intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balance Scorecard - BSC) để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng chiến lược làm cơ sở để phát triển mô hình bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ; xây dựng các mục tiêu và bản đồ chiến lược cho bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ; xây dựng các thước đo, chỉ tiêu của bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balance Scorecard - BSC) để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ THANH THỦY VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE SCORECARD – BSC) ĐỂ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ (CASUCO) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ THANH THỦY VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE SCORECARD – BSC) ĐỂ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ (CASUCO) CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ LỜI CAM ĐOAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balance Scorecard - BSC) để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO)” là công trình nghiên cứu của tôi. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 4 6. Bố cục tổng quát của luận văn ............................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG .... 6 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 6 1.1.1. Nghiên cứu hàn lâm ................................................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu ứng dụng ................................................................................. 8 1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 11 1.2.1. Nghiên cứu hàn lâm ................................................................................. 11 1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng ............................................................................... 12 1.3. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 16
  5. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ................ 17 2.1. Tổng quan về bảng điểm cân bằng ................................................................. 17 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 17 2.1.2. Các thành phần của bảng điểm cân bằng ................................................. 19 2.2. Sự cần thiết sử dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động trong doanh nghiệp ................................................................................................ 24 2.3. Mô hình bảng điểm cân bằng.......................................................................... 25 2.3.1. Bản đồ chiến lược ..................................................................................... 25 2.3.2. Các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của bảng điểm cân bằng ................... 27 2.3.2.1. Phương diện học hỏi và phát triển ......................................................... 27 2.3.2.2. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ............................................. 29 2.3.2.3. Phương diện khách hàng ....................................................................... 32 2.3.2.4. Phương diện tài chính ............................................................................ 33 2.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo trong bảng điểm cân bằng ...... 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ ................................................ 37 3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ ........................... 37 3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty ................................................ 37 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................ 38 3.1.3. Chiến lược của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ ............................ 38 3.1.4. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ....... 38 3.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của CASUCO ....................................... 39 3.2. Thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại CASUCO ................................... 40 3.2.1. Phương diện tài chính ............................................................................... 40 3.2.2. Phương diện khách hàng .......................................................................... 41 3.2.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ................................................ 43 3.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển ............................................................ 45 3.3. Đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Mía
  6. đường Cần Thơ. ..................................................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 50 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ .......................................................................................................................... 51 4.1. Quy trình xây dựng bảng điểm cân bằng tại Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ ......................................................................................................................... 51 4.2. Xây dựng mô hình BSC trong đo lường kết quả hoạt động tại CASUCO ..... 51 4.2.1. Xây dựng chiến lược của CASUCO ........................................................ 52 4.2.1.1. Mô tả quá trình phỏng vấn về ma trận SWOT của CASUCO .............. 52 4.2.1.2. Kết quả xây dựng chiến lược của CASUCO ......................................... 57 4.2.2. Xây dựng mục tiêu của từng phương diện và bản đồ chiến lược của bảng điểm cân bằng ..................................................................................................... 57 4.2.2.1. Mục tiêu từng phương diện của bảng điểm cân bằng ........................... 58 4.2.2.2. Xây dựng bản đồ chiến lược ................................................................. 70 4.2.3. Xây dựng các thước đo và chỉ tiêu trong bảng điểm cân bằng tại CASUCO ............................................................................................................ 72 4.2.3.1. Xây dựng các thước đo và chỉ tiêu ........................................................ 72 4.2.3.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo, chỉ tiêu................................ 85 4.2.4. Xây dựng bảng điểm cân bằng tại công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ 88 4.2.5. Triển khai thực hiện việc vận dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả tại CASUCO ................................................................................................ 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 95 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 96 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 96 5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT - BSC: bảng điểm cân bằng - CASUCO: Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ - CP: cổ phần - DN: doanh nghiệp - EFS: mô hình rút ngắn sự điều hành - GĐ: Giám đốc - HH: mục tiêu của phương diện học hỏi và phát triển - MTV: một thành viên - KH: mục tiêu của phương diện khách hàng - KSNB: kiểm soát nội bộ - LNST: lợi nhuận sau thuế - PD: phương diện - SP: sản phẩm - SX: sản xuất - QLDN: quản lý doanh nghiệp - QT: mục tiêu của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ - TC: mục tiêu của phương diện tài chính - THH: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện học hỏi và phát triển - TNDN: thu nhập doanh nghiệp - TNHH: trách nhiệm hữu hạn - TKH: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện khách hàng - TSCĐ: tài sản cố định - TQT: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện quy trình kinh doanh nội bộ - TTC: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện tài chính - XN: xí nghiệp
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mô hình đề nghị bảng điểm cân bằng của Agnieszka Tubis, Sylwia Werbińska-Wojciechowska......................................................................................... 7 Bảng 2.1: Mục tiêu và thước đo phương diện học hỏi và phát triển ......................... 28 Bảng 2.2: Mục tiêu và thước đo phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ............. 30 Bảng 2.3: Mục tiêu và thước đo phương diện khách hàng ....................................... 32 Bảng 2.4: Mục tiêu và thước đo phương diện tài chính ............................................ 33 Bảng 3.1: Số liệu doanh thu tại CASUCO năm 2015, 2016, 2017 ........................... 39 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu tài chính của CASUCO năm 2016, 2017 ............................. 41 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với CASUCO năm 2016, 2017 ................................................................................................................. 42 Bảng 3.4: Số liệu chi phí sản xuất sản phẩm mía đường của năm 2016, 2017......... 44 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với CASUCO năm 2016, 2017 ................................................................................................................. 46 Bảng 4.1: Bảng điểm cân bằng tại CASUCO ........................................................... 89
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Bốn phương diện của bảng điểm cân bằng ............................................... 19 Hình 2.2: BSC chuyển tầm nhìn và chiến lược trên bốn phương diện ..................... 21 Hình 2.3: Chuỗi giá trị nội bộ ................................................................................... 24 Hình 2.4: Bản đồ chiến lược mô tả cách thức công ty tạo ra giá trị cho cổ đông và khách hàng................................................................................................................. 26 Hình 2.5: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo ................................................. 35 Hình 3.1: Quy trình xử lý chất thải tại CASUCO ..................................................... 45 Hình 4.1: Bản đồ chiến lược tại CASUCO ............................................................... 70 Hình 4.2: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo tại CASUCO ........................... 87
  10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Sơ đồ tổ chức Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục 02: Bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà quản trị tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ về thực trạng đo lường kết quả hoạt động. Phụ lục 03: Danh sách các nhà quản trị cấp cao của CASUCO. Phụ lục 04: Phân tích bảng cân đối kế toán CASUCO năm 2015, 2016, 2017 Phụ lục 05: Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CASUCO năm 2015, 2016, 2017 Phụ lục 06: Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục 07: Quy trình sản xuất mía đường tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục 08: Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của công nhân viên đối với Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục 09: Bảng câu hỏi về việc tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục 10: Danh sách phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao CASUCO về chiến lược. Phụ lục11: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của phương diện tài chính trong bảng điểm cân bằng tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục12: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của phương diện khách hàng trong bảng điểm cân bằng tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục13: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ trong bảng điểm cân bằng tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục14: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của phương diện học hỏi và phát triển trong bảng điểm cân bằng tại Công ty CP Mía đường Cần Thơ Phụ lục 15: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện tài
  11. chính. Phụ lục 16: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện khách hàng. Phụ lục 17: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện quy trình kinh doanh nội bộ Phụ lục 18: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện học hỏi và phát triển. Phụ lục 19: Kết quả kiểm định thống kê mô tả mục tiêu các phương diện trong BSC. Phụ lục 20: Bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao về những mục tiêu không đạt độ tin cậy. Phụ lục 21: Mục tiêu của các phương diện trong BSC đạt độ tin cậy. Phụ lục 22: Kế hoạch năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2018 Phụ lục 23: Kế hoạch chi phí sản xuất năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2018 Phụ lục 24: Kế hoạch thời gian sản xuất và cung cấp sản phẩm năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2018 Phụ lục 25: Kết quả kiểm định thống kê mô tả thước đo và chỉ tiêu các phương diện trong BSC. Phụ lục 26: Thước đo và chỉ tiêu của các phương diện trong BSC đạt độ tin cậy.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ đều gặp phải những mối đe dọa đối với việc cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác trong nước và ngoài nước. Để vượt qua những thách thức đó, doanh nghiệp cần tự đánh giá, đo lường kết quả hoạt động của mình. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể so sánh được hoạt động của bản thân mình với đối thủ cạnh tranh, từ đó, doanh nghiệp tìm ra được hướng giải quyết để khắc phục vượt qua những khó khăn. Trước đây, các doanh nghiệp thường tự đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp mình thông qua các thước đo tài chính. Nhưng hiện nay, để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của một doanh nghiệp chỉ bằng thước đo tài chính thì không còn phù hợp nữa. Bởi vì, những thước đo tài chính này chỉ đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ thông qua báo cáo tài chính mà không giúp được cho các nhà quản trị về những dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai khi đầu tư vào vốn. Một hệ thống đo lường kết quả hoạt động mới của doanh nghiệp được ra đời vào những năm 90 đó là bảng điểm cân bằng (Balance scorecard – BSC) do Robert S. Kaplan và David P. Norton nghiên cứu. Bảng điểm cân bằng cung cấp cho các nhà lãnh đạo một hệ thống đo lường và quản lý một cách chặt chẽ để định hướng cho tổ chức mình đạt được những thành công bền vững trong môi trường cạnh tranh khóc liệt trong tương lai. Do bảng điểm cân bằng được xây dựng bắt nguồn từ chiến lược nên nó không những giúp cho các nhà quản trị đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp cho tất cả cán bộ, công nhân viên nhìn nhận ra được những công việc, hành động cụ thể cần làm để đạt được những chiến lược mà ban lãnh đạo đã đề ra, gắn kết hoạt động của nhân viên với mục tiêu chiến lược của tổ chức. Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) là đơn vị hàng đầu trong ngành mía đường ở Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong năm doanh nghiệp mía đường lớn nhất trong nước hiện nay. Công ty đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc
  13. 2 tế trong sản xuất kinh doanh để giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Hiện tại, công ty đang thực hiện việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động bằng các thước đo tài chính truyền thống dẫn đến những hạn chế như: những thước đo này không hỗ trợ việc quản trị chiến lược, chỉ hướng đến các mục tiêu ngắn hạn mà chưa hướng đến các mục tiêu dài hạn; không đo lường được các tài sản vô hình thuộc về trí tuệ của công ty do những tài sản này phải sử dụng các thước đo phi tài chính để đo lường kết quả hoạt động; và cũng không giúp được công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, công ty muốn đạt được chiến lược đã đề ra để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, công ty cần vận dụng và triển khai thực hiện bảng điểm cân bằng để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động một cách toàn diện trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển là điều vô cùng cần thiết. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balance scorecard – BSC) để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO)” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung: Vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. 2.2.1. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng chiến lược làm cơ sở để phát triển mô hình bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. - Xây dựng các mục tiêu và bản đồ chiến lược cho bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. - Xây dựng các thước đo, chỉ tiêu của bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. - Triển khai việc vận dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động
  14. 3 tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Chiến lược của công ty được sử dụng để phát triển các mục tiêu, thước đo của bảng điểm cân bằng là gì? - Các mục tiêu và mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu trên bốn phương diện trong bản đồ chiến lược của BSC tại CASUCO được xây dựng như thế nào? - Các thước đo, chỉ tiêu trong bảng điểm cân bằng được xây dựng như thế nào để đo lường việc thực hiện các mục tiêu? - Triển khai việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đo lường kết quả hoạt động tại CASUCO được thực hiện như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Chiến lược của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. + Các mục tiêu, thước đo tài chính và phi tài chính được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển để đo lường kết quả hoạt động tại công ty. - Phạm vi nghiên cứu: + Xây dựng mô hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ ở cấp độ toàn công ty. + Đề xuất xây dựng mô hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ được thiết kế cho niên độ từ 01/7/2018 đến 30/6/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tác giả thu thập tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận văn. Dựa vào đó, tác giả tổng hợp, đánh giá và phân loại nhằm tìm ra khe hổng cho đề tài luận văn. - Tác giả hệ thống và tổng hợp lại cơ sở lý thuyết về mô hình bảng điểm cân bằng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
  15. 4 - Tác giả tiếp cận, phân tích và đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. - Tác giả thiết lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao lần thứ nhất với mục đích làm cơ sở cho việc phân tích ma trận SWOT của CASUCO để xây dựng chiến lược cho công ty. Tác giả thiết lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao lần thứ hai để kiểm tra mức độ đồng ý về chiến lược đã xây dựng. - Căn cứ vào mô hình lý thuyết bảng điểm cân bằng và chiến lược của CASUCO đã được xác định qua kết quả khảo sát, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát liên quan đến các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của các phương diện trong bảng điểm cân bằng nhằm mục đích xây dựng các mục tiêu và bản đồ chiến lược; xây dựng các thước đo, chỉ tiêu của BSC tại CASUCO. - Căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu mang ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng mô hình bảng điểm cân bằng cho CASUCO và triển khai việc vận dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại công ty. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Giúp cho các nhà quản trị các cấp của CASUCO thấy được ưu điểm của bảng điểm cân bằng trong việc đo lường kết quả hoạt động tại công ty. - Nghiên cứu và xây dựng bảng điểm cân bằng tại CASUCO để giúp ban lãnh đạo CASUCO: + Triển khai việc thực hiện chiến lược thông qua việc chuyển chiến lược của công ty thành những mục tiêu, thước đo cụ thể trong bảng điểm cân bằng + Có được công cụ để đo lường kết quả hoạt động tại công ty một cách toàn diện. Đồng thời, giúp công ty đánh giá sự thành công của chiến lược đã đề ra. + Gắn kết hoạt động của từng nhân viên trong công ty với mục tiêu chiến lược của CASUCO. 6. Bố cục tổng quát của luận văn Luận văn gồm có 5 chương:
  16. 5 - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về bảng điểm cân bằng - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về bảng điểm cân bằng (Balance scorecard – BSC) - Chương 3: Thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. - Chương 4: Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  17. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu hàn lâm [1] Nghiên cứu của Ing. ďubica Lesáková, Ing. Katarína Dubcová (2016) Bài báo “Kiến thức và việc sử dụng phương pháp bảng điểm cân bằng trong các doanh nghiệp ở Slovak” (tên tiếng Anh là: Knowledge and Use of the Balanced Scorecard Method in the Businesses in the Slovak Republic) trình bày kết quả nghiên cứu với 284 doanh nghiệp ở Slovak, tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức và cách sử dụng BSC của các doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu tác giả nhận thấy được sự quan tâm đến BSC của doanh nghiệp có các nhóm: nhóm doanh nghiệp xem xét việc thực hiện BSC trong thời gian tới; nhóm doanh nghiệp có kinh nghiệm với việc sử dụng BSC; nhóm doanh nghiệp biết phương pháp BSC nhưng không quan tâm thực hiện. Lý do của nhóm doanh nghiệp biết BSC mà không thực hiện là vì không quen với phương pháp, sử dụng công cụ quản lý chiến lược khác; quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ). Bài viết đã cho thấy điều kiện tiên quyết để thực hiện BSC thành công là sự hỗ trợ đầy đủ và tham gia tích cực của nhà quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cấp thấp hơn và các nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần biết những thông tin cơ bản về phương pháp BSC. [2] Nghiên cứu của Daniela Vidal Flores, Rogerio Domenge Mun˜oz (2017) Bài viết “Mô hình rút ngắn sự điều hành (EFS) như một công cụ học tập trong kế hoạch nguồn lực của các công ty mới dựa trên bảng điểm cân bằng” (tên tiếng Anh là: Executive flight simulator as a learning tool in new companies’ resource planning based on the balanced scorecard) được viết bởi Daniela Vidal Flores, Rogerio Domenge Mun˜oz. Bài viết đã thể hiện nhà kinh doanh sử dụng EFS để tự đánh giá, rèn luyện bản thân về việc thiết kế và xác định chiến lược thuận lợi nhất cho doanh nghiệp mới. Bài viết đề xuất mô hình EFS gồm các quyết định liên quan đến sự phát triển các nguồn lực khác nhau theo các phương diện của bảng điểm cân bằng. Mô hình EFS có thể cho phép nhà kinh doanh nhận thức được hoạch định quá
  18. 7 trình chiến lược, tìm kiếm để đạt được trong việc ra quyết định; xác định, phân tích các nguồn lực chính sẵn có và quan hệ nhân quả giữa mục tiêu chiến lược với chỉ tiêu hoạt động. Tác giả đã đưa ra sự phân tích này gắn với bốn phương diện của BSC vào các doanh nghiệp mới, dựa vào đó các nhà kinh doanh có thể biết và thảo luận với các bên liên quan khác nhau được dễ dàng và rõ ràng hơn. [3] Nghiên cứu của Agnieszka Tubis, Sylwia Werbińska-Wojciechowska (2017) Bài viết “Sử dụng bảng điểm cân bằng trong các công ty vận tải hành khách tại thị trường Ba Lan” (tên tiếng Anh là Balanced Scorecard use in Passenger Transport Companies Performing at Polish Market) được viết với mục đích chính là tác giả thảo luận các hướng dẫn cho việc xây dựng và thực hiện BSC, tác giả đã áp dụng mô hình BSC vào các công ty kinh doanh ngành vận tải hành khách ở Ba Lan. Bảng 1.1: Mô hình đề nghị bảng điểm cân bằng của Agnieszka Tubis, Sylwia Werbińska-Wojciechowska: Phương diện Mục tiêu Phương diện khách hàng - Tăng thị trường thông qua việc giao tiếp với khách hàng thường xuyên và không thường xuyên giao tiếp. - Tăng sự hài lòng của hành khách thông qua các dịch vụ có chất lượng. - Tăng lòng trung thành của khách hàng. - Nâng cao sự giao tiếp với khách. Phương diện quy trình nội - Cải tiến thêm quá trình chuẩn bị dịch vụ. bộ - Cải tiến chất lượng quá trình rà soát khiếu nại. - Cải tiến chất lượng dịch vụ. Phương diện tài chính - Đa dạng hóa các hoạt động nhằm tăng doanh thu từ việc tăng hiệu suất công việc.
  19. 8 - Tăng mức độ sử dụng tài sản. - Tăng lợi nhuận của các dịch vụ trong phạm vi lịch trình của dịch vụ. - Giảm chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng xe. - Tăng hiệu quả của các tài xế. Phương diện học hỏi và - Tăng kỹ năng cho nhân viên. phát triển - Thu hút nhân viên mới có chất lượng cao hoặc có kinh nghiệm. - Cải thiện hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ quản lý và hoạt động của hành khách. 1.1.2. Nghiên cứu ứng dụng [1] Nghiên cứu của Sordoa et.al (2012) Tác giả đã nghiên cứu bài viết “Đánh giá hiệu quả toàn cầu trong các trường đại học: Một ứng dụng của bảng điểm cân bằng” (tên tiếng Anh là “Assessing Global Performance in Universities: An Application of Balanced Scorecard”). Các công việc nghiên cứu được thực hiện trong bài viết này như sau: tổng kết các lý thuyết và mục tiêu của BSC; phân tích việc sử dụng BSC ở các trường đại học theo hướng nhiều khía cạnh; phát triển mô hình phù hợp với bối cảnh của trường đại học. Việc thực hiện BSC tại các trường đại học không tập trung vào đo lường kinh tế - tài chính truyền thống mà tập trung vào các khía cạnh đa chiều như mối quan hệ và trí tuệ, khả năng truyền đạt kiến thức. Ngoài ra, còn có yếu tố quan trọng cơ bản trong các trường đại học là nó đòi hỏi nhiều kiến thức để cung cấp dịch vụ. Tác giả đã cho thấy BSC có thể sử dụng ở các trường đại học. BSC là một công cụ có thể cung cấp: một tầm nhìn chiến lược để hệ thống hóa các thông tin mà thủ trưởng các trường đại học, các cơ quan quản lý sẽ sử dụng, tạo ra một hướng dẫn và hệ thống báo cáo chiến lược cụ thể; thông tin ra bên ngoài về các mục tiêu chiến lược để đạt
  20. 9 được sự gia tăng cạnh tranh với các trường đại học khác. [2] Nghiên cứu của Yeter Aytül Dağlı Ekmekçi (2014) Bài viết “Thực hiện bảng điểm cân bằng: Mẫu nghiên cứu về Bộ thanh niên và thể thao của Thổ Nhĩ Kỳ” (tên tiếng Anh là: “Implementing of Balanced Scorecard: Sample of Turkish Republic Ministry of Youth and Sport”) của Ekmekçi vào năm 2014. Bộ thanh niên và thể thao là một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức này không phải chịu áp lực cho mục tiêu thu nhập. Bài viết này nhằm mục đích đánh giá kế hoạch chiến lược của Bộ thanh niên và thể thao dựa trên mô hình đánh giá hiệu suất của bảng điểm cân bằng. Tác giả đã nghiên cứu các lĩnh vực như các dịch vụ thanh thiếu niên, dự án và hợp tác, giáo dục, văn hóa và nghiên cứu, các dịch vụ thể thao, các quan hệ nước ngoài, phát triển năng lực và tư vấn về thể chế. Tác giả đã đưa ra nhận định là các liên đoàn thể thao và các tổ chức thể thao phi lợi nhuận có thể tính toán áp dụng bảng điểm cân bằng để xác định hiệu suất được tốt hơn, các tổ chức có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này cho kế hoạch chiến lược trong tương lai. [3] Nghiên cứu của S.A.C.L. Senarath và S.S.J. Patabendige (2015) Tác giả nghiên cứu bài viết “Bảng điểm cân bằng: biến kế hoạch công ty thành hành động. Một trường hợp tại đại học của Kelaniya, Sri Lanka” (tên tiếng Anh là “Balance Scorecard: Translating Corporate Plan into Action. A case study on university of Kelaniya, Sri Lanka”). Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu bản đồ chiến lược cho trường đại học của Kelaniya, Sri Lanka với chủ đề “Chất lượng và giáo dục linh hoạt”. Để đạt được mục tiêu chiến lược chất lượng và giáo dục linh hoạt từ quản lý nguồn lực cần liên kết các mục tiêu của phương diện cải tiến và học hỏi, phương diện quy trình nội bộ, các vị thế có giá trị và phương diện các bên liên quan. Về quản lý nguồn nhân lực có các mục tiêu: cải thiện việc sử dụng ngân sách; nhận thêm các khoản trợ cấp; tăng cường việc sử dụng tài sản; tối ưu hóa chi phí; tạo doanh thu từ các hoạt động. Phương diện phát triển và học hỏi gồm các mục tiêu: tăng động lực và phát triển nhân viên, cải thiện cơ sở hạ tầng. Phương diện quy trình nội bộ gồm các mục tiêu: tuân thủ đảm bảo chất lượng; xây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0