ứng nhu cầu và tối đa hóa lợi ích đầu tư. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM) để ước lượng giá sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ telemedicine từ đó có thể đo lường được giá trị thật sự của dự án mang lại khi giải quyết vấn đề xã hội trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và ước lượng những yếu tố chủ yếu làm tăng hay giảm mức sẵn lòng trả cho dịch vụ telemedicine của người dân. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý giải pháp triển khai dịch vụ telemedicine nhằm hướng đến giải pháp phân phối đồng đều dịch vụ y tế ở Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Xác định những đặc tính của người tiêu dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở vùng nông thôn tỉnh Long An.  Xác định những đặc tính quan trọng của telemedicine khi triển khai ở vùng nông thôn tỉnh Long An cụ thể ở thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.  Phân tích ước lượng giá trị mức sẵn lòng trả cho dịch sẵn lòng trả cho lợi ích của dịch vụ telemedicine mang lại.  Gợi ý các giải pháp triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới ở vùng nông thôn. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đặc Điểm của người bệnh ở ba huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa
  15. 5 tỉnh Long An khi phải di chuyển đến phòng khám ở Thành phố Tân An để được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe? Nhận thức của người dân địa phương đến dịch vụ chăm sóc khỏe mới và các đặc tính nào của telemedicine thúc đẩy hành vi tiêu dùng dịch vụ dịch vụ chăm sóc khỏe? Người dân ba huyện sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho lợi ích của dịch vụ telemedicine khi triển khai ở thị xã Kiến Tường? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân đang tới khám tại phòng khám Vạn An có cư trú gần thị xã Kiến Tường (nơi dự kiến triển khai telemedicine). Do mô tả dự án sẽ đặt trạm telemedicine địa điểm tại thị xã kiến tường giúp cho những người bệnh có nhu cầu chữa ở gần khu vực Kiến tường có thể sử dụng dịch vụ mà không cần đi xa tới TP. Tân An. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: * Về nội dung: nghiên cứu mức giá sẵn lòng trả của Bệnh nhân cho dịch vụ telemedicine sắp triển khai ở thị xã Kiến Tường. * Về không gian: Bệnh nhân cư trú trên địa bàn huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa hiện đang khám bệnh tại phòng khám Vạn An- Thành Phố Tân An tỉnh Long An. * Về thời gian: Số liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứu luận văn được tác giả và điều dưỡng phòng khám Vạn An thu thập từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2016. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với các bênh nhân đến khám tại
  16. 6 phòng khám. Các điều dưỡng được huấn luyện trước về thu thập số liệu, sẽ trực tiếp thực hiện phỏng vấn bệnh nhân sau đó ghi nhận thông tin nghiên cứu theo mẫu câu hỏi. Nghiên cứu sử dụng kết hợp số liệu trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân như: Thông tin cá nhân, tình trạng bệnh, chuẩn đoán và nhận xét của các chuyên gia y tế về tình trạng bệnh. Sử dụng phương pháp hỗn hợp: Phỏng vấn định tính và định lượng trong mô hình CVM để ước lượng giá trị sẵn lòng trả của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và bảo mật thông tin người được phỏng vấn. Các thông tin công bố đã được sự cho phép bởi người cung cấp thông tin. * Sử dụng dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp 150 Bệnh Nhân đến khám phòng Khám Vạn An, với các đặc điểm như sau:  Bệnh nhân cư trú tại ba huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa địa phương có khoảng cách xa phòng khám Vạn An- Tp.Tân An, và có khoảng cách gần thị xã Kiến Tường nơi dự định triển khai telemedicine. Nói cách khác nếu triển khai dịch vụ telemedicine sẽ phục các bệnh nhân trong khu vực này, bệnh nhân không cần phải di chuyển lên thành phố Tân An để điều trị. Chỉ cần sử dụng dịch vụ này ở địa phương để được chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ ở Vạn An.  Truy cập dữ liệu hồ sơ điện tử liên quan đến cá nhân được phỏng vấn bao gồm thông tin liên quan nhân khẩu học, các thông tin về tình trạng điều trị bệnh dưới sự cho phép của người được phỏng vấn. * Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp định lượng và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
  17. 7 Nghiên cứu dẫn đường cho các nghiên cứu chi tiết hơn về thị trường, cung cấp dịch vụ telemedicine trên địa bàn Long An. Kết quả của nghiên cứu kỳ vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho tổ chức cung cấp dịch vụ y tế, cũng có giá trị như nghiên cứu thị trường để phát triển dịch vụ telemedicine Đối với thực tiễn của nghiên cứu khi được mở rộng thì kết quả nghiên cứu có thể sử dụng như một nghiên cứu ban đầu cho các nghiên cứu lớn hơn với quy mô triển khai giữa các tuyến y tế trung ương và địa phương, nhằm ước lượng giá trị của dự án y tế từ xa phát triển hệ thống y tế cơ sở. Ngoài kế quả ước lượng giá trị lợi ích của dịch vụ telemedicine đây cũng là căn cứ để quyết định đầu tư, nếu lớn hơn chi phí triển khai thì hệ thống y tế từ xa có thể được thực hiện và người dân sẽ được hưởng dịch vụ y tế chất lượng ở địa phương với chi phí hợp lý, giảm sự quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như hiện nay. 1.7. Bố cục của luận văn  Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.  Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp CVM cũng như lược khảo các trước dây ước lượng giá sẵn lòng trả cho dịch vụ telemedicine.  Chương 3: Trình bày thiết kế mô hình phân tích và nghiên cứu giá sẵn lòng trả cho dịch vụ telemedicine.  Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và khảo sát.  Chương 5: Tổng hợp kết quả đưa ra kết luận và gợi ý chính sách phát triển nghiên cứu trong tương lai.
  18. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Mô tả dịch vụ telemedicine và ứng dụng vào hệ thống y tế 2.1.1. Khái niệm về telemedicine Telemedicine mô ̣t khái niệm đươ ̣c xuấ t hiê ̣n lầ m đầ u tiên vào năm 1970 đươ ̣c đinh ̣ nghiã theo Brid (1970) “Y học từ xa là việc thực hành y học mà không có sự đố i mă ̣t trực tiế p bác sĩ - bệnh nhân như thông thường, việc khám chẩn đoán thông qua một hệ thống truyền thông video audio tương tác” đinh ̣ nghiã này đươ ̣c phát triể n lên đi cùng với sự áp dụng của công nghê ̣ thông tin vào sự phát triể n các ứng du ̣ng trong telemedicine trong nề n y ho ̣c ngày nay. Tính đế n năm 2006 có hơn 104 đinh ̣ nghiã telemedicine trong các bài nghiên cứu về liñ h vực này và đinh ̣ nghiã mới nhấ t đươ ̣c xem là đầ y đủ nhấ t, đươ ̣c ta ̣p chí Telemedicine and E-health Information Service (TEIS) UK. University of Portsmouth, 1998–2006 đinh ̣ nghiã như sau: “Y học từ xa là một phương pháp mới. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho phép một sự thay đổi từ một dịch vụ tập trung trở thành một dịch vụ lấy bệnh nhân là trung tâm, sử du ̣ng nguồn lực hiệu quả và các quyết định được thực hiện tại cấp địa phương gần với bệnh nhân”. Y học từ xa được phát triển khi xuất hiện ngày một nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để kê toa thuốc chữa bệnh. Một số khác, có teleradiology dùng trong chẩn đoán hình ảnh hoặc mô phỏng phầ m mề n 3D, những kỹ thuật quản lý thông tin tiên tiến, dự án telemedicine là một giải pháp rất có giá trị trong việc góp phần cải thiện chăm sóc sức khỏe. 2.1.2. Mô tả các ứng dụng của telemedicine Dich ̣ vu ̣ Telemedicine có rấ t nhiề u hin ̀ h thức cung cấ p (được mô tả trong Hình 2.1) tổng cộng có 17 loại. Dịch vụ cung cấp đầy đủ các hỗ trợ từ việc cung cấp thông tin hồ sơ bệnh án, cho đến các dịch vụ kỹ thuật cao như: Phẫu thuật từ xa. Các dịch vụ này hỗ trợ cho từng loại mục đích khác nhau của hệ thống y tế, áp dụng cũng tùy theo trình đô ̣ phát triể n của bê ̣nh nhân và điề u kiê ̣n vâ ̣t chấ t có
  19. 9 thể triển khai. Với cách nhin ̀ bê ̣nh nhân là trung tâm nên các dich ̣ vu ̣ này cung cấ p các tiê ̣n ích mà bê ̣nh nhân cầ n, từ tư vấ n đế n các dich ̣ vu ̣ khám chữa bê ̣nh lâm sàng ta ̣o nên mô ̣t danh mu ̣c dich ̣ vu ̣ phong phú phù hơ ̣p cho từng đố i tươ ̣ng bê ̣nh nhân. Hình 2.1: Mạng lưới các dịch vụ telemedicine (Nguồn: Journal of Education and Health promotion) Tuy nhiên, với điề u kiê ̣n cơ sở vâ ̣t chấ t triể n khai và mă ̣t bằ ng chung ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, nghiên cứu này chỉ tìm hiể u sâu về dich ̣ vu ̣ tư vấ n khám bê ̣nh từ xa Electronic consultation (e-consult) và dich ̣ vu ̣ telepharmacy (Kê toa thuố c từ xa) đây là hai dich ̣ vu ̣ phù hơ ̣p với điề u kiê ̣n triể n khai cũng như phù hơ ̣p với trình đô ̣ bê ̣nh nhân. Mô hình Electronic consultation (e-consult): Là một hình thức của telemedicine, áp dụng vào dịch vụ y tế tạo ra phương thức giao tiếp thông tin trong việc khám và điề u tri ̣cho bê ̣nh nhân mà không đòi hỏi người bệnh phải đi đến tổ
  20. 10 chức chăm sóc sức khỏe trực tiếp. Các chuyên gia y tế sẽ trao đổ i với người bệnh thông qua hê ̣ thố ng tổ ng đài bao gồ m có video chấ t lươ ̣ng cao và các thiế t bi ̣y tế có thể kế t nố i và truyề n thông tin qua hê ̣ thố ng internet, các tin ́ hiê ̣u âm thanh video hiǹ h ảnh sẽ đươ ̣c tái hiê ̣n ở phòng các bác sĩ. Bằ ng phương thức này, các chuyên gia y tế có thể tư vấ n và khám bê ̣nh cho bê ̣nh nhân ở xa. Tùy theo trình độ phát triển mà nơi bê ̣nh nhân tới có thể có các nhân viên y tế hỗ trơ ̣ thao tác nghiê ̣p vu ̣ y. Tuy Nhiên, trong mô hình e-consult chỉ hỗ trợ cho việc tư vấn, chẩn đoán cho người bệnh, để phục vụ cho mục đích khám chữa bệnh cần thêm hai dịch vụ hỗ trợ của telemedicine là bệnh án điện tử ERP và kê toa thuốc từ xa (telepharmacy). Telepharmacy cung cấp các dịch vụ dược phẩm cho người bệnh ở những nơi họ có thể không phải tiếp xúc trực tiếp với một dược sĩ. Nó là một hình thức của sự mở rộng của telemedicine, nhưng thực hiện trong lĩnh vực dược. Dịch vụ telepharmacy bao gồm giám sát thuốc điều trị, tư vấn bệnh nhân, cho phép ủy quyền bổ sung cho lượng thuốc theo toa, và giám sát các công thức phù với sự trợ giúp của teleconferencing hoặc hội nghị truyền hình. Pha chế thuốc từ xa bởi hệ thống đóng gói và ghi nhãn tự động, cũng có thể được coi là một ví dụ của telepharmacy. Dịch vụ telepharmacy có thể được áp dụng tại các địa điểm nhà thuốc bán lẻ, hoặc thông qua các bệnh viện, hoặc các cơ sở chăm sóc y tế khác. Đối với phòng khám do đặc thù bệnh nhân khám ngoại trú vì vậy dịch vụ telepharmacy chỉ áp dụng việc kê toa thuốc từ xa. Sau khi được bác sĩ chuẩn đoán và tư vấn qua hệ thống e-consult, người bệnh sẽ được nhận toa thuốc thông qua hệ thống telepharmacy, người bệnh có thể sử dụng dịch vụ cung cấp thuốc của nhà thuốc tại nơi triển khai telemedicine của phòng khám hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà thuốc khác trên địa bàn thị xã Kiến Tường. 2.1.3. Mô tả chi tiết dịch vụ telemedicine ở phòng khám Khám chữa bê ̣nh từ xa (teleconsultation) phương thức khám bê ̣nh mà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2